Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam
lượt xem 66
download
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tập đoàn Dệt may Việt nam được thành lập ngày 02/12/2005 theo Quyết định 314/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Tổng công ty Dệt May Việt nam. Trong những năm qua Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước về tạo việc làm, nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới, mặt khác trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật - công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách để có thể tiếp tục cạnh tranh bình đẳng và phát triển một cách bền vững. Nghị quyết Hội nghị TW 3 của BCH Trung ương Đảng, khóa XI đã đề ra mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 là: “ Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh,..”. Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp, chủ yếu là các TĐKT, TCT Nhà nước là một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tái cơ cấu TĐKT, TCT nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung khác nhau, từ tổ chức lại hệ thống sản xuất, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý đến nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, thị trường và sản phẩm. Điều đó cũng liên quan mật thiết đến các hoạt động tài chính của Tập đoàn, đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Tập đoàn. Về khung khổ pháp lý, mặc dù từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động
- 2 và quản lý TĐKT nhà nước. Tiếp đó là Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tổ chức và hoạt động của các TĐKT nhà nước và TCT Nhà nước thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên cho đến nay Nhà nước chưa có các quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Nghị định 71/2013/NĐ-CP chỉ quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các công ty TNHH 1 thành viên là công ty mẹ TĐKT, TCT Nhà nước, công ty TNHH 1 thành viên độc lập. Như vậy chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành để chi phối, điều tiết mối quan hệ hợp tác hoặc liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng là vấn đề rất cần thiết, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trên thế giới cũng như Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được công bố. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đây: * Luận án tiến sĩ ‟Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, năm 2000 của tác giả Phạm Quang Trung. Luận án là đã hệ thống và khái quát hóa một số vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh; đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 90/1994/QĐ-TTg và Quyết định 91/1994/QĐ-TTg và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam.
- 3 * Sách ‟Tập đoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế - Ứng dụng vào Việt Nam” của TS. Trần Tiến Cường và các tác giả năm 2005. Nội dung chủ yếu là tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, phân tích cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty Nhà nước khi phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách cho quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế trên cơ sở các Tổng công ty ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Nguyễn Xuân Nam. Nội dung chủ yếu của luận án là làm rõ quá trình hình thành, mô hình, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý vốn và tài sản hiện nay của các Tổng công ty 91, đưa ra được những ưu điểm và tồn tại của cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay phù hợp với định hướng phát triển các Tổng công ty 91 thành các Tập đoàn kinh doanh. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo định hướng Tập đoàn kinh tế”, năm 2006 của tác giả Chu Xuân Lai. Luận án đã phân tích quá trình hình thành và thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, chỉ ra được những vấn đề còn bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện tại của các Tổng công ty, cũng như các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này và đi đến khẳng định các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam nói chung, Tổng công ty Dầu khí (chưa phải là Tập đoàn kinh tế). Luận án đã đề xuất mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên nguyên tắc quyền sở hữu về nguồn lực tài chính và tự chủ về mặt tài chính làm nền tảng. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty Nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Phùng Thế Tính. Nội dung của luận án đã làm sáng tỏ thực tiễn và rút ra những hạn chế trong
- 4 cơ chế quản lý tài chính hiện nay trong các TCT Nhà nước theo Quyết định 91/TTg định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập”, năm 2009 của tác giả Trần Duy Hải. Luận án đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT; đồng thời trên cơ sở khảo sát thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam hiện nay, luận án chỉ ra những khó khăn bất cập trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập. * Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm là ‟Chính sách cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đến giai đoạn 2020”. Nội dung đề tài đề cập đến chính sách quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên góc độ quản lý Nhà nước, chưa nghiên cứu cơ chế quản lý vốn Nhà nước trên góc độ chủ sở hữu. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam”, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh Hòa. Đề tài đề cập đến cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trên góc độ chủ sở hữu Nhà nước được nghiên cứu qua các nội dung như cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn, cơ chế phân chia lợi nhuận, cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng vốn; hình thức thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về vốn đầu tư tại doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được những hạn chế về cơ chế quản lý phần vốn đầu tư cho mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung.
- 5 Ngoài ra cũng còn nhiều bài viết về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được đăng trên các kỷ yếu hội thảo, báo và tạp chí kinh tế trong nước. Từ những trình bày trên cho thấy, các công trình nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về cơ chế tài quản lý chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính nói chung của các Tập đoàn kinh tế, song cũng có những công trình lại chỉ nghiên cứu một hay một số nội dung của cơ chế quản lý tập đoàn như cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn hoặc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của một Tập đoàn cụ thể, có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trên góc độ chung của các TĐKT. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được công bố. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt nam. Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án là: - Nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT, những kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT của một số quốc gia trên thế giới. - Đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, những ưu điểm đạt được và những mặt hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó.
- 6 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản lý tài chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài giới hạn nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập khoảng thời gian từ 2008 đến 2013. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống và khái quát hóa, góp phần làm rõ hơn hơn những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế. Về thực tiễn: Luận án đã phản ánh một cách hệ thống và làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Luận án đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của các Tập đoàn.
- 7 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh, diễn giải và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng... trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm: - Số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các phòng ban chức năng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Số liệu thứ cấp được tác giả sử dụng qua một số kênh như: Niêm giám thống kê, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ… 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam. - Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn. - Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục. - Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt nam.
- 8 - Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.
- 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế luôn gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Sự xuất hiện các công ty có số vốn lớn ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v…đã khắc phục được những hạn chế về vốn của các tổ chức, cá nhân. Quá trình tích tụ vốn trong các công ty để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929- 1933 và đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh các nước đã chú trọng đến việc khôi phục đất nước và đầu tư cho phát triển kinh tế nên đã tạo ra một quá trình sáp nhập các doanh nghiệp, công ty để hình thành nên các tập đoàn kinh tế. Khi mới hình thành các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung hoạt động trong những ngành mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao của quốc gia đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhận thấy cần phải đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia trên thế giới từng bước hình thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia. Kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn kinh tế đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT là một tất yếu khách quan song cũng là một quá trình lâu dài, gắn liền với sự tập trung, tích tụ sản xuất và nhu cầu tự nhiên về hợp tác, liên kết SXKD của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển theo cơ chế cạnh tranh và thị trường. Việc tập trung đầu tư vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào SXKD đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế ra đời phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất
- 10 trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v…. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế. Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác [45] Tại Malaysia và Thái Lan: TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập. Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) thì “TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển.” [10] Tóm lại, mặc dù còn có những sự khác biệt trong nhận thức về TĐKT, tuy nhiên có thể thấy các quan niệm về TĐKT ở trên đều thống nhất ở một số điểm sau đây: + TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay một số ngành có quan hệ với nhau về vốn, quản trị, công nghệ, thương hiệu, thị trường và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết.
- 11 + Trong tập đoàn thường có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về tài chính, công nghệ và chiến lược phát triển. + Công ty mẹ là hạt nhân, đầu mối của các liên kết; tuy nhiên, lợi ích chính là cơ sở của các liên kết. Từ những phân tích trên, theo tôi TĐKT có thể được định nghĩa như sau: ‟Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty, tham gia hoạt động kinh doanh ở một hay nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó công ty mẹ là trung tâm của Tập đoàn kinh tế, là đầu mối liên kết giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Công ty mẹ định hướng chiến lược phát triển và nắm quyền chi phối hoạt động về mặt tài chính của các Công ty thành viên. Ngoài chức năng kinh doanh thì Tập đoàn kinh tế còn có chức năng liên kết giữa các thành viên về kinh tế nhằm tăng khả năng tích tụ, tập trung vốn, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và tối đa hóa giá trị của Tập đoàn”. 1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Mặc dù chưa có sự thống nhất trong nhận thức và khái niệm về TĐKT, tuy nhiên có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật của các TĐKT, đó là: Một là, Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, liên kết với nhau bởi mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết có tư cách pháp nhân. Không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Các doanh nghiệp tham gia TĐKT giữ nguyên sự độc lập của mình về địa vị kinh tế và pháp lý; Trong đó, công ty mẹ đóng vai trò chủ đạo, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên. Thông qua bộ máy quản lý của công ty mẹ, Tập đoàn quản lý các công ty thành viên thống nhất về mọi mặt từ định hướng phát triển SXKD, chiến lược bán hàng, chiến lược đầu tư, quản lý vốn, quản lý dòng tiền trong nội bộ tập đoàn … nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Tập đoàn. Hai là, Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân
- 12 Tập đoàn kinh tế là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng bản thân tập đoàn lại không phải là một pháp nhân. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội đồng cổ đông (với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên; do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Ba là, Tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn Các TĐKT thường có quy mô rất lớn và tiềm lực tài chính rất mạnh. Quy mô của TĐKT có nhiều khác biệt tuỳ thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thời điểm khác nhau và quốc gia khác nhau. Tuy chưa thống nhất tiêu chí phân định quy mô vốn, doanh thu, lao động, nhưng nói đến TĐKT là ám chỉ một tổ hợp kinh doanh có quy mô vốn lớn, thậm chí có khi lớn hơn cả tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Năm 2005, giá trị thị trường của 5 TĐKT tiêu biểu đạt 1.060,35 tỷ USD; trong đó, Coca-Cola có giá trị 105,5 tỷ USD; Microsoft là 272,46 tỷ USD; IBM là 121,3 tỷ USD; con số này với General Electric (GE) và Intel lần lượt là 391,63 tỷ USD và 169,46 tỷ USD . Năm 2006, tổng giá trị của Coca- Cola đạt 103 tỷ USD, của Pepsi đạt 105,4 tỷ USD. Doanh thu của TĐKT thường rất lớn. Nhiều tập đoàn có quy mô kinh doanh toàn cầu, chi nhánh ở hàng trăm quốc gia nên có doanh thu khổng lồ. Chẳng hạn tập đoàn Exxon Mobil, doanh thu năm 2006 lên tới 339,938 tỷ USD, năm 2007 mặc dù tụt xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạn fortune 500 nhưng vẫn đạt 347,254 tỷ USD, tập đoàn Wal-Mart Stores có tổng doanh thu năm 2006 đạt 315,654 tỷ USD, năm 2007 đạt 351,139 tỷ USD (xếp thứ 1 trong Fortune 500 năm 2007)… Trong tốp 500 công ty hàng đầu dựa trên doanh thu năm 2008 được tạp chí Fortune bình chọn, tập đoàn Nike có doanh thu thấp nhất, đứng thứ 500 cũng đạt doanh thu lên tới 13,739 tỷ USD. Trong
- 13 bối cảnh kinh doanh hiện đại, hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh đa ngành, có mặt ở nhiều quốc gia với rất nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau. Chính điều này đã đem lại doanh thu và lợi nhuận khổng lồ cho các TĐKT. Bốn là, Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức và sở hữu phức tạp Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho TĐKT. Bởi lẽ, các TĐKT được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; các doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương nên việc mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức khác nhau là điều dễ hiểu. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của các TĐKT khá đa dạng, không có khuôn mẫu thống nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn. Nhìn chung, cơ cấu tập đoàn thường có một công ty mẹ và các công ty con, trong đó công ty mẹ thường đảm nhiệm các chức năng như phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn vận động đến mục tiêu đã định sẵn thông qua chiến lược chung, qua tỷ lệ vốn góp hay những quan hệ khác. Thông thường, các TĐKT thường được tổ chức theo 3 dạng cơ cấu: (i) Cơ cấu tổ chức hình tháp: đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của toàn tập đoàn, sự phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhưng đảm bảo trật tự từ trên xuống; (ii) Cơ cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý như cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản lý cấp 3; cấp 1 không can thiệp, quản lý cấp 3; (iii) Cơ cấu tổ chức mạng lưới: Các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm, phát triển theo sơ đồ mạng, sau đó mỗi nhân tố trong mạng có thể phát triển thành một trung tâm độc lập với đầy đủ các quan hệ như trong mạng lưới ban đầu. Sở hữu vốn trong các TĐKT vì thế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào CTM và thông thường ở hai cấp độ: (i) Cấp độ thấp hay còn gọi
- 14 là liên kết mềm, vốn của công ty “mẹ”, công ty “con”, công ty “cháu” là của từng công ty; và (ii) Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty “mẹ” tham gia đầu tư vào các CTC, biến các công ty “con”, công ty “cháu” thành công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty con, cháu là công ty cổ phần). Trên thực tế, không một TĐKT nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, cháu. Năm là, TĐKT có phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và sản phẩm TĐKT có phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ quốc gia mà có thể phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mở rộng phạm vi là chiến lược của hầu hết các tập đoàn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, qua đó, các tập đoàn tận dụng lợi thế về lao động, thị trường, tránh được hàng rào thuế quan, tìm được những thị trường giàu tiềm năng, mở rộng thị trường cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, hơn 300 sản phẩm của tập đoàn này được tiêu thụ tại gần 200 nước. Tập đoàn McDonald’s năm 2005 có trên 31.000 cửa hàng phân bố trên 121 quốc gia trên thế giới và mỗi ngày tập đoàn này phục vụ 46 triệu khách hàng đủ các màu da, ngôn ngữ với hơn 50 triệu cái bánh kẹp thịt kiểu Hamburger. Đó là chưa kể đến hàng loạt các cửa hàng ăn nhanh được McDonald’s mua lại nhưng không đổi tên, chẳng hạn hệ thống cửa hàng Partner - Brands ở Mỹ hay Prêt à Manger ở Anh. Tập đoàn Nokia năm 2004 đã cung cấp 200 triệu chiếc điện thoại trên toàn thế giới, mỗi năm Nokia phải mua, sản xuất và vận chuyển hơn 60 tỷ linh kiện sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là đặc điểm dễ nhận thấy trong các TĐKT. Thông thường, mỗi tập đoàn lựa chọn những ngành chủ chốt và những ngành mũi nhọn, bên cạnh đó, những lĩnh vực mạo hiểm và những ngành có liên quan được lựa chọn đầu tư. Cũng có những tập đoàn kinh doanh rất đa dạng và các ngành không liên
- 15 quan nhiều đến nhau. Điển hình là tập đoàn Unilever với trên 1.600 sản phẩm độc lập, từ kinh doanh mỹ phẩm (sản phẩm Dove) đến bột giặt (Omo), từ đồ uống (trà Lipton) đến kem đánh răng … nhưng nhìn chung, hầu hết các tập đoàn lựa chọn một số ngành chủ lực, đồng thời mở rộng những lĩnh vực mới tuỳ thuộc chiến lược và mục tiêu phát triển. Các sản phẩm trong Tập đoàn kinh tế hết sức đa dạng tuỳ thuộc chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược xây dựng thương hiệu. Có những sản phẩm mang thương hiệu tập đoàn trên toàn cầu như hệ thống khách sạn Hilton nhưng cũng có những sản phẩm nổi tiếng hơn cả tên của tập đoàn (Ở Việt Nam, thương hiệu sản phẩm bột giặt OMO được biết đến nhiều hơn tên của công ty Unilever, mặc dù tập đoàn này có tới hơn 1.600 thương hiệu sản phẩm độc lập). Để giảm thiểu rủi ro, trong các Tập đoàn kinh tế, ngoài ngành nghề sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, các Công ty còn hoạt động trong những ngành nghề, sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhằm mục đích phân tán rủi ro và tăng khả năng chi phối thị trường, đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá, khai thác thế mạnh chuyên môn, uy tín trong ngành. Thông thường các ngành nghề kinh doanh có liên quan chặt chẽ với nhau sẽ hỗ trợ đắc lực cho chuyên ngành chính, tạo điều kiện liên kết kinh tế mang tính dây chuyền và liên hợp. 1.1.3 Vai trò của Tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế thị trường các TĐKT có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, các Tập đoàn nắm giữ phần lớn nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất của quốc gia đó. Quá trình phát triển của các TĐKT có vai trò quan trọng đến hệ thống kinh tế, vai trò này được thể hiện qua một số mặt sau: Một là: Đối với bản thân các Tập đoàn kinh tế + Việc hình thành các TĐKT cho phép phát huy lợi thế của các đơn vị kinh tế quy mô lớn; khai thác một cách triệt để năng lực, uy tín, các hoạt động đầu vào, đầu ra và các dịch vụ chung của cả Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn không ngừng phát huy năng lực sản xuất, khả năng sản xuất của mình cũng như của tất cả các thành viên trong
- 16 Tập đoàn thông qua việc tập trung huy động mọi nguồn lực phục vụ quá trình SXKD. Từng bước xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên, thực hiện tốt chiến lược phát triển Tập đoàn, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty thành viên. + Hình thành TĐKT góp phần quan trọng nhằm khắc phục khó khăn về vốn của các công ty cá biệt. Trong TĐKT, nguồn vốn huy động từ các công ty thành viên trước hết được tập trung đầu tư tại các công ty thành viên, vào các dự án có hiệu quả nhất, những dự án tạo ra sức mạnh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các công ty thành viên và Tập đoàn. Bên cạnh đó vốn của công ty thành viên này còn được huy động đầu tư vào công ty khác trong Tập đoàn, từng bước tạo sự gắn kết chặt chẽ và sự trợ giúp giữa các công ty thành viên với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Các TĐKT đã từng bước khắc phục tình trạng nguồn vốn bị phân tán và là cơ sở hình thành nên các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính giúp TĐKT sử dụng vốn một cách linh hoạt, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các TĐKT và các công ty thành viên. + Hình thành và phát triển các TĐKT là giải pháp quan trọng giúp Tập đoàn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các đơn vị thành viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đòi hỏi cần một lượng vốn rất lớn, có sự hợp lực của đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, có phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khác mà mỗi công ty riêng rẽ khó có khả năng huy động được. Chỉ có trên cơ sở liên kết các công ty lại mới tạo được tiềm năng nghiên cứu khoa học to lớn đó. Sự liên kết và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong TĐKT tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh những kết quả của nghiên cứu vào thực tiễn trên một quy mô rộng lớn hơn, từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu ứng dụng và thu hồi vốn nhanh. Sự liên kết giữa các công ty thành viên trong việc thực hiện một chiến lược công nghệ đã tạo ra một tiềm lực nghiên cứu khoa học lớn về cơ sở vật chất, về trình độ và
- 17 đội ngũ cán bộ nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhanh và có hiệu quả những công trình khoa học trên quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu ứng dụng với quá trình SXKD của Tập đoàn và các công ty thành viên. Từng bước thu hồi vốn nhanh và hạn chế những ảnh hưởng xấu do hao mòn vô hình. Hai là: Đối với nền kinh tế + Về thu NSNN: Các TĐKT tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nguồn thu của NSNN phụ thuộc đáng kể các khoản thuế từ các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, trong đó các TĐKT nói riêng có đóng góp nguồn thu rất quan trọng. Các khoản thu này có tác động tích cực đến tình hình kinh tế, xã hội đã làm cho vị thế của các các TĐKT ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói chung. + Về mặt tài chính: Hầu hết các TĐKT lớn có khả năng chi phối thị trường tài chính dựa trên các hoạt động đầu tư và tham gia vào các giao dịch tài chính với khối lượng giao dịch lớn. Vì vậy, sự biến động của thị trường tài chính phụ thuộc vào sự điều chỉnh của một số các Tập đoàn lớn trong nền kinh tế. Việc huy động vốn từ các công ty thành viên trong Tập đoàn để tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước khắc phục tình trạng phân tán vốn trong TĐKT. Quá trình sử dụng vốn như trên của TĐKT là cơ sở cho việc hình thành các công ty tài chính (CTTC) trong Tập đoàn kinh tế. Các CTTC thực hiện chức năng huy động vốn từ các công ty thành, điều hòa vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển hoặc lĩnh vực đạt hiệu quả kinh tế cao. CTTC có thể huy động vốn thông qua việc vay từ các công ty thành viên trong Tập đoàn với lãi suất thỏa thuận. + Về sử dụng lao động: Hiện nay số lượng lao động được các TĐKT đang sử dụng là rất lớn điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động trong xã hội. TĐKT hoạt động dưới hình thức là các công ty đa quốc gia được coi như là một giải pháp quan trọng giúp các quốc gia đang phát triển thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn với nhau. Mục đích của quá trình
- 18 chuyển giao công nghệ giữa các công ty thành viên nhằm giúp các công ty lựa chọn những công nghệ sản xuất phù hợp với trình độ của mình với chi phí thấp nhất và hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình chuyển giao công nghệ với nước ngoài do thiếu hiểu biết và năng lực còn hạn chế. Ngoài ra, đối với các quốc gia đang phát triển, sự ra đời các TĐKT là chìa khóa trong quá trình bảo hộ tình hình sản xuất trong nước nhằm chống lại sự xâm nhập và cạnh tranh quyết liệt từ các TĐKT nước ngoài và công ty đa quốc gia, không ngừng mở rộng, củng cố vai trò và vị thế của mình trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. 1.1.4. Mô hình và cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế 1.1.4.1 Mô hình tổ chức của Tập đoàn kinh tế Hầu hết các TĐKT trên thế giới được hình thành trên cơ sở tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý, bao gồm công ty mẹ và các công ty con; trong đó, công ty mẹ giữ vai trò chủ đạo, chi phối về mặt tài chính, về chiến lược phát triển và các lĩnh vực khác được quy định theo điều lệ của TĐKT. Tùy thuộc vào đặc thù của từng TĐKT, mỗi TĐKT có thể có những cơ cấu và tổ chức khác nhau. Thông thường, các TĐKT được tổ chức theo các mô hình sau: - Mô hình tổ chức TĐKT theo đơn vị kinh doanh chiến lược: Theo mô hình này các TĐKT được tổ chức dựa vào việc phân khúc thị trường, nó phù hợp với các Tập đoàn kinh tế hoạt động kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực trong đó có một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cốt lõi, truyền thống. Hiện nay có một số TĐKT trên thế giới đang hoạt động theo mô hình kinh doanh chiến lược như Tập đoàn kinh tế General Foods, General Electric,… - Mô hình tổ chức các Tập đoàn kinh tế theo phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của các TĐKT ngoài việc phản ánh quy mô của mình nó còn quyết định đến cấu trúc tổ chức của Tập đoàn. Căn cứ vào phạm vi hoạt động các TĐKT được chia thành TĐKT đa quốc gia và TĐKT quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra đã làm mờ nhạt đi biên giới kinh tế giữa các
- 19 quốc gia với nhau. Vì vậy, phần lớn các TĐKT là những Tập đoàn đa quốc gia nhằm tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mô hình tổ chức này được nhiều Tập đoàn áp dụng như: Royal Dutch/ Shell, British Petroleum, Toyota, … - Mô hình tổ chức Tập đoàn kinh tế dựa trên sự phát triển cao của thị trường tài chính: Theo hình thức này, các TĐKT được hình thành xoay quanh hạt nhân là CTTC. Phần lớn cổ phiếu của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ nên các công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ. Mặt khác, các TĐKT hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các công ty con chịu sự chi phối và kiểm soát của công ty mẹ, mặc dù giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn còn có thể có sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ. Theo mô hình này, công ty mẹ là công ty tài chính hay gắn với công ty mẹ là CTTC hay là các NHTM có uy tín và thế lực lớn. Thông thường các TĐKT hoạt động theo mô hình này thường lấy tên theo công ty mẹ, trong các công ty thành viên sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ đã hình thành nên quá trình sáp nhập hay bán bớt các công ty thành viên trong Tập đoàn. 1.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế (1). TĐKT theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực: Đặc điểm nổi bật của cấu trúc này là tính nhất nguyên và quyền lực (hình 1.1). Trung tâm của cấu trúc này là Văn phòng của Tập đoàn (haed office) với cơ cấu bao gồm Ủy ban điều hành Tập đoàn (executive committee) và các đơn vị chức năng phụ trách những lĩnh vực chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài chính,... Văn phòng của Tập đoàn là cơ quan quản lý của Tập đoàn, cơ quan này được tổ chức tại công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân độc lập.
- 20 Hình 1.1: Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc nhất nguyên ỦY BAN ĐIỀU HÀNH Các doanh Các doanh Các doanh .v.v. nghiệp khối nghiệp khối nghiệp khối sản xuất kinh bán hàng tài chính doanh Tính nhất nguyên của mô hình này được thể hiện ở chỗ Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của văn phòng và quá trình SXKD của Tập đoàn. Văn phòng thực hiện sự quản lý tập trung đối với các đơn vị kinh doanh cấp dưới, là trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, thông qua các phòng ban chức năng và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị chức năng để phục vụ cho công tác quản lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động SXKD. Ưu điểm: cấu trúc này đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời của lãnh đạo tập đoàn đối với các vấn đề của Tập đoàn. Hạn chế của cấu trúc là lãnh đạo TĐKT tập trung quá nhiều vào tác nghiệp kinh doanh nên đã giảm tính tự chủ, năng động, sáng tạo và động lực của các công ty thành viên, tăng chi phí quản lý và giảm hiệu quả chung của Tập đoàn. Phạm vi áp dụng là các Tập đoàn kinh tế có quy mô không lớn và có hoạt động kinh doanh tương đối đồng nhất. Hiện nay hầu hết các Tập đoàn kinh tế đều không sử dụng mô hình cấu trúc theo mô hình này. (2) Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding (hình 1.2): Điểm nổi bật của cấu trúc này là không có sự kiểm soát tập trung - Cơ cấu tổ chức mô hình: Văn phòng và các công ty thành viên, trong đó Văn phòng Tập đoàn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung của toàn Tập đoàn, không thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát trực tiếp quá trình SXKD của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn