Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển" trình bày đánh giá tác động của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển; Xem xét ảnh hưởng của FDI đến cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING ------------- NGUYỄN THỊ KIM CHI THUẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2022
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING ------------- NGUYỄN THỊ KIM CHI THUẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ TRUNG ĐẠO 2. TS. LÊ XUÂN QUANG TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được thể hiện trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Kim Chi i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Trung Đạo và TS. Lê Xuân Quang, là các thầy hướng dẫn đã luôn đồng hành hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Đặc biệt, tôi xin tưởng nhớ và biết ơn đến cố PGS.TS Phạm Hữu Hồng Thái, là người đã định hướng nghiên cứu cho tôi khi mới bắt đầu thực hiện luận án, và mặc dù Thầy không thể đồng hành cùng tôi đến hết chặng đường nghiên cứu sinh, nhưng tôi hy vọng thầy cũng an lòng với những kết quả tôi đã thực hiện được. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong khoa Thuế Hải quan và Khoa Tài chính ngân hàng - Trường Đại học Tài Chính Marketing đã truyền đạt kiến thức và các kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Hơn nữa, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học, đã hỗ trợ tôi về hồ sơ và các thủ tục trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các anh chị em trong và ngoài trường Trường Đại học Tài Chính Marketing đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Kim Chi ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) BEPS Base erosion and profit shifting (Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận) DN Doanh nghiệp EU European Union (Liên minh Châu Âu) FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) G20 Group of Twenty (20 nền kinh tế hàng đầu) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GMM Generalized Method of Moments (Phương pháp ước lượng tổng quát hóa dựa trên moment) IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) MNCS/ MNE Multinational corporation/ Multinational enterprises (Công ty đa quốc gia) OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) SPE Special Purpose Entities (Khu vực có mục đích đặc biệt) TNDN Thu nhập Doanh nghiệp UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development (Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Thương Mại Và Phát Triển) WB Word Bank (Ngân hàng thế giới) WDI World Development Indicators (Cơ sở dữ liệu về các chỉ sổ phát triển thế giới) iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI ....................................................... 26 Bảng 2.2 : Xếp hạng top 10 các nơi trú ẩn thuế lớn nhất thế giới ................................ 45 Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 69 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình ................................................................... 99 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến ............................................................................ 100 Bảng 4.1: Tỷ suất lợi nhuận của FDI giai đoạn 2009 -2019 ....................................... 112 Bảng 4.2 Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam qua các thời kỳ ............................. 114 Bảng 4.3 Đóng góp của FDI về thu ngân sách nhà nước và xuất khẩu của Việt Nam ..................................................................................................................................... 115 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phụ thuộc giữa các quốc gia ................................... 117 Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng ....................................................... 118 Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết Westerlund.......................................................... 118 Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết Westerlund.......................................................... 119 Bảng 4.8: Kiểm định mối quan hệ nhân quả............................................................... 119 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI................. 121 Bảng 4.10: Mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất luật định và FDI ........................... 125 Bảng 4.11: Mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất hiệu quả và FDI .......................... 126 Bảng 4.12: Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN ............. 128 Bảng 4.13: Bảng tính tổn thất thuế TNDN do ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế ..................................................................................................................................... 129 Bảng 4.14: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tổn thất thuế TNDN do xói mòn cơ sở thuế TNDN.................................................................................................................. 131 Bảng 5.1 Tóm tắt 15 hành động của Dự án BEPS do OECD đề xuất ........................ 141 iv
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1: Mối quan hệ giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................. 8 Hình 2-1: Đường cong Laffer ...................................................................................... 37 Hình 2-2: Khung phân tích tác động của thuế TNDN đến FDI ................................... 49 Hình 2-3. Khung phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế . 50 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 76 Hình 4-1: Dòng vốn FDI của các quốc gia đang phát triển so với thế giới ............... 107 Hình 4-2: Các hình thức ưu đãi thuế đối với FDI tại các quốc gia đang phát triển. .. 109 Hình 4-3: Ma trận dòng FDI vào các quốc gia đến từ các thành phần ...................... 110 v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 8 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 1.5 Đóng góp mới của luận án .............................................................................. 12 1.6 Kết cấu của luận án ......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THUẾ, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN................... 16 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 16 2.1 Khung khái niệm ............................................................................................. 16 2.1.1 Khái niệm thuế và thuế TNDN .......................................................................... 16 2.1.2 Khung khái niệm về FDI .................................................................................... 23 2.2 Khung lý thuyết về thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................. 34 2.2.1 Lý thuyết thuế và đầu tư ..................................................................................... 34 2.2.2 Lý thuyết cạnh tranh thuế ....................................................................................... 39 2.2.3 Lý thuyết tỷ suất lợi nhuận của FDI và thuế tối ưu đối với FDI ............................ 41 2.2.4 Hiện tượng dịch chuyển lợi nhuận FDI và xói mòn cơ sở thuế (BEPS) ................ 42 2.2.4.1 Vấn đề dịch chuyển lợi nhuận của FDI .............................................................. 42 2.2.4.2 Vai trò của các thiên đường thuế và các tổ chức có mục đích đặc biệt ............... 44 2.2.4.3 Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận FDI (BEPS)........................................ 46 1
- 2.3 Khung phân tích .............................................................................................. 49 2.3.1 Khung phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI tại các quốc gia đang phát triển ........................................................................................................... 49 2.3.2 Khung phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở tính thuế tại các quốc gia đang phát triển ............................................................................................ 50 2.4 Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................ 50 2.4.1 Tác động của thuế TNDN đến FDI .................................................................... 50 2.4.2 Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở tính thuế tại các quốc gia đang phát triển .......................................................................................................................... 62 2.5 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 74 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 76 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 76 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 76 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 77 3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất .......................................................................... 77 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai ............................................................................ 78 3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba ............................................................................. 78 3.2.4 Giả thuyết nghiên cứu thứ tư .............................................................................. 79 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 80 3.3.1 Mô hình tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với FDI ........................ 80 3.3.2 Mô hình ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến xói mòn cơ sở thuế ....... 82 3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 83 3.4.1 Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) ...................... 83 3.4.2 Ước lượng với biến công cụ ............................................................................... 84 3.4.3 Ước lượng GMM Arellano-Bond sai phân hai bước ......................................... 85 3.4.4 Kiểm định quan hệ nhân quả giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI ............ 88 2
- 3.4.5 Kiểm định hiệu ứng phi tuyến giữa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI ............................................................................................................................ 92 3.5 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 93 3.5.1 Dữ liệu ................................................................................................................ 93 3.5.2 Mô tả các biến .................................................................................................... 94 3.5.3 Thống kê mô tả các biến .................................................................................. 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 103 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 104 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 104 4.1 Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại các quốc gia đang phát triển ....................................................................................................................... 105 4.1.1 Tình hình chung về FDI tại các quốc gia đang phát triển ................................ 105 4.1.2 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển .......................................................................................................................... 107 4.1.3 Thực trạng FDI thông qua các OFC, thiên đường thuế và vấn đề về BEPS .... 109 4.2 Thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại VN .............. 114 4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 117 4.3.1 Mối quan hệ nhân quả giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI .................... 117 4.3.2 Tác động của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI ....................... 120 4.3.3 Ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế thu nhập doanh nghiệp ....................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 131 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 133 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 133 5.1 Tổng kết nghiên cứu ...................................................................................... 133 5.2 Hàm ý chính sách .......................................................................................... 135 5.2.1 Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................... 135 5.2.2 Về thu hút FDI.................................................................................................. 142 3
- 5.2.3 Về chính sách kinh tế vĩ mô ............................................................................. 143 5.2.4 Khuyến nghị về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI tại Việt Nam .......................................................................................................................... 145 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 148 5.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 148 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 149 PHỤ LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 4
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Trong quá trình toàn cầu hóa, FDI được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009); FDI có thể giúp vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks & ctg, 2010). Bwalya (2006) cho rằng FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến vay mượn) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong quá trình hội nhập với nhu cầu mở rộng vốn đẩu tư, chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm. Điều này đã đặt ra vấn đề cho chính phủ mỗi quốc gia đang phát triển phải ra sức đẩy mạnh thu hút FDI tùy thuộc điều kiện và thời gian thực hiện của mỗi quốc gia. Trên phạm vi quốc gia, để thu hút FDI một cách hiệu quả, hầu hết các nước phải điều chỉnh chính sách thuế và pháp luật thuế, nổi bật với xu hướng cạnh tranh về thuế với các nước láng giềng, hoặc các quốc gia cùng điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội. Trong đó, so với các loại thuế khác, thuế TNDN là loại thuế trực thu, có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, nên có ý nghĩa điều tiết rất nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả doanh nghiệp FDI. Mặt khác, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt, thuế TNDN được các nước quan tâm nhiều hơn, trong đó thuế suất thuế TNDN thể hiện sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, vì thuế TNDN không những tác động đến môi trường kinh doanh trong nước mà còn ảnh hưởng đến việc cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã giảm mức thuế TNDN nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư. 5
- Từ những năm 1980, khi các nước bắt đầu đẩy mạnh thu hút FDI, các nghiên cứu thực nghiệm đa dạng đã phân tích các chính sách đối với FDI, tập trung đặc biệt vào tác động của các chính sách thuế, đặc biệt là thuế TNDN đối với FDI. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng sự lựa chọn vị trí đầu tư FDI thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập trong giai đoạn này như: Swenson (1994), Devereux (1995), Devereux & Griffith (1998), Billington (1999). Vì vậy, các quốc gia đang phát triển luôn xem trọng vai trò điều chỉnh chính sách thuế nhằm thu hút FDI trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư của mình. Sau đó, các quốc gia chứng kiến cuộc cạnh tranh về thuế để thu hút FDI, thậm chí tạo ra một cuộc “cạnh tranh về đáy” của thuế suất làm giảm chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu thuế xuống mức không hiệu quả (Rendon-Garza, 2006). Sự hỗ trợ thực nghiệm cho lý thuyết này đã được Wilson (1986) và Zodrow (1986) tiên phong thực hiện thông qua các mô hình dựa trên lý thuyết cạnh tranh thuế của Oates (1972). Sato (2012) cho rằng FDI và thuế TNDN có mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là khi một quốc gia thực hiện chính sách thu hút FDI sẽ làm giảm số thuế TNDN. Ngoài ra, điều đáng ngại là cuộc đua cắt giảm thuế để thu hút FDI có nguy cơ làm xói mòn nghiêm trọng cơ sở thuế của các nước, đặc biệt đối với thuế thu TNDN, là loại thuế được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất và được hưởng lợi ích nhiều nhất khi đầu tư vào các quốc gia đang phát triển. Xói mòn thuế, ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cũng như việc thực hiện các chính sách phúc lợi và kiểm soát nợ công của nhiều nước (UNCTAD 2015). Bên cạnh đó, dòng FDI thường được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, với đặc điểm nổi bật là dịch chuyển lợi nhuận giữa công ty mẹ và các công ty thành viên từ các quốc gia có thuế suất cao đến quốc gia có thuế suất thấp nhằm tối thiểu chi phí thuế TNDN. Ngày nay có một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ áp dụng mức thuế suất rất thấp, thậm chí không đánh thuế thu nhập được chuyển từ nơi khác về đó, và được coi đây là những nơi trú ẩn thuế hay còn gọi là thiên đường thuế (tax havens). Thiên đường thuế trở thành nơi hấp dẫn các MNCs tìm đến để thực hiện các kế hoạch trốn/tránh thuế, và cũng là nguyên nhân của hiện tượng dịch chuyển lợi nhuận. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS). Do đó, việc xác định tổn thất số thu thuế do BEPS gây ra trở thành vấn đề nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thuế và FDI hiện nay. Các nhà nghiên cứu kinh tế 6
- lớn của IMF là Crivelli, Keen và Mooij (2015) đã cho rằng các vấn đề xói mòn cơ sở là khá lớn ở các nước đang phát triển, và cả ở các nước OECD. Tính toán của họ cho thấy tổn thất số thu thuế lớn từ xói mòn cơ sở do thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp. Keightly & Stupak (2015) cho rằng ngày càng gia tăng hiện tượng xói mòn cơ sở và dịch chuyển lợi nhuận ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Huizinga & Laeven (2008) nghiên cứu về ước tính BEPS cho quốc gia châu Âu và kết luận nếu lợi nhuận dịch chuyển sang các quốc gia khác thì độ xói mòn cơ sở thuế sẽ tăng lên (thất thu thuế càng lớn). Tổ chức OECD từ năm 2012 đã nghiên cứu về vấn đề FDI gây nên tình trạng xói mòn cơ sở thuế do sự dịch chuyển lợi nhuận của FDI sang những nước và vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp (BEPS). Tuy nhiên, những nghiên cứu về BEPS hiện nay còn bị hạn chế về cách đánh giá và sử dụng các phương pháp định lượng. Việc tham gia triển khai BEPS hiện nay cũng hoàn toàn chỉ dựa vào kinh nghiệm các nước, và sự hợp tác của tổ chức OECD, và cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm rõ ràng về BEPS, đặc biệt đối với khu vực thu hút FDI năng động nhất thế giới hiện nay là các quốc gia đang phát triển. Như vậy, chính sách thuế được sử dụng như một công cụ hữu hiệu thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển, nhưng ngược lại, dễ gây xói mòn thuế ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, xu thế dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng, đặc biệt FDI từ các thiên đường thuế, vậy điều này có là nguyên nhân gây xói mòn cơ sở thuế? Mặt khác, khi cạnh tranh thuế “về đáy” tại các quốc gia đang phát triển, trở nên “bảo hòa” thuế suất như nhau giữa các quốc gia, thì chính sách thuế nên được điều chỉnh như thế nào để có thể tạo ra lực hút đối với FDI và vẫn bảo toàn nguồn thu ngân sách cho các quốc gia đang phát triển? Với tất cả những vấn đề trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài: “THUẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN” để phân tích và đánh giá thực nghiệm, cũng như hàm ý chính sách về mối quan hệ giữa thuế và FDI trong luận án tiến sĩ của mình. Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua sơ đồ sau: 7
- Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1-1: Mối quan hệ giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Từ những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, luận án hướng đến mục tiêu chính là đánh giá mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa chính sách thuế TNDN và dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019. Từ đó, luận án xác định các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu cụ thể thứ nhất: đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển một cách toàn diện bởi các yếu tố của chính sách thuế TNDN gồm: thuế suất thuế TNDN theo luật định, thuế suất thuế TNDN hiệu quả và số thu thuế TNDN. Bên cạnh đó, luận án đồng thời xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI để có kết luận về cuộc cạnh tranh về đáy thuế suất TNDN trong thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển. Mục tiêu cụ thể thứ hai: xem xét ảnh hưởng của FDI đến cơ sở thuế TNDN. Luận án đánh giá tác động của dòng vốn FDI từ thiên đường thuế đến lợi nhuận FDI tại các quốc gia đang phát triển, đồng thời, xác định cơ sở TNDN bị xói mòn và số thuế TNDN tổn thất do BEPS gây ra, nhằm nêu ra những hàm ý chính sách phù hợp để hạn chế tình trạng xói mòn thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 8
- (1) Mối quan hệ nhân quả giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển có tồn tại bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm không? (2) Thuế suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả) và số thu thuế TNDN tác động đến FDI như thế nào? Qua đó, có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI không? Và các quốc gia đang phát triển có nên tiếp tục theo đuổi cuộc cạnh tranh về đáy thuế suất thuế TNDN hay không? (3) FDI từ thiên đường thuế ảnh hưởng như thế nào đến cơ sở thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển? Xác định xói mòn cơ sở thuế TNDN và tổn thất thuế TNDN do FDI gây ra cụ thể như thế nào? Mục tiêu cuối cùng, từ kết quả của các nghiên cứu trên, luận án đưa ra hàm ý chính sách giúp các nước đang phát triển thực hiện chính sách thuế TNDN hiệu quả để thu hút FDI, đồng thời triển khai các giải pháp ngăn chặn hiện tượng BEPS, giúp bảo vệ nguồn thu và cơ sở thuế TNDN. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mối quan hệ giữa thuế và FDI của các quốc gia đang phát triển. Cụ thể gồm: - Tác động của thuế TNDN đến FDI tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thuế TNDN gồm những yếu tố: thuế suất thuế TNDN luật định, thuế suất thuế thu nhập hiệu quả, và số thu thuế TNDN. - Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Gồm 32 quốc gia đang phát triển theo tiêu chuẩn của UNTAD 2018. Các quốc gia thiên đường thuế: gồm 34 quốc gia trong danh mục là thiên đường thuế và các khu vực có mục đích đặc biệt (SPES) của tổ chức UNCTAD (2012). Phạm vi nghiên cứu về chính sách thuế: so với các loại thuế khác, thuế TNDN là loại thuế trực thu, có ý nghĩa điều tiết nhạy cảm hơn các loại thuế khác, có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp FDI. Trong đó, thuế suất thuế TNDN thể hiện sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, được các nhà đầu tư quan tâm để quyết định vị trí đầu tư. Bên cạnh 9
- đó, thuế TNDN có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, được quy định trong chính sách thuế TNDN của các nước, và có vai trò quan trọng trong các kế hoạch tránh thuế hoặc trốn thuế của các doanh nghiệp FDI trên thế giới. Do đó, luận án tập trung vào phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách thuế TNDN và dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển. Thời gian: Dữ liệu trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được tập hợp trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2019. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bộ dữ liệu của các quốc gia đang phát triển theo thống kê hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức The Heritage Foundation, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNTACD). 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp ước lượng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân đối. Để thực hiện mục tiêu xem xét mối quan hệ giữa thuế TNDN và FDI, luận án tiến hành kiểm định nhân quả giữa thuế TNDN và FDI, cụ thể kiểm định nhân quả Granger được kiểm định cho mối quan hệ giữa các biến: (i) Mối quan hệ giữa số thu thuế TNDN và dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển. (ii) Mối quan hệ giữa cơ sở thuế TNDN và dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển. Các kiểm định được thực hiện thông qua áp dụng các kiểm định đồng nhất về sự phụ thuộc giữa các quốc gia, tính dừng, đồng liên kết, và kiểm định mối quan hệ nhân quả. Để đạt được mục tiêu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển, luận án thực hiện hồi quy mô hình gồm biến phụ thuộc là dòng vốn FDI, biến độc lập thuế thu nhập DN gồm thuế TNDN (thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), số thu thuế TNDN, và các biến kiểm soát: GDP, dân số, lao động, chỉ số quyền tài sản, chỉ số minh bạch, lạm phát… Thông qua kết quả hệ số hồi quy và dấu của các hệ số, mô hình nghiên cứu sẽ giúp kết luận về tác động đến FDI. Bên cạnh đó, để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa thuế 10
- suất TNDN và FDI, nghiên cứu sẽ thêm vào mô hình tuyến tính biến bình phương của thuế suất thuế TNDN dựa trên đề xuất về mối quan hệ hình chữ U ngược của Wooldridge (2012). Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế, tác giả sử dụng mô hình tác động của dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển đến cơ sở thuế TNDN (cũng là lợi nhuận của FDI). Để xác định dấu và độ lớn của các hệ số hồi, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp ước lượng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân đối. Trước hết, luận án áp dụng phương pháp ước lượng FEM và REM khảo sát sự tác động của các yếu tố khác biệt giữa các quốc gia nhưng chưa đưa vào mô hình là tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên thông qua kiểm định Hausman. Nếu kết quả kiểm định cho thấy hiệu ứng cố định giải thích tốt hơn cho mô hình thực nghiệm thì nghiên cứu này sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để ước lượng độ lớn hệ số các biến giải thích trong mô hình và ngược lại. Ngoài ra, Moulton (1986) và Moulton (1990) cho rằng khi sử dụng dữ liệu bảng để phân tích giữa các quốc gia có thể gặp phải sự hiện diện của hiệu ứng nhóm dẫn tới vấn đề sai số trong các kết luận thống kê. Vì vậy, sau khi ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM hoặc REM, luận án sẽ tiến hành các bước kiểm định nhằm chuẩn đoán xem mô hình có bị vi phạm các giả định về phương sai không đổi và tự tương quan hay không. Nếu có, luận án sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (generalized least square) để xử lý hiện tượng tự tương quan của các quan sát trong phạm vi quốc gia và phương sai thay đổi giữa các quốc gia. Mô hình có thể xảy ra hiện tượng nội sinh do mối quan hệ tương hỗ giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc. Điều này dẫn đến vấn đề đồng thời làm cho các ước lượng truyền thống bị chệch. Ước lượng GMM là kỹ thuật ước lượng dựa vào biến công cụ và có nhiều ưu điểm so với các ước lượng truyền thống (2SLS). Ước lượng truyền thống sẽ không chính xác khi có sự hiện diện của phương sai thay đổi. Ước lượng GMM sử dụng các điều kiện moment cho phép tạo ra các ước lượng chính xác ngay cả khi có sự xuất hiện của sự không nhất quán của các đơn vị chéo (Hansen, 2000; Hayashi, 2000). Để kiểm tra tính vững của ước lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM sai phân 11
- được phát triển cho mô hình bảng động tuyến tính (Arellano & Bond, 1991; Arellano & Bover, 1995; Holtz-Eakin & ctg, 1988). 1.5 Đóng góp mới của luận án Luận án “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển” hướng đến kết quả nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển. Qua đó cho thấy, thuế TNDN là yếu tố thu hút FDI do tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN đến FDI. Điều này đã khiến các quốc gia đang phát triển theo đuổi cuộc đua “cạnh tranh về đáy” thuế suất thuế TNDN trong thời gian dài. Tuy nhiên, luận án đã chứng minh mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN luật định và FDI. Ngoài ra, luận án cũng cho thấy tỷ trọng số thu thuế TNDN tác động cùng chiều đến FDI trong giai đoạn nghiên cứu. Do đó, kết quả của luận án có ý nghĩa quan trọng trong hàm ý chính sách cho các quốc gia đang phát triển không nên tiếp tục cạnh tranh hạ thấp thuế suất thuế TNDN, vốn gây nhiều tổn thất thuế cho ngân sách các nước, và vẫn có thể mở rộng cơ sở thuế TNDN để đảm bảo nguôn thu NSNN. Ở khía cạnh ngược lại, ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN, cũng được luận án phân tích qua vai trò FDI đến từ các thiên đường thuế là nguyên nhân gây nên việc dịch chuyển lợi nhuận FDI và làm xói mòn cơ sở thuế TNDN (BEPS). Bên cạnh đó, luận án cũng ước lượng số thuế TNDN bị tổn thất tại các quốc gia đang phát triển do BEPS gây ra. Điều này góp phần hàm ý chính sách cho các quốc gia đang phát triển về việc cần thiết chọn lọc nguồn gốc của dòng FDI vào các quốc gia này, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thuế để khắc phục hiện tượng BEPS, tránh thất thu thuế TNDN trong quá trình thu hút FDI. Theo nhận định của tác giả, so với các nghiên cứu trước cùng chủ đề mà tác giả đã tham khảo, luận án có những đóng góp mới như sau: ✓ Luận án chứng minh mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển bằng phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi các nghiên cứu khác, chỉ tập trung phân tích một chiều tác động của thuế TNDN đến FDI, hoặc ảnh hưởng của FDI đến thuế TNDN trong cùng một mẫu nghiên cứu. Theo lược khảo của tác giả, giai đoạn đầu thu hút FDI mạnh mẽ (trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008) các tác giả phần lớn chỉ tập trung đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI, và giai đoạn sau khi quá trình thu hút FDI bảo hòa (năm 12
- 2000 đến nay) bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN. Việc phân tích đồng thời mối quan hệ hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của luận án trong cùng một mẫu nghiên cứu và trong cũng một giai đoạn, sẽ cho kết quả và nhận định ý nghĩa hơn về mối quan hệ này. ✓ Luận án đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI đã sử dụng đồng thời các biến đại diện về thuế suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), và tỷ trọng số thu thuế TNDN, trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ sử dụng một trong các biến này để đại diện cho thuế TNDN. Điều này cho thấy, kết quả đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI của luận án mang tính tổng quát và đầy đủ hơn so với các nghiên cứu khác. ✓ Theo lược khảo của tác giả, trong giai đoạn nghiên cứu, cũng rất ít tác giả đề cập đến mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển do chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước. Việc phát hiện giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) từ tác động dương sang tác động âm của thuế suất luật định đến FDI của luận án, là sự khác biệt với nhiều nghiên cứu trong cùng giai đoạn nghiên cứu, cũng như có ý nghĩa thực tiễn về hàm ý chính sách thuế trong thu hút FDI. ✓ Luận án đã đo lường tổn thất thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển do hiện tượng BEPS gây ra, về phương pháp tuy có sự tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu thu thập của luận án là không trùng lắp với các nghiên cứu đã có, do đó cho kết quả đo lường với giá trị khác nhau. ✓ Hơn nữa, giai đoạn nghiên cứu trọn sau khủng hoảng của luận án có sự tương đồng về không gian với các báo cáo của các tổ chức kinh tế (như Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF 2019, báo cáo Đẩu tư thế giới của UNCTAD 2020…), nhằm đánh giá tình hình kinh tế, tình hình đầu tư thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Trên cơ sở đó, thông qua phương pháp nghiên cứu thích hợp và có độ tin cậy xác đáng dựa trên các thuộc tính của bộ dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ các tổ chức uy tín trên thế giới như World Bank và IMF, các phát hiện từ việc phân tích và nghiên cứu thực nghiệm của đề tài sẽ đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp hơn. 1.6 Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu như sau: 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn