
2
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học, nguyên lý, quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ
địa không gian trong quản lý cháy rừng làm cơ sở để nhân rộng các ứng dụng này ở quy mô
toàn quốc.
3.2. Về thực tiễn
Góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ địa không gian trong thực tiễn quản lý cháy rừng
từ các bước xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác PCCCR, dự báo, cảnh báo cháy rừng,
lập bản đồ phân vùng trọng điểm cháy, xây dựng quy trình kỹ thuật khoanh vẽ và xác định
các khu vực bị cháy rừng làm cơ sở phục vụ quá trình phục hồi rừng sau cháy.
4. Những đóng góp mới của đề tài
4.1. Về khoa học
- Đã xác định được các nguyên lý cơ bản ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản
lý cháy rừng cho khu vực nghiên cứu từ các bước thiết lập cơ sở dữ liệu không gian, cảnh
báo, dự báo đến lập bản đồ phân vùng trọng điểm cháy, bản đồ các khu vực cháy rừng;
- Đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố đến nguy cơ cháy rừng (có cháy hay không
có cháy) theo phương pháp binary logistic regrssion và theo AHP.
4.2. Về thực tiễn
- Xác định thời gian cao điểm cháy rừng trong ngày (đã có lúc 15h chứ không phải 13h);
- Lập cơ sở dữ liệu phục vụ dự báo cháy rừng (bản đồ các lớp: nhiệt độ lúc 15h:00, lượng
mưa trung bình ngày, độ thiếu hụt bão hòa ngày...);
- Xác định hệ số hiệu chỉnh cấp cháy theo trạng thái của từng lô rừng (AHP chia 3 nhóm:
Khó cháy hệ số 1; TB hệ số 2; Dễ cháy hệ số 3), sau đó xác định trọng số hiệu chỉnh cấp cháy
đã tính được theo chỉ tiêu P;
- Đã xác định được thời kỹ cháy cao điểm và lập được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy
(vùng cháy cao điểm) dựa vào yếu tố lịch sử và điều kiện lập địa của lô rừng;
- Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật khoanh vẽ, giám sát khu vực cháy bằng ảnh vệ
tinh; tính sự khác biệt ngưỡng về NBR theo KB giữa khu vực cháy và khu vực mất rừng;
- Đã xây dựng được quy trình dự báo cháy khả năng cháy rừng trong 10 ngày tới.
5. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
5.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ diện tích rừng tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên,
5.2. Giới hạn nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung chủ yếu vào ứng dụng công nghệ địa không gian trong xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ công tác PCCCR, dự báo, cảnh báo cháy rừng, lập bản đồ phân vùng
trọng điểm cháy, xây dựng quy trình kỹ thuật khoanh vẽ và xác định các khu vực bị cháy rừng
làm cơ sở phục vụ quá trình phục hồi rừng sau cháy.
- Về không gian: Các loại rừng trong huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Về thời gian: Tập trung phân tích các yếu tố lịch sử liên quan đến cháy rừng từ năm
2001 đến năm 2022.
6. Kết cấu của luận án
Phần chính của luận án có kết cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị