intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:263

78
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt" trình bày các nội dung chính sau: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN LÊ DUYẾN ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9229024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện, các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN TRẦN LÊ DUYẾN
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................9 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt........................................................................................................9 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số ..........................................................................................................16 1.1.3. Nhận xét chung .......................................................................................18 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ............................................................................19 1.2.1. Quan niệm về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ..........19 1.2.2. Quan niệm về nghĩa và nghĩa biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ................26 1.2.3. Quan niệm về văn hóa và đặc trưng văn hóa dân tộc được phản ánh trong thành ngữ, tục ngữ...................................................................................40 1.2.4. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu ..............................................47 1.2.5. Quan niệm về con số và thành tố chỉ con số trong thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và Tiếng Việt có thành tố chỉ con số ...................................................50 1.3. Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................52 CHƯƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 54 2.1. Đối chiếu về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố giữa tiếng Anh và tiếng Việt ...................................................................................54 2.1.1. Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh ....................54 2.1.2. Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt ....................61 2.1.3. Sự tương đồng và khác biệt về số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................................................................68 2.2. Đối chiếu khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt .................................................69
  4. 2.2.1. Khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................69 2.2.2. Những điểm tương đồng và dị biệt về khả năng kết hợp của các thành tố trong tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt ......................81 2.3. Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................97 CHƯƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..100 3.1 Đối chiếu nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................100 3.1.1. Nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Anh ...100 3.1.2. Nghĩa đen trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số tiếng Việt .......101 3.1.3. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa đen của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt ............................................101 3.2. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt ...............................................................................102 3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh ........................................................................................................102 3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt ........................................................................................................126 3.2.3. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số giữa tiếng Anh và tiếng Việt .......................................146 3.3. Tiểu kết chương 3 ........................................................................................150 KẾT LUẬN .....................................................................................................................151 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................156 DANH SÁCH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIỀNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT..................................................................181
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNTNTTCCS: Thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số THNTTCCS: Thành ngữ có thành tố chỉ con số TNTTCCS: Tục ngữ có thành tố chỉ con số TNTN: Thành ngữ, tục ngữ
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu bảng Tên biểu bảng Trang Biểu đồ 1. Sự phân bố của TNTNTTCCS trong tiếng Anh 59 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số tư cách là thành Bảng 1. 60 tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 1 với tư Biểu đồ 2. 62 cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 2 với tư Biểu đồ 3. 63 cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của con số 3 với tư Biểu đồ 4. 64 cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số 1/2, 4, Biểu đồ 5. 5, 6, 7, 9, 11 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong 64 tiếng Anh Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số có 1 Biểu đồ 6. thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS 65 trong tiếng Anh Biểu đồ 7. Sự phân bố của TNTNCTTCCS trong tiếng Việt 66 Số lượng và tần suất xuất hiện của các con số với tư cách là Bảng 2. 67 thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của thành tố chỉ con số Biểu đồ 8. 69 1 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của thành tố chỉ con số Biểu đồ 9. 70 2 với tư cách là thành tố trong TNTNTTCCS trong tiếng Việt Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số có 2 Biểu đồ 10. hoặc 3 thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong 71 TNTNTTCCS trong tiếng Việt Tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số chỉ có Biểu đồ 11. 1 thành tố chỉ con số với tư cách là thành tố trong 72 TNTNTTCCS trong tiếng Việt
  7. Khả năng kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS trong Biểu đồ 12. 75 tiếng Anh Khả năng kết hợp của các thành tố trong THNTTCCS trong Biểu đồ 13. 81 tiếng Việt Biểu đồ 14. Khả năng kết hợp của TNTTCCS trong tiếng Anh 87 Khả năng kết hợp của các thành tố trong TNTTCCS trong Biểu đồ 15. 96 tiếng Việt
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thành ngữ, tục ngữ (TNTN) là những kho báu của mỗi quốc gia. Ẩn chứa đằng sau các TNTN là những đơn vị ngôn ngữ-văn hóa. Là đơn vị ngôn ngữ, TNTN có kết cấu chặt chẽ, cố định, nghĩa biểu trưng. Là đơn vị văn hóa, TNTN mang tải các nội dụng gắn với đặc trưng tư duy-văn hóa, phản ánh đời sống xã hội của mỗi dân tộc. Trong số những TNTN, có một số lượng không nhỏ các kết cấu có thành tố chỉ con số. Với tư cách là một thành tố tham gia cấu tạo TNTN, các con số không còn hoàn toàn mang nghĩa “chỉ số đếm” mà cùng với các thành tố khác tạo nên các TNTN. Những kết cấu này là những giá trị phi vật thể có nghĩa biểu trưng, khoác lên mình những giá trị văn hóa, những kinh nghiệm sống, phản ánh triết lý về nhân sinh quan của con người trong đời sống xã hội. Chúng cũng truyền tải những thông điệp cụ thể theo cách tượng hình, sinh động, ẩn dụ, thi vị và rất riêng về ngôn ngữ- văn hóa của mỗi dân tộc. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đối chiếu TNTN giữa tiếng Anh với tiếng Ả Rập, tiếng Anh với tiếng Nga, tiếng Anh với tiếng Trung Quốc, tiếng Anh với tiếng Lithuania, tiếng Anh với tiếng Indonesia, tiếng Trung với tiếng Việt, tiếng Lào với tiếng Việt, tiếng Anh với tiếng Việt. Tuy nhiên, vẫn chưa có luận án nào về đối chiếu về thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số (TNTNTTCCS) trong tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số (TNTNTTCCS) trong tiếng Anh và tiếng Việt vẫn có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn bởi việc đối chiếu này không chỉ làm sâu sắc hơn vấn đề hình thái học tạo từ mà còn giúp luận giải cách các quốc gia Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam sử dụng các con số trong các sản phẩm dân gian, vốn thể hiện rõ đặc trưng văn hóa dân tộc. Vì những lí do trên, tác giả lựa chọn “Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án này nghiên cứu, khảo sát đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của TNTN TTCCS trong tiếng Anh và Tiếng Việt. Từ kết quả miêu tả đó, luận án tiến hành đối 1
  9. chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của TNTN nói chung, đặc điểm của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng; góp phần vào tìm hiểu đặc trưng tư duy, văn hóa, dân tộc được phản ánh trong TNTN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau đây: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung; TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận cho luận án. (2) Khảo sát, miêu tả đặc điểm về cấu trúc của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt; từ đó, đối chiếu, phân tích để chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa chúng. (3) Khảo sát, miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu, phân tích để chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa chúng. (4) Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về mặt văn hóa - tư duy được phản ánh trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án đã trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Việc nghiên cứu TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt được dựa trên những cơ sở lý luận nào? (2) TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và dị biệt đặc trưng nào về cấu tạo? (3) TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và dị biệt điển hình nào về ngữ nghĩa? (4) Vì sao có sự tương đồng và khác biệt về mặt văn hóa - tư duy được phản ánh trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt? 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết bốn nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thủ pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp miêu tả 2
  10. Trong ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả là một phương pháp nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ dựa trên việc mô tả các hiện tượng ngôn ngữ một cách cụ thể và chi tiết. Phương pháp này tập trung vào việc mô tả và phân tích các yếu tố ngôn ngữ như âm, từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp trong một ngôn ngữ cụ thể [105; 228]. Vì vậy, phương pháp này dùng để mô tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu (2) và (3). (2) Phương pháp phân tích nghĩa tố Phương pháp này phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố, từ đó nhận diện về sự biến đổi nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của chúng [286; 17; 324]. Do vậy, phương pháp này được sử dụng để phân tích nghĩa trong TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt ở chương 3 và trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ (3). (3) Phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu Luận án sử dụng phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu là so sánh, đối chiếu để đối chiếu TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp so sánh đối chiếu là một cách tiếp cận không thể thiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt về mặt số lượng, cấu tạo và ngữ nghĩa ở chương 2, chương 3 và trả lời câu hỏi nghiên cứu (2), (3), (4). Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp [17], Bùi Mạnh Hùng [38], Johansson [195], Lê Quang Thiêm [74] cho rằng đây là một phương pháp nghiên cứu khoa học, một hệ thống phương pháp phân tích được sử dụng để tìm ra những điểm chung nhất hoặc phổ biến nhất và điểm dị biệt đặc thù ở những ngôn ngữ được so sánh, đối chiếu. Phương pháp này bao gồm cả phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ học tâm lý và ngôn ngữ học xã hội học [137]. Tương tự, Liebe-Harkort [226], Hellinger and Ammon [183], Johansson [196], Kostova [206] nhấn mạnh rằng khi so sánh các ngôn ngữ, không thể không so sánh các nền văn hóa của các ngôn ngữ đó vì văn hóa đóng vai trò là điểm khởi đầu cho mọi tương tác xã hội và ngôn ngữ. Như vậy, việc đối chiếu TNTN TTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt điển hình về cấu tạo và ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ này là một cách tiếp cận chủ đạo nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Theo đó, để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sử dụng nguyên tắc đối chiếu song song; cụ thể là miêu tả đến đâu đối chiếu đến đó. 3
  11. (4) Cách tiếp cận liên ngành Cách tiếp cận liên ngành được huy động để làm sáng tỏ hơn những nhân tố tác động đến những điểm tương đồng và dị biệt điển hình của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt ở câu hỏi nghiên cứu số (3) và (4). Nghiên cứu liên ngành là quá trình khám phá và tạo ra kiến thức mới bằng cách kết hợp kiến thức và phương pháp từ nhiều ngành với nhau nhằm hiểu rõ hơn về các vấn đề phức tạp, tìm ra các giải pháp mang tính đa chiều [256; 272; 162]. Do đó, cách tiếp cận liên ngành, ngôn ngữ học kết hợp với văn hóa học, dân tộc học được sử dụng để tìm hiểu sâu, lí giải nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, luận án còn sử dụng thủ pháp thống kê để thu thập, phân loại ngữ liệu theo hình thức và các phương tiện biểu hiện; thủ pháp mô hình hóa để mô hình hóa các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm phân tích kết quả của hai câu hỏi nghiên cứu số (2) và (3). 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt về mặt cấu tạo từ và nghĩa biểu trưng để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. Những TNTNTTCCS trong luận án là những kết cấu gồm: - Những thành tố là những con số từ 1/4 đến con số triệu như “a quarter, a half, fifteen, ...” trong tiếng Anh; “một nửa, một, hai, nghìn, vạn, ...” trong tiếng Việt; những thành tố là số thứ tự như “first, second, ...” trong tiếng Anh; “nhất, nhì, ba, ...” trong tiếng Việt; - Những thành tố là chỉ con số trong Hán-Việt như “tam, tứ, bách, ...” trong tiếng Việt; - Những thành tố mang nghĩa chỉ con số trong tiếng Anh theo “The Oxford dictionary of current English” của Thompson, D. [302]; và “Oxford Advanced Leaner’s Dictionary with Vietnamese Translation” của Turnbull, J. [307] do tác giả Đình Điền dịch như: “alone”: nghĩa 1: “một mình” [307, tr.42]; “a/an”: nghĩa 1, 3, 5: “một, chỉ một, mỗi một” [302, tr.2]; “each”: nghĩa 1: “mỗi”; “June”: nghĩa 1: “tháng Sáu” [307, tr.874]; ... 4
  12. - Những thành tố mang nghĩa chỉ con số trong tiếng Việt nghĩa “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê [64] như: “mốt”: nghĩa 2: “một” [64, tr.642]; “đơn”: nghĩa 4: “có cấu tạo chỉ gồm một thành phần” [64, tr.718]; “Giêng”: nghĩa 1: “tháng đầu tiên trong năm âm lịch” [64, tr.401]; “cùng”: nghĩa 1: “với một”: [64, tr.718]; .... 4.3. Nguồn ngữ liệu 4.3.1. Nguồn ngữ liệu thu thập 2729 thành ngữ, 829 tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh; 525 thành ngữ và 641 tục ngữ tiếng Việt được thu thập từ 20 nguồn ngữ liệu có độ tin cậy và có tính chuyên sâu cao nhằm đảm bảo số lượng mẫu đủ lớn phục vụ cho việc tổng quát hóa kết quả nghiên cứu. Sau đây là những nguồn ngữ liệu của luận án: (1) Các từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh - Ammer, C., 1997, American Heritage Dictionary of Idioms, Reprint Edition, Houghton Miflin Harcourt Publishing Company, Massachusetts. - Ayto, J., 2009, Oxford Dictionary of English Idioms, Oxford Reference, Oxford. - Jahagirdar, J., 2010, 1000 Proverbs and Sayings in English, Available at the website: www.corehr.wordpress.com, Retrieved on September, 26th 2019. - Mieder, W., Stewart, A. K., and Kelsie, B. H., 1992, A Dictionary of American Proverbs, Oxford University Press, New York. - Simpson, J., and Speake, J., 2008, The Oxford Dictionary of Proverbs, Oxford University Press Inc., New York. - Sinclair, J., 1997, Collins Cobuild Dictionary of Idioms, Helping learners with real English, Harper Collins Publishers Ltd., London. - Spears, A. R., 1998, NTC's Thematic Dictionary of American Idioms, Contemporary Publishing Company, Illinois. - Spears, A. R., 2005, McGraw-Hill’s Essential American Idioms Dictionary, The McGraw-Hill Companies, Inc., New York. (2) Các từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt - Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, 2000, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. - Nguyễn Thái Hòa, 1997, Tục ngữ Việt Nam: Cấu trúc và thi pháp, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5
  13. - Lê Văn Hòe, 2019, Tục ngữ lược giải, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội. - Nguyễn Hoàng Lan, 2018, Tục ngữ Việt Nam, Nhà Xuất bản Thanh niên, Hà Nội. - Nguyễn Lân, 2014, Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội. - Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, 2009, Thành ngữ tiếng Việt, Nhà Xuất bản Thanh niên, Hà Nội. - Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành, 1995, Từ điển Giải thích Thành ngữ Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, 1993, Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa, Hà Nội. (3) Các từ điển song ngữ Anh-Việt, Việt-Anh - Nguyễn Đình Hùng, 2003, Tuyển tập Thành ngữ, Tục ngữ, Ca dao Việt - Anh thông dụng, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Trịnh Thu Hương, Trung Dũng, 2016, Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nhà Xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. - Nguyễn Minh Tiến, 2005, Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nhà Xuất bản Trẻ, Hà Nội. - Gia Vũ, 2012, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt-Anh, Nhà Xuất bản Thời đại, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.3.2. Cách thu thập tư liệu Từ các nguồn ngữ liệu trên, tác giả xác định nghĩa của các con số theo phạm vi nghiên cứu của luận án. Tác giả tiến hành thống kê những thành tố chỉ con số có thể xuất hiện trong TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt với kỳ vọng thu thập được nhiều mẫu nhất có thể nhằm đảm bảo độ tin cậy và xác tín của kết quả nghiên cứu. Từ bảng thống kê đó, tác giả tiến hành thu thập tất cả các kết cấu được phát hiện ở từng cuốn từ điển. Tiếp theo, tác giả sàng lọc tất cả các dữ liệu thô để tránh sự trùng lặp ở các nguồn từ điển khác nhau. Tác giả đã thu thập được 2729 thành ngữ, 829 tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và 525 thành ngữ, 641 tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Việt. Cho dù tác giả nhận thức được rằng mức độ chênh lệch khá lớn về số lượng mẫu thu thập được ở hai ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến việc tổng quát hóa kết quả 6
  14. nghiên cứu. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là một điều bất khả kháng đối với tác giả vì số lượng mẫu ở cả tiếng Anh và tiếng Việt đều được thu thập theo cách phi ngẫu nhiên và mẫu được chọn đều là mẫu thỏa mãn những yêu cầu được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận án và đã qua sàng lọc. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về mối quan hệ giữa bộ ba: ngôn ngữ - văn hóa - tư duy được thể hiện thông qua TNTN Anh - Việt, một kết tinh đặc sắc trí tuệ và tâm hồn của mỗi dân tộc. Luận án này cũng góp phần góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện số lượng, cấu tạo và ngữ nghĩa cũng như xây dựng từ điển TNTNTTCCS Anh-Việt trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được vận dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ, làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc biên soạn giáo trình về thụ đắc ngôn ngữ, cho công tác giảng dạy văn chương trong nhà trường, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng từ điển TNTNTTCCS Anh-Việt. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án nghiên cứu một cách hệ thống về đối chiếu TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa: khảo sát, miêu tả đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt; từ đó, đối chiếu, phân tích để chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa chúng. Đồng thời, sự chi phối của các nhân tố ngôn ngữ-văn hóa-xã hội tác động đến sự tương đồng và khác biệt này cũng được phân tích và chỉ ra. 7
  15. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Chương này gồm hai nội dung lớn: (1) Tác giả trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án như: những đường hướng nghiên cứu về TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt ở trong và ngoài nước nói chung và những kết cấu có thành tố chỉ con số nói riêng. (2) Trên cơ sở kết quả của tổng quan, tác giả xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án. Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ở chương này, tác giả tập trung phân tích tần suất xuất hiện và khả năng tham gia của các con số vào TNTNTTCCS trong tiếng Anh và trong tiếng Việt cũng như đặc điểm cấu tạo của chúng. Từ đó phân tích, chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt về mặt số lượng và cấu tạo giữa hai ngôn ngữ. Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các TNTNTTCCS trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ. 8
  16. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này tập trung vào tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thành ngữ, tục ngữ (TNTN) nói chung, thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số (TNTNTTCCS) trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng cũng như trình bày những khái niệm quan trọng phục vụ cho chương 2 và 3. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt là một di sản ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc, bởi vậy, đã từ lâu, những kết cấu ngôn ngữ đặc biệt này nhận được sự quan tâm của không ít học giả. Cho đến nay, số lượng các đề tài, luận văn, luận án và bài báo khoa học về TNTN ngày càng nhiều với nhiều chiều hướng tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số khuynh hướng chính nghiên cứu về TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt. Một là, nghiên cứu đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ từ góc nhìn cấu trúc - hệ thống: đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa. Việc nghiên cứu TNTN trong tiếng Anh thường chú trọng đến ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa như những nghiên cứu điển hình sau: Gibbs và cộng sự [169] và Bortfeld [122] đã phân tích nghĩa thành ngữ theo ba cách: tách nghĩa theo nghĩa đen, nghĩa bóng lẫn nghĩa đen và không thể tách được nghĩa. Mieder [245] cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận về định nghĩa, cách phân loại, ngữ nghĩa, điển tích và hoàn cảnh sử dụng của một số tục ngữ được sử dụng rộng rãi và chỉ ra những ấn phẩm và tạp chí nghiên cứu về tục ngữ. Do đó, đây là một cơ sở dữ liệu hữu ích cho luận án này. Alqahtni [108] đã khám phá cấu trúc và bối cảnh của thành ngữ trên tờ báo Al- Riyadh của Ả Rập Xê Út để cung cấp một số khái niệm, đặc điểm, tần suất xuất hiện và các quan hệ ngữ pháp của những kết cấu này trên tờ báo Al-Riyadh. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một tờ báo duy nhất của Ả Rập Xê Út và chưa quan tâm nhiều đến nghĩa của thành ngữ. Merchant [242] chỉ ra đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa, giao diện từ vựng của thành ngữ, đặc biệt là thể và thì trong 9
  17. thành ngữ. Dẫu vậy, phương pháp nghiên cứu chưa thực sự tường minh nên tính thuyết phục, độ tin cậy của các luận điểm mà tác giả đưa ra chưa cao. Tương tự tiếng Anh, một số tác giả chú trọng nghiên cứu đặc điểm ngữ âm, cấu trúc, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng của TNTN tiếng Việt. Tiêu biểu cho đường hướng này là một số tác giả sau đây: Các tác giả Bùi Khắc Việt [93], Nguyễn Công Đức [14], Hoàng Văn Hành [24], Nguyễn Văn Hòa [33], Phạm Thanh Hằng [29], Trịnh Cẩm Lan [52], Nguyễn Văn Nở [62], Trần Anh Tư [92], Hoàng Thị Yến [100] tiếp cận thành ngữ theo hướng từ vựng, ngữ pháp học để chỉ ra đặc điểm hình thái, cấu trúc, cách tạo nghĩa, tổ hợp nghĩa, tính đa nghĩa, đơn nghĩa và nghĩa biểu trưng; phân loại thành ngữ nhận diện tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ Việt, góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về đề tài này. Tựu trung lại, theo những nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận được, TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, TNTN trong tiếng Anh được tiếp cận theo hướng ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa chủ yếu vẫn lẫn với đối chiếu giữa các ngôn ngữ. Hai là, nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong sử dụng và dịch thuật. Nghiên cứu TNTN trong sử dụng cũng nhận được sự chú ý của một số tác giả, chủ yếu là các nghiên cứu trong tiếng Anh: TNTN trong tiếng Anh là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong lĩnh vực giáo học pháp và dịch thuật. Do vậy, đây là một đường hướng nghiên cứu khá rõ nét với một số tác giả sau đây: Manzoora và Kiran [237], Meryem [243], Muna và Mahadi [249], Ali và Al- Rushaidi [106], Salamah [278], Abdullah và cộng sự [101] nhận diện những khó khăn mà sinh viên thường gặp; gợi ý một số chiến lược như loại bỏ, dịch sát nghĩa, diễn giải và sử dụng thành ngữ có hình thức và nghĩa tương đồng khi dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ của nhiều quốc gia khác nhau. Một số tác giả nghiên cứu thành ngữ trong dịch thuật truyền thống. Guo [175] nhận diện sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa trong dịch TNTN từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc. Fotovatniaa và Goudarzib [159] quan tâm đến ba khả năng phân tích nghĩa: bình thường, bất thường và không thể phân tích nghĩa của thành ngữ khi 10
  18. dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Ba Tư. Othman [266] quan tâm đến cấp độ vĩ mô và vi mô trong dịch tục ngữ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh. Lagodenko [216] chỉ ra mối quan hệ giữa nghĩa của thành ngữ và văn hóa; nhấn mạnh những rào cản ngôn ngữ và văn hóa trong dịch thuật liên quan đến thành ngữ. Rasul [269] áp dụng những chiến lược dịch của Baker trong dịch thành ngữ ở nhiều ngôn ngữ như tiếng Ả Rập, Pháp, Iran, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyễn Thị Thu Hà [18] và Ngô Thị Thu Hương [43] tìm ra đặc điểm, các giá trị biểu đạt, tính sáng tạo trong sử dụng chúng trong báo chí; phân tích những giá trị riêng của những biến thể thành ngữ; phê phán những hạt sạn trong quá trình thành ngữ hóa những cụm từ mang tính thành ngữ trong ngôn ngữ báo chí trong tiếng Việt. Như vậy, hướng nghiên cứu sử dụng và dịch TNTN, đặc biệt là thành ngữ tiếng Anh với các ngôn ngữ khác dựa trên nền tảng của so sánh đối chiếu nhận được sự quan tâm của nhiều học giả hơn so với tiếng Việt. Ba là nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Gần đây, dư địa nghiên cứu TNTN theo hướng ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được nhiều học giả khai phá. Ngoài một số nghiên cứu TNTN từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận được tiến hành ở các thứ tiếng khác như Hán, Nhật, Hàn Quốc, có thể kể đến một số đề tài trong tiếng Anh và tiếng Việt sau: Kövecses and Szabcó [208], Ortony và cộng sự [265] đã chỉ ra rằng phần lớn nghĩa của thành ngữ, dựa trên quan niệm hoán dụ, ẩn dụ và trong tri nhận thành ngữ: miền nguồn quyết định nghĩa của miền đích. Tương tự, Langlotz [222] phân tích thành ngữ trên cả bình diện cấu trúc, cú pháp, ngữ nghĩa, biến thể từ ngôn ngữ học tâm lý đến ngôn ngữ học tri nhận; chỉ ra những điểm mạnh và yếu của từng quan điểm; chứng minh bằng lập luận, phản biện những vấn đề tranh cãi xung quanh định nghĩa, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ một cách thỏa đáng; chỉ ra các biến thể ngữ pháp, từ vựng của những thành ngữ chỉ “thành công, tiến bộ và thất bại”. Geka [166] đã lý giải khá chi tiết về cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ mang nghĩa “nóng giận” xét trên bình diện của ngôn ngữ học tri nhận [218]. Trần Thế Phi [65] chỉ ra những điểm dị biệt và tương đồng giữa thành ngữ biểu thị bốn loại cảm xúc trong tiếng Việt và tiếng Anh thông qua năm miền nguồn. Ngô Tuyết Phượng [68] sử dụng ngôn ngữ học để luận giải bản chất của các mô 11
  19. hình ẩn dụ ý niệm tri nhận trên nguồn ngữ liệu là TNTN tiếng Việt trong đời sống hàng ngày, các trải nghiệm cơ chế sinh học, tâm lý, phản xạ và văn hóa xã hội trên lược đồ ánh xạ của hai miền không gian nguồn và đích của phạm trù cuộc đời, con người, giàu nghèo và sông nước. Như vậy, có thể nhận định rằng những nghiên cứu TNTN dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận cùng với sự kết hợp của ngôn ngữ học đối chiếu đã góp phần làm giàu cho TNTN trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bốn là nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ từ góc nhìn của ngôn ngữ học văn hóa, liên ngành và đa ngữ. Việc nghiên cứu TNTN dưới góc nhìn ngôn ngữ học văn hóa, đa ngữ và liên ngành trong tiếng Anh khá rõ nét trong những nghiên cứu điển hình sau: Bland [116] đã gột rửa lớp trầm tích bề mặt của tục ngữ được sử dụng trong Kinh thánh, khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng; mô tả hoạt động của tục ngữ trong toàn bộ hệ thống kinh thánh giúp điều tiết, kiểm soát những hành vi ứng xử của cá nhân và xã hội. Katsarou [199] mô tả thành ngữ tiếng Anh, cung cấp một bức tranh khá toàn cảnh về cách tiếp cận thành ngữ như cú pháp, ngữ nghĩa, văn hóa-xã hội; ngữ nghĩa học; ngữ dụng học; tâm lí học xã hội. Martin [238] nghiên cứu tục ngữ trong tác phẩm văn học kinh điển “Brave New World”; phân tích và chứng minh cách chơi chữ và cách khai thác tục ngữ để đạt được hiệu ứng về ngôn ngữ; nhận diện được bản chất của các biến thể của tục ngữ là phương tiện kết nối xã hội với độc giả. Alli [107] tiếp cận tục ngữ theo đường hướng dịch tục ngữ nhưng dựa trên trải nghiệm của một nghiên cứu nhân chủng học; nhận diện được sự thông thái của những người nhập cư gốc Phi da đen thông qua nguồn dữ liệu động. Nhìn nhận vai trò của phụ nữ được phản ánh trong tục ngữ bằng nhiều chiều cạnh và theo hướng liên ngành và liên ngôn ngữ, tác giả Haładyj [176; 177] đã viết hai bài báo ở hai thời điểm khác nhau với hai nội dung trái ngược nhau: tục ngữ phản ánh sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ và một số yếu tố tích cực trong tục ngữ nói về phụ nữ; nhìn nhận cả vai trò tích cực và tiêu cực của phụ nữ; tuy nhiên, cách nhìn tích cực được tác giả khắc sâu hơn để làm lu mờ cái tiêu cực bằng cách đưa ra những nhận định và minh chứng thuyết phục cho những luận điểm của mình. Điều đặc biệt là, tác giả có nhiều dẫn chứng từ nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, Tây Ban 12
  20. Nha, Đức, Rumani, Ý, Ba Lan, Hebrew, Nga, Chile, Jamaica, Papiamentu, Baule, xứ Wales, Creole, Haiti, Trung Quốc, Ovambo, Umbundu, Anh-Anh, Anh-Mỹ, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Hindi-Ấn Độ, Colombia, Kru, Pháp, … Teilanyo [300] cũng so sánh đối chiếu 36 thành ngữ tiếng Nigeria và tiếng Anh, phát hiện ra rằng dù khoảng cách lớn về ngôn ngữ và văn hóa giữa tiếng Nigeria và tiếng Anh nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm chung về cách thức sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ; nhờ đó, quá trình giao tiếp liên văn hóa giữa các ngôn ngữ được diễn ra dễ dàng hơn. Ayers [113] kiểm chứng mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và ngôn ngữ được thể hiện qua thành ngữ thông qua việc viện dẫn cách hiểu của 25 thành ngữ tiếng Anh trong 14 ngôn ngữ khác nhau. Tương tự, Fahmi [150] so sánh đối chiếu một số tục ngữ trong tiếng Ả Rập và tiếng Anh trên bình diện giao thoa văn hóa của tục ngữ theo chủ đề. Trên cơ sở đó, tác giả nhận định rằng tục ngữ trong tiếng Ả Rập và tiếng Anh được nhận diện từ các góc nhìn văn hóa, tôn giáo, lịch sử dưới ánh sáng của những giá trị truyền thống, tín ngưỡng mang tính toàn cầu. Chornobay và Baptista [136] so sánh, đối chiếu nghĩa biểu cảm của 2400 thành ngữ ở các miền khái niệm “cái chết” theo hướng liên ngôn ngữ; chỉ ra đặc điểm văn hóa ẩn chứa đằng sau lớp nghĩa này. Haladyj [178] so sánh và đối chiếu tục ngữ chỉ tôn giáo của Mỹ và Ba Lan xét trên bình diện ngôn ngữ văn hóa với mục đích chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm nổi bật của thái độ của con người đối với tôn giáo ở hai ngôn ngữ-văn hóa thông qua việc tiếp cận ngữ nghĩa và giải thích nguồn gốc xuất xứ của tục ngữ; đồng thời hệ thống hóa cách nhìn về triết học và niềm tin, chân lý đạo đức, xã hội. Petrova [267] phân tích xấp xỉ 17000 kết cấu về sự thật và các biến thể cổ đại, hiện đại trong tục ngữ Anh-Mỹ một cách đa chiều, độc đáo theo hướng ngôn ngữ văn hóa và liên ngành và chỉ ra 30 chủ đề về tục ngữ chỉ sự thật cũng như ý nghĩa của chúng. Chức năng giáo huấn-xã hội trong tục ngữ được tác giả Gabriell và cộng sự [163] nghiên cứu theo hướng xã hội học ở bốn ngôn ngữ ở Rwanda: tiếng Kinyarwanda, phương ngữ chính thức của người Rwanda, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Swahili. Tóm lại, TNTN trong tiếng Anh được thể hiện khá rõ nét trong ngôn ngữ học văn hóa, liên ngành và đa ngữ. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2