Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)" trình bày bối cảnh xã hội tại các đô thị và sự ra đời của các không gian sáng tạo; Thực hành văn hóa tại các không gian sáng tạo; Không gian sáng tạo: Tự do biểu đạt và kiến tạo bản sắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HƢƠNG KHÔNG GIAN SÁNG TẠO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐÔ THỊ (QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHÔNG GIAN SÁNG TẠO TẠI HÀ NỘI) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HƢƠNG KHÔNG GIAN SÁNG TẠO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐÔ THỊ (QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHÔNG GIAN SÁNG TẠO TẠI HÀ NỘI) Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN 2. TS. ĐÀO THẾ ĐỨC HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn và TS. Đào Thế Đức. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của ai khác. Luận án cũng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, cầu thị, đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong trích dẫn tài liệu. Tác giả luận án PHẠM THỊ HƢƠNG
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................... 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................. 11 7. Cơ cấu của luận án................................................................................ 12 CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 13 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......... 13 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................... 13 1.1.1. Nghiên cứu về không gian đô thị ............................................. 13 1.1.2. Nghiên cứu về không gian sáng tạo ........................................... 21 1.2. Cơ sở lí luận....................................................................................... 31 1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................ 31 1.2.2. Lý thuyết khu vực công của Habermas ...................................... 41 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 44 CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 46 BỐI CẢNH XÃ HỘI TẠI ĐÔ THỊ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC .......... 46 KHÔNG GIAN SÁNG TẠO ..................................................................... 46 2.1. Đô thị Hà Nội - môi trƣờng dung dƣỡng các không gian sáng tạo ............................................................................................................. 46 2.2. Những thay đổi của xã hội Việt Nam sau Đổi Mới........................... 55 2.3. Những ấn phẩm của ngành công nghiệp xuất bản tại Việt Nam và tiến trình dân chủ hóa........................................................................... 59 2.4. Vai trò của các trung tâm văn hóa nƣớc ngoài tại Việt Nam ............ 62 2.5. Sự xuất hiện của internet, mạng xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa .... 66 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 69 CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 70 THỰC HÀNH VĂN HÓA TẠI CÁC KHÔNG GIAN SÁNG TẠO ..... 70
- 3.1. Ngƣời trẻ và những thực hành văn hóa đa dạng trong KGST Giấc mơ nhỏ ............................................................................................. 70 3.1.1. Không gian kết nối những ngƣời đọc độc lập ............................ 71 3.1.2. Thảo luận tự do về các chủ đề .................................................... 78 3.1.3. Chiếu phim, xem phim và thảo luận .......................................... 83 3.1.4. Thảo luận về các vấn đề của môi trƣờng và trách nhiệm xã hội ......................................................................................................... 88 3.2. Trí thức trong không gian sáng tạo Cà phê Văn................................ 96 3.2.1. Không gian của những thực hành nghệ thuật............................. 96 3.2.2. Không gian gặp gỡ, kết nối và đối thoại .................................. 104 3.2.3. Không gian chất vấn và phản biện xã hội ................................ 107 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................... 117 CHƢƠNG 4 .............................................................................................. 120 KHÔNG GIAN SÁNG TẠO: TỰ DO BIỂU ĐẠT VÀ KIẾN TẠO BẢN SẮC .................................................................................................. 120 4.1. Không gian sáng tạo: không gian nới rộng biên độ tự do ............... 120 4.1.1. Không gian mở ngỏ và đa dạng................................................ 120 4.1.2. Không gian sáng tạo: những không gian độc lập ..................... 125 4.1.3. Không gian sáng tạo: những không gian công đặc thù ............ 129 4.2. Không gian kiến tạo bản sắc nhóm, bản sắc cá nhân ...................... 133 4.2.1. Không gian sáng tạo kết nối cảm xúc ...................................... 133 4.2.2. Không gian sáng tạo và nhu cầu định vị cá nhân ..................... 135 4.3. Không gian sáng tạo và những tác động trong đời sống văn hóa đô thị ……………………………………………………………… 140 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................... 145 KẾT LUẬN ............................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 151 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KGST Không gian sáng tạo KGCC Không gian công cộng KGC Không gian công NCS Nghiên cứu sinh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Một tối cuối tuần, căn gác nhỏ tầng hai nằm trên con phố lớn trung tâm Hà Nội chật kín ngƣời đến tham dự buổi sinh hoạt học thuật của một nhóm bạn trẻ. Chỉ số ít ngồi trên hàng ghế phía cuối phòng, khá đông còn lại thoải mái ngồi bệt xuống sàn nhà, xoay quanh ngƣời thuyết trình. Tiếng nói không có micro trong này đôi lúc bị át đi bởi những âm thanh ngoài kia, cách đó không xa, tại rạp Công Nhân - từng một thời đƣợc mệnh danh là rạp chiếu bóng hoàng kim - đang biểu diễn các trích đoạn hài kịch ngắn phục vụ công chúng trên phố đi bộ. Cùng lúc đó, chỉ cách khoảng vài trăm mét, tại không gian khác đang diễn ra buổi gặp gỡ, đối thoại của những ngƣời trẻ về chủ đề môi trƣờng. Xa trung tâm hơn, không gian do một nữ đạo diễn trẻ tạo nên cũng đang đƣợc lấp đầy bởi tình yêu của công chúng trong chuỗi những hoạt động tƣởng nhớ cặp nghệ sĩ tài hoa Lƣu Quang Vũ - Xuân Quỳnh… Cũng đã từ lâu khi theo đuổi đề tài này, ngƣời viết thƣờng khá bối rối những lúc phải quyết định chọn một sự kiện để tham dự khi mà còn có nhiều sinh hoạt văn hóa khác, tại nơi này hay nơi kia, đƣợc diễn ra trong các không gian sáng tạo (KGST). Những năm gần đây, đời sống văn hóa tại Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng chứng kiến sự “bùng nổ”, không khí hứng khởi, sôi động của các KGST. Không chỉ ngày càng nhiều về mặt số lƣợng mà các KGST còn đa dạng trong cách thức tổ chức, phong phú về mô hình hoạt động. Từ Zone 9 (phố Trần Thánh Tông) năm 2015 - một trong những KGST ban đầu, ra đời một cách ngẫu hứng, tự phát và tự do, nhƣ “một giấc mơ bùng nổ”, dù tồn tại ngắn ngủi nhƣng đã là một sân chơi nghệ thuật đầy thăng hoa và tạo cảm hứng cho nhiều không gian khác về sau nhƣ Hanoi Creative City (phố Lƣơng Yên), Heritage Space (phố Trần Bình), Manzi (phố Phan Huy Ích), Bar 98 (phố Ngô Văn Sở), Ơ kìa Hà Nội (phố Hoàng Hoa Thám), Cà phê thứ Bảy (phố Ngô Quyền), Tổ chim xanh (phố Đặng Dung)… Các KGST vẫn 1
- đang hình thành, duy trì và phát triển nhƣ những không gian dành cho nghệ thuật, nơi của tự do sáng tạo, tự do học thuật, nơi kết nối những suy nghĩ, trao đổi xoay quanh các câu chuyện trong xã hội, về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo… qua đó hình thành nên những cộng đồng chia sẻ với nhau nhiều điểm chung trong sở thích, cá tính, quan điểm, lối sống. Nhiều không gian mở ra nhƣng cũng nhanh chóng khép lại trong lặng lẽ sau nhiều chật vật, khó khăn xoay xở để tồn tại. Nhiều không gian vẫn đang nỗ lực tìm cách duy trì, nhiều KGST đƣợc kiến tạo mới đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm ngƣời trong đô thị. Các KGST có nhiều biến động, thay đổi về số lƣợng, cách thức hoạt động và chính thực hành văn hóa tại các KGST cũng đang tạo nên nhƣng tác động lớn trong đời sống xã hội. Sự xuất hiện, duy trì tồn tại và phát triển của các KGST gợi lên nhiều câu hỏi: KGST đƣợc kiến tạo nên nhƣ thế nào và có ý nghĩa gì với các nhóm chủ thể? Điều gì làm nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn của các KGST? Tại sao nó lại thu hút đƣợc nhiều tầng lớp trong xã hội? Trong bối cảnh nào các KGST xuất hiện và đƣợc nói đến nhiều nhƣ vậy, nó phản ánh những động thái nào trong xã hội đƣơng đại? 1.2. Những thảo luận gần đây tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đã coi KGST nhƣ là một mô hình kinh doanh mới nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển công nghiệp sáng tạo, thành phố sáng tạo, nơi cung cấp không gian trƣng bày và kinh doanh nhằm hỗ trợ cho những ngƣời trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo, nơi đáp ứng nhu cầu về không gian giải trí, tạo dựng bản sắc đô thị từ việc cải tạo các không gian cũ trở thành KGST… Đây là những luận điểm đƣợc đƣa ra để lý giải về sự phát triển mạnh mẽ của các KGST. Tuy nhiên, các lí do này dƣờng nhƣ chƣa thể giải thích hết đƣợc nét riêng biệt của các thực hành trong KGST cũng nhƣ chủ đích của ngƣời kiến tạo nên KGST. Từ một khái niệm đƣợc Hội đồng Anh tiên phong đƣa vào Việt Nam nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo nhƣng khi đƣợc “nhúng” trong bối cảnh đô thị Việt Nam hiện đại, nó đã đƣợc cấp thêm những lớp nghĩa mới. Nếu xem KGST nhƣ một mô hình kinh doanh với mục tiêu 2
- chính là tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy sự sáng tạo để phát triển công nghiệp văn hóa thì dƣờng nhƣ mới chỉ phản ánh một phần những chiều cạnh ý nghĩa của các KGST. Vậy ngoài những ý nghĩa đã đƣợc đề cập trên đây, KGST còn có những ý nghĩa nào khác? Thực hành văn hóa tại các không gian đó tại sao lại quan trọng với các nhóm chủ thể? Thông qua những thực hành văn hóa tại các không gian đó các nhóm chủ thể mong muốn thể hiện điều gì và mở rộng ra, nó biểu trƣng cho nhu cầu gì của xã hội? Trong luận án này, từ góc nhìn văn hóa, đặt KGST trong bối cảnh đô thị đƣơng đại, tôi muốn tìm hiểu các thực hành văn hóa trong các KGST cũng nhƣ nhìn nhận rõ hơn những động lực sâu xa và chủ đích của việc kiến tạo nên các KGST trong bối cảnh đƣơng đại. Với những lí do đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn “Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung vào sự phát triển của KGST tại Hà Nội, khám phá các thực hành văn hóa và các chiều kích nghĩa đa dạng của KGST trong bối cảnh đô thị đƣơng đại. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Hệ thống các khía cạnh lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu về không gian đô thị, KGST. - Phân tích, lý giải các yếu tố tác động đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của các KGST gắn với bối cảnh đô thị đƣơng đại. - Phân tích các thực hành văn hóa trong hai KGST tại Hà Nội: Giấc mơ nhỏ và Cà phê Văn1. - Phân tích ý nghĩa của các thực hành văn hóa trong KGST. 1 Tên 2 không gian sáng tạo cũng nhƣ tên các nhân vật trong luận án đã đƣợc thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh. 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: các thực hành văn hóa tạo nghĩa cho các không gian để trở thành KGST, nói cách khác là cách thức kiến tạo KGST của các nhóm chủ thể. Luận án lựa chọn nghiên cứu trƣờng hợp hai KGST Giấc mơ nhỏ và Cà phê Văn, đều là những KGST độc lập ở Hà Nội - một đô thị lớn của Việt Nam, nơi chứng kiến nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa xã hội trong những năm qua, là không gian quy tụ của nhiều tầng lớp xã hội, nơi tính cách đô thị gắn với tầng lớp thị dân đƣợc bộc lộ một cách rõ rệt và hơn nữa cũng là môi trƣờng dung dƣỡng, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nhiều KGST. - Khách thể nghiên cứu: Mỗi KGST đƣợc kiến tạo nên bởi những cá nhân, những nhóm khác biệt gắn với mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm riêng. Trong trƣờng hợp hai không gian đƣợc nói đến trong luận án này là những ngƣời trẻ tại KGST Giấc mơ nhỏ và các trí thức tại KGST Cà phê Văn. Sự phân tách này chỉ mang tính tƣơng đối bởi thực tế trong mỗi KGST có sự tham gia đa dạng của nhiều cá nhân thuộc về nhiều nhóm xã hội, nhiều nhóm tuổi khác khác nhau. Tuy nhiên, luận án chủ yếu sẽ đề cập đến những ngƣời trẻ tuổi ở KGST Giấc mơ nhỏ và những trí thức lớn tuổi tại KGST Cà phê Văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án không đặt ra mong muốn nghiên cứu bao quát mọi vấn đề về KGST (sự hình thành và phát triển của các KGST tại Việt Nam, các mô hình KGST, những thuận lợi, khó khăn mà các KGST đang phải đối mặt, vai trò của KGST đối với việc phát triển thành phố sáng tạo và rộng hơn là đối với công nghiệp văn hóa tại Việt Nam...) mà tập trung vào những thực hành văn hóa của các nhóm chủ thể kiến tạo. Luận án chú ý tới ý nghĩa của các thực hành trong KGST, đặt các thực hành đó trong mối tƣơng tác với bối cảnh văn hóa, chính trị, kinh tế của đô thị đƣơng đại, xem KGST nhƣ là nơi phản ánh 4
- những mối bận tâm, trăn trở của con ngƣời đối với những vấn đề đang xảy ra trong xã hội. Về thời gian nghiên cứu: luận án đƣợc thực hiện từ giữa năm 2017 đến cuối năm 2020. Về không gian nghiên cứu: Các KGST đƣợc nói đến trong luận án đều ở Hà Nội - trung tâm chính trị quốc gia, một trong những đầu mối phát triển kinh tế xã hội lớn, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam. Đây là thành phố vốn có bề dày văn hóa, lại cũng là nơi đón nhận nhiều tƣ tƣởng, trào lƣu văn hóa mới, tồn tại nhiều điều kiện khả thể dung dƣỡng cho sự ra đời và phát triển của các KGST. Sự đa dạng, sống động của các KGST tại Hà Nội có thể đƣợc xem nhƣ là kết quả của quá trình đô thị hóa năng động với những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa, xã hội và kinh tế. Từ Hà Nội, về sau các KGST bắt đầu đƣợc lan tỏa và nhen nhóm hình thành ở nhiều thành phố khác. Ngoài phạm vi nghiên cứu là không gian thực tế, NCS cũng tiến hành nghiên cứu KGST qua các không gian trực tuyến (mạng xã hội Facebook, website riêng của các KGST...), xem đây nhƣ là sự nối dài và mở rộng các KGST vốn hạn hữu cả về không gian lẫn thời gian. Các KGST đã xây dựng nên trang cá nhân trên facebook nhằm kết nối và thông tin rộng rãi tới đông đảo ngƣời quan tâm. Đó cũng là nơi họ nhận đƣợc những chia sẻ, bình luận và phản hồi về các hoạt động. Các website, tƣơng tự nhƣ vậy, cũng là nơi cung cấp, mở rộng vốn kiến thức nền hoặc chuyên sâu cho các cuộc thảo luận đã hoặc sẽ diễn ra. Ngoài chức năng thông tin về sự kiện thì những bài báo, tin tức nào đƣợc chọn để đăng tải, chia sẻ và bình luận cũng là những tín hiệu cho biết về mối quan tâm, sự chú ý của các nhóm chủ thể kiến tạo nên các KGST này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu NCS xác định đây là một nghiên cứu định tính. Những phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm: 5
- - Tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để cung cấp cái nhìn khái quát về không gian đô thị cũng nhƣ KGST tại Hà Nội. Việc thu thập, phân tích các bài viết trên báo, tạp chí, các tài liệu đã xuất bản liên quan đến KGST nói riêng, các tài liệu về không gian đô thị nói chung phục vụ cho việc viết chƣơng 1. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng ở chƣơng viết cuối, hỗ trợ trong việc diễn giải, phân tích, bình luận về ý nghĩa của các KGST trong đời sống văn hóa đô thị đƣơng đại. - Quan sát tham dự: + Giai đoạn đầu (từ giữa năm 2017 đến giữa năm 2018): Dù chính thức thực hiện luận án từ giữa năm 2017 nhƣng trƣớc đó, từ đầu năm 2016, NCS đã quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về các KGST tại Hà Nội. NCS tham dự sự kiện, chƣơng trình tại nhiều KGST để có thông tin về sự hình thành, cách thức kiến tạo không gian, ý nghĩa của KGST với các nhóm chủ thể. Danh mục 40 KGST đƣợc liệt kê trong khảo sát ban đầu của Hội đồng Anh năm 2014 chính là manh mối, là gợi ý để NCS bắt đầu quá trình nghiên cứu. NCS đã tìm đọc lại những tƣ liệu, bài viết trên báo chí, xem phim tài liệu về tổ hợp KGST Zone 92 - một trong những KGST ra đời sớm, từ năm 2013. Zone 9 từng đƣợc xem nhƣ một hiện tƣợng lạ nhất trong lịch sử phát triển đô thị Hà Nội sau Đổi Mới - nơi lui tới của nhiều cá tính độc đáo, phóng khoáng, tự do biểu đạt suy nghĩ, quan điểm, yêu nghệ thuật và yêu Hà Nội theo những cách riêng - nhƣng lại cũng là nơi có số phận ngắn ngủi, chỉ tồn tại trong vòng tám tháng. Zone 9 nhƣ một điểm sáng mà sau đó, khi không còn tồn tại nữa thì những dƣ âm của nó tiếp tục đƣợc lan tỏa bằng việc xuất hiện hàng loạt những KGST khác trong thành phố mà lần lƣợt NCS cũng đã tìm đến nhƣ: Hanoi Creative City (phố Lƣơng Yên), Heritage Space (phố Trần Bình), Manzi (phố Phan Huy Ích), Doclab (phố Nguyễn Thái Học, sau chuyển về Thụy Khuê), Tổ chim xanh (phố Đặng Dung), Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện 2 Phim tài liệu Zone 9 - đạo diễn Nguyễn Anh Thƣ, xem thêm tại http://zone9documentary.com/ 6
- ảnh TPD (phố Trần Hƣng Đạo), Cà phê thứ bảy (phố Ngô Quyền, sau chuyển về Trần Xuân Soạn), Kinergie Studio (phố Nguyễn Khuyến)… Quan sát tham dự và những tìm hiểu ban đầu giúp NCS có cái nhìn khái quát về sự đa dạng trong cách thức kiến tạo cũng nhƣ ý nghĩa của các không gian đối với từng nhóm ngƣời cụ thể. Một số KGST là những ví dụ minh chứng rõ nét và thuyết phục về vai trò của KGST đã đƣợc nói đến trong các nghiên cứu, các hội thảo do Hội đồng Anh tổ chức mà NCS nhiều lần tham dự, dƣới góc nhìn quản lý văn hóa: hƣớng tới mục tiêu phát triển công nghiệp sáng tạo, là mô hình kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ, là không gian kết nối và hỗ trợ ngƣời trẻ làm công việc sáng tạo, nơi trƣng bày và bán sản phẩm hay không gian làm việc chung (co-working)… Từ việc “lê la” nhiều hơn, ngồi lâu hơn để tham dự và lắng nghe nội dung trao đổi, chia sẻ tại các sự kiện của các KGST, NCS dần dần nhận thấy, ngoài những chức năng trên, KGST còn có những ý nghĩa khác nữa, không chỉ để kinh doanh, không chỉ để sáng tạo nghệ thuật mà còn là không gian của sự tham gia, nơi bàn thảo, trao đổi về những chủ đề chung của xã hội, phản biện chính sách, thúc đẩy tự do tƣ duy, tự do biểu đạt, tạo ra những tác động quan trọng trong xã hội. Cũng từ giai đoạn này, NCS đã xác định đƣợc đối tƣợng khảo sát chính là KGST Cà phê Văn và Giấc mơ nhỏ. + Giai đoạn thứ hai (từ giữa năm 2018 đến năm 2020): NCS tiếp tục có mặt thƣờng xuyên trong nhiều sự kiện tại hai KGST đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Bối cảnh và thực tế của các KGST tại Hà Nội thời gian này có nhiều biến động: có KGST di chuyển địa điểm hoặc đóng cửa (60s Thổ Quan - phố Khâm Thiên), có KGST mới đƣợc thành lập, thu hút sự quan tâm của ngƣời dân thủ đô nhƣ Ơ kìa Hà Nội (phố Hoàng Hoa Thám, sau chuyển địa điểm ra Đê La Thành), nhiều KGST điều chỉnh, thay đổi cách thức vận hành để phù hợp hơn với bối cảnh và cũng để dễ dàng tiếp cận ngƣời tham dự. Các sự kiện mà NCS tham dự tại hai KGST đƣợc chọn là Cà phê Văn và Giấc mơ nhỏ đa phần đƣợc tổ chức vào các ngày cuối tuần, cả ban ngày và buổi tối. Có khoảng thời gian khi các KGST duy trì sinh hoạt đều đặn, thì nhƣ là một thói 7
- quen, cứ cuối tuần NCS lại có mặt tại các không gian đó, dõi theo câu chuyện cùng với nhiều ngƣời tham dự khác. NCS thƣờng đến sớm hơn so với thời gian bắt đầu cũng nhƣ nán lại lúc sự kiện kết thúc để có thể quan sát và tranh thủ hỏi han thêm. Ở đó, NCS gặp nhiều gƣơng mặt quen thuộc vẫn thƣờng xuất hiện, tham dự trong nhiều sự kiện đƣợc tổ chức tại hai KGST này. Họ đến đây nhƣ một nhu cầu thiết yếu của đời sống, để đƣợc nghe thêm những câu chuyện, đƣợc gặp gỡ một nhân vật, một vài ngƣời bạn, để đƣợc cất tiếng nói, thể hiện ý kiến cá nhân của mình, cùng với nhiều những giọng nói khác. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu rõ hơn về nguyện vọng, tình cảm, động lực ngƣời đến tham dự, nói cách khác là tập trung vào ý nghĩa của các KGST đối với những ngƣời đã kiến tạo nên nó. Việc tiếp cận, liên hệ và làm quen với đối tƣợng phỏng vấn đƣợc thực hiện theo hình thức “quả bóng tuyết” (snowball): ngƣời đƣợc phỏng vấn trƣớc sẽ giới thiệu những ngƣời khác - là bạn hoặc là ngƣời quen của họ - cũng thƣờng xuyên tham dự sự kiện tại các KGST. Một số trƣờng hợp khác do NCS chủ động bắt chuyện, làm quen và gặp gỡ trong các KGST. NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tƣợng: 1. Ngƣời sáng lập, ngƣời đồng sáng lập ra KGST, những ngƣời chủ trì tổ chức các sự kiện (7 ngƣời); 2. Ngƣời đến tham dự, ngƣời tham gia thực hành nghệ thuật tại các KGST (15 ngƣời). Những ngƣời đƣợc chọn để phỏng vấn ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, giữ vai trò khác nhau trong KGST. Các cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành theo hình thức phỏng vấn bán cấu trúc, thƣờng kéo dài từ 1-3 tiếng, diễn ra tại chính hai KGST đƣợc khảo sát, ở một KGST khác, tại nhà riêng hoặc các quán cà phê. Một số cuộc phỏng vấn đƣợc ghi âm với sự cho phép của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Còn lại, để việc chia sẻ của ngƣời cung cấp thông tin đƣợc tự nhiên và thoải mái, NCS không thực hiện việc ghi âm mà sử dụng cách thức ghi chép nhanh. Phƣơng pháp này cũng là một thách thức với chính cá nhân NCS bởi ngay cả khi việc tranh thủ hồi cố nội dung diễn ra sau cuộc nói chuyện thì vẫn có một số chi tiết hay thông tin bị bỏ lỡ (có thể đƣợc nhớ lại, bổ sung sau đó 8
- vài hôm) hoặc không thể diễn đạt lại một cách toàn vẹn, chính xác các từ ngữ mà ngƣời đƣợc phỏng vấn đã sử dụng. Hầu hết các KGST đều sử dụng mạng xã hội (facebook) nhƣ một hình thức kết nối, phổ biến thông tin cũng nhƣ nhận chia sẻ, đánh giá của mọi ngƣời về các chƣơng trình đƣợc tổ chức. Vì vậy, việc “lê la” không chỉ diễn ra tại các không gian vật lý mà còn cả trên không gian mạng xã hội, nơi NCS vẫn có thể quan sát, nói chuyện, phỏng vấn. NCS đã tham gia vào trang cá nhân của các KGST, trở thành thành viên của một số nhóm trên facebook, nhóm trò chuyện qua messenger, một mặt để theo dõi các hoạt động của các KGST, mặt khác cũng để tƣơng tác, kết nối, làm quen và hỏi chuyện. Nhiều cuộc phỏng vấn, đúng hơn là trò chuyện qua messenger kéo dài 2-3 giờ. Vài bạn trẻ có phần ngại ngần khi giao tiếp trực tiếp nhƣng lại dễ dàng bộc bạch, trải lòng bằng hình thức viết trên cửa sổ nói chuyện online. Một số KGST còn có website riêng để đăng tải nhiều bài viết của các thành viên hay của các nhà nghiên cứu khác về chủ đề liên quan đến sự kiện nhƣ một cách cung cấp hiểu biết nền, khơi mở ý tƣởng cho cuộc đối thoại sắp diễn ra. Cũng có khi các bài viết đƣợc tải lên sau sự kiện nhằm mở rộng thêm các chiều cạnh khác của vấn đề mà do hạn hữu về thời gian của chƣơng trình, chƣa thể nói hết, chƣa đƣợc đề cập đến. Ở đây, NCS xem các trang facebook hay các website nhƣ một hình thức để nới rộng biên giới của không gian thực, phần nào xóa đi kích thƣớc thực tế nhỏ hẹp của KGST, giúp thành viên của nhóm có thể tƣơng tác, kết nối xa và rộng hơn. Nghiên cứu văn hóa đô thị, không tiến hành điền dã theo theo lối truyền thống là về ở tại cộng đồng, tham gia sinh hoạt cùng với cộng đồng trong một thời gian dài, liên tục, lặp đi lặp lại mà bằng việc thƣờng xuyên có mặt trong các sự kiện tại các KGST, NCS dần dần có thêm thông tin, làm quen và nói chuyện đƣợc với những ngƣời cùng đến tham dự. Ban đầu việc tiếp cận có nhiều khó khăn vì NCS giống nhƣ rơi vào tình trạng “lỡ cỡ” giữa hai nhóm tuổi ở hai không gian khác nhau: Giấc mơ nhỏ thƣờng dành cho những ngƣời 9
- trẻ, độ tuổi từ 16 đến dƣới 30 trong khi Cà phê Văn thƣờng có sự góp mặt của những trí thức từ độ tuổi trung niên. Nhƣng về sau sự khác biệt tuổi tác không còn bất lợi nữa khi ở không gian của những trí thức lớn tuổi, bằng sự cầu thị và muốn lắng nghe, NCS luôn đƣợc giảng giải tận tình, kĩ lƣỡng. Cũng nhƣ vậy ở không gian dành cho giới trẻ, sau một thời gian ngại ngần, dè chừng ban đầu, các bạn, các em đã chia sẻ, kể những câu chuyện về họ, nhất là trong những buổi gặp gỡ bàn tròn mà NCS tham gia nhƣ là một thành viên của nhóm. - Tƣ liệu của luận án còn từ những ghi chép về suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân NCS sau mỗi sự kiện với vai trò ngƣời tham dự. NCS xem đó chính là việc “trải nghiệm các sự kiện và ý nghĩa bằng cách thức tương tự như trải nghiệm của các thành viên” (Robert M. Emerson và các cộng sự, 2014) [14]. Có nhiều khi vai “ngƣời nghiên cứu” bị mờ nhòe đi, tham dự nhiều hơn quan sát khi chính NCS cũng bị cuốn vào mạch suy nghĩ và thảo luận của nhóm. Thời gian đầu, việc tham dự tại các KGST là để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, về sau trở thành một thói quen, một nhu cầu cá nhân với mong muốn đƣợc nghe, đƣợc thảo luận, đƣợc cập nhật những thông tin của đời sống xã hội. Những phân tích và diễn giải trong luận án, do đó, phản ánh quá trình cố gắng hòa nhập sâu hơn vào thế giới của “ngƣời khác”, nỗ lực để biết, để hiểu về ý nghĩa thực hành văn hóa của các nhóm chủ thể trong các KGST từ góc nhìn những ngƣời trong cuộc. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên tìm hiểu những chiều kích văn hóa của các KGST. - Luận án khám phá các thực hành văn hóa và ý nghĩa của các thực hành văn hóa đó với các nhóm chủ thể trong xã hội, những ngƣời bằng cách này hay cách khác tham gia kiến tạo nên các KGST. 10
- - Luận án cung cấp những luận giải về căn nguyên và động lực của các thực hành văn hóa tại các KGST, từ đó chỉ ra tác động xã hội của các KGST cũng nhƣ những thay đổi trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Ý nghĩa lý luận của luận án đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện. Thứ nhất, từ việc phân tích thực hành văn hóa tại các KGST, luận án mở rộng những chiều kích ý nghĩa của KGST, nhìn nhận KGST nhƣ là những nơi chốn quan trọng đối với các nhóm chủ thể trong thành phố, góp phần kiến tạo bản sắc nhóm, bản sắc cá nhân, nơi trí thức bày tỏ mối quan tâm với nhiều vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, nơi thể hiện những nỗ lực nới rộng biên độ của tự do biểu đạt trong bối cảnh hạn hẹp của các không gian công trong đô thị. Thứ hai, luận án đóng góp một quan điểm học thuật về một loại hình không gian đặt trong bối cảnh không gian đô thị đƣơng đại: không gian sáng tạo, bổ sung thêm vào bức tranh nghiên cứu về không gian đô thị vốn đã rất bề bộn và đa dạng tại Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu các thực hành văn hóa, ý nghĩa của các thực hành văn hóa trong các KGST đối với các nhóm chủ thể, luận án chỉ ra rằng KGST ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống đô thị, phản ánh mong muốn nới rộng biên độ của sự tự do, nhƣ một diễn đàn cho các thảo luận mở, là nơi thể hiện nguyện vọng của công dân, nơi thực hiện quyền tham gia của ngƣời dân với xã hội. KGST nhƣ là những không gian xã hội, không gian văn hóa, nơi cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò đối với đời sống hàng ngày: cung cấp thông tin, nâng cao vốn hiểu biết, mang lại cơ hội thƣởng thức và sáng tạo nghệ thuật, nơi gặp gỡ, trò chuyện kết nối và hơn hết là môi trƣờng lý tƣởng cho phép ngƣời dân thể hiện những mong muốn, nhu cầu của mình về nhiều vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Với ý nghĩa đó, luận án là tƣ liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những ngƣời làm chính sách liên quan đến KGST, các cơ quan quản lý về văn hóa cũng nhƣ chính quyền đô thị. 11
- 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Bối cảnh xã hội tại các đô thị và sự ra đời của các không gian sáng tạo Chƣơng 3: Thực hành văn hóa tại các không gian sáng tạo Chƣơng 4: Không gian sáng tạo: tự do biểu đạt và kiến tạo bản sắc 12
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về không gian đô thị Không gian đô thị từ lâu là một chủ đề hấp dẫn, thu hút nhiều nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Các nghiên cứu đa phần thƣờng tập trung vào hai chiều cạnh cơ bản của không gian đô thị: không gian chức năng và không gian xã hội. Khi xem xét không gian đô thị nhƣ một không gian chức năng, các nghiên cứu thuộc ngành kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị thƣờng đề cập đến cấu trúc không gian đô thị, coi không gian đô thị là một vùng lãnh thổ, một khu vực mà ở đó xây dựng, kiến thiết nên cơ sở vật chất phục vụ, đáp ứng nhu cầu về làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp của cƣ dân đô thị, hƣớng đến việc tạo lập đô thị sinh thái, nhân văn và phát triển bền vững. Theo đó, không gian đô thị thƣờng bao gồm khu vực xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ đô thị, hệ thống phục vụ giáo dục (trƣờng học), thƣơng mại (trung tâm thƣơng mại, chợ, siêu thị…), sản xuất (nhà máy, công xƣởng, văn phòng…). Trong khi đó, các nghiên cứu của ngành xã hội học, văn hóa học, nhân học… thƣờng xem không gian đô thị nhƣ một không gian xã hội, nơi quy tụ, tập trung của nhiều nhóm xã hội với những đặc điểm riêng về giới tính, lứa tuổi, trình độ, mối quan tâm, nhu cầu, thị hiếu… Trong luận án này, để xây dựng cơ sở lý luận cho những phân tích sau về KGST, NCS chỉ lựa chọn tổng quan một số nghiên cứu dƣới góc độ tiếp cận thứ hai, coi không gian đô thị nhƣ một không gian xã hội. Với lý thuyết kiến tạo không gian xã hội (the social production of space), công trình kinh điển The production of space (Sự sản xuất không gian) của Henri Lefebvre (1901-1991) - nhà xã hội học và triết gia ngƣời Pháp - đƣợc viết năm 1974, bản dịch tiếng Anh năm 1991, đã đóng góp quan trọng cho lý thuyết không gian đô thị, tạo nên một “bƣớc ngoặt về không gian” (the 13
- spatial turn), mở ra một mối quan tâm mới về không gian. Theo Lefebvre, không gian không phải là một cấu trúc tĩnh mà là sản phẩm mang tính xã hội do con ngƣời tạo ra, đƣợc kiến tạo và tái kiến tạo bởi con ngƣời, đƣợc định hình bởi ý tƣởng, niềm tin, giá trị và nguyên tắc, từ sở thích và những mối bận tâm của con ngƣời: “Không gian (xã hội) là một sản phẩm xã hội… không gian sản xuất như vậy đảm nhiệm như một công cụ suy nghĩ và hành động; bên cạnh việc là một tư liệu sản xuất, nó còn là tư liệu kiểm soát, và như vậy là tư liệu cai trị, quyền lực.” [107]. Trong nghiên cứu này, Lefebvre đã thách thức các khái niệm truyền thống về không gian nhƣ một bối cảnh thụ động, cố định và đề xuất khái niệm không gian là sự thống nhất của ba phƣơng diện: phƣơng diện vật lí (physical space), phƣơng diện xã hội (social space) và phƣơng diện tinh thần (mental space). Mục tiêu của Lefebvre trong việc xây dựng bộ ba không gian này là để chứng minh không gian không phải là một đối tƣợng mà là kết quả của một tập hợp các mối quan hệ. Không gian định hình và đƣợc định hình bởi các mối quan hệ xã hội. Lefebvre cũng cho rằng mọi xã hội đều tạo nên những không gian xã hội khác biệt để đáp ứng cho nhu cầu của con ngƣời. Tác phẩm của Lefebvre có ảnh hƣởng sâu sắc, tạo ra cả một giai đoạn không gian - những năm đầu thập niên 1990 - khi khiến cho các nhà lí thuyết nhân học hay cả các nhà địa lí hậu hiện đại nỗ lực nghĩ và hiểu về không gian theo một cách khác. Không gian là năng động, là sự đan xen giữa biểu hiện và kinh nghiệm sống, chạm vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, tôn giáo… Không gian dần trở thành đối tƣợng nghiên cứu trung tâm. Những nghiên cứu về không gian ngày càng nhiều. Các chiều kích ý nghĩa của không gian dần đƣợc mở ra trong mối quan hệ với con ngƣời, góp phần giải thích ý nghĩa của nhiều thực hành văn hóa. Các loại không gian theo đó cũng khá đa dạng, có nhiều loại không gian cùng tồn tại (Nguyễn Văn Sửu, 2011) [68]. Setha Low và Denise Lawrence-Zuniga (2007) trong nghiên 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 191 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 91 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn