intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá sự khác biệt về kích thước, giải phẫu lỗ thông liên nhĩ của siêu âm tim trong buồng tim với siêu âm tim qua thực quản dựa vào đường kính đo bằng bóng (Sizing balloon); Đánh giá hiệu quả tức thì và sau 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim; Xác định tỉ lệ biến chứng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- NGUYỄN QUỐC TUẤN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM HƯỚNG DẪN BÍT THÔNG LIÊN NHĨ LỖ LỚN BẰNG DỤNG CỤ QUA DA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- NGUYỄN QUỐC TUẤN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM HƯỚNG DẪN BÍT THÔNG LIÊN NHĨ LỖ LỚN BẰNG DỤNG CỤ QUA DA CHUYÊN NGÀNH: NỘI TIM MẠCH MÃ SỐ: 62720141 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS.BS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC 2. PGS.TS.BS. HOÀNG VĂN SỸ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Tuấn
  4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Tổng quan thông liên nhĩ .....................................................................................3 1.2. Chỉ định can thiệp thông liên nhĩ .........................................................................7 1.3. Kỹ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da ...........................................11 1.4. Sử dụng siêu âm tim trong buồng tim trong bít dù thông liên nhĩ .....................18 1.5. Nghiên cứu vai trò của siêu âm tim trong buồng tim trong bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ .............................................................................................................31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................34 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................34 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................34 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................35 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................35 2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc ........................................................36 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ..........................................47 2.7. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................53 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................53
  5. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................54 Chương 3: KẾT QUẢ .............................................................................................56 3.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu ...................................................................56 3.2. Đặc điểm thủ thuật trong bít lỗ thông liên nhĩ ...................................................64 3.3. Mối liên quan giải phẫu lỗ thông liên nhĩ giữa siêu âm tim và dụng cụ ............65 3.4. Mô hình tiên lượng đường kính bóng đo dựa vào đường kính thông liên nhĩ trên siêu âm.......................................................................................................................73 3.5. Thay đổi lâm sàng và siêu âm tim sau bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim.............................................................77 3.6. Hiệu quả và tỉ lệ biến chứng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim. ...................................................83 Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................85 4.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu ...................................................................85 4.2. Đặc điểm thủ thuật trong bít lỗ thông liên nhĩ ...................................................92 4.3. Mối liên quan giải phẫu lỗ thông liên nhĩ giữa siêu âm tim và dụng cụ ............93 4.4. Mô hình tiên lượng đường kính bóng đo dựa vào đường kính thông liên nhĩ trên siêu âm.......................................................................................................................95 4.5. Thay đổi lâm sàng và siêu âm tim sau bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim...........................................................103 4.6. Hiệu quả và tỉ lệ biến chứng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim ..................................................109 HẠN CHẾ ..............................................................................................................116 KẾT LUẬN ............................................................................................................117 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................119
  6. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ALĐMP Áp lực động mạch phổi AO Aorta Động mạch chủ AV Aorta Valve Van động mạch chủ BS Balloon Sizing Đo kích thước bằng bóng CS Coronary Sinus Xoang vành ĐMC Động mạch chủ ĐMP Động mạch phổi FO Foramen Ovale Lỗ bầu dục IVC Inferior Vena Cava Tĩnh mạch chủ dưới KLMMP Kháng lực mạch máu phổi LA Left Atrium Nhĩ trái LAA Left Atrial Appendage Tiểu nhĩ trái LPA Left Pulmonary Artery Động mạch phổi trái LV Left Ventricle Thất trái MV Mitral Valve Van 2 lá PA Pulmonary Artery Động mạch phổi
  8. ii PAPs Systolic Pulmonary Artery Áp lực động mạch phổi tâm Pressure thu PFO Patent Foramen Ovale Tồn tại lỗ bầu dục PML Posterior Mitral Leaflet Lá sau van 2 lá PV Pulmonic Valve Tĩnh mạch phổi RA Right Atrium Nhĩ phải RV Right Ventricle Thất phải SATQTN Siêu âm tim qua thành ngực SATQTQ Siêu âm tim qua thực quản SATTBT Siêu âm tim trong buồng tim SVC Superior Vena Cava Tĩnh mạch chủ trên TLN Thông liên nhĩ TMC Tĩnh mạch chủ TV Tricuspid Valve Van 3 lá VSD Ventricle Septal Defect Thông liên thất
  9. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Khuyến cáo can thiệp trong thông liên nhĩ (ban đầu và tồn lưu) ................8 Bảng 1.2 Đặc điểm một số dụng cụ bít lỗ thông liên nhĩ thường dùng ....................13 Bảng 1.3 Các nghiên cứu về hiệu quả bít lỗ thông liên nhĩ bằng các dụng cụ mới ..13 Bảng 1.4 Tóm lược nhanh hướng dẫn thực hiện các mặt cắt. ...................................26 Bảng 1.5 So sánh đặc điểm SATTBT và SATQTQ .................................................30 Bảng 2.1 Phân độ triệu chứng suy tim theo NYHA..................................................38 Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi trong dân số nghiên cứu .....................................................56 Bảng 3.2 Đặc điểm cân nặng, chiều cao của dân số nghiên cứu ..............................57 Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng trong dân số nghiên cứu .............................................58 Bảng 3.4 Đặc điểm X quang ngực thẳng và điện tâm đồ trong dân số nghiên cứu ..59 Bảng 3.5 Đặc điểm siêu âm tim qua thành ngực ......................................................60 Bảng 3.6 Đặc điểm chiều dài, hình dạng thông liên nhĩ trên siêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim trong buồng tim ............................................................................61 Bảng 3.7 Đặc điểm các rìa thông liên nhĩ trên siêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim trong buồng tim ..............................................................................................62 Bảng 3.8 Tỉ lệ các rìa không thuận lợi trên SATQTQ và SATTBT .........................63 Bảng 3.9 Đặc điểm thủ thuật trong bít lỗ thông liên nhĩ ...........................................64 Bảng 3.10 Sự khác biệt đường kính thông liên nhĩ giữa các phương pháp đo .........65 Bảng 3.11 Sự khác biệt diện tích lỗ thông liên nhĩ giữa các phương pháp đo .........65 Bảng 3.12 Mô hình tiên lượng đường kính bóng đo dựa vào SATQTQ ..................73 Bảng 3.13 Mô hình tiên đoán đường kính eo dụng cụ dựa vào siêu âm tim trong buồng tim .........................................................................................................................75
  10. iv Bảng 3.14 Hiệu quả và biến chứng của bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim nội viện, 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng ......83 Bảng 4.1 Đặc điểm tuổi qua các nghiên cứu trước đây ............................................85 Bảng 4.2 So sánh giữa các nghiên cứu về tỉ lệ giới tính trên bệnh nhân được bít dù thông liên nhĩ ........................................................................................................86 Bảng 4.3 Đặc điểm siêu âm tim qua thành ngực qua các nghiên cứu ......................92 Bảng 4.4 Đường kính thông liên nhĩ trên siêu âm tim và trên sizing balloon. .........93 Bảng 4.5 Tỉ lệ thành công và biến chứng của bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ trong các nghiên cứu ....................................................................................................111
  11. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của dân số nghiên cứu ...............................................56 Biểu đồ 3.2 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và SATTBT .66 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa thông liên nhĩ đo trên SATQTQ và SATTBT ...............................................................................................................67 Biểu đồ 3.4 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ...................................................................................................................................67 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ...........................................................................................................................68 Biểu đồ 3.6 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ...................................................................................................................................68 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ...........................................................................................................................69 Biểu đồ 3.8 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ở bệnh nhân thiếu rìa AO ..........................................................................................69 Biểu đồ 3.9 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ở bệnh nhân thiếu rìa AO .................................................................................70 Biểu đồ 3.10 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ở bệnh nhân thiếu rìa AO ..........................................................................................70 Biểu đồ 3.11 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ở bệnh nhân thiếu rìa AO ........................................................................71 Biểu đồ 3.12 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ở bệnh nhân TLN hình bầu dục .................................................................................71 Biểu đồ 3.13 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và đo bằng bóng ở bệnh nhân TLN hình bầu dục ...............................................................72
  12. vi Biểu đồ 3.14 Mối tương quan đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ở bệnh nhân TLN hình bầu dục .................................................................................72 Biểu đồ 3.15 Biểu đồ Bland–Altman đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT và đo bằng bóng ở bệnh nhân TLN hình bầu dục ...............................................................73 Biểu đồ 3.16 Mối tương quan đường kính TLN đo bằng bóng và tiên đoán dựa vào SATQTQ ...................................................................................................................74 Biểu đồ 3.17 Biểu đồ Bland–Altman đường kính thông liên nhĩ đo bằng bóng và tiên đoán dựa vào siêu âm tim qua thực quản ..................................................................74 Biểu đồ 3.18 Mối tương quan đường kính thông liên nhĩ đo bằng bóng thực và tiên đoán dựa vào siêu âm tim trong buồng tim........................................................................75 Biểu đồ 3.19 Biểu đồ Bland–Altman đường kính TLN đo bằng bóng thực và tiên đoán dựa vào SATTBT ......................................................................................................76 Biểu đồ 3.20 Thay đổi áp lực động mạch phổi trung bình tức thì sau bít TLN ............77 Biểu đồ 3.21 Thay đổi áp lực động mạch phổi tâm thu tức thì sau bít TLN .................78 Biểu đồ 3.22 Hiệu quả thay đổi áp lực động mạch phổi ...............................................79 Biểu đồ 3.23 Hiệu quả thay đổi đường kính thất phải...................................................80 Biểu đồ 3.24 Hiệu quả thay đổi triệu chứng khó thở ....................................................81
  13. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sự tạo thành vách liên nhĩ trong giai đoạn phôi thai từ ngày 28-60. ...............3 Hình 1.2 Các loại thông liên nhĩ ......................................................................................4 Hình 1.3 Phân loại thông liên nhĩ và vách liên nhĩ thực sự.............................................6 Hình 1.4 Phân loại các rìa vách liên nhĩ. AS (anterosuperior, rìa trước trên hay rìa động mạch chủ), SVC (superior vena cava, rìa TMC trên) IVC (inferior vena cava, rìa TMC dưới), PS (posterosuperior, rìa sau trên), PI (posteroinferior, rìa sau dưới), AI (anteroinferior, rìa trước dưới). ...................................................................................6 Hình 1.5 Dụng cụ bít lỗ thông liên nhĩ (A) Amplatzer septal occluder và (B,C) Figulla Flex II. Đặc điểm khác biệt chính của Figulla Flex gồm không có kết nối vặn ốc (thay bằng bóng) (Hình B) và đĩa nhĩ trái trơn (Hình C) ...................................................12 Hình 1.6 Đo đường kính nong bóng sizing balloon trên màn tăng sáng (A), trên SATQTQ (B) và SATTBT (C) .................................................................................14 Hình 1.7 Đầu dò siêu âm tim điện tử AcuNav ..............................................................19 Hình 1.8 Hướng dẫn kỹ thuật xoay đầu dò theo mặt đồng hồ.......................................20 Hình 1.9 Mặt cắt home view. Hình (A) cho thấy van Eustachian nhĩ phải, van ba lá và thất phải. Hình (B) dòng màu thể hiện hở van ba lá. ................................................21 Hình 1.10 Mặt cắt buồng tống hai tâm thất: Khảo sát nhĩ phải, thất trái, động mạch chủ và động mạch phổi. RA: nhĩ phải, AO: động mạch chủ, PA: động mạch phổi, LV: thất trái.......................................................................................................................21 Hình 1.11 Mặt cắt xoang vành/van 2 lá (A) Rìa van nhĩ thất của lỗ TLN nằm giữa nhĩ phải và nhĩ trái ngay trên xoang vành. (B) Doppler màu đánh giá hở van 2 lá. .......22 Hình 1.12 Mặt cắt tĩnh mạch phổi trái. Hình ảnh tĩnh mạch phổi trên trái và dưới trái đổ vào nhĩ trái từ mặt sau. LLPV: Tĩnh mạch phổi dưới trái, LUPV: Tĩnh mạch phổi trên trái, DAP: động mạch chủ xuống. .............................................................................22
  14. viii Hình 1.13 Mặt cắt ngang van động mạch chủ. LA: nhĩ trái, RA: nhĩ phải ...................23 Hình 1.14 Mặt cắt phần trên vách. Quét đầu dò từ động mạch chủ trục ngắn sang bên phải của TMC trên. ...................................................................................................24 Hình 1.15 Mặt cắt TMC trên phải quan sát rìa TMC trên của lỗ thông. RSVC: Tĩnh mạch chủ trên phải, LA: nhĩ trái, RA: nhĩ phải ..................................................................24 Hình 1.16 Mặt cắt van 2 lá/ thất trái. MV hinge point: rìa van 2 lá; MV: van 2 lá; inferior edge of LA disc: rìa sau nhĩ trái ................................................................................25 Hình 1.17 Can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ qua da bằng Amplatzer dưới hướng dẫn SATTBT. ...................................................................................................................27
  15. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quản lý thông liên nhĩ theo khuyến cáo ESC 202010 ...............................10 Sơ đồ 2.1 Lược đồ theo dõi bệnh nhân lúc nhập viện, thời điểm sau 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng ............................................................................................................52 Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................53
  16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thông liên nhĩ (TLN) là một bệnh lý tồn tại sự thông thương giữa hai tâm nhĩ, tùy theo kích thước lỗ thông, nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng thay đổi về hình thái như giãn nhĩ phải, thất phải dẫn đến suy tim phải, rối loạn nhịp tim do lớn buồng tim phải, ảnh hưởng đến huyết động như tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) và tăng kháng lực mạch máu phổi (KLMMP) làm giảm chất lượng và thời gian sống của người bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa với mục đích chính là làm giảm nhẹ các triệu chứng.1-4 Mặc dù phẫu thuật bít lỗ TLN được xem như phương pháp cơ bản để điều trị TLN nhưng cũng có những bất lợi như để lại vết sẹo dài sau phẫu thuật, hội chứng máy tim phổi nhân tạo, tổn thương tâm nhĩ do phẫu thuật khâu vá lỗ thông thường tạo nên sự xơ hóa ngay vùng phẫu thuật, sẽ để lại những di chứng lâu dài.5-7 Từ năm 1974, King và Mills lần đầu tiên trên thế giới đã bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ (dù đôi) với 5 ca đầu tiên có kết quả rất khả quan. Từ đó trở đi, dụng cụ bít lỗ TLN ngày càng được cải tiến tốt hơn và đa dạng hơn như: Rashkind, Clamsell, Amplatzer, Helex, STARFlex, Sideris Button,…Qua các phân tích gộp được công bố gần đây, kỹ thuật bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua ống thông cho thấy là một phương pháp an toàn, hiệu quả và hiện nay là điều trị đầu tay cho những trường hợp TLN lỗ thứ phát, trong khi phẫu thuật sẽ dành cho những trường hợp phức tạp.4,8-10 Trong thủ thuật bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua ống thông, thủ thuật can thiệp thường được hướng dẫn dưới siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ, Transoesophageal Echocardiography). Tuy nhiên khi sử dụng SATQTQ, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc an thần để tiền mê hoặc gây mê toàn thân và đôi khi cần đặt nội khí quản, gây khó chịu cho bệnh nhân và nguy cơ hít sặc.11,12 Sự phát triển gần đây của siêu âm tim trong buồng tim (SATTBT, Intracardiac echocardiography) đã hỗ trợ cho bác sĩ tim mạch can thiệp một phương tiện mới trong hướng dẫn can thiệp bít lỗ TLN. Lợi điểm chính của SATTBT là chất lượng hình ảnh rất tốt, đa diện, phổ Doppler màu rất rõ ràng, và bệnh nhân không cần gây mê và
  17. 2 không có nguy cơ tổn thương thực quản cũng như viêm phổi hít.13 Một ưu điểm phải kể đến của SATTBT là có thể được thực hiện bởi chính thủ thuật viên mà không cần đến một bác sĩ siêu âm tim đi kèm và SATTBT chỉ cần gây tê tại chỗ do đó SATTBT rút ngắn được thời gian soi huỳnh quang, thời gian thủ thuật và thời gian nằm viện.11,14,15 Đầu dò trong SATTBT linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát vách ngăn từ các góc khác nhau.16 Tính năng này của SATTBT cho phép khảo sát tốt phần dưới của vách liên nhĩ, đây là một phần quan trọng trong thủ thuật bít lỗ TLN.17 Chính những ưu điểm này mà SATTBT dần thay thế SATQTQ như một công cụ trong hướng dẫn các thủ thuật tim mạch, đặc biệt là bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua da.15 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá vai trò của SATTBT trong thủ thuật bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua ống thông và đa số cho thấy hiệu quả và an toàn trong ngắn hạn và dài hạn.14,18,19 Năm 2010, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thượng Nghĩa và cộng sự là báo cáo đầu tiên về vai trò của SATTBT trong bít lỗ TLN qua ống thông tại Việt Nam. Kết quả ghi nhận bít lỗ TLN bằng dụng cụ dưới hướng dẫn SATTBT là một biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh hiệu quả và an toàn.20 Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có nghiên cứu dài hạn nào có cỡ mẫu lớn hơn nhằm đánh giá về tính hiệu quả, an toàn trong ngắn hạn và dài hạn của SATTBT trong bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua ống thông tại Việt Nam. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá sự khác biệt về kích thước, giải phẫu lỗ thông liên nhĩ của siêu âm tim trong buồng tim với siêu âm tim qua thực quản dựa vào đường kính đo bằng bóng (Sizing balloon). 2. Đánh giá hiệu quả tức thì và sau 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim. 3. Xác định tỉ lệ biến chứng của phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm tim trong buồng tim.
  18. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan thông liên nhĩ 1.1.1. Định nghĩa thông liên nhĩ Thông liên nhĩ (TLN) là bệnh lý tim bẩm sinh trong đó có sự thông thương trực tiếp giữa hai buồng nhĩ, tạo luồng thông giữa tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi. Thông liên nhĩ có đặc điểm với sự tiến triển lâm sàng chậm do đó hầu hết trẻ em và thanh niên thường không có triệu chứng điển hình, góp phần vào việc chẩn đoán muộn, do đó TLN là bệnh lý tim bẩm sinh phổ biến nhất được chẩn đoán ở người trưởng thành, chiếm 25-30% tỉ lệ chẩn đoán mới.1 Các báo cáo trước đây cho rằng TLN đáng kể không được điều trị sẽ liên quan đến giảm tuổi thọ. Tỉ lệ tử vong thấp trong hai thập kỷ đầu đời (
  19. 4 ngày thứ 35, vách thứ phát (vách thứ hai) nằm bên phải vách nguyên phát phát triển cũng từ nóc tâm nhĩ xuống phủ lên gối nội mạc của vách liên thất (Hình 1.1b). Sự phát triển vách liên nhĩ hoàn chỉnh vào ngày thứ 60 nhưng vẫn tồn tại lỗ bầu dục trong suốt giai đoạn trong bào thai (Hình 1.1c). 1.1.3. Phân loại thông liên nhĩ Thông liên nhĩ được phân loại thành TLN lỗ thứ phát, lỗ nguyên phát, thể xoang tĩnh mạch và thể xoang vành (Hình 1.2). Hình 1.2 Các loại thông liên nhĩ “Nguồn: ESC, 2022” 1 Thông liên nhĩ lỗ thứ phát là loại phổ biến nhất (80%), nằm trong hố bầu dục do một hoặc nhiều khiếm khuyết trong vách liên nhĩ nguyên phát.22,23 Cần phải phân biệt giữa TLN lỗ thứ phát nhỏ và tồn tại lỗ bầu dục (PFO, patent foramen ovale) vì tình trạng sau không phải là sự thiếu hụt thực sự của mô vách liên nhĩ, mà thay vào đó là có một đường hầm thông thương giữa vách liên nhĩ nguyên phát và thứ phát, nằm ở phần trước trên vách liên nhĩ (Hình 1.2 A).1 Thông liên nhĩ lỗ nguyên phát còn được gọi là kênh nhĩ thất chung bán phần (chiếm 15%), nằm giữa bờ dưới của hố bầu dục ở phía trên và van nhĩ thất ở phía dưới, mà không có thành phần của tâm thất trong lỗ thông. Dị tật này có đặc điểm với một kênh chung nhĩ thất với 2 lỗ van riêng biệt, các van nhĩ thất trong dị tật này hầu như bất thường (Hình 1.2 C).1
  20. 5 Thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch thường nằm trong lỗ đổ của các tĩnh mạch chủ (TMC) trên và dưới. Thường gặp nhất là TLN xoang TMC trên chiếm 5% với sự khiếm khuyết mô ngăn cách giữa tĩnh mạch phổi trên phải với TMC trên. Các tĩnh mạch phổi từ phổi phải thường đổ vào TMC trên một cách bất thường. Ngược lại, TLN xoang TMC dưới hiếm gặp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2