intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Chiến lược phát triển cây điều

Chia sẻ: Ngan Phu Tai Tai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:127

291
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L, thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales, tên thương mại là Cashew nut tree. Ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta cây điều còn được gọi là cây Đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên như vậy vì nhìn vẻ bề ngoaì trái điều giống trái đào có hột nằm bên ngoaì , thực ra cái mà ta thường gọi là trái chỉ là phần cuống của trái phình to ra, còn trái chính là hạt điều....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Chiến lược phát triển cây điều

  1. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu 1 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  2. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÂY ĐIỀU VÀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐIỀU: 1.1.1. Tên gọi và xuất xứ: Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L, thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales, tên thương mại là Cashew nut tree. Ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta cây điều còn được gọi là cây Đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên nh ư vậy vì nhìn v ẻ b ề ngoai trái đi ều ̀ giống trái đào có hột nằm bên ngoai, thực ra cái mà ta th ường g ọi là trái ch ỉ là ̀ phần cuống của trái phình to ra, còn trái chính là hạt điều. Cây điều thuộc lọai cây gỗ, cao trung bình 6-10m; rễ cọc đâm rất nhanh; lá đơn, nguyên, dầy cuống ngắn; hoa nh ỏ màu vàng, g ồm 2 loai hoa là ̣ hoa đực và hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng. Th ời gian ra hoa kết trái là từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Cách đây vài thế kỷ cây điều chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở vùng đảo Ăngti, miền Đông Bắc Braxin và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, cư dân địa phương đã thu lượm trái và hạt điều để làm kh ẩu ph ần quan trọng trong bữa ăn của họ. Vào thế kỷ 16 khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm chiếm Nam Mỹ các Thủy thủ của họ đã mang hạt điều ra khỏi quê hương lãnh thổ của nó đem đến trồng thử tại một số thuộc địa ở Trung Mỹ, Đông Phi và Ấn Độ. Vì vậy có thể xem thời điểm này là m ốc th ời gian chuyển cây điều từ trạng thái hoang dã sang dạng giống cây trồng c ủa con người. Suốt mấy thế kỷ, kể từ khi cây điều được mang ra khỏi quê hương của nó, cây điều chỉ được trồng với mục đích che phủ đất, chống xói mòn là chính, còn việc sử dụng làm thực phẩm chỉ là mục tiêu kết h ợp. Đầu th ế kỷ 2 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  3. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu 20 khi những lô hàng nhân hạt điều đầu tiên nhập vào n ước M ỹ, đ ược th ị trường nước Mỹ tiêu thụ một cách nhanh chóng đã kích thích các nhà s ản xuất, kinh doanh đầu tư nghiên cứu, sản xuất và chế biến h ạt điều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trên thị trường thế giới. Cây điều có những sản phẩm sau: - Trái điều: chứa nhiều vitamin B và C, có thể ăn sống, nấu canh, ch ế biến làm nước giải khát, làm thức ăn gia súc … - Nhân hạt điều: có giá trị kinh tế cao nhất trong các sản ph ẩm c ủa cây điều, có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để ăn, sử dụng trong công ngh ệ ch ế biến thực phẩm (chocola, bánh, kẹo…) - Dầu vỏ hạt điều: được ly trích từ vỏ hạt điều trong quá trình ch ế biến tách nhân hạt điều, được sử dụng điều chế Verni, sơn chống thấm, d ầu sơn mài…, phần vỏ còn lại sau khi ly trích dầu được sử dụng làm chất đốt. - Lá và thân cây: được sử dụng làm dược liệu, hóa chất… - Gô: thân cây điều dùng để làm đồ mộc, nguyên liệu giấy… ̃ 1.1.2. Vai trò của cây điều đối với nền kinh tế Việt Nam và tỉnh BR-VT: 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam: Theo Tổng cục thống kê năm 2006 Việt Nam hiện có 327.800 ha điều, trong đó diện tích điều thu hoach là 219.000 ha, s ản l ượng h ạt đi ều thu hoach ̣ ̣ hàng năm là 238.368 tấn. Theo báo cáo năm 2006 của Cục thống kê của 23 tỉnh thành thì Vi ệt nam hiện có 349.000 ha điều, trong đó có 223.918 diện tích đang thu hoach, ̣ sản lượng thu hoach hàng năm là 238.368 tấn. ̣ Theo báo cáo của Hiệp hội điều Việt Nam thì sản lượng năm 2006 là 360.000 tấn, số liệu này đáng tin cậy hơn vì Hiệp h ội đi ều là đ ơn vị tr ực ti ếp thu mua hạt điều. Với sản lượng điều trên và nhập thêm 110.000 tấn hạt điều để đáp ứng công suất chế biến của trên 200 nhà máy chế biến hạt điều. 3 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  4. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu được 110.000 tấn nhân h ạt điều, với giá trị kim ngạch là 500.000.000 USD, đứng hàng thứ 2 trên th ế giới sau Ấn Độ về nhân điều thô xuất khẩu và đứng hàng th ứ tư về kim ngạch xu ất kh ẩu trong ngành nông nghiệp Việt Nam sau gạo, cao su và cà phê. Cùng với việc tạo kim ngạch cho quốc gia, ngành sản xuất chế biến hạt điều còn tạo công ăn việc làm cho trên 500.000 lao động, trong đó 200.000 cho lĩnh vực sản xu ất và 300.000 lao động cho lĩnh vực chế biến. Nhận thấy hiệu quả kinh tế và xã hội như trên, Chính ph ủ đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương chỉ đạo từ trung ương đến địa phương tập trung các nguồn lực phát triển cây điều để đến năm 2010 tổng di ện tích cây đi ều là 500.000 ha, sản lượng trên 400.000 tấn/năm. 1.1.2.2. Đối với nền kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu: Theo báo cáo của cục thống kê tỉnh BR-VT, diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2006 là 14.632 ha, trong đó diện tích thu hoach là ̣ 9.800 ha với sản lượng là 11.610 tấn. Toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy ch ế biến hạt điều với tổng công suất là 16.000 tấn hạt điều /năm, xu ất kh ẩu 3.800 t ấn nhân hạt điều đạt kim ngạch xuất khẩu 17.100.000 USD, đứng hàng th ứ 3 v ề kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp tỉnh BR-VT sau cao su và tiêu. Tạo công ăn việc làm cho 22.000 lao động trong khu vực nông thôn. 1.1.3. Tiềm năng và triển vọng của cây điều: 1.1.3.1. Tiềm năng và triển vọng cây điều trên thế giới: Hiện nay trên thế giới có trên 50 quốc gia có diện tích tr ồng đi ều, phân bố từ chí tuyến Bắc xuống đến chí tuyến Nam và thường tập trung ở các vùng đất ven biển. Từ giữa những năm 70 trở về trước diện ích trồng điều lớn nh ất thuộc về các nước Đông Phi như Môdămbic, Tandania, Kenia, Nigieria tiếp theo sau là Ấn Độ và Braxin. Nhưng từ thập niên 80 cho đ ến năm 2005 thì Ấn Đ ộ, Braxin đã có diện tích điều vượt qua các nước Đông Phi đ ể chi ếm v ị trí nh ất 4 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  5. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu nhì và Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có diện tích điều xếp hàng thứ 3 trên thế giới. Theo FAO ghi nhận thì trồng và buôn bán hạt và nhân điều đã có từ năm 1900, đến năm 1962 thì tổng khối lượng và giá trị buôn bán các sản ph ẩm từ điều trong 62 năm là 330.000 tấn và 46,2 triệu USD, do Ấn Độ và các nước Đông Phi sản xuất. Đến năm 2003 thì diện tích điều trên thế giới đã đạt được 3,17 triệu ha với sản lượng thu hoach được 1,52 triệu tấn tăng 4,61 lần, tạo ̣ ra giá trị hàng hóa trên 2 tỷ USD/ năm. Như vậy, ngành điều thế giới trong hơn 100 năm qua liên tục phát tri ển cả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; Song tốc độ tăng trưởng nhanh là từ năm 1975 đến 2005. Do nhu cầu về nhân hạt điều trên th ế giới ngày càng tăng cao và hiệu quả kinh tế của ngành điều tăng trưởng nhanh đã kích thích nhà sản xuất, nhà chế biến và thương lái tham gia đẩy nhanh t ốc đ ộ phát triển ngành điều. Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Khoa học Công nghệ đã tạo ra những giống điều có năng xuất cao, các quy trình kỹ thu ật s ản xu ất và chế biến ngày càng được hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh t ế c ủa cây điều. 1.1.3.2. Tiềm năng và triển vọng cây điều tại Viêt Nam: Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI, do các Giáo sĩ người Bồ Đào Nha hoặc các chủ đồn điền cao su người Pháp đem vào tr ồng th ử dưới dạng cây vườn phân tán ở một số tỉnh phía nam Việt Nam. Suốt một thời gian dài cây điều không được chú ý đến, nó phát triển một cách tự phát, được trồng để làm ranh hoặc cây bóng mát, sản phẩm chính c ủa nó là trái điều chứ không phải là hạt điều, mai đến năm 1981 cây điều mới được khai ̃ thác đúng theo giá trị kinh tế của nó. Cây điều được trồng ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp: Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên h ải Trung bộ và Đ ồng b ằng sông Cửu Long; trong đó Vùng Đông Nam bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Nhận thấy tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây điều, ngày 5 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  6. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu 07/05/1999 Chính phủ đã ban hành quyết định số 120/1999/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển điều đến năm 2010 với mục tiêu là xuất kh ẩu trên 100.000 tấn điều nhân; phát triển điều ở những vùng có điều kiện, kết h ợp cải tạo, thâm canh và trồng mới cây điều; Tăng thu nhập, giải quy ết vi ệc làm đối v ới vùng nghèo và hộ nghèo. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 433.546 ha đi ều thì ch ỉ có 128.737 ha trồng giống điều cao sản mới chiếm 29,69 %, còn lại 304.809 là trồng giống điều cũ. Qua bảng 1.1 ta thấy cây điều được trồng trên 23 Tỉnh, Thành. Phân b ố từ Quảng Trị đến Kiên Giang, chia làm 5 vùng, trong đó vùng có diện tích và hiệu quả kinh tế cao nhất là vùng miền Đông Nam bộ. Đây là vùng có tiềm năng nhất để phát triển cây điều cả về năng suất và diện tích. Bảng 1.1: Diện tích điều phân theo đơn vị Hành chánh năm 2006. Diện tích điều Số huyện, Số huyện, Sốphường, STT HẠNG MỤC thị xã có thị có trên năm 2006 xã có trên trồng điều (ha) >1000 ha >300 ha Vùng bắc trung bộ I 80 3 Quảng Trị 1 80 3 II Vùng DHTB 33.684 39 9 27 Quảng Nam 2 1667,0 6 Quảng Ngai ̃ 3 3414,0 7 Bình Định 4 18.690,0 11 6 27 5 Phú Yên 4.320,0 8 1 6 Khánh Hòa 5.593,0 7 2 III Vùng Tây Nguyên 88.871,0 45 23 71 7 Kontum 894,0 6 8 Gia Lai 19.727,0 12 7 22 9 Đăk Lăk 35.505,0 13 7 18 10 Đăk Nông 20.939,0 7 6 17 Lâm Đồng 11 11.806,0 7 3 14 Vùng Đông nam bộ IV 308.236,0 Ninh thuận 12 5.220,0 5 2 Bình Thuận 13 27.783,0 10 7 31 14 TP.HCM 512,0 2 Bình Dương 15 10.591,0 7 3 11 16 Tây Ninh 5.145,0 8 2 Đồng Nai 17 50.092,0 11 9 31 18 BR-VT 14.632,0 7 3 15 6 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  7. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu Bình Phước 19 196.029,0 8 8 60 V Vùng ĐBSCL 2.675,0 13 20 Long An 75,0 3 21 An Giang 941,0 3 21 Kiên Giang 1.305,0 4 23 Trà Vinh 354,0 3 Cộng 433.546,0 158 66 246 Nguồn: Thống kê của các tỉnh thành Theo các nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp, năm 1975 Việt Nam có 500 ha điều trồng dưới dạng phân tán, đến năm 1995 có 190.300 ha đa số được trồng dưới dạng tập trung (>0,1 ha), năng xuất 500 kg/ha và đ ến năm 2005 có 433.000 ha, năng xuất 1.060 kg/ha, như vậy diện tích tăng h ơn 800 l ần so v ới năm 1975 và năng xuất tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Năm 1988 Vi ệt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân h ạt điều, thì đ ến năm 2005 Vi ệt Nam xuất ra thị trường thế giới 110.000 tấn, tăng 3,7 lần. Nhìn chung ta thấy cây điều đã tăng rất nhanh về diện tích cũng như năng suất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển cây điều tại Việt Nam. Năm 1988 Việt Nam chỉ có 3 cơ sở chế biến hạt điều với tổng công suất là 1000 tấn /năm, thì đến năm 2006 đã có 245 cơ sở ch ế biến hạt đi ều với tổng công suất thiết kế là 731.000 tấn/năm, trong đó có 7 doanh nghiệp ̣ đạt tiêu chuẩn HACCP và 6 doanh nghiệp được cấp chứng ch ỉ ISO - 9001, với công suất này nguồn nguyên liệu trong nước phải tăng gấp đôi mới đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở chế biến. Ngành công nghệ chế biến đã có sự tăng trưởng cao, nhờ đã tận dụng tốt các thuận lợi, thi ết bị sản xu ất trong nước, thiết bị công nghệ luôn được cải tiến nên đã sản xuất ra nhân đi ều đạt chất lượng và tỷ lệ thu hồi cao. Thị trường xuất khẩu chủ lực của nhân điều Việt - Nam là Mỹ: 42%, Trung Quốc: 17%, EU:20%, Australia, Canada, Nhật…và đang được mở rộng. Nhiều nhà nhập khẩu của EU, Mỹ đã đánh giá chất lượng nhân điều VN thơm ngon hàng đầu thế giới. Ngoài sản phẩm chính là nhân điều, mỗi năm ta 7 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  8. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu còn sản xuất 15.000 tấn dầu vỏ hạt điều do 10 cơ s ở ch ế bi ến d ầu s ản xu ất, tạo thêm 6,45 triệu USD. Song song với sự phát triển của ngành điều, các nhà Khoa h ọc Nông nghiệp Việt Nam cũng đầu tư nghiên cứu để tìm ra nh ững gi ống đi ều mới có năng xuất cao, những quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu b ệnh góp ph ần làm tăng năng suất cây điều, cụ thể như Viện khoa học kỹ thuật miền Nam, Vi ện cây lâm nghiệp, Viện cây ăn quả… Các chương trình khuyến nông từ Trung ương đến địa phương đều ưu tiên cho công tác phát triển cây điều với các biện pháp tập hu ấn, chuy ển giao kỹ thuật và đầu tư hỗ trợ vốn các mô hình đầu tư thâm canh, cải tạo diện tích điều giống cũ và trồng mới giống điều cao sản. Bảng1.2: Diện tích , năng suất và sản lượng điều từ 1996-2006. Diện tích điều tổng số Diện tích điều thu hoach ̣ Năng Suất Sản ( Tấn/ha ) lượng ( ha ) (ha) ( Tấn ) 1996 190.373 95.754 0,56 53.491 1997 197.081 107.801 0,55 58.837 1998 204.455 117.835 0,54 63.161 1999 193.537 139.681 0,39 55.118 2000 188.069 148.838 0,40 59.721 2001 199.274 146.518 0,64 94.069 2002 214.594 161.957 0,74 119.461 2003 240.645 176.442 0,83 145.751 2004 261.406 186.663 0,91 168.973 2005 297.524 201.892 0,99 200.367 2006 349.674 223.918 1,06 238.368 Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Với những ưu thế và những kết quả đạt được trong những năm qua, cây điều đã hoàn toàn khẳng định được tiềm năng và triển vọng tốt trong hệ thống giống cây trồng tại Việt Nam. Bảng 1.3: Phân loai các cơ sở chế biến theo công suất. ̣ Công suất (tấn/năm ) Số lượng ( cơ sở ) 8 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  9. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu > 10.000 13 5.000 – 10.000 25 2.000 - 5.000 50 < 2.000 126 ̀ ̣ ̣ ̀ ̣ Nguôn: Hiêp hôi điêu Viêt Nam 1.1.3.3. Tiềm năng và triển vọng cây điều tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.352 mm/năm, nhiệt độ biến thiên từ 25 - 37 độ C, đất thuộc nhóm rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát dục của cây điều, tổng diện tích quy hoach có ̣ thể trồng điều là 19.000 ha, hàng năm Tỉnh đều dành một khoản ngân sách đ ể đầu tư các mô hình trồng mới điều cao sản, đầu t ư thâm canh cây đi ều gi ống cu, lực lượng trong nông nghiệp chiếm 56,4% dân số ( toàn tỉnh có 900.000 ̃ dân ), có 6 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất thiết kế là 16.000 tấn/năm. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nghị quyết và phê duy ệt quy hoach ngành nông nghiệp đến năm 2020, trong đó phát triển cây điều với diện ̣ tích là 19.000ha, năng xuất trên 2 tấn/ha. Với những yếu tố trên Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ đi ều ki ện: chính sách, kỹ thuật, con người, thiên nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển cây điều. 1.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÁT TRI ỂN CÂY ĐIỀU: Hiệu quả kinh tế của cây điều, được gắn liền với 3 đối tượng . Để thấy rỏ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc phát triển cây điều một cách toàn diện, chúng ta phải đánh giá trên 3 đối tượng có liên quan trực tiếp và 1 yếu tố liên quan gián tiếp là: - Người trực tiếp sản xuất - Thương lái (người mua gom và các chủ vựa hoặc đại lý thu mua ) - Doanh nghiệp chế biến hạt điều. 9 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  10. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu - Đối với xã hội. 1.2.1.Hiệu quả kinh tế đối với người trực tiếp sản xuất: Người trực tiếp sản xuất ở đây chính là Nông dân, h ọ đã tr ực ti ếp t ạo ra s ản phẩm khởi đầu là hạt điều, nguyên liệu dùng trong công nghi ệp ch ế bi ến h ạt điều, đây là khâu quan trọng nhất, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, chính sách về phát triển nông nghiệp của nhà nước việc trồng cây gì chỉ mang tính định hướng, còn trồng cây gì? Có đầu tư thâm canh hay không? trên m ảnh đất của mình là do người nông dân quyết định, nếu cây trồng đó đem lại nhiều lợi ích cho họ hơn những cây trồng khác trong cùng một điều kiện. Nông dân đa số là những người có trình độ văn hóa thấp, có thu nh ập thấp, trước đây (năm 2000 trở về trước) những Nông dân trồng điều luôn nghỉ rằng cây điều là cây của nhà nghèo, không cần phải đầu tư (quan niệm này đã có từ lâu), thích hợp với điều kiện về vốn và trình độ k ỹ thu ật c ủa h ọ. Thu nhập từ cây điều chỉ là nguồn thu nhập thêm, không phải là nguồn thu nhập chính của họ. Nhưng kể từ khi nhà nước có những ch ủ trương chính sách phát triển cây điều trở thành một trong những cây chủ l ực đ ể xu ất kh ẩu và nhất là giá hạt điều tăng cao, làm thu nhập từ cây điều cao h ơn thu nhập chính của họ (trồng lúa, bắp), đã tạo ra những chuy ển biến m ới cho người nông dân, họ nhận thức được hiệu quả kinh tế do cây điều mang lại, đã làm động lực cho cây điều phát triển về diện tích, sản lượng với tốc độ hơn 20%/năm. Tuy nhận thức về cây điều là cây thích nghi rộng, có kh ả năng ch ịu hạn, không kén đất, cây của nhà nghèo, song để điều trở thành cây kinh t ế (cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm), sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt và dầu điều xuất khẩu, nông hộ luôn gặp phải không ít khó khăn ; trong đó khó khăn lớn nhất là thi ếu chính sách (74,29% số hộ), kế đến là thiếu hiểu biết tiến bộ kỹ thuật (58,57%), thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường,... Riêng giống điều đã được tập trung 10 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  11. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu giải quyết trong 6 năm (2000 - 2005) nên mức độ khó khăn ch ỉ: 23,0 - 33,57% số hộ. Bên cạnh đó, 2 khó khăn khách quan là khí hậu - th ời ti ết và sâu b ệnh cũng đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất điều tại nông h ộ (th ực t ế nhi ều hộ bị thua lỗ vì khó khăn này). Đây là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất do các y ếu tố th ời ti ết, sâu bệnh và giá thu mua hạt điều. Hiệu quả kinh tế của cây điều đối với người trực tiếp s ản xuất tùy thuộc vào 4 yếu tố: chi phí đầu tư, năng suất, chất lượng và giá hạt điều. Ngoài hiệu quả kinh tế, người nông dân còn có một số lợi ích như sau: - Vốn đầu tư thấp - Tận dụng được nguồn lao động nhàn rôi (nhỏ, già yếu ) khi thu ̃ hoạch. - Trái điều ủ men làm thức ăn cho bò. 1.2.2. Hiệu quả kinh tế đối với Thương lái : Thương lái (người mua gom và chủ vựa hoặc đại lý thu mua hạt đi ều) bắt đầu xuất hiện từ năm 1986 và phát triển mạnh từ sau năm 2000. Thành tựu và kết quả có được của ngành điều những năm qua có một phần đóng góp của thương lái, hơn 80% hạt điều thô các cơ sở chế biến mua từ th ương lái. Thống kê sơ bộ tại các địa phương trồng điều tập trung như: tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu,… có hơn 3.000 thương lái đảm trách việc thu mua hạt điều, trong đó nhi ều nh ất là ở t ỉnh Bình Phước (hơn 1.000 thương lái). Thương lái am hiểu mùa vụ thu hoạch điều của từng xã, huyện có trồng điều, nhạy bén với th ị trường; đặc bi ệt thương lái đã thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ và trang trại trồng đi ều với những cơ sở chế biến hạt điều, nhất là các công ty chế biến xuất khẩu hạt điều công suất lớn, công nghệ chế biến đã được cấp giấy chứng nh ận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, HACCAP… 11 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  12. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu Tuy nhiên, cũng có không ít người mua gom hoạt động có tính thời vụ, quy mô nhỏ, năng lực, trình độ thấp, ít vốn hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp, ít hợp tác chia sẽ thị trường mua và bán hạt điều, nên chất lượng hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thương lái hoạt động thu mua hạt điều theo 3 kênh tiêu thụ như sau: - Kênh 1: Nông hộ trồng điều → Thương lái mua gom → Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua hạt điều → Doanh nghiệp chế biến hạt điều. - Kênh 2: Nông hộ trồng điều → Thương lái mua gom→ Trạm thu mua h ạt điều của Doanh nghiệp chế biến. - Kênh 3: Nông hộ trồng điều→Thương lái mua gom→Đại lý thu mua→ Trạm thu mua hạt điều của doanh nghiệp chế biến, quy mô nhỏ tại địa phương, Nhà máy chế biến hạt điều của địa phương khác. Nói chung, hạt điều có số lượng lớn được thu mua qua 2 - 3 nhà thu mua mới đến cơ sở chế biến, đã làm tăng giá thành h ạt đi ều nguyên li ệu. Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp chế biến hạt điều ký hợp đồng tiêu thụ theo Quyết định số 80/QĐ-TTg. Hoạt động của Thương lái theo 3 kênh nêu trên đã xảy ra một số tồn tại : - Hiện tượng tranh mua - tranh bán, tạo nên "thị trường ảo" cho cả người trồng điều và doanh nghiệp chế biến hạt điều. - Xuất hiện tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào h ạt điều làm gi ảm chất lượng hạt điều nguyên liệu khi bán cho doanh nghiệp chế biến. - Phát sinh việc "buôn bán lòng vòng" hạt điều, nhất là ở những năm điều sản xuất trong nước giảm sản lượng và giá xuất khẩu nhân đi ều ở mức cao (1999 và 2005). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu mua hạt điều còn có các tồn tại kể trên là do mối liên kết giữa sản xuất - thu mua - ch ế biến hạt điều chưa thật vững chắc, chưa hình thành trên quan điểm chia s ẻ quyền lợi một cách hợp lý; đặc biệt là thiếu vai trò đi ều hành qu ản lý theo c ơ 12 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  13. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu chế thị trường của các cơ quan chức năng. Trên thực tế còn để cho quy luật thị trường tự điều tiết là chính, vai trò của Hiệp hội cây điều Việt Nam và Nhà nước ít phát huy tác dụng. Thành phần này thường là những người thu mua nông s ản (cà phê, tiêu, bắp …). Hiệu quả kinh tế của họ phụ thuộc vào số l ượng h ạt đi ều thu mua, phương pháp tổ chức thu mua và phương tiện vận chuyển. Trong ngành điều đây là đối tượng ít bị rui ro nhất, vì họ ch ỉ là khâu ̉ trung gian lưu chuyển hạt điều từ nhà sản xuất đến nhà chế biến. 1.2.3. Hiệu quả kinh tế đối với Doanh nghiệp chế biến hạt điều: Doanh nghiệp chế biến hạt điều là đơn vị làm tăng giá trị c ủa h ạt đi ều thông qua công đoạn chế biến, các Doanh nghiệp này gồm nhiều thành phần kinh tế như Quốc doanh, Công ty Cổ phần, Công ty trách nhi ệm H ữu h ạn, Doanh nghiệp tư nhân…, họ liên kết với nhau thành lập Hiệp h ội đi ều Vi ệt – Nam, hoat động với mục đích bảo vệ quyền lợi của các doanh nghi ệp ch ế ̣ biến điều, nhưng trên thực tế hiệp hội điều chưa thể hiện được m ục đích này, đôi khi còn gây tổn hại kinh tế cho một số Doanh nghi ệp (Ch ủ t ịch hi ệp hội thống nhất giá mua cho các doanh nghiệp, nhưng chính Công ty của ch ủ tịch lại nâng giá thu mua lên). Công viêc của các doanh nghi ệp gồm nh ững việc sau: - Thu mua hạt điều trực tiếp từ nông dân, từ thương lái . - Định giá thu mua hạt điều. - Chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ hạt điều. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp chế biến hạt điều phụ thu ộc rất l ớn vào các yếu tố sau: định giá thu mua hạt điều, chất lượng hạt điều, công nghệ chế biến và giá nhân điều trên thị trường thế giới. Lợi ích kinh tế của ba đối tượng trên phải được đảm bảo và phân ph ối tỷ lệ một cách hợp lý, sẽ có tác dụng hỗ tương giúp cây điều phát triển. Cơ 13 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  14. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận hợp lý nhất là: Nông dân 62-64%; thu mua 13- 14%; chế biến xuất khẩu 22-25%. 1.2.4. Hiệu quả đối với Xã hội: Cây điều không những mang lợi ích trực tiếp cho ngành điều mà nó còn mang lợi ích gián tiếp cho xã hội, cụ thể như sau: - Tạo công việc có thu nhập ổn định cho 500.000 lao đ ộng; trong đó công nghiệp chế biến và xuất khẩu là 300.000 người, Nông nghiệp là 185.000 người và dịch vụ là 15.000 người. - Với số lượng điêu nhân xuât khâu là 100.000tân/năm, đã đem về 500tr ̀ ́ ̉ ́ USD về cho đất nước. - Góp phần phủ nhanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ làm gi ảm nguy cơ suy thoái môi trường. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU: 1.3.1. Quy hoach tổng thể phát triển cây điều: ̣ Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc định hướng phát triển cây điều trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng. Nó giúp xác định vùng nào có khả năng trồng điều và quy mô diện tích của vùng đó, khả năng cạnh tranh của cây điều đối với một số giống cây trồng khác, tạo ra một khu vực hàng hóa, xây dựng những nhà máy chế biến hạt điều, hình thành nên những vùng sản xuất và chế biến hạt điều khép kín, tiết kiệm được nhiều chi phí. Cụ thể là trước khi Thủ Tướng ban hành Quyết định số 120/1999/QĐ- TTg (về việc phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm 2010, trong đó có quy hoach cụ thể những vùng ưu tiên phát triển cây điều) thì diện tích trồng đi ều ̣ tăng giảm không ổn định qua các năm, như năm 1997 diện tích là 204.455 ha, năm 1998 giảm còn 193.537 ha và năm 1999 giảm còn 188.069 ha. Sau khi QĐ 120/1999/QĐ-TTg được ban hành thì đến năm 2005 diện tích đã tăng với m ức 14 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  15. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu độ khá cao lên 433.000 ha, tăng bình quân 11,9% năm. Năng xuất cây đi ều t ừ 0,4 tấn/ ha năm 1999 đã tăng lên 1,06 tấn/ha năm 2005. Các cơ sở ch ế bi ến hạt điều từ 60 nhà máy năm 1998 đã tăng lên 245 nhà máy năm 2006, trong đó tỉnh Bình Phước là tỉnh có diện tích điều tăng cao nhất cũng có số nhà máy tăng nhanh nhất: 126 nhà máy. 1.3.2. Giá và nhu cầu hạt điều: Cũng như các lọai sản phẩm nông nghiệp khác, hiệu quả kinh tế cây điều tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố giá bán nhân hạt điều, giá bán nhân hạt điều cao thì giá thu mua hạt điều cao và ng ược l ại. Giá nhân h ạt đi ều l ại tùy thuộc vào cung và cầu trên thị trường thế giới. Nó làm cho Nông dân quy ết định trồng hay không trồng, phá bỏ hay giử lại, thâm canh hay không thâm canh. Điển hình là năm 1997 giá thu mua hạt điều xuống th ấp thì năm 1998 diện tích điều từ 204.455 ha giảm xuống còn 193.537 ha, hoặc nh ư trường hợp cây cà phê năm 1999, nông dân đã chặt bỏ hàng chục ngàn ha và bỏ không đầu tư chăm sóc hàng trăm ngàn ha. 1.3.3.Các yếu tố kỹ thuật: Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây điều chính là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt điều, các yếu t ố này bao gồm: Lọai đất, Giống, Các lọai sâu bệnh, Kỹ thuật canh tác và thâm canh. Đây là khâu quan trọng nhất, phức tạp nhất, quyết định thành bại của việc phát triển cây điều, bởi vì từ trước đến nay nông dân quan niệm cây điều là cây của nhà nghèo, không cần phải chú ý đầu tư, đưa đến h ậu qu ả năng suất thấp, không thể cạnh tranh với một số giống cây trồng khác . 1.3.3.1.Lọai đất: Cây điều có thể phát triển trên những lọai đất: Đất đỏ bazan, đ ất xám, đất cát biển đã phân hóa phẫu diện và đất đỏ vàng khác.Trên đất Bazan, cây điều cho năng xuất cao nhất, thứ tự kế tiếp là lọai đất xám, đ ất cát bi ển, đ ất đỏ vàng khác. ( xem bảng 1.4 ) 15 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  16. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu Bảng 1.4 : Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất điều trên các loại đất Điều trồng trên đất bazan Điều trồng trên đất xám và đất cát Đ/t.thấ Đ/tthấ Đ/t cao Đ/t.TB p Đ/t.Cao Đ/t.TB p Tổng chi phí(1000) 6340,23 4894,91 3938,72 6996,59 6277,59 4335,10 + Chi phí vật chất 1172,50 802,50 425,00 1465,00 1320,00 580,00 +Lao động sống 2550,00 2250,00 1950,00 2700,00 2700,00 2100,00 +Chi phí khác 2617,73 1842,41 1563,72 2831,59 2257,59 1655,10 Tổng doanh thu (1000đ) 12880,00 9200,00 6992,00 11040,00 7820,00 5060,00 + Năng suất(tấn/ha) 1400,00 1000,00 760,00 1200,00 850,00 550,00 + Giá mua ( đ/kg ) 9.200 9.200 9.200 9.200 9.200 9.200 Hiệu quả + Lợi nhuận(1000) 6539,77 4305,09 3053,28 4043,41 1542,41 724,90 + Thu nhập (1000đ) 9089,77 6555,09 5003,28 6743,41 4242,41 2824,90 + Giá thành (đ/kg) 4,53 4,89 5,18 5,83 7,39 7,88 Nguôn:bao cao hôi nghị về cây điêu 2007 ̀ ́ ́ ̣ 1.3.3.2. Giống: Từ năm 2000 trở về trước giống điều được sử dụng để trồng là những giống điều cũ, không xác định được là giống gì, được trồng bằng phương pháp gieo hạt, năng suất thấp ( 400 kg/ha ), chất l ượng h ạt không đ ồng nh ất ( trên 200 hat mới được 1kg ), thời gian bắt đầu khai thác ch ậm ( trên 3 năm mới có trái ). Hiện nay các cơ sở khoa học nghiên cứu cây điều trong nước, bằng những biện pháp chọn lọc, lai tạo các giống điều địa phương và nhập nội, đã tạo ra những giống điều có năng suất và ch ất lượng cao, đã được ngành điều công nhận như: PN1, BO1, LG1.. . Giống được sản xuất bằng 2 phương thức: ghép cành và hạt, phương thức ghép cành mau cho trái hơn là trồng bằng hạt. Nh ững gi ống đi ều này có tiềm năng về năng suất khoản 3 tấn/ha – 4 tấn/ha, n ếu đ ược đ ầu t ư thâm 16 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  17. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu canh đúng kỹ thuật. ( xem bảng 1.5 ) Bảng 1.5 : Năng suất và chất lượng một số giống điều. Năng xuất cây( kg/cây) K/cởhạt Tl nhân Đ/ kính Giống C/caocây(m) tán(m) (kg/cây) (%) 2004 2005 2006 TL2/11 3,68 4,93 2,2 7,4 8,9 148,0 28,1 TL6/3 3,67 4,76 2,5 5,3 6,4 137,3 28,7 TL11/2 3,42 4,92 2,4 5,1 6,2 135,3 30,0 BO 1 4,32 5,04 0,9 4,9 5,9 165,0 30,4 PN1 4,94 4,30 1,2 4,7 5,6 157,6 32,0 Nguồn: Phạm Văn Biên: Các giống điều có triển vọng ở vùng Đông Nam bộ Trọng lượng và chất lượng hạt điều tùy thuộc vào giống, kỹ thuật chăm sóc, thời điểm thu hoạch…, hạt điều lớn thì chi phí ch ế bi ến gi ảm, giá bán cao. 1.3.3.3. Tình trạng sâu bệnh: Cây điều là 1 lọai cây lâu năm nên có rất nhiều sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây điều. 1.3.3.3.1 Sâu hại: Có nhiều loại sâu hại điều, nhưng chỉ liệt kê một s ố loài chính th ường gặp và gây hại lớn trên cây điều: bọ xít muỗi, Xén tóc, đục thân và r ễ cây, cầu cấu xanh, sâu róm đỏ. 1.3.3.3.2. Bệnh hại: Bệnh hại thường gây thiệt hại cho cây con và cây đang ương trong vườn, có 2 lọai bệnh hại chính: Bệnh thối rễ ở cây ương, bệnh chết khô. 1.3.3.4. Kỹ thuật chăm sóc thâm canh: Yêu cầu kỹ thuật là làm sao cho cây điều được cung cấp và s ử dụng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết một cách hiệu quả nhất. Vấn đề này các 17 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  18. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu nông dân ít quan tâm đến vì họ luôn quan niệm rằng cây điều là cây của nhà nghèo, không cần phải đầu tư chăm sóc. Có 3 biện pháp kỹ thuật thâm canh: 1.3.3.4.1. Tỉa cành, tạo tán: Chặt bỏ những cành, nhánh không hoặc ít hiệu quả để cây t ập trung chất dinh dưỡng nuôi dưỡng những cành, nhánh có hiệu quả hơn. Th ực hi ện công việc này một năm 2 lần: lần 1, vào thời điểm trước khi cây ra hoa 2 tháng; lần 2, sau khi thu hoach. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoai nước ̣ ̀ cho thấy việc tỉa cành, tạo tán làm cây điều tăng sản lượng thêm 15-20%. 1.3.3.4.2. Bón phân và vun xới gốc: Cây điều cũng giống như các giống cây trồng khác cần ph ải được cung cấp nhu cầu cho sự sinh trưởng và phát dục. Vì vậy muốn cây điều có năng suất, mỗi năm đều phải bón phân để cung cấp thêm ch ất dinh dưỡng cho nhu cầu sản xuất của cây, số lượng, loai phân và thời điểm bón phân phải chính ̣ xác. Nếu không thực hiện đúng nhhững yêu cầu này sẽ đưa đến sự thiệt hại kinh tế không nhỏ, bao gồm chi phí vật tư nông nghi ệp, công lao đ ộng và nhất là năng suất giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Bảng 1. 6 : Liều lượng phân bón cho cây điều thời kỳ khai thác: Tuổi cây (năm) Đợt bón Loai phân bón (g/cây/đợt ) ̣ URE SUPER LÂN KCL 3 1 500 600 170 2 430 800 220 Mỗi năm tăng 20-30% tùy theo năng xuất 4-7 Điều chỉnh tùy theo tình trạng sinh trưởng và năng xuất >8 Nguôn: Tiến sỉ Nguyễn xuân Trường Bón phân cho cây ̀ điều Vun xới gốc để đất tơi xốp, thông thoang, tăng trao đổi Oxy cho quá ́ trình phân giải, giảm lượng nước bốc hơi nhưng lại hấp thụ được nhiều 18 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  19. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu nước. 1.3.3.4.3. Diệt trừ cỏ dại: Định kỳ diệt cỏ dại, để cây điều sử dụng được toan bộ chất dinh ̀ dưỡng được cung câp. ́ 1.3.4. Môi trường tự nhiên: Miền nam Việt Nam là một vùng nhiệt đới, có khí h ậu gió mùa, th ời ti ết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đ ến thang 11, nên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát dục của cây điều. Tuy ́ nhiên theo kết quả năng suất trong những năm vừa qua thì ch ỉ có một số t ỉnh như Đồng Nai, Bình Phước, Dălăk, Dăk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu là có môi trường tự nhiên thích hợp nhất, các tỉnh Duyên h ải Trung bộ và t ỉnh Kon Tum ít thích hợp với cây điều. Môi trường tự nhiên thích hợp với cây điều nhưng cũng thích hợp cho sự phát triển của một số côn trùng, sâu bệnh có hại như: Bọ xít muỗi, bệnh Thán thư…, chúng có thể gây giảm năng suất từ 5-40%. 1.3.5. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hiện nay chính sách phát triển nền kinh tế của nước ta đang chuy ển dần sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghỉa có sự quản lý của Nhà nước, cho nên hiệu quả kinh tế của cây điều chịu tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh và sự quản lý của nhà nước. Ngành nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, người nông dân rất nghèo. Vì vậy muốn thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp thì Chính phủ từ Trung ương đến địa ph ương cần ph ải có nh ững ch ủ trương chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn cho nông dân. 1.3.6. Quy trình và thiết bị công nghệ chế biến: Từ hạt điều có thể cho ra nhiều loại sản phẩm, trong nôi dung đề tài này chỉ quan tâm đến sản phẩm chính là nhân hạt điều, vì v ậy ta ch ỉ phân tích qui trình và công nghệ chế biến nhân hạt điều. 19 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
  20. Chieán Löôïc phaùt trieån caây ñieàu - Quy trình chế biến hạt điều gồm những công đoan sau: xử lý hạt à ̣ cắt tách vỏ cứng àcạo vỏ lụa àphân lọai đóng gói, thực hiện tốt quy trình này thì tỷ lệ thu hồi rất cao, phẩm cấp nhân đi ều đ ược nâng lên làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. - Thiết bị công nghệ chế biến hạt điều đều được chế tạo trong nước, giá thành chỉ bằng 1/3 - 1/4 thiết bị nhập ngọai, nh ưng ch ất l ượng s ản ph ẩm và tỷ lệ thu hồi lại cao hơn , đây là một lợi thế làm giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành sản phẩm. 1.3.7. Yếu tố Xã hội: Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cây điều Quy hoạch tổng thể Môi trường tự nhiên Hiệu quả Chính sách kinh Giá và nhu cầu tế Công nghệ kỹ thuật chế biến xã Kỹ thuật Yếu tố xã hội hội - Các hộ nông dân, thương lái và đại lý thu mua do ham l ợi đã có nh ững hành vi gian lận như trộn cát, ngâm nước… vào hạt điều để làm tăng trọng lượng hạt điều thô giao cho các cơ sở chế biến. Mua bán lòng vòng làm tăng giá. - Nạn trộm cắp hạt điều đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi, ng ười s ản xuất phải bỏ công việc đồng án để canh giữ kẻ trộm, thu hoach hạt chưa đ ến ̣ độ chín, làm năng suất chất lượng hạt điều giảm. - Sự tăng trưởng về kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu nhân hạt điều th ị trường trong nước. 20 Haø LaâmQuyønh– Lv.TS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2