intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH (QUA TƢ LIỆU CỦA ĐÀI PT - TH THÁI NGUYÊN)

Chia sẻ: Carol123 Carol123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

520
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ học hiện nay quan tâm nhiều đến ngôn ngữ ứng dụng. Ngôn ngữ ứng dụng trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong đó có ngôn ngữ truyền hình có một vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với một đài PTTH địa phƣơng nhƣ đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên (PTTH TN). Sử dụng ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề đƣợc xã hội rất quan tâm hiện nay trƣớc thực tế sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chƣa tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí. Vấn đề này đã thu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH (QUA TƢ LIỆU CỦA ĐÀI PT - TH THÁI NGUYÊN)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------00------------ LÊ THỊ NHUNG ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH (QUA TƢ LIỆU CỦA ĐÀI PT - TH THÁI NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------00------------ LÊ THỊ NHUNG ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH (QUA TƢ LIỆU CỦA ĐÀI PT - TH THÁI NGUYÊN) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS – TS. Đỗ Việt Hùng THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 9 6. Đóng góp mới......................................................................................... 9 7. Bố cục luận văn .................................................................................... 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 11 1. 1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí ............................................................. 11 1.1. 1. Báo chí .......................................................................................... 11 1.1. 2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí .................................................. 12 1.1. 3. Đặc điểm phong cách của ngôn ngữ báo chí .................................. 13 1.1.4. Giới thiệu về truyền hình ................................................................ 15 1.1.5. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn trong báo chí ................................. 19 1.2. Giới thiệu về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên.................... 26 1. 2.1. Về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên................................ 26 1.2.2. Về Chƣơng trình Thời sự của Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên 27 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN BẢN VIẾT................................................................................. 37 2.1. Đặc điểm từ ngữ ................................................................................ 37 2.1.1. Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa gọt giũa ........................................ 37 2.1.2. Sử dụng nhiều từ ngữ thƣa gửi, đƣa đẩy ......................................... 38 2.1.3. Sử dụng nhiều số từ ........................................................................ 41 2.2.4. Chủ yếu dùng từ một nghĩa ( ít dùng từ đa nghĩa) ........................... 46 2.1.5.Dùng từ dễ hiều, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. ....................................................................................................... 47 2.1.6. Sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm . 48 2.1.7. Sử dụng nhiều danh từ riêng - tên riêng .......................................... 49 2.1.8. Sử dụng khá nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành ........................ 50 2.1.9. Sử dụng nhiều từ ngữ Hán – Việt.................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 2.2. Đặc điểm câu ..................................................................................... 52 2.2.1. Thƣờng sử dụng câu ngắn .............................................................. 53 2.2.2. Sử dụng đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. ............ 55 2.3. Đặc điểm văn bản .............................................................................. 61 2.3.1. Dung lƣợng của văn bản thƣờng ngắn ............................................ 61 2.3.2. Các văn bản đều có nhan đề ( tít) .................................................... 62 2.3.2. Các văn bản đƣợc liên kết chặt chẽ ................................................. 64 Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN BẢN PHÁT THANH ................................................................................... 74 3.1. Việc thể hiện văn bản ( phát thanh) bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.......................................................................................................... 74 3.2. Về đặc điểm phát âm ....................................................................... 77 3.2.1. Các văn bản đƣợc phát âm chuẩn so với giọng Hà nội .................... 77 3.3.2. Ngữ điệu thể hiện các chức năng ngữ pháp ................................... 83 3.3.3. Thể hiện chức năng biểu cảm.......................................................... 85 3.3.4. Thể hiện chức năng Lô gic ............................................................ 90 3.3.5. Thể hiện chức năng dụng học ........................................................ 91 3. 4 . Ngữ điệu xử lý cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản .................. 93 3. 5. Chiến lƣợc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ ....................................... 95 3.6. Tiểu kết ............................................................................................. 96 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ học hiện nay quan tâm nhiều đến ngôn ngữ ứng dụng. Ngôn ngữ ứng dụng trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong đó có ngôn ngữ truyền hình có một vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với một đài PTTH địa phƣơng nhƣ đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên (PTTH TN). Sử dụng ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề đƣợc xã hội rất quan tâm hiện nay trƣớc thực tế sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chƣa tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, của các nhà ngôn ngữ học và đông đảo các tầng lớp bạn đọc, khán giả. 1.2. Đài PTTH TN đã có 18 năm hoạt động và phát triển lĩnh vực truyền hình, song chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách căn bản về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các chƣơng trình của đài, đặc biệt là ngôn ngữ sử dụng trong chƣơng trình Thời sự, một chƣơng trình đƣợc nhiều khán giả quan tâm, và đƣợc coi nhƣ chƣơng trình “đinh”, chƣơng trình “xƣơng sống” của các Đài PTTH. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, việc đánh giá những ƣu điểm để phát huy và hạn chế để khắc phục, hoặc từ đó lựa chọn phƣơng án sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong các chƣơng trình của đài dƣờng nhƣ còn bỏ ngỏ. Có thể xem việc tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chƣơng trình thời sự, để hƣớng đến c huẩn ngôn ngữ trong chƣơng trình là rất cần thiết với một đài PTTH của tỉnh trung tâm của vùng Đông Bắc nói riêng và các Đài PTTH trong khu vực có điểm tƣơng đồng về địa lý, văn hóa nói chung. 1.3. Là ngƣời đang công tác tại Đài PTTH Thái Nguyên, trực tiế p tổ chức sản xuất và thực hiện các chƣơng trình thời sự, ngƣời thực hiện luận văn có điều kiện tìm hiểu về các chƣơng trinh thời sự truyền hình. Từ việc nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. cứu đề tài, chúng tôi hy vọng có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đài PTTH tỉnh Thái Nguyên 2. Lịch sử vấn đề Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí cùng dùng văn tự, từ ngữ làm phƣơng tiện chuyển tải nội dung, nhƣng có sự khác nhau cơ bản ở chỗ: Ngôn ngữ văn học đƣợc hình thành trên cơ sở tƣ duy hình tƣợng, phƣơng pháp sáng tác của văn học nặng về hƣ cấu. Còn ngôn ngữ báo c hí thực hiện mục đích thông tin nên cần đáp ứng yêu cầu: chuẩn xác, phong phú, mới mẻ và hấp dẫn, không đƣợc hƣ cấu. Thực tiễn hoạt động báo chí nƣớc ta hiện nay rất phong phú, đa dạng. Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần ra theo từng ngành riêng, trong đó truyền hình đƣợc đánh giá là một trong những thể loại báo chí có ƣu thế nổi trội bởi nó sử dụng tất cả các dạng thức ngôn ngữ mà báo in, báo nói ( phát thanh), mạng Internet và các phƣơng thức tuyên truyền khác sử dụng. Cùng với những hình ảnh thực tiễn sống động, cách sử dụng ngôn ngữ của các chƣơng trình truyền hình có những đặc điểm khác biệt, ngôn ngữ truyền hình cần đƣợc xem xét từ góc độ ngôn ngữ viết và cả ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ truyền hình mang đặc điểm của ngôn ngữ báo chí (GS -TS Nguyễn Đức Dân) mang những đặc trƣng cơ bản củ a ngôn ngữ nói, dạng thức nói (Luận văn TS của TS Nguyễn Thế Kỷ), có tác động bởi yếu tố tâm lý ngôn ngữ học (GS.TS Nguyễn Đức Tồn). Qua các tài liệu tham khảo chúng tôi thấy chƣa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của chƣơng trình thời sự truyền hình nói chung (đặc biệt là chƣơng trình thời sự truyền hình của một Đài PTTH của một địa phƣơng) nên mạnh dạn tìm hiểu đề tài này. Theo GS.TS Nguyễn Đức Tồn “ Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong các phƣơng tiện giao tiếp đại chúng nói chung, phát thanh và truyền hình nói riêng, thuộc loại vấn đề rât có tính thời sự. Giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. trị của những vấn đề đó đã vƣợt ra ngoài pham vi ngôn ngữ học thuần túy”. (TCNN 12- 1999) Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” ( NXB ĐHQG HN, 2001) ở phần Mở đầu tác giả Vũ Quang Hào viết“Nói đến ngôn ngữ báo chí”, nếu hiểu “báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là báo chí đƣợc hiểu gồm báo in, báo phát thanh và báo hình thì có thể nói rằng trong tập bài giảng này (Ngôn ngữ báo chí) ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ chúng tôi không xác định đƣợc phạm vi khảo sát”. Tìm hiểu “Bài giảng ngôn ngữ báo chí” của Khoa báo chí trƣờng Cao đẳng P TTH trong chƣơng IV Ngôn ngữ báo hình, giáo án này chỉ đề cập đến ngôn ngữ hình ảnh (câu hình) của thể loại này chứ không đề cập đến ngôn ngữ đƣợc phát thanh, một phần không thể thiếu của bất kỳ chƣơng tình truyền hình nào. Nhƣ vậy có thể thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình là việc làm khó khăn. Nếu nhƣ Ngôn ngữ phát thanh đƣợc nghiên cứu khá sớm (PGSTS Nguyễn Đức Tồn năm 1977, 1989 Nguyễn Đình Lƣơng 1993) thì các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong khi thể loại báo chí truyền hình đƣợc đánh giá là thành tựu to lớn của khoa học công nghệ hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại nhất của thời đại việc chú ý đến nội dung trong đó có ngôn ngữ trong các chƣơng trình truyền hình sao cho tƣơng xứng với vị trí vai trò của truyền hình là việc làm đáng kể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của chƣơng trình Thời sự truyền hình Đài PTTH Thái Nguyên, nhằm đánh giá theo những chuẩn tƣơng đối của việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ PTTH nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, đặc điểm ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí để hình thành một bộ chuẩn đối chiếu cách sử dụng ngôn ngữ của chƣơng trình qua văn bản chuẩn bị phát thanh và đƣợc phát thanh. - Nhận xét rút ra kết luận về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chƣơng trình thời sự cũng nhƣ nét đặc trƣng mang tính địa phƣơng của chƣơng trình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các chƣơng tr ình thời sự truyền hình đã đƣợc phát sóng bao gồm cả văn bản viết và văn bản phát thanh – truyền hình (đã đƣợc phát thanh viên [PTV], biên tập viên [BTV] đọc cùng với hình ảnh) đã phát sóng từ tháng 6/2009 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử chụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp miêu tả với những thủ pháp cơ bản sau: 5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này đƣợc sử dụng để khảo sát, thống kê và phân loại các kiểu câu sử dụng trong chƣơng trình làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá cách sử dụng và hiệu quả của đối tƣợng nghiên cứu. 5.2. Thủ pháp đối chiếu Thủ pháp này đƣợc sử dụng để so sánh giữa phƣơng tiện ngôn ngữ đã đƣợc sử dụng và những đặc trƣng cần có của thể loại… 5.3. Thủ pháp phân tích Phân tích các trƣờng hợp sử dụng ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể của chƣơng trình để tìm ra mục đích, nội dụng chƣơng trình. 6. Đóng góp mới 6.1. Về mặt lý luận Đây sẽ là luận văn đầu tiên nghiên cứu tƣơng đối đấy đủ, và sâu sắc đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chƣơng trình thời sự truyền hình của một đài PTTH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. địa phƣơng. Kết quả của luận văn sẽ góp thêm tƣ liệu và cách nhìn nhận về việc sử dụng ngôn ngữ trong chƣơng trình thời sự truyền hình của Đài PTTH Thái Nguyên. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích cho việc nâng cao chất lƣợng sử dụng ngôn ngữ của tờ báo hình, một thể loại báo chí đang đƣợc đánh giá cao hiện nay, cụ thể là nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thời sự đài PTTH Thái Nguyên. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng 2: NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN BẢN VIẾT Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN BẢN PHÁT THANH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. 1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí 1.1. 1. Báo chí Trong giai đoạn hiện nay, ngƣời ta thƣờng dùng khái niệm báo chí “truyền thông” để bao gồm cả báo viết, báo nói với khái niệm kênh viết, kênh nói và kênh hình. Trong đó, kênh viết là kênh dùng trong in ấn. Kênh nói đƣợc dùng ở đài phát thanh và truyền hình. Kênh hình chỉ đƣợc dùng trên đài truyền hình. Văn bản báo chí có phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng. Nguyên tắc trung thực, chính xác của thông tin báo chí có ảnh hƣởng tới phong cách ngôn ngữ báo chí. Nhà báo chỉ có thể sử dụng biện pháp tu từ khi thấy chắc chắn không có sự ảnh hƣởng hay gây hiểu lầm về tính chính xác của sự kiện. Báo chí ra đời trƣớc hết do nhu cầu thông tin. Qua báo chí ngƣời ta có thể nhanh chóng tiếp cận đƣợc các vấn đề mà mình quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con ngƣời ngày càng lớn. Báo chí trở thành công cụ đắc lực phục vụ nhu cầu thông tin của con ngƣời. Đóng vai trò là phƣơng tiện thông tin cực kỳ quan trọng, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quần chúng, báo chí Việt Nam đã tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng trong hệ thống các phong cách chức năng của tiếng Việt. Có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại báo chí. Trƣớc hết dựa vào kênh truyền ta có: báo nói (phát thanh – truyền hình) và báo viết. Dựa vào thời gian, tần xuất phát hành một loại báo cụ thể, có thể chia báo chí thành các loại nhƣ nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san hay nguyệt báo... Theo nội dung và dung lƣợng thông tin lại có thể chia báo chí ra nhiều loại, trong đó báo dành cho các bài viết có thông tin ngắn gọn kịp thời còn tạp chí dành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. cho các thông tin chuyên đề, yêu cầu về thông tin cập nhật không đặt ra quá bức thiết. Các thể loại báo chí đƣợc phân theo tính chất và cách đƣa thông tin. Những thể loại hay xuất hiện nhất là: bản tin, bình luận, phóng sự, điều tra, ghi nhanh, ký chân dung, quảng cáo báo chí, ý kiến bạn đọc (khán giả), tâm sự bạn đọc ... 1.1. 2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí Các chức năng của báo chí trong xã hội đã làm cho ngôn ngữ trên báo chí mang những đặc điểm đặc thù, phân biệt với hàng loạt các phong cách chức năng khác xét từ phía ngôn nghĩa. Sau đây là các đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí. a. Chức năng thông báo Do nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là phản ánh tin tức các sự kiện trong cộng đồng, nên công việc cấp thiết đặt lên hàng đầu của những ngƣời làm công tác báo chí là phải sẵn sàng có một bộ phƣơng tiện truyền tải tin tức sắc bén và nhanh nhạy. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này, ngôn ngữ trƣớc nhất phải đảm bảo đƣợc tính khách quan trong phản ánh sự kiện. Báo chí nhờ chức năng này của ngôn ngữ phản ánh đƣợc trung thực thông tin diễn ra trong thực tế. Qua đó báo chí trở thành thức ăn tinh thần lành mạnh, có ích, giúp ngƣời tiếp nhận thông tin mở rộng hiểu biết, phát triển tƣ duy theo khuynh hƣớng toàn diện hóa. b. Chức năng đinh hƣớng dƣ luận Chức năng này gắn liền với chức năng thông báo. "Các nhà tỷ phú, triệu phú không bao giờ dùng Đài phát thanh, báo chí của chúng một cách vô ích cả. Vì thế tuy đại diện cho công luận xã hội, mỗi tờ báo thực c hất là đại diện cho một nhóm ngƣời hay một tập đoàn ngƣời trong xã hội" (V.I Lê Nin). Ngôn ngữ báo chí luôn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ to lớn là hƣớng dẫn dƣ luận và tác động đến dƣ luận, làm cho ngƣời đọc hiểu đƣợc bản chất của của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. sự thật để phân biệt rõ đâu là chân l ý, đâu là ngụy biện, phân biệt thật, giả để quyết định thái độ ủng hộ hay phản đối. c. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng Khi thực hiện chức năng định hƣớng dƣ luận, bản thân báo chí có sức qui tụ bạn đọc về phía mình. Chính sự thu hút của ngôn ngữ báo chí đã tạo ra khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng rất lớn. Lịch sử đã chứng minh sức mạnh tinh thần to lớn của đến mức chuyển hóa thành sức mạnh vật chất của ngôn ngữ báo chí. Ví dụ sức mạnh của tờ báo "Thanh niên" ra đời năm 1925, tờ "Cờ Giải phóng" trong thời kỳ giành chính quyền. 1.1. 3. Đặc điểm phong cách của ngôn ngữ báo chí Trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ của báo chí đối với xã hội, hệ thống ngôn từ của báo chí loại bỏ và tiếp thu các đặc điểm ngôn ngữ ở các lĩnh vực và thiết chế xã hội khác và tự thiết lập nên cho mình hệ đặc điểm riêng. Chính các đặc điểm này tạo nên đặc điểm cấu trúc phong cách của ngôn ngữ báo chí. Hệ đặc điểm riêng này bao gồm: a. Cô đọng nhƣng biểu cảm Nói tới báo chí là nói tới đặc điểm ngắn gọn. Sự ngắn gọn của báo chí khác với ngắn gọn của phong cách hành chính – công vụ và phong cách khoa học. Bởi sự ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí vẫn ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan cá nhân, với quan điểm của mỗi tờ báo cụ thể. Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí cũng là yêu cầu tất yếu xuất phát từ chức năng cơ bản của báo chí là thông tin nhanh. Muốn thông tin nhanh, nhiều làm cho báo đa dạng phong phú, những nét rƣờm trong báo chí phải bị loại bỏ. b. Hấp dẫn nhƣng thuyết phục Tính hấp dẫn và thuyết phục của ngôn ngữ báo chí có thể coi là một trong các yếu tố quyết định sinh tồn của nó.Trong thời đại mà báo chí phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. triển, cuộc cạnh tranh bạn đọc diễn ra ngày càng quyết liệt thì yêu cầu về tính cấp hấp dẫn và thuyết phục sẽ ngày càng cao. Đặc tính này đƣợc thể h iện qua các phƣơng diện: Về nội dung, thông tin luôn phải mới, đa dạng và phong phú. Trong đó có yêu cầu dƣa tin nhanh, xác thực, có tính cập nhật. Đƣa tin không một chiều mà phải phản ánh đƣợc nhiều hƣớng dƣ luận khác nhau (nếu có). Về hình thức, ngôn ngữ trong bài báo phải có sức lôi cuốn ngƣời đọc. Điều này thể hiện trƣớc tiên ở tít bài. Cùng với cách trình bày, hình ảnh minh họa, cuối cùng là các biện pháp sử dụng ngôn ngữ, trong đó có việc lựa chọn từ ngữ. Đặc biệt là cách tạo kiểu câu bất ngờ gây ấn t ƣợng mạnh về ngữ nghĩa sẽ có tác dụng rất lớn với sự cảm nhận và tri giác của ngƣời đọc . c. Thẩm mỹ song hành giáo dục Khi thực hiện tính thẩm mỹ trong ngôn từ, báo chí cũng đồng thời thực hiện tính giáo dục. Dù đƣa tin, dù luận chiến báo chí tiến bộ bao g iờ cũng hƣớng con ngƣời ta tới lẽ phải, chân thiện mỹ. Là phƣơng tiện giúp con ngƣời ta tự thức tỉnh mình, tự điều chỉnh theo các qui phạm xã hội đƣợc biểu hiện ở tất cả các phƣơng diện nhƣ đạo đức, luân lý, đến luật pháp. Và các chức năng này ẩn chìm trong lớp ngôn ngữ. Việc đƣa tin, bình luận trung thực đầy đủ cùng với việc phân tích, bình luận cac sự kiện theo cách nhìn khách quan lành mạnh, tự nó đã tạo nên tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí. d. Tính chiến đấu Báo chí chính là diễn đàn bộc lộ, phản ánh những quan điểm, thái độ khác nhau, thậm chí đối lập nhau về một sự kiện. Tính chiến đấu của báo chí đƣợc hình thành từ những lập luận đanh thép, từ các phƣơng pháp sử dụng từ ngữ nhằm "châm biếm, công kích, tiến tới phủ định đối phƣơng”. Trong đó việc sử dụng ngôn ngữ để xây dựng các hình ảnh tƣơng phản, các mệnh đề khẳng định hoặc phủ định của báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. chiến đấu của ngôn ngữ báo chí đƣợc thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhƣ phủ định hoàn toàn hay châm biếm, đả kích, nhằm hạ uy thế, uy tín của đối tƣợng… 1.1.4. Giới thiệu về truyền hình 1.1.4.1. Đặc điểm chƣơng trình truyền hình Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phƣơng tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Với những ƣu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống nhƣ đƣợc cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. “Theo nghĩa rộng của tín hiệu học thì truyền hình là một phƣơng tiện truyền tin. Dƣới góc độ ngôn ngữ học, truyền hình là việc truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng điện tử, là phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt của chủ thể truyền hình với khán giả"(TS Nguyễn Thế Kỷ). Là một thể loại báo chí mang tính tổng hợp cao (có hình, có tiếng, có chữ…), truyền hình còn có thể đến đƣợc với nhiều ngƣời, ở nhiều nơi khác nhau cùng lúc, nên tính chất báo chí nổi bật của truyền hình là tính xã hội và dân chủ, một mặt hƣớng tới đông đảo khán giả, mặt khác dành cho chí nh khán giả tham gia ngôn luận. Bên cạnh nhiệm vụ tuyền truyền, Truyền hình còn là vũ khí sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Nói đến truyền hình là nói đến các phƣơng tiện, điều kiện kỹ thuật hiện đại. Sự tiếp cận thông tin kịp thời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. mà truyền hình mang đến cho khán giả là những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại. Công nghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đƣa không gian từ xa đến gần hiện hữu trƣớc khán giả một cách chân thực và sinh động. Không chỉ là một phƣơng tiện thông tin đại chúng, các chƣơng trình truyền hình còn đƣợc ví nhƣ một trƣờng học bổ ích cho nhiều đối tƣợng, do đó đòi hỏi các chƣơng trình truyền hình phải có tính đị nh hƣớng, tính chính xác, tính chuẩn mực và tính văn hóa. 1.1.4.2. Ngôn ngữ truyền hình Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần ra theo từng ngành riêng. Lợi thế rất lớn của truyền hình là hình ảnh sống động, nên ngôn ngữ truyền hình không những phải bám sát các khuôn hình mà còn cần biết gợi mở cảm xúc cho ngƣời xem. Tiếp nhận thông tin bằng mắt bao giờ cũng sâu hơn, hiệu quả hơn bằng tai nghe. ở truyền hình, công chúng vừa xem bằng mắt, vừa nghe bằng tai, thế truyền hình có lợi thế hơn rất nhiều các loại hình báo chí khác. Ngôn ngữ trên báo hình, báo báo nói (phát thanh – truyền hình) cơ bản giống ngôn ngữ trên báo viết, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí. Nếu nhƣ thông tin trên báo in do câu chữ và hình ảnh trong bài viết đƣa lại thì thông tin trên b áo hình là do hình ảnh cùng với lời đọc, lời bình. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở đây là ngôn ngữ viết dùng để đọc, vì vậy phải viết sao cho khán thính giả k ịp nghe, kịp hiểu khi nó tác động đến ngƣời nghe bằng âm thanh. Chắc chắn ngôn ngữ tác động đến khán, thính giả bằng âm thanh sẽ khác với ngôn ngữ viết. Nói đúng hơn thì ngôn ngữ viết và ngôn ngữ dùng để đọc có sự khác biệt đáng kể về phƣơng diện từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chính vì vậy ngôn ngữ trong chƣơng trình không chỉ mang tính thời sự mà còn gây ấn tƣợng và đòi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. hỏi giọng đọc cũng nhƣ từ ngữ phải có phong cách thân mật, tự nhiên. "Biên tập viên kể cho khán giả nghe một câu chuyện chứ không phải đọc cho khán giả nghe một bài viết sẵn"(Nguyễn Đức Dân). Chính vì thế vấn đề về sự phát âm, ngữ điệu, ngắt giọng… trên truyền hình cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng. Trên báo hình, bài nào cũng đọc cho mọi ngƣời, vì vậ y nội dung cần phải đơn giản hơn và chỉ có thể đi sâu vào một khía cạnh nào đó của vấn đề chứ không thể nói tất cả các khía cạnh, ngóc ngách của vấn đề nhƣ báo viết. Nhƣ vậy thông tin trên báo hinh sơ lƣợc hơn và từ ngữ cần đơn giản hơn. Ngôn ngữ phát thanh - truyền hình mang các đặc tính sau: a. Tính đa dạng và phức thể của âm thanh Dùng âm thanh truyền trên sóng làm (một trong những) phƣơng tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hƣởng làm phƣơng tiện tác động chính. Cũng nhƣ loại báo phát thanh, âm thanh ở đây bao gồm cả lời nói, tiếng động và âm nhạc. Tính chất đa thành tố của âm thanh từng khiến cho loại hình báo phát thanh có đƣợc sức quyến rũ thì nó càng trở nên hấp dẫn với khán giả truyền hình. b. Tính đơn thoại trong giao tiếp Đặc tính này là đặc tính đƣợc hiểu là ngôn ngữ của một ngƣời nói với hàng triệu ngƣời, vì vậy có tác giả cho đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Vì vậy đòi hỏi ngƣời thực hiện cần lƣạ chon phƣơng tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả. c. Tính khoảng cách Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa phát thanh viên và khán giả. Khán giả nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy PTV, BTV nhƣng phát thanh viên không nhìn thấy khán giả. PTV, BTV cần thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ giao tiếp nhƣ nét mặt, ánh mắt, cử chỉ khi xuất hiệ n. Khi không xuất hiện thì tác giả, biên tập cần tìm kiếm phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện hiệu quả. Mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. khác tính khoảng cách còn thể hiện trong việc tiếp nhận của khán giả. Họ có thể bật hay tắt, tăng âm hay giảm âm tùy ý, chắc chắn ngôn ngữ của chƣơng trình dễ đƣợc tiếp nhận khi nó không bi phức tạp hóa. Biên tập viên, phát thanh viên cần có tốc độ đọc phù hợp, có sự lôi cuốn và phù hợp nhất định. d. Tính tức thời Rõ ràng theo dõi chƣơng trình khán giả tiếp nhận ngôn ngữ ngay trong thời điểm phát sóng. Nhƣ vậy, một mặt tính tức thời và một mặt của ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hội thoại đặc biệt. Cả hai chế định sự bắt buộc phải tiết kiệm phƣơng tiện thể hiện. Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ đƣa đến cho khán giả lƣợng thông tin lớn hơn nhiều so với việc kéo dài thời lƣợng chƣơng trình – điều này đặc biệt phù hợp trong chƣơng trình thời sự. e. Tính phổ cập Cũng nhƣ ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hinh là ngôn ngữ dành cho đám đông. Đám đông ấy là các thành phần cƣ dân, họ có thể khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, thẩm mỹ .... Chắc chắn khán giả trong đám đông ấy chỉ nghe (hoặc xem) chƣơng trình một lần thoảng qua, không thể kéo chậm ngữ lƣu đƣợc nên cũng khó nói lại đầy đủ thông tin vừa tiếp nhận, đây là yêu cầu đòi hỏi công tác chuẩn bị văn bản truyền hình… Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ Truyền hình luôn hƣớng tới sự hấp dẫn để cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng bằng cách kết hợp hài hoà giữa nội dung thông tin mà độc giả, khán thính giả yêu cầu là chủ yếu với những thông tin định hƣớng cần thiết thông qua phƣơng tiện quan trọng nhất đó là ngôn ngữ. Có thể khẳng định, chƣơng trình truyền hình nói chung và thời sự truyền hình là kết quả của một quá trình thực hiện gồm nhiều công đoạn, trong đó công đoạn đầu tiên là phản ánh hiện thực, sáng tác các tác phẩm báo chí bằng ngôn ngữ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. Từ những cứ liệu lý thuyêt trên đây, chúng tôi nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chƣơng trình thời sự (Truyền hình) đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên. 1.1.5. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn trong báo chí 1.1.5. 1. Chuẩn mực ngôn ngữ Chuẩn hóa tiếng Việt là công việc của mỗi ngƣời, đồng thời là sự nghiệp của cả xã hội. Sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn mực là việc không phải dễ dàng và cần đƣợc mỗi ngƣời tự ý thức trau dồi kiến thức để sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn mực trong suốt cuộc đời Chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã đƣợc xã hội đánh giá, lựa chọn và sử dụng. Ngôn ngữ chuẩn mực trƣớc hết phải là những thói quen giao tiếp ngôn ngữ đƣợc định hình về mặt xã hội và đƣợc chấp nhận trong cảm thức ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ. Nó là cơ sở cho ngƣời nói hay ngƣời viết tạo lập lời nói, hay tạo lập văn bản, cũng là cơ sở cho ngƣời nghe hay ngƣời đọc lĩnh hội đƣợc lời nói hay văn bản đó. Chuẩn ngôn ngữ bao gồm: Chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp, và chuẩn phong cách. Chuẩn ngôn ngữ, trƣớc tiên là phải chuẩn hóa về từ vựng. Từ vựng chuẩn là những từ đã đƣợc trau chuốt, gọt giũa, đã đƣợc sàng lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu cầu giao tiếp văn hoá của toàn dân tộc. Chuẩn từ vựng đƣợc hình thành dần dần trong quá trình sử dụng. Nói cách khác, chuẩn từ vựng vận động phát triển theo thời gian. Chuẩn hoá từ vựng thuộc phạm trù quy phạm hoá ngôn ngữ. Quy phạm hoá ngôn ngữ là kết quả nhận thức khoa học về những quy luật thể hiện chuẩn ở một giai đoạn nhất đ ịnh của sự phát triển ngôn ngữ, là sự tập hợp những quy luật về cách dùng từ và các hình thái trong mọi phong cách của ngôn ngữ văn hoá. Nội dung của chuẩn hoá từ vựng bao gồm ở cả ba mặt: Mặt ý nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. của từ ngữ, Mặt ngữ âm của từ ngữ, Mặt chữ viết của từ ngữ. Về mặt ngữ nghĩa, một đơn vị từ vựng hợp chuẩn là đơn vị có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung cần diễn đạt, tự thân nó lại ngắn gọn, không gây hiểu lầm. Về mặt ngữ âm, hệ thống ngữ âm của tiếng Việt đƣợc hình thành dần dần trên cơ sở phƣơng ngữ Bắc Bộ với sự bổ sung thêm một số yếu tố của các phƣơng ngữ khác. Vì thế, đứng trƣớc những biến thể địa phƣơng, cần lựa chọn biến thể nào phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt. Cần lƣu ý là các tiêu chuẩn của cái gọi là chuẩn chỉ tồn tại ở giá trị xã hội của nó chứ không động chạm đến bản thân hệ thống cấu trúc của nó. Vì thế, những hình thức ngôn ngữ khác với chuẩn không phải là những hình thức "dƣới chuẩn" hoặc "không chuẩn". Trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định vẫn có thể dùng nó. Thực tế, chuẩn ngữ âm hình thành dần dần, không thể đòi hỏi các địa phƣơng trong cả nƣớc phát âm các từ thống nhất ngay đƣợc. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ vấn đề chính âm. Vai trò của nhà trƣờng và các phƣơng tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng trong vấn đề này. Về mặt chữ viết, chữ quốc ngữ là cơ sở tốt để thống nhất chính tả giữa các vùng. Ngôn ngữ trƣớc hết là để nói, nhƣng trong thực thế giao lƣu văn hoá và xã hội ngày nay, chữ viết có một tác dụng quyết định đối với cuộc sống. Vì thế, chuẩn chính tả là cơ sở để bảo đảm và củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ. Trong việc chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt, cần lƣu ý ba mảng khác nhau: các từ thông thƣờng, các tên riêng, và các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong những ngữ cảnh nhƣ học thuật, sƣ phạm, truyền thông yêu cầu tính chuẩn mực rất cao: dùng từ chính xác và “đắt”, ngữ pháp chính tả không đƣợc sai sót cho đến cả cách dùng dấu câu, diễn đạt gọn, sáng sủa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1