LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng
lượt xem 38
download
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất và cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước…Nhất là năm 1986 nước ta thực hiện đổi mới, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì vai trò của ngân hàng càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng
- LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưn
- Lời mở đầu Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất và cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước…Nhất là năm 1986 nước ta thực hiện đổi mới, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì vai trò của ngân hàng càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong 20 năm qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới của cả nước. Với vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ huyết mạch của nền kinh tế, trong nhiều giai đoạn đổi mới hoạt động ngân hàng đã được coi là đột phá và có những đóng góp tích cực cho đổi mới và phát triển kinh tế. Là một ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập 7/1988 cũng không nằm ngoài mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cho đến nay qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, tuy chưa phải là quãng đường dài nhưng lịch sử phát triển của NHCTVN luôn gắn liền với quá trình cải cách và đổi mới củă nền kinh tế Việt Nam. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong điều kiện môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện và chưa có tiền lệ NHCTVN đã mạnh dạn là ngân hàng đi tiên phong trong cơ chế thị trường, góp phần đắc lực thúc đây kinh tế – xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nước, khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế . Tuy nhiên, vào nhưng năm cưối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 trước sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế, NHCT bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập , năng lực tài chính yếu kém , tổ chúc bộ máy chưa phù hợp …Là một chi nhánh của NHCTVN , NHCT Hai Bà Trưng cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Trong thơì gian thực tập tại ngân hàng tôi nhận thấy nổi cộm nên là vấn đề cho vay đạc biệt là cho vay DNNN còn nhiều bất cập . Do đặc trưng của mình, tỉ lệ cho vay DNNN tai chi nhánh chiếm một tỉ lệ rất lớn . Chính vì thế hiệu quả cho vay DNNN ngày càng tồi tệ , doanh số , dư nợ cho vay giảm sút, nợ quá hạn , nợ xấu tăng đột biến , tình trạng này ảnh hương rất xấu đến hiệu quả hộat động của ngân hàng . Vì vậy , nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN là giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Trước tính bức thiết của vấn đề tôi đã chọn đề tài " Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra được các giải pháp giúp ngân hàng vuợt qua được khó khăn , tiếp tục phát triển. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chuơng :
- Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và hiệu quả cho vay đối với DNNN Chương 2 : Thực trạng hiệu quả cho vay DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng
- Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước 1.1 . Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Khái niệm , đặc điểm và phân loại DNNN 1.1.1.1.Khái niệm, đặc điểm DNNN Sau khi giành được độc lập nước ta đi lên theo con đương Xã hội chủ nghĩa, để phát triển đất nước chúng ta đã thành lập rất nhiều DNNN trong các lĩnh vưc, DNNN là bộ phận kinh tế giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong việc định hướng phát triẻn cho đất nước- vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Theo đièu 1 luật DNNN đựoc quốc hội thong qua ngày 26/11/2003 thì:"DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hũu hạn ". DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở toàn bộ hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc bịêt DNNN với doanh nghiệp trong khu vực tư nhân , còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt chúng với các tổ chức cơ quan khác của Chinh phủ. Trên thực tế tiêu thức cụ thể về DNNN ở những nước trên thế giới còn rất khác nhau . Tuy nhiên có thể khái quát ra các đặc điểm chung sau đây. _DNNN Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp, nhờ đó Chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp. _ Các doanh nghiệp đều được tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân. _Nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt đông kinh doanh và thường phải thực hiên song song cả mục tiêu sinh lợi và mục tiêu xã hội. 1.1.1.2. Phân loại DNNN DNNN thường được phân loại theo mức độ sở hữu và mục tiêu kinh tế – xã hội *Xét theo mức độ sở hữu, DNNN có hai loại: _Loại DNNN chỉ có một chủ sơ hữu vốn duy nhất là Nhà nước . _Loại DNNN có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó Nhà nước giữ một phần sở hữu nhất định.
- *Xét theo mục tiêu kinh tế - xã hội, DNNN có hai loại: _DNNN hoạt đông vì mục tiêu phi lợi nhận ( hoạt động công ích ): là những doanh nghiệp hoạt đông sản xuất, cung ứng hàng háo dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, không phải vì mục tiêu lợi nhận mà vì mục tiêu hiệu quả xã hội. _DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận ( hoạt động kinh doanh ): là những doanh nghiệp thực hiện doạt động kinh doanh chủ yếu vì mục đích lợi nhuận. *Ngoài ra, căn cứ vào các sự khác nhau về địa vị pháp luật, DNNN có thể chia thànhba loại: _DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vi pháp nhân đọc lập. Loại DNNN này có nguồn vốn từ ngân sách của các cơ quan chủ quản thuộc Chín phủ và các đại biểu Chính phủ tham gia vận hành kinh tế mà chủ yếu là xí nghiệp kiên quan đến quốc tế dân sinh như y tế , giao thông công cộng , điện nước , bưu điện , đường sắt , sản xuất cũng khí ... Hiện nay DNNN này không còn thấy nhièu ở các nước nữa. _DNNN có đầy đủ địa vị pháp nhân và toàn bộ tài sản thuộc về Nhà nước. Có thể thấy rằng, các DNNN mà toàn bộ tài sản do Nhà nước đầu tư và có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập ở các nước trên thế giới đề thuộc các lĩnh vực công cộng , lấy việc phục vụ xã hội làm mục tiêu cơ bản như đường sắt, bưu điện, khí ga , nước sạch....loại DNNN nàylà những thực thể kinh tế độc lập ra và kinh doanh dựa vào một pháp quy cụ thể nào đó của Nhà nước, đồng thời lệ thộc vào một cơ quan quản lý của Nhà nước đó. Tuy có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập , đồng thời có quyền tự chủ kinh doanh nhất định trong phạm vi đã xác định nhưng các doanh nghiệp này đều phải lấy một mục tiêu cụ thể nào đócủa Nhà nước làm tôn chỉ hoạt động kinh doanh và chấp hành sự điều tiết kinh tế và quản lý nhất định của Chinh phủ. _DNNN hỗn hợp : Là DNNN có địa vị pháp nhân độc lập và Nhà nước có quyền sở hưu một phần tài sản . Đặc điểm lớn nhất của loại DNNN này là Nhà n ước tham dự cổ phần , nhờ có thể khống chế chúng , nhưng DNNN này hoạt động kinh doanh theo nguyên tắcdoanh nghiệp tư nhân, thu lợi nhuận kinh doanh qua cạnh tranh với các doanh nghiẹp khác . Đồng thời , bằng chế độ tham dự Nhà nước có thể triển khai các hoạt động mà Nhà nước cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước bao gồm nhưng công trình cơ sở hạ tầng như ngân hàng , đường sắt , đường bộ , vận tải biển... và cũng có
- thể triển khai mở rộng vào các ngành công nghiệp mới . DNNN theo chế độ Nhà nước tham dự ngày càng tỏ ra là loại hinh DNNN có hiệu quả. 1.1.2 Vai trò của DNNN đối với nền kinh tế DNNN có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân : Một là : DNNN là người cung cấp các sản phẩm chủ yếu cho nhu cầu trong nước va xuất khẩu. Với thể chế truyền thống các DNNN là nơi cung cấp tuyệt đại bộ phận hàng công nghiệp tiêu dùng , tư liệu sản xuất và dịch vụ . Ngay cả hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu khác mọc lên hàng loạt thì vai trò ấy của DNNN – vai trò là người cung cấp chủ yếu trên thị trường cũng vẫn chưa thay đổi . Nhìn vào các sản phẩm và dịch vụ mà các DNNN sản xuất kinh doanh, ta thấy vùa có những sản phẩm là nền tảng quan trọng có quan hệ tới quốc kế dân sinh , vừa có một bộ phận khá lớn là hàng tiêu dùng và hang xuất khẩu . Trong kĩnh vực dịch vụ quan trong như thương nghiệp , và tài chính các DNNN cũng chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Hai là : DNNN là cơ sở quan trọng nhất trong việc thực hiện hiện đại hoá. Trước hết sự cất cánh kinh tế cuă mỗi quốc gia không thể thiếu các ngành hạ tầng và không thể xây dựng các công trình hạ tầng và việc xây dựng này thường đòi hỏi nhưng khoản đầu tư đồ sộ, chu kỳ dài, rủi ro lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả xã hội rộng lớn. Do vậy, những doanh nghiệp bình thường không đủ sức làm và cũng không muốn làm . Trong quá trình phát triển kinh tế chính nhờ nhũng DNNN gánh vác nhiệm vụ nặng nề ấy do vậy đã tạo dựng đuợc cơ sở hùng hậu cho toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cho việc thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, giao thông vận tải và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ba là : Các DNNNlà điểm tựa và công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô. Sự vận hành và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại không thể thiếu sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều tiết vĩ mô phải sủ dụng các biện pháp vĩ mô như chính sách thuế, chính sách tiền tệ. Mặt khác , Nhà nước cũng phải dựa vào các DNNN để khởi động phục hồi kinh tế hoặc kìm chế lạm phát .Ví dụ, khi thị tr ường vật vờ ểu oải kinh tế tiêu điều, Nhà nước sẽ áp dụng các chính sách và biện pháp điều tiết vĩ mô nhằm kích thích nhu cầu. Nhưng do lãi ít noi chungc các doanh nghiệp khong muốn tăng đầu tư . Do vậy , nhà nước dựa vào các DNNN để tăng nhu cầu đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng nhu cầu. Bốn là : DNNN đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta . Tình hình hiện thực ở nước ta cho thấy, tuy trải qua mấy chục năm phát triển và xây
- dựng, nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá song xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân, những đặc trưng điển hình của kết cấu nhị nguyên vẫn chưa mất đi cù là xét theo yêu cầu về bản chất Xã hội chủ nghĩa hay xét về mặt so sánh lực lượng giữa các lưc lượng sản xuất hiện có, thì các DNNN đều chiếm ưu thế tuyệt đối và giũ vai trò chủ đạo, DNNN chính là nền tảng sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. Tình hình hiện nay cho thấy chỉ có phát huy được vai trò chủ đạo thực sự của DNNN thì công cuộc đổi mới mới thành công được. Tóm lai, DNNN chẳng những có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà còn giũ vai trò chủ đạo trong tiến trình hiện đại hoá đất nước. 1.2 Hiệu quả cho vay cua NHTM với DNNN 1.2.1 Nghiệp vụ cho vay của NHTM với DNNN 1.2.1.1 Khái niệm cho vay Theo quy định tại khoản 1 điều 3 quyết định 1627 của Thống đốc NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: " Cho vay là một hình thức cấp tín dụng , theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sủ dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi " 1.2.1.2 . Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM NHTM là một trong những định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Với việc cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán giúp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng tốc độ chu chuyển vốn ...hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn để cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận việc sư dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau như ngân quỹ, chứng kháon, cho vay, đầu tư...trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Hệ thống NHTM nước ta trong hơn 10 năm qua đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ , các ngân hàng không ngừng đổi mới , mở rộng mang lưới chi nhánh để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Tuy nhiên , các hoạt động NHTM nước ta mới đang ở giai đoạn sơ khai nen sản phẩm ngân hàng còn
- kém đa dạng hoạt động sinh lời chủ yếu là từ cho vay chiếm tới 70% đến 80% doanh thu của ngân hàng thông qua thu lãi cho vay . Kể cả ở các nước phát triển thì cho vay vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tông tài sản. Như vậy , cho vay la hoạt động rất quan trọng của ngân hàng hiệu quả cho vay quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt đọng của ngân hàng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 1.2.1.3. Nguyên tắc cho vay đối với DNNN Cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu , mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng , Tuy nhiên , đây cũng là nghiệp vụ chứa đưng nhiều rủ ro nhất , để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay , góp phần hạn chế rủi ro , ngan hàng cần thiết phải dề ra và thực hiện các nguyên tắc nhất định trong quá trình cho vay , điều này không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả khách hàng và cả nền kinh tế. Theo điều 6 quyết định 1627/QĐ-NHNN ban hàng ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khach hàng đã quy đinh hai nguyên tắc cho vay là: Khách hàng vay vốn tổ chức tín dung phải đảm bảo: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãI vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 1: Cho vay đúng mục đích không chỉ la nguyên tăc mà còn là phương châm hoạt đông ngân hàng . Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng như thoả thuạn với ngân hàng , không trái với quy đinh của pháp luật và các quy định của ngân hàng cấp trên . Bất kỳ khoản vay nào của ngân hàng đối cới nền kinh tế cũng luôn phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phất triển .Còn với khách hàng , vốn vay cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong qúa trình hoạt động để thúc đẩy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ của mình . Nên trong bất kỳ trường hợp nào khi vay vốn ngân hàng bao giờ khách hàng cũng phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay . Khi khoản vay đã được ngân hàng chấp nhận thì mục đích sử dụng vốn vay cũng sẽ được ghi vào hơp đồng cho vay. Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng , nếu thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã thoả thuận ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp phù hợp đễ sử lý.
- Nguyên tắc 2 : Với chức năng là trung gian tín dụng , ngân hàng huy động vốn để cho vay , ngân hàng phảI có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãI nh ư đã cam kết . Nên hoàn trả là một đặc trưngtrong hoạt động cho vay của ngân hàng , để đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tạo ra nguồn thu để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thì ngân hàng luôn phải yêu cầu người nhận tiền vay phải thực hiện đúng cam kết này . Thực hiện nguyên tắc này, khách hàng chỉ được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định , hết thời hạn cho vay phảI đảm bảo trả nợ đầy đủ cả gốc và lãI cho ngân hàng. Hai nguyên tắc trên áp dụng cho tất cả các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng trong đó có các DNNN. 1.2.1.4. Các loại hình cho vay DNNN Nhu cầu vay vốn của DNNN là rất đa dạng tuỳ thuộc vào ngành nghề , đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng , Để đáp ứng được mong muốn của khách hàng ngân hàng đua ra nhiều phương thức cho vay khác nhau. * Căn cứ vào thòi hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng băt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc va lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Căn cứ vào thời han cho vay được chia thành cho vay ngắn hạn , cho vay trung hạn va cho vay dài hạn. _ Cho vay ngắn : là các khoản vay có thời hạn cho vay có thời hạn cho vay tới 12 tháng. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm mục đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh , dich vụ , phục vụ đời sống của khách hàng và thương là để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đặc điểm cho vay ngắn hạn là: lãi xuất thấp, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. _ Cho vay trung hạn : là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng . Ngân hàng cho vay trung hạn để tài trợ cho các tài sản cố định , sửa chữa , mua sắm thêm phuơng tiện vận tải , cây trông vật nuôi , trang thiết bị mới , hoặc để thay đổi sản phẩm hàng hoá. _ Cho vay dài hạn : là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Cho vay dài hạn chủ yếu tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản nhu nhà xưởng , sân bay ,
- cầu đường , máy móc thiết bị có gía trị sử dụng lớn thời gian sử dụng lậu dài , hoặc để mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng hoặc sâu. Đặc điểm của cho vay trung va dài hạn là : độ rủ ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn , để giẳm bớt rủi ro ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo , ngoài ra ngân hàng có thể quyết định tỉ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất , kinh doanh và đời sống .Để bù đắp cho những rủi ro phải gánh chiu do thời hạn dài thì ngân hàng luôn quy định lãi xuất cho vay cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất có thể cố định trong suốt thời kỳ vay vốn cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. * Căn cứ vào phuơng thức cho vay: _ Cho vay thấu chi: Cho vay thấu chi kà nghiệp vụ cho vay qua ngân hàng cho phép người vay được chi vươt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức cho vay này thường chỉ áp dung với các khách hàng có độ tin cậy cao , thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức và thời gian thấu chi có thể khách hàng phải trả cả phí cam kết cho ngân hàng . Trong quá trình hoạt động khách hàng có thể viết séc , lạp uỷ nhiệm chi...vượt quá số dư tiền gửi để trả nhưng phải trong hạn mức thấu chi . Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi , ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc và lãi. Số lãi khách = lãi suất * thời gian * số tiền hàng phải trả thấu chi thấu chi thấu chi Thấu chi khắc phụ được sự không phù hợp về thời gian va quy mô các khoẩn thu và chi của khách hàng . Các khoản thu và chi của khách hàng có thể dự đoán được nhưng không thể chính xác tuyệt đối được . Nên hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong qú trinh thanh toán: chủ động , nhanh , kịp thời. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn linh hoạt , thủ tục đơn giản, phần lớn là không co đẩm bảo , có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân vài ngày trong tháng , hoặc vài tháng trong năm … dùng để mua hàng , chi các khoản nộp , hoặc để trả lương.
- _ Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiết từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần cho vay khách hàng không có đảm bảo và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như lập hồ sơ vay vốn, xét duyệt cho vay , ký hợp đồng cho vay. Mỗi một khoản vay được lập thành một hồ sơ riêng. Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên . Khi có nhu cầu khách hàng đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần phảI áp dụng cho vay từng lần để giám sát , kiểm tra , quản lý viẹc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn . Có khách hàng sử dung vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại la chủ yếu , chỉ khi có nhu cầu thời vụ , hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng , tức là vốn ngan hàng chi tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất. Khi có nhu cầu vay khách hàng phai làm đơn và trinh ngân hàng phương an sử dung vốn vay . Ngân hàng sẽ thẩm định và kí kết hợp đồng cho vay, xác định quy mô , thời hạn , lãi suât , thời hạn trả nợ… Ngân hàng tiến hành thu nợ gốc và lãi vay theo từng kỳ hạn nịư như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng trong quá trình kiểm soát sử dụng tiền vay của khách hàng nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng có thể thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Đây là hình thức cho vay rất phổ biến trong thực tế có thể áp dụng với tất cả cá nhân va doanh nghiệp . Ngân hàng luôn kiểm soát đuợc mục đích và hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, hình thức cho vay này thường yêu cầu có tài sản đảm bảo nên giá tri món vay phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nhiều khi doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng không có tài sản để thế chấp , cầm cố vay tiền ngân hàng . Trong trường hợp như vậy nếu cứ nhất định phảI có tài sản đảm bảo thì mới cho vay, ngân hàng có thể bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng. _ Cho vay hạn mức Đây là phương án cho vay mà khách hàng va ngân hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định . Hạn mức tín dụng la mức
- dư nợ vay tối đa duy trì trong một thời han nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở phương án , kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng , tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo , khả năng nguồn vốn của ngân hàng . Trong phạm vi mức tín dụng còn lại , khách hàng được rút tiền vay để mua hàng, dự trũ hoặc tài trợ cho cc chi phí kinh doanh khác. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần , song dư nợ không vượt quá hạn mức. Cũng có trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ . Dư nợ trong kỳ co thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuói kỳ khách hàng phảI tả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vuợt quá hạn mức. Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có nhu câuf vay trả thường xuyên , có đăc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từnglần, có uy tín với ngân hàng. Trong nghiệp vụ cho vay này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ . Khi khách hàng có thu nhập , ngân hàng sẽ thu nợ nên tạo chủ động quản lý ngan quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên , lai bất lợi cho ngân hàng trong việc kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chinh hoặc dư nợ lâu không giảm sút. _ Cho vay luân chuyển la nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của háng hoá. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay để mua hàng khi doanh nghiệp thiếu vốn và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng . Đầu năm hoặc quý người vay phảI làm đơn xin vay luân chuyển . Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng , nguòn cung cấp hang hóa, khả năng tiêu thụ. Để cho vay luân chuyển cả ngân hàng và khách hàng đều phai nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới . Khách hàng có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho ( có hoá đơn hợp pháp , hợp lẹ, đúng đối tượng) và thu nhập từ bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Cho vay luân chuyển thuận tiện cho khách hàng do thủ tục vay chỉ thưc hịên một lần cho nhiều lần vay. Tuy nhiên , ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thy hồi nợ khi
- doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng. _ Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thứctin dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc nhiều lần trong thời hạn nhất định đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng với các khoản vay trung và dầi hạn, tài trợ cho tài sản cố định, hàng lâu bề .Số tiền trả mỗi lần phải được tính toán cho phù hợp với khă năng trả nợ của doanh nghiệp . Nguồn trả nợ thường là từ khấu hao , thu nhập sau thuế của doanh nghiệp . Hình thức cho vay này có mức độ rủi do cao do khách hàng thế chấp luôn bằng hàng hoá mua trả góp nên lãi xuất cho vay cao trả góp thường là lãi xuất cao nhât trong khung ãi xuất cho vay của ngân hàng. * Căn cứ vào tài sản đảm bảo Bảo đảm tiền vay là viẹc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro , tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đươc khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho vay là hoạt động mang lai lợi nhuận lớn nhát cho ngân hàng tuy nhiên , cũng là hoạt động chứa nhiều ruỉ ro nhất. Để hạn chế rủi ro khi khách không trả hoặc không có khă năng trả ngan hàng thường yêu cầu phai có tài sản đảm bảo. Hiện nay việc đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng được thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP theo đó tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn , quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản , hoặc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và tự chiu trách nhiệm về quyết định của mình. _Cho vay có đảm bảo bằng tài sản : là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện băng cầm cố , thế chấp , tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh băng tài sản củabên thứ ba. Tài sản đảm bảo tiền vay có thế là bất động sản ( như giá tri quyền sử dụng , nhà ở , công trình xây dựng gắn liền với đất...)động sản ( hàng hoá , phương tiện vận tải , vàng , đá quý ,giấy tờ có giá trị...).
- + Cho vay thế chấp : là hình thức mà người nhân tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giũ trong thời gian cam kết. + Cho vay cầm cố : là hình thức mà ngân hàng nhận tài trợ phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. _ Cho vay không có tài sản đảm bảo : là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụngmà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không được cam kết bảo đảm thực hiệnbằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản được hinh thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằngtài sản của bên thứ ba. Cho vay không tài sản đảm bảo bao gồm các truờng hợp sau : Cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể , chính trị xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn , cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo quy định của chinh phủ và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo sự lựa chọn của ngân hàng. Ngân hàng cho vay không có đảm bảo bẵng tài sản đối với các khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có tín nhiệm với ngân hàng trong việc vay vốn và trả nọ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, co khả năng hoàn trả nợ, hoặc có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật Có khẳ năng tài chính để thực hiện biện pháp băng tài sản theo yêu cẩu của ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngoài các cách phân chia trên còn nhiều cách phân chia khác như : + Căn cứ vào mức độ cho vay + Căn cứ vào khách hàng + Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 1.2.2. Hiệu quả cho vaycủa NHTM với DNNN 1.2.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay Đứng trên góc độ lợi ích ta có thể định nghĩa hiêuj quả cho vay của NHTM đối với DNNN như sau:
- " Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN là sự thoả mãn về mặt lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNN " Những bên có liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM là : _DNNN vay tiền tại ngân hàng _ Bản thân ngân hàng _ Nhà quảnn lý và nhân viên ngân hàng _ Nền kinh tế – xã hội nói chung Như vậy , hiệu quả cho vay NHTM đối với DNNN có nội dung rẩtộn và cần được xem xét toàn diện khả năng đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên có liên quan, gồm : DNNN, ngân hàng , và nền kinh tế – xã hội. * Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN xét trên phương diện của DNNN- khách hàng của ngân hàng. Khách hàng là đối tác chính của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng . Trong kkinh doanh theo quy luật thì các khách hàng sẽ chọn mua dich vụ tại ngân hàng nào có khả năng thoả mãn tốt nhất yêu cầu của họ . Vì vậy, đối với một ngân hàng cụ thể , đảm bảo hiệu quả cho vay phương diện khách hàng chính là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Ngân hàng phải làm gì và thế nào để được khách hàng lựa chọn là người cung cấp vốn vay cho họ ? làm thế nào để thu hút và giữ chân khách hàng? Do vậy, để đảm bảo hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN trên góc độ khách hàng thì sản phẩm cho vay của NHTM phải thoả mãn các yêu cầu sau: _ Sự hợp lý về giá cả cho vay thể hiện ở mức lãi xuất và mức chi phí cho vay được khách hàng chấp nhận. _ Sự đa dạng về các phương thức cho vay điều này có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu vầu vay đa dang của khách hàng không ? _ Độ an toàn, uy tín , sự thân thiện , phong cách giao dich của ngân hàng . Độ tin cậy có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chon của khách hàng , nó được hình thành sau một quá trình sử dụng sản phẩm , đây là một phần quan trọng tạo nên thương hiệu của ngân hàng.
- * Hiệu quả cho vay NHTM đối với DNNN xét trên phương diện NHTM: NHTM cũng là một doanh nghiệp , thực hiện việc kinh doanh tiền tệ và nh ư định nghĩa trên : sự thoả mãn nhu cầu nội tại của ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận , khả năng duy trì và nâng cao lợi nhuận . Do đó, hiệu quả cho vay NHTM được đánh giá qua việc đo lườnh , phân tích mức độ đáp ứng những nội dung căn bản sau: _ Khả năng sinh lời : lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng cần đạt tới. Vì vậy, hoạt động cho vay phảI mang lại nguồn thu cho ngân hàng để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng. _ Khả năng cạnh tranh : cạnh trạnh là vấn đề sông còn đối với NHTM , không có năng lực cạnh tranh cao đồng nghĩa với việc họ mất khách hàng . Sản phẩm cho vay của ngân hàng phảI có giá cả hợp lý , đa dạng , tiện ích thì mới cạnh tranh được với các ngân hàng khác. * Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN xét trên phương diện nền kinh tế – xã hội. Sẽ là phiến diện nếu như hoạt động cho vay của ngân hàng không góp phần tích cực vào viẹc nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế – xã hội . Điều này thể hiện vai trò của ngân hàng trong việc phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn cho nền kinh tế và có thể được đánh giá qua các noọi dung sau : _ Mức độ đáp ứng yêu cầu về vốn và mức độ đóng góp vào sự cảI thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thương mại là người cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế , sự họat động có hiệu qủa của hoạt động cho vay của ngân hàng là điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế phát triển. _ Chấp hành tốt các quy định về cho vay cuă NHNN , của Chính phủ như quy định về giới hạn cho vay, về đảm bảo cho vay , về trích lập dự phòng , về giới hạn nguồn ngắn hạn được phép cho vay trung và dài hạn…để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho vay. _ Góp phần thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. 1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với DNNN NHTM là cầu nối giũa tiết kiệm cà đầu tư. NH huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể khác . Chính vì thế , NHTM là một
- kênh khơI nguồn , dẫn vốn , góp phần đẩm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Một trong những nguồn vốn của các DNNN là nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước . Tuy nhiên , nguồn này cũng có giới hạn nên để đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của DNNN thì vốn vay từ ngân hàng là nguồnvô cùng quan trọng. DNNNvay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất với mục tiêu là tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, chiếm lĩnh thị trường … với mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNN thể hiện ở các khía cạnh sau : Một là : Góp phần giúp DNNN đạt được cơ cấu vốn tối ưu Hiếm có doanh nghiệp nào chỉ dùng vốn tự có để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề này không chỉ hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vốn tự có thuờng không lớn mà còn vì việc cử dụng toàn bộ vốn tự có trong nhiều trường hợp chưa chắc đã là rẻ nhất. Vì thế, các doanh nghiệp luôn tính toán để sử dụng kết hợp các nguồn vốn ( vốn chủ sở hữu và vốn vay ) sao cho chi phí vốn trung bình là thấp nhất. Hai là : Giúp DNNN hoạt động có hiệu quả hơn Một trong những nguyên tắc cho vay là phải hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng thời gian quy định. Nên khi vay tiền ngân hàng DNNN phải có biện pháp để sử dung vốn có hiệu quả , tiết kiệm , tăng vòng quay của vốn thì họ mới thực sự kinh doanh có lãi mới có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng . Hơn nũa , ngân hàng chi cho vây các DNNN có phưong án sản xuất kinh doanh co hiệu quả . Nên để được ngân hàng chấp nhận đầu tư vốn thì phải khẳng định mình làm ăn có hiệu quả thẻ hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. Các ngân hàng đều thực hiện quy trình kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay , giám sát chặt chẽ tiến độ , mục tiêu sử dung vốn vay của doanh nghiệp . Đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng . Hơn thế khi doanh nghiệp gặp khó khăn ngân hàng có thể giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong phạm vi, khả năng của mình , như tư vấn , hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
- Ba là : Giúp các DNNN mở rộng sản xuất kinh doanh ,nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh trạnh diễn ra gay gắt, quyết liệt khong chỉ giũa doanh nghiệp hoạt đông trong cùng một lĩnh vực mà cả giũa các doanh nghiệp trong nước vói nước ngoài. Để có thể tồn tại, phát triển và giữ đuợc vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, đòi hổi các DNNN phải mở rộng sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng và chiều sâu, phải nâng cao sức cạnh tranh trên cả thị trường trong và ngoài nước nhất là trong xu thế hội nhập , toàn cầu hoá hiện nay khi chúng ta đang từng bước tham gia vào AFTA, WTO... để làm được điều đó DNNN cần phai có khối lượng vốn lớn nguồn từ NSNN không thể đáp ứng đủ , để bổ sung vào lượng vốn thiếu hụt đấy là nguồn vốn vay từ các NHTM. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay Việc đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNN có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu sau: a) Chỉ tiêu doanh số cho vay và tổng dư nợ cho vay _ Doanh số cho vay : cho biết tổng số tiền ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian nhất định ( 3 tháng , 6 tháng , 1năm ). _Tổng dư nợ cho vay : cho biết số tiền ngân hàng còn cho vay tại một thời điểm nào đó thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Tổng dư nợ gồm cho vay ngắn hạn , trung hạn , dài hạn và cho vay khác Cả hai chỉ tiêu dều được đo băng số tuyệt đối Mọt chỉ tiêu khác dùng để đánh giá xem việc sư dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả không là tỉ lệ cho vay / Tổng nguồn vốn . Tỉ lệ này càng cao càng tốt. Tỉ lệ cho vay / Tổng nguồn vốn = Tổng dư nợ / Tổng nguồn huy động Tỉ lệ cho biết ngân hàng có thể cho vay bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn huy động được tỉ lệ càng lớn thể hịên khả năng cho vay của ngân hàng càng cao, khả năng kiếm lợi càng lớn. b) Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dung.
- Tỉ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phần trăm giũa nợ quá hạn và tông dư nợ của ngân hàng mở một thời điểm nhất định có thể là cuối tháng , cuối quý hoặc cuối năm. Khi khoản vay không được hoàn tra đúng hạn như dã quy định mà không có lý do chinh đáng thì khoản vay đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và sẽ bị chịu lãi suất phạt . Hiện nay, theo quy định của NHNN lãi xuấ phạt không quá 150% lãi suất bình thường. Trên thực tế , phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề , có khả năng mất vốn nghĩa là an toàn thấp. Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu rất thông dung mà hiện nay các ngân hàng áp dụng để đánh giá hiệu quả cho vay. Tỉ lệ này cao thể hiện chất lượng cho vay không tốt , các ngân hàng luôn cố gắng để tỉ lệ này là thấp nhất có thể. Tỉ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ = ( Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) * 100% Có hai loại nợ quá hạn : _ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi : là những khoản tuy đã quá hạn nhưng người vay vẫn có thể trả được cho ngân hàng . Lý do của các khoản chậm trả này là do khách hàng đã bán được hàng nhưng chưa thu được tiền vay do gặp tình trạng đột xuất với lý do chính đáng. _ Nơi quá hạn không có khả năng thu hồi ( nợ khó đòi ) Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn dã quá kỳ hạn gia nợ . Những khoản nợ khó đòi người vay rấtt ít co khả năng trả nợ ngân hàng , dẫn đến ngân hàng bị mất vốn do người vay làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản và không trả được nợ ngân gàng cũng có thể do người vay lừa đảo ngân hàng cố tình trây lì không trả nợ. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng : hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỉ lệ nợ khó đòi trên = ( Dư nợ khó đòi / Tổng dư nợ quá hạn )* 100%t tổng dư nợ quá hạn Cho vay là nghiệp vụ ang lai lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng la nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nhất là trong môi trường kinh doanh biến động phức tạp , cạnh tranh gay gắt hiện nay, lại thêm rủi ro đạo đức nên nợ quá hạn của ngân
- hàng là không thể tránh khỏi . Song nếu một ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn mà đây là điều tệ hại dẫn đến mất khả năng thanh toán và giảm thu nhập. Ngân hàng nào coa tỉ lệnợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là hiệu quả cho vay thấp . Vì thế, các ngân hàng luôn cố gắng để tỉ lệ này la thấp nhất có thể. c) Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn vay và hiệu quả cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng , giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích : Nhà nước , khách hàng và ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay = Tổng lãi thu từ hoạt đông cho vay / Dư nợ cho vay bình quân Vòng quay vốn cho vay phản ánh số vòng chu chuyển của vốn cho vay ( thường là một năm ) . Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn vay ngân hàng luân chuyển nhanh , tham gia vao nhieu chu kỳ sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá , khong bị ứ đọng gây lãng phí vốn . Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng dễ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của doanh nghiệp cũng như có nguồn vốn để tiêpd tục cho vay các doanh nghiệp khác tạo lợi nhuận tối đa cho ngân hàng và doanh nghiệp. d) Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay thu nhâp từ cho vay cho biết hoạt đọng cho vay mang lai bao nhiêu lợi nhuan cho ngân hàng . Chỉ tiêu này được phản ánh bằng số tuyệt đối. Dựa trên tổng thu nhập từ cho vay các ngân hàng tính tỉ lệ sinh lãi trên một đồng vốn . Đây la một chỉ tiêu rất cần thiết để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng . Chi tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi trên một đồng vốn bỏ ra ( một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhieu đồng lợi nhuận ) . Một khoản cho vay của NHTM không thể được xem là chất lượng cao nếu không mang lai lợi nhuận thực tế cho ngân hàng . Tỉ lệ sinh lãi trên một đồng vốn = Tổng lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay / Dư nợ bình quân Tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả cho vay càng cao. e) Chỉ tiêu cư cấu cho vay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank
99 p | 942 | 423
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo
88 p | 447 | 136
-
Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
112 p | 671 | 125
-
Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội
37 p | 403 | 115
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam
41 p | 331 | 90
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNo & PTNN Nam Hà Nội
133 p | 226 | 75
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội
83 p | 184 | 66
-
Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
89 p | 227 | 65
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Đông Hà Nội
75 p | 190 | 56
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon
103 p | 216 | 55
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự
59 p | 214 | 54
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
68 p | 196 | 51
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
127 p | 174 | 42
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty TNHH Phi Long
63 p | 155 | 37
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
64 p | 176 | 32
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
74 p | 101 | 29
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây
28 p | 125 | 13
-
Luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
29 p | 116 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn