Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam
lượt xem 23
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy việt nam', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam
- Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam 1
- MỞ Đ ẦU H iện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt N am phấn đấu gia nhập WTO và 2020 cơ b ản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp V iệt Nam, để có thể đứng vững và phát triển đ ược đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đề sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai? đ ồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá và tăng dần cạnh tranh phi giá, doanh nghiệp phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đ ã sản xuất phải có tiêu thụ, có tiêu thụ doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng, sản phẩm, mẫu mã… yếu tố khách quan là: thị trường, chính sách, thị hiếu, giá cả… N hư vậy để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cần phải nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra những giải pháp và biện pháp khắc phục kịp thời. X í nghiệp dịch vụ thương mại da giày Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô tầm cỡ trong ngành sản xuất của nước nhà nói chung và trong ngành giầy nói riêng. Các mặt hàng của công ty đã tạo đ ược uy tín lớn đối với người dân trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu giầy luôn đứng hàng đầu trong ngành giầy Việt Nam với kim ngạch xuất sang các nước: Đức, Ý , Anh, Pháp… Song trước sức ép của thị trường hiện nay Xí nghiệp dịch vụ 2
- thương m ại Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty giầy trong nước như: công ty da giầy Hà N ội, giầy dép Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy dép Bitis…Và đặc biệt là hàng Trung Quốc, hàng ngo ại nhập với giá rẻ hơn… Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam" để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 3
- PHẦN I TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP S ẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG M ẠI DA GIẦY VIỆT NAM I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÁNH VÀ PHÀT TRIỂN XÍ NGHIỆP Từ khi xí nghiệp thành lập đến nay xí nghiệp đã có quá trình hình thành phát triển và có nhiều biến đổi. 1. Thời kỳ 1958 – 1970 Đây là thời kỳ xí nghiệp hoạt động dưới hình thức là “Công ty hợp doanh” tức là có cả vốn của nhà nước và vốn của các nhà tư sản Việt Nam. Nhiệm vụ của xí nghiệp là vừa sản xuất vừa chiến đấu. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của thời kỳ này là theo cơ chế “bao cấp cũ” tức là các sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là bán cho chính phủ và chính phủ sẽ bán cho các đơn vị liên quan. Giá cả do chính phủ quy định, tiền lương của cán bộ công nhân viên được quy đ ịnh theo ngành bậc thống nhất cả nước, kèm theo chế độ tem phiếu, định lượng các tiêu chuẩn của CBCNV. 2. Thời kỳ 1970 – 1986. - Từ sau năm 1970 xí nghiệp được hình thành - Sau những năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới sản xuất phải theo thị trường, có sự cạnh tranh cao và đặc biệt là không còn được nhà nước bao tiêu sản phẩm như trước, xí nghiệp phải tự tìm lấy thị trường cho mình. Cũng vào cuối những năm 80 này xí nghiệp đã mất đi hai thị trường lớn là Liên Xô và các nước Đông Âu do tình hình chính trị bất ổn. Với những biến động rất lớn đó đã làm cho tình trạng sản xuất kinh doanh của xi nghiệp ngày càng khó khăn, có những năm sản lượng da mề m chỉ còn từ 200 - 300 ngàn bìa, da cứng chỉ còn khoảng 20 - 30 tấn, tức là bằng thời kỳ mới thành lập (1912). 4
- 3. Thời kỳ 1986 - 1994 Đứng trước nguy cơ bị phá sản, Đảng uỷ và Ban lãnh đạo xi nghiệp đã nhóm họp bàn bạc và tìm giải pháp khắc phục như: Xây dựng lại bộ máy quản lý để thích ứng với cơ chế mới, đề ra các kế hoạch chiến lược mới, thông tin cụ thể hoá đến từng bộ phận cơ sở trong xi nhgiệp, tập trung nguồn lực sẵn có, khai thác mạnh những khả năng tiềm tàng. Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên,xí nghiệp đã dần dần cải thiện được tình hình. Nếu năm 1994 chỉ đạt mức tổng doanh thu là 5,02 tỷ đồng thì sang năm 1995 đạt 5,06 tỷ và năm 1996 đã là 6,2 tỷ đồng. 4. Thời kỳ 1994 đến nay. Xí nghiệp thương mại d ịch vu da giầy việt Nam thuộc sự quản lý của Tổng công ty da giầy Việt Nam và Bộ công nghiệp nhẹ. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 1. Chức năng. Xi nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại Da giầy Việt nam hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực của đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩ u tăng thu ngoại tệ, góp phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước. Xí nghiệp có chức năng sản xuất da, giầy, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp bao gồm: xuất khẩu các loại sản phẩm da, giầy các loại cùng với những sản phẩm thuộc da khác.Tuy nhiên hiện nay xí nghiệp còn bổ xung thêm các mặt hàng giầy vải, giầy thể thao nhằm tăng thêm chủng loại, đa dạng hoá sản phẩm. Đông thời xí nghiệp còn kinh doanh các nguyên phụ liệu, phẩm chất, máy móc thiết bị, phụ tùng, đồ điện dân dụng, dụng cụ kim khí, điện máy hay làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về sản phẩm nguyên phụ liệu thiết bị ngành giầy. 5
- 2. Nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động hạch toán kinh doanh và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luậ t. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương mại cũng như Nhà n ước giải quyết các vấn đề vướng mắ c trong kinh doanh. - Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại. Nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đông thời tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị bù đắ p chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. - Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc thiết bị phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giầ y vải, giầy da. - Đào tạo và quản lý CBCNV một cách có hiệu quả. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI DA GIÀY VIỆT NAM. Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt nam là doanh nghiệp hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân thuộc tổng công ty Da giầy Việt Nam, bộ máy quản lý của xí nghiệp tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Trước năm 2003 hệ thống tổ chức bộ máy của xí nghiệp tuy gọn nhẹ xong chức năng các phòng ban không thực sự rõ ràng, giám đốc phải phụ trách mhiệm quá nhiều công việc không cần thiết do chỉ có phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh tế quản lý. Nhưng bắt đầu từ năm 2003 bộ máy quản lý của xí nghiệp đã được ban lãnh đạo thay đổi với mục tiêu để quản lý có hiệu quả hơn trong công việc kinh doanh, bao gồm: 6
- * Ban lãnh đạo: trực tiếp tiến hành quản lý các đơn vị thành viên theo cơ chế hoá, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Đứng đầu xí nghiệp là ban giám đốc gồm một giám đốc, một trợ lý giám đốc và ba phó giám đốc. + Giám đốc: là người đứng đầu xí nghiệp , chịu trách nhiệm chung trước tổng công ty trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, thay mặt toàn bộ CBCNV của xí nghiệp chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên về tình hình hoạt động và nộp ngân sách. + Trợ lý giám đốc: có chức năng thư kí tổng hợp, văn thư liên lạc, tham mưu cho giám đốc về việc hình thành và chuẩn bị các yêu cầu quản lý. + Phó giám đốc sản xuất: là người trực tiếp phụ trách các bộ phận, phòng XNK, trung tâm thiết kế mẫu và kỹ thuật cũng như xưởng giầy da của xi nghiệp. Với nhiệm vụ cụ thể là chỉ đạo các thành viên nghiên cứu và tìm mẫu mới trong thời gian nhanh nhất nhằm theo kịp nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đồng thời phụ trách mảng XNK với yêu cầu cao từ phía các bạn hàng quốc tế đặt ra. + Phó giám đốc kỹ thuật: trực tiếp phụ trách phòng quản lý chất lượng ISO đồng thời quản lý hai xưởng giầy vải và xưởng cao xu. Với nhiệm vụ giám sát quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như công tác quản lý của xí nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc kinh doanh. + Phó giám đốc thương mại: quản lý trực tiếp các phòng như phòng kinh doanh nội địa, phòng thương mại, phòng hành chính và xưởng cơ điện. Nhiệm vụ đặt ra là tổ chức công tác hành chính, thương mại dịch vụ và đặc biệt mảng kinh doanh nội địa luôn đòi hỏi người quản lý lỗ lực cao nhất. * Các phòng ban của doanh nghiệp: + Phòng tài chính kế toán: Chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc, phòng có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, cung cấp thông tin về vốn, tài sản, công nợi thu chi, hạch toán chi phí 7
- nguyên vật liệu tính giá thành, giá bán thành phẩm, tính trả lương cho công nhân viên, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính. + Phòng tổ chức: cũng như phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ tổ chức sắp xếp những vấn đề về nhân lực, việc làm, thuyên chuyển phòng ban chức vụ...nhằm mục đích tổ chức có hiệu quả trong lao động. + Phòng quản lý chất lượng ISO: có chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật, thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ xí nghiệp trên các mặt, hoạch định thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị trí của xí nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. + Trung tâm thiết kế mẫu và kỹ thuật: chịu trách nhiệm tạo mẫu mã cho sản phẩm bao gồm đưa ra các mẫu mã mới hoặc thiết kế theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý, phụ trách những công việc tiếp đón, hướng dẫn khách hàng khi tới xí nghiệp làm việc. Đây cũng là nơi tiếp nhận những thông tin gửi tới giao dịch hay chuyển đi các phòng những tin cần thiết. + Phòng thương mại: có chức năng phụ trách công việc đối với công văn giấy tờ giao dịch trao đổi, nghiên cứu tìm hiểu mức độ thay đổi nhu cầu thị trường để từ đó tìm ra kế hoạch sản xuất phù hợp... + Phòng XNK: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất, phòng có nhiệm vụ giúp phó giám đốc trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu khảo sát thị trường ở nước ngoài, tham gia mứu trí ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. + Phòng kinh doanh nội địa: được tách ra từ phòng kế hoạch, phòng kinh doanh nội địa chịu sự chỉ đạo của phó giám thương mại với mục tiêu tìm hiểu khả 8
- năng, nhu cầu, sức mua của thị trường nội địa đồng thời trực tiếp quản lý công tác tiêu thụ khi có khách hàng tới xí nghiệp, qua đại lý , chi nhánh... + Các xưởng sả n xuất: bao gồm xí nghiệp giầy vải, xí nghiệp giầy da, xí nghiệp cao su, xí nghiệp cơ khí. Các xí nghiệp này có nhiệm vụ sản xuất theo đúng chức năng của mình. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại giầ y, đồ da xuất khẩu đồng thời chế biến nguyên vật liệu cho sản xuất và sửa chữa các thiết bị máy móc. IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP. Trải qua hơn 45 năm trưởng thành và phát triển, Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam từng bước vươn lên và trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành của Việt Nam. Với nhiệm vụ vừa nghiên cứu, vừa thiết kế mẫu, vừa tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Xí nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, mang lại cho Ngân sách Nhà nước một lượng ngoại tệ lớn. Hiện nay công ty đang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau: - Giầy vải, - Giầy thể thao, - Giầy da, - Các sản phẩm từ da thuộc.... Xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Xí nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Trong những năm vùa qua, sản phẩm của Xí nghiệp luôn được khách hàng ưa thích và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. 9
- Bảng 1: Những thành tích đáng kể được thể hiện qua các chỉ tiêu tổng quát sau Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 11.985,891 25.210,699 53.299000 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 2. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 27 29.7 30 4. Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1.408 1.527 1.605,36 5. Nộp ngâp sách Triệu đồng 2.473 2.874 3.369 6. Vốn cố định Triệu đồng 3.742 4.282 5.003 Trong đó vốn ngân sách Nhà 8.000 8.000 8.000 Nước cấp 7. Vốn lưu động Triệu đồng 4.836 48.530 55.070 8. Lực lượng lao động Người 1.930 2.003 2.300 9. Thu nhập bình Đồng/người/1 850.000 950.00 1.150.000 quân(người/đồng) tháng Hàng năm, Xí nghiệp sản xuất khoảng 6 triệu sản phẩm, trong đó xuất khẩu chiếm hơn 80%, sản phẩm hiện có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới và được chấp nhận ở cả những thị trường khó tính như : Nhật, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Hông Kông, Hà Lan … Trong đó một số thị trường đã trở thành khách hàng truyền thống của Xí nghiệp. Điều đó đã khẳng định được tên tuổi, uy tín và vị trí của Xí nghiệp trên thị trường. 10
- Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Hoạt động SX & KD 2004/2003 2005/2004 Chỉ tiêu TT Số tiền Số tiền 2003 2004 2005 % % Tổng doanh thu 1 11.985,8 25.210,6 53.299,0 13.224,8 110,3 28088,30 111,4 91 99 00 08 1 Trong đó doanh thu xuất 54.401 72.516 81.014 18.115 33,30 8.498 11,27 khẩu Doanh thu thuần 2 63.872 85.593 102.649 21.721 34,01 17.056 19,93 Giá vốn bán hàng 3 49.816 69.702 83.435 19.886 39,92 13.733 19,70 Lãi gộp 4 14.056 15.981 19.214 1.835 13,05 3.323 20,91 5 Chi phí bán hàng 5.280 6.075 5.710 795 15,06 365 6,01 6 Chi phí QLDN 7.600 8.629 11.929 1.029 13,54 3.300 38,24 Lãi thuần HĐKD 7 1.176 1.187 1.575 11 0,94 389 32,08 Tổng LN trước thuế 8 1.210 1.508 1.605 298 24,63 97 6,43 Thuế TNDN 9 387 482 514 95 24,63 31 6,43 10 LN sau thuế 823 1.026 1.091 203 24,63 66 6,43 11 Thu nhập 0,850 0,950 1,150 BQ/người/tháng Qua số liệu trên ta thấy Xí nghiệp đang hoạt động ngày một hiệu quả, thể hiện trước hết ở doanh thu và kim ngạch xuất khẩu luôn luôn tăng với tốc độ cao, đặc biệt là doanh thu hàng xuất khẩu. Cụ thể, năm 2004 là 25.210,699triệu tăng 110,3% (+13.224,808 triệu) so với năm 2003 trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 33,30%. Năm 2005 doanh thu vẫn tăng cao cụ thể là tăng 111,4% (+28088,301triệu) so với năm 2004, nhưng tốc độ tăng doanh thu hàng xuất khẩu lại bị sụt giảm mạnh chỉ tăng 11,72% (+8.498 triệu) so với năm 2004. Xét trên bình diện chung của cả ngành thì đây là một kết quả khả quan thể hiện mức tăng trưởng cao của doanh nghiệp. Do đạt được mức tăng tổng doanh thu cao vào năm 2004 nên đã làm cho tổng lợi nhuận cũng tăng tương ứng với mức tăng 24,63% (+298 triệu) so với năm 11
- 2003, nhưng khi qua năm 2005 mức tăng tổng lợi nhuận trước thuế đã giảm khá mạnh do phải cạnh tranh, bắt buộc Xí nghiệp phải nâng cao chất lượng, giảm giá hàng bán nên chỉ tăng 6,43% (+98 triệu) so với năm 2004. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2003 là 1,29% hay nói cách khác là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 1,29 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2004 là 1,2% còn năm 2003 đã xuống tới mức 1,06% tức là 100 đồng doanh thu chỉ còn tạo ra được 1,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2005 đã sụt giảm so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu giảm mạnh. Mức sụt giảm này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ở thị trường ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh quyết liệt bắt buộc công ty phải giảm giá bán để duy trì thị trường, dẫn đến giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thuần, tỷ trọng bình quân giá vốn bán hàng trong doanh thu thuần là trên 80% và luôn tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu thuần. Đây là nguyên nhân trực tiếp dấn đến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, mức tăng lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 24,63% thì tới năm 2005 đã giảm tới mức rất thấp là 6,43% dẫn tới tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm dần. Chi phi bán hàng có giảm đôi chút còn chi phi quản lý có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng so với doanh thu thuần, năm 2003 là 11,89%, năm 2005 là 11,62% đây là một dấu hiệu cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng tổ chức bộ máy quản lý và lao động gián tiếp một cách có hiệu quả. Là một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là chính, cho nên nguyên vật liệu chủ yếu phải mua từ nước ngoài, vì vậy Xí nghiệp bị phụ thuộc thị trường nguyên vật liệu nước ngoài. Xí nghiệp phải có các biện pháp quản lý hàng tồn kho, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu và giảm tối đa chi phí. 12
- PHẦN II THỰ C TR ẠNG TIÊU THỤ S ẢN PH ẨM T ẠI XÍ NGHIỆ P SẢN XU ẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI DA GI ẦY VIỆT NAM I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI DA GIẦY VIỆT NAM Có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tiêu thụ sản phẩm, cùng một lúc có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nhau, mức độ và phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng không giống nhau, có nhiều cách phân chia các nhân tố ảnh hưởng theo những tiêu thức khác nhau, song ta có thể phân chia thành hai nhóm nhân tố chủ yếu sau: + Các nhân tố khách quan. + Các nhân tố chủ quan (thuộc về doanh nghiệp). Nhiệm vụ của các nhà quản trị là cần phải chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ để từ đó có các biện pháp giải quyết hữu hiệu. 1. Các nhân tố khách quan a. Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh trên thương trường có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp-dịch vụ thương mại nói riêng. Cạnh tranh lành mạnh hợp pháp có thể làm thay đổi tình hình của xí nghiệp từ yếu kém trở nên hùng mạnh và ngược lại có thể làm cho xí nghiệp đi đến phá sản, vì thế các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các phương thức cạnh tranh có lợi nhất để thu được kết quả kinh doanh cao nhất, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Sản phẩm Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam đang phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm của các công ty khác tại th ị trường trong nước như: Công ty giày Thượng Đ ình, Công ty giày da Hà 13
- Nội, giầy dép Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy dép Bitis, Công ty giầy da Sài Gòn... và các sản phẩm ngoại nhập. Đối với thị trường ngoài nước, sản phẩm của công ty chưa thật sự vững mạnh, điều đó đã dẫn đến xuấ t khẩu sản phẩm không ổn đ ịnh. Để đứng vững tại thị trường trong và ngoài nước Công ty cần phải có những biên pháp cải tiến về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng và các biệ n pháp hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm. b. Luật pháp - Chính sách quản lý của nhà nước: Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn tiêu dùng cho nhân dân. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng sửa đổi bổ sung các chính sách về thuế, luật kinh tế, chính sách phát triển kinh tế ...nhằm tạo ra những điều kiện hoạt động tốt hơn cho mọi doanh nghiệp, từng bước nâng hiệu quả kinh tế, phát triển nền kinh tế đất nước. Các nhân tố thuộc về cơ chế quản lý nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thương mại. Các chính sách của nhà nước sử dụng như: thuế, quĩ bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng...có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tiêu thụ của xí nghiệp và ngược lại. Ngoài ra, các chính sách về phát triển những ngành khoa học, văn hoá nghệ thuật...của nhà nước cũng có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp đến cung cầu giá cả. Về môi trường chính trị và pháp luật môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị- xã hội. Khi đó sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách lớn sẽ tạo bầu không khí tốt cho các DN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý lo lắng với phần đông người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng cất trữ tiền chứ không đưa ra lưu thông nhiều, làm cho cầu suy giảm, dẫn đến hoạt động tiêu thụ bị trì trễ. Khi các bộ luật đang trong quá trình hoàn thiện sẽ 14
- dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh doanh hợp pháp ví dụ: Hàng lậu, hàng giả…dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm thất trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẩu mã, hình thức. Do đó, khi xác định lĩnh vực kinh doanh gì cần phải xét đến cả các vấn đề thuộc môi trường chính trị, pháp luật. d. Các nhân tố về tiêu dùng: Mỗi dân tộc có tập quán tiêu dùng riêng, nó chịu ảnh hưởng của nền văn hoá, bản sắc dân tộc…vì vậy các sản phẩn khi sản xuất đều phải tính đến các yếu tố đó vì khách hàng luôn ưa thích những sản phẩm phù hợp với nhu cầu về thị hiếu của họ. Các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phát triển, càng biến động theo hướng ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng cao, hình thức mẫu mã hấp dẫn tính hữu dụng cao, giá rẻ…nếu DN không chú ý đến đặc điểm này sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng: Cơ hội thị trường của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố: Khả năng tài chính và hệ thống giá cả hàng hoá. Vì tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ…của người tiêu dùng đó ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hoá và số lượng hàng hoá mà họ lựa chọn mua sắm. Nó đòi hỏi DN phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động trong lĩnh vực tài chính cá nhân, các khoản tiết kiệm, tỷ lệ lãi xuất để có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hiệu qủa tiêu thụ. Qui mô và cơ cấu tiêu dùng ảnh hưởng tới mức bán ra của xí nghiệp, nhu cầu tiêu dùng càng lớn thì mức bán ra càng lớn, đặc biệt khả năng thanh toán cao ảnh hưởng tích cực tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp và ngược lại. Điều kiện sinh hoạt của tầng lớp dân cư, thu nhập quỹ tiêu dùng của dân cư trên địa bàn hoạt động của xí nghiệp, bất kỳ sự thay đổi nào về thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng tới cách thức chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Thu 15
- nhập của người tiêu dùng cao thì họ sẽ tiêu dùng nhiều, lúc đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng doanh số tiêu thụ và làm tăng lợi nhuận. Tập quán tiêu dùng, đặc điểm địa lý dân cư, kết cấu, lứa tuổi, giới tính cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng và do đó ảnh hưởng đến hoạt động bán ra của doanh nghiệp. Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đến cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Do trình độ văn hoá, hiểu biết của người tiêu dùng tăng lên làm dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng đối với nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thì chắc chắn xí nghiêp sẽ thất bại trong cạnh tranh cũng như trong hoạt động kinh doanh. e. Nhân tố thuộc về thị trường Thị trường cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Trên thị trường, cung cấp sản phẩm nào đó có thể lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại sản phẩm trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu. * Tình hình tiêu thụ sản phẩm giầy ở một số nước trong khu vực: Ngày nay với sự lớn mạnh của nền kinh tế nhu cầu làm đẹp của con người không ngừng tăng lên. Xu hướng trong cách mua sắm của con người không chỉ là bền, chắc mà là đẹp và hợp mốt. Với những nước phát triển nhu cầu về hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng, những nước phát triển và những nước có dân số đông có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc… nhu cầu giầy dép ở những nước này cao cung không đủ cầu vì vậy họ phải nhập khẩu từ những nước khác. Liên minh châu Âu EU là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu giầy- dép trên thế giới và cũng là nơi có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Hiện nay ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình trạnh thâm 16
- hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá công nhân thấp. Mặt khác các thành viên của EU lại hướng vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp điện tử và chuyể giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Hiện nay hàng năm EU nhập khẩu trên 850 triệu đôi giầy các loại chủ yếu từ châu á và phần đông là các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Sau đây là một số thị trường về giầy trong mấy năm gần đây Thị trường Italia dân số 60 triệu người nhu cầu giầy dép khoảng 8000 tấn/ năm Bảng 3: Nhu cầu và sản xuất hàng giầy ở Italia từ năm 2002 đến 2004 ĐVT: tấn Năm 2002 2003 2004 Nhu cầu Tự sản xuất 7060 7220 7230 Nhập khẩu 2930 3020 2340 Tiêu dùng 8020 8120 8170 Xuất khẩu 1970 2120 2340 Nguồn: báo doanh nghiệp ngày 20/12/2004 Thị trường Pháp Là một thị trường lớn trong khối EU có nhu cầu giầy rất cao sản phẩm trong nước sản xuất ra không đủ nên phải nhập với số lượng lớn. Bảng 4: Nhập khẩu và nhu cầu hàng giầy ở Pháp từ năm 2002 đến năm 2004 ĐVT: tấn 17
- Năm 2002 2003 2004 Nhu cầu Nhập khẩu 5920 6738 6948 Tiêu dùng 7120 7869 8001 Nguồn: báo DN ra ngày 20/12/2004 - Ngoài ra phải kể đến nhu cầu ở các nước khác như: + Đức có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 7640 tấn + Tâybanha có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 8770 Tấn + Canađa có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 7260Tấn * Tình hình tiêu thụ giầy ở Việt Nam: Hiện nay sản phẩm giầy ở Việt Nam đang phát triiển khá mạnh và chiếm được tình cảm của nhiều khách hàng không chỉ ở trong nước mà còn rất nhiều khách hàng và bạn hàng quốc tế. Mặc dù giầy Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại giầy nước ngoài đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc. Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất giầy dép trong khu vực về giá nhân công rẻ. Do đó giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước trong khu vực. Hiện nay Việt Nam là nước sản xuất giầy dép sang trực tiếp thị trường EU. EU là Thị trường sản xuất ngày càng giảm trong khi đó sức tiêu thụ ngày càng tăng tạo diều kiện thuận lợi cho DN Việt Nam tìm kiếm thêm thị trường. Bình quân đầu người trong các nước EU sự dụng vào khoảng 1-4 đôi giầy/măm với dân số khoảng 367 triệu người hàng năm tiêu thụ trên 1 tỷ đôi giầy các loại vì thế việc nhập khẩu từ nước ngoài cộng đồng là không thể tránh khỏi. Giầy dép là loại mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu, nó được hưởng mức thuế xuất tối huệ quốc. Vì vậy các DN Việt Nam cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về các khía cạnh chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng để tranh thụ nâng cao kim nghạch xuất khẩu. Trong sản xuất giày của Việt Nam chưa phải áp dụng hạn ngạch xuất khẩu như các nước khác. Bên cạnh đó các DN 18
- cũng cần phải lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn xuất sứ và tránh gian lận trong thương mai. 2. Nhân tố chủ quan thuộc về xí nghiệp. a. Giá cả sản phẩm: Mọi cạnh tranh trên thị trường suy cho cùng là cạnh tranh về giá cả. Giá cả sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ, giá cả sản phẩm có thể kích thích hay hạn chế cung cầu và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lợi nhuận hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Xu hướng chung là nếu giá bán một loại sản phẩm của doanh nghiệp càng thấp so với sản phẩm cùng loại khác trên thị trường thì khối lượng sản phẩm bán ra của xí nghiệp càng tăng. Tuy nhiên đối với một số mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, độc quyền thì việc giảm sản phẩm, làm giảm mức mua của khách hàng….do vậy giảm doanh số bán ra. Nhiệm vụ của xí nghiệp là phải biết điều chỉnh giá cả sản phẩm sao cho hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, từng mặt hàng ở từng vùng dân cư và ở từng thời điểm khác nhau để kích thích việc mua hàng của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của xí ngiệp. b. Chất lượng sản phẩm và bao bì: Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Nếu như trước kia nói tới chất lượng sản phẩm là đề cập tới độ bền thì theo quan điểm hiện đại chất lượng sản phẩm không chỉ nói đến đặc tính thương phẩm mà còn nói đến yêu cầu về thẩm mỹ. Khi tiếp cận với sản phẩm cái mà người tiêu dùng cảm nhận đầu tiên là bao bì, mẫu mã. Vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó tạo ra thiện cảm, làm ngã lòng người tiêu dùng trong giây lát để từ đó họ đi đến quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Do đó, xí nghiệp muốn thu hút được khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất thì xí nghiệp phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng độc đáo để hấp dẫn người mua...trong điều kiện ngày 19
- nay có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật hàng giả lẫn lộn thì doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bao bì đẹp nó sẽ giúp bảo vệ nhãn hiệu uy tín sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm kéo theo tăng doanh số, lợi nhuận cho xí nghiệp. c. Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh: Câu hỏi đầu tiên khi xí nghiệp bắt tay vào kinh doanh là xí nghiệp sẽ bán cái gì? cho đối tượng tiêu dùng nào? khi xí nghiệp xác định được “bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà xí nghiệp có” tức là doanh nghiệp đã lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thuận lợi. Bởi sản phẩm marketing của doanh nghiệp nào mà phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Chính sách mặt hàng trong kinh doanh cũng ảnh hưởng tới tiêu thụ, ví dụ: Đối với mặt hàng kinh doanh nên kinh doanh một số ít mặt hàng nhưng chủng loại và phẩm chất phải phong phú. Đối với mặt hàng trong siêu thị nên kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, mỗi loại mặt hàng nên có nhiều loại đa dạng khác nhau hoặc là phẩm cấp giá cả khác nhau để thu hút người mua. d. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Qui mô sản xuất ngày càng tăng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các mối quan hệ giao dịch thương mại ngày càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong đó kể cả hoạt động dịch vụ khách hàng. Dịch vụ lúc này là vũ khí cạnh tranh sắc bén của xí nghiệp, nó xuất hiện ở mọi nơi mọi giai đoạn của quá trình bán hàng, nó hỗ trợ cả trước và sau bán hàng. Dịch vụ trước khi bán hàng nhằm giúp truyền đạt thông tin về sản phẩm dịch vụ của xí nghiệp tới khách hàng được nhanh chóng, chính xác, giúp khách hàng hiểu rõ được về sản phẩm dịch vụ để có được quyết định lựa chọn chính xác phù hợp các dịch vụ và chuẩn bị hàng hoá, về triển lãm trưng bầy, chào hàng...dịch vụ trong quá trình bán hàng nhằm trợ giúp khách hàng mua được hàng hoá có thêm các thông tin về sản phẩm dịch vụ và các đặc tính kinh tế, kỹ thuật hay cách thức 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam "
91 p | 546 | 256
-
Luận văn - Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng An
69 p | 458 | 201
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Alo
81 p | 934 | 174
-
Luận văn: " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX "
87 p | 412 | 150
-
Luận văn - Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại
70 p | 264 | 118
-
Luận văn: " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1"
59 p | 268 | 72
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Hoá chất Vật liệu điện Hải Phòng
77 p | 251 | 68
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty Dệt may Việt Nam
57 p | 189 | 53
-
Luận văn: " Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh "
54 p | 219 | 52
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy
77 p | 210 | 51
-
Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
79 p | 189 | 51
-
Luận văn: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
101 p | 206 | 41
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp marketing nhằm nâng cao doanh thu của Công ty Cổ Phần Thép Ngọc Việt
62 p | 156 | 32
-
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty Cung ứng Tàu biển Quảng Ninh
35 p | 157 | 27
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX
61 p | 154 | 27
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
47 p | 117 | 20
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Điện Biên của sở Thương mại du lịch Điện Biên
52 p | 136 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn