LUẬN VĂN: Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
lượt xem 34
download
CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trung tâm, cốt lõi trong đường lối cách mạng nước ta; nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng. Vì vậy, ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng đều tập trung vào việc xác định...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- LUẬN VĂN: Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trung tâm, cốt lõi trong đ ường lối cách mạng nước ta; nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng. Vì vậy, ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng đều tập trung vào việc xác định mục tiêu và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đó là những thành tựu lớn trong sự phát triển tư duy của Đảng và nhân dân ta về xây dựng CNXH. Những thành tựu đó có ý nghĩa đặc biệt trong điều kiện hiện nay, là một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Bởi lẽ: Thứ nhất, các nước XHCN đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng chưa từng thấy trong lịch sử cả về chính trị, kinh tế, xã hội, cả lý luận về mô hình CNXH của nhiều đảng. Trước cuộc khủng hoảng đó, nhiều đảng có sự đánh giá lại về công cuộc xây dựng CNXH, về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đề ra chủ trương cải tổ, cải cách, đổi mới. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, có đảng trung thành và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết kinh nghiệm, đề ra được đường lối cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu, giữ vững thành quả của CNXH; có đảng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, đi vào con đường xã hội - dân chủ. ở một số nước, chế độ XHCN đã bị lật đổ. Tình hình đó tác động mạnh mẽ đến n ước ta. Nếu Đảng ta không vững vàng, không đủ bản lĩnh, không kịp thời đổi mới, không xác định được và xác định đúng quan niệm về CNXH và con đường xây dựng CNXH thì cuộc khủng hoảng nói trên sẽ tác động nguy hiểm đến sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chúng ta đã vượt qua cuộc khủng hoảng đó, tiếp tục đứng vững và ngày càng phát triển. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Đảng ta đã sáng suốt đề ra đường lối đổi mới đúng đắn và sự nghiệp đó đã giành được những thành tựu quan trọng, từng bước hình thành quan niệm về con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Thứ hai,bên cạnh những thành tựu quan trọng đã giành được, công cuộc xây dựng CNXH của chúng ta cũng gặp không ít khó kh ăn. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Cuộc khủng hoảng này do nhiều
- nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa là trong su ốt nhiều năm, chúng ta đã có những quan niệm đơn giản hoặc không đúng về xây dựng CNXH thể hiện ở những khuyết điểm sai lầm mà Đảng ta đã tự phê bình trong Đại hội VI. Việc đề ra đường lối đổi mới, hình thành những quan niệm đúng đắn về CNXH, về con đường xây dựng CNXH chẳng những tạo điều kiện để đất n ước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn là cơ sở để chúng ta tiến lên trên con đường xây dựng CNXH. Những quan niệm đó đã củng cố niềm tin vững chắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đối với con đường đã lựa chọn; mở đường cho toàn Đảng, toàn dân phát huy khả năng sáng tạo trong tư duy, trong hành động, trong việc đưa những quan điểm đó vào cuộc sống; góp phần vào việc bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh những quan niệm đó. Tuy nhiên những điều mà Đảng và nhân dân ta nhận thức đạt tới hôm nay sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển sau này của thực tiễn của t ư duy lý luận. Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi liên CNXH ở nước ta được phản ánh ngày càng rõ nét qua lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay. Ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh đ ầu tiên (2/1930), Đảng ta đã khẳng định mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc và CNXH. Cương lĩnh chỉ rõ "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Bổ sung cho Chánh c ương vắn tắt của Đảng và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930), Đảng ta cũng chỉ ra rằng "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... nhờ giai cấp vô sản chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ t ư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN"(1). Tuy nhiên trong giai đo ạn cách mạng dân chủ nhân dân, hoạt động tư duy của Đảng phải tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ c ơ bản của cuộc cách mạng ấy. Hoạt động t ư duy về CNXH và con đường xây dựng CNXH của Đảng chỉ được tiến hành với quy mô lớn khi nhân dân ta bắt tay vào xây dựng CNXH, từ 1955 là ở miền Bắc, sau 1975 là t rên cả nước. Quá trình đó được hình thành trên cơ sở khẳng định những cái đúng, cần kế thừa, những cái trước kia đúng, (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, CTQG, H, 1998, tr.93- 94.
- nhưng nay không còn phù hợp phải thay đổi, những gì trước đây không đúng phải kiên quyết khắc phục. Trong những năm 1955-1965, hoạt động tư duy về CNXH và con đường tiến lên CNXH của Đảng được triển khai thể hiện việc Đảng ta xác định nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Chẳng hạn như: Tháng 8-1955, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 xác định "Đường lối củng cố miền Bắc là củng cố và phá t triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng b ước vững chắc lên CNXH". Tháng 1 -1956, trong văn kiện về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị nhấn mạnh "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN". Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957) nhận định: "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH". Năm 1957, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã khẳng định những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng CNXH, chủ yếu rút ra từ thực tiễn Liên Xô. Lúc này Đảng ta chưa đề ra đường lối chung về xây dựng CNXH. Trong mấy năm đầu sau khi hoàn thành thắng lợi khôi phục kinh tế, trong khi chưa đề ra đường lối chung, Đảng ta vẫn chỉ đạo xây dựng CNXH, đặt trọng tâm vào cải tạo XHCN, coi chuyển nhanh nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm ưu thế là điều kiện cơ bản để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH. Điều đó thể hiện rõ qua Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (11-1958) với việc chủ trương đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khâu chính là cải tạo và phát triển nông nghiệp; Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4-1959) thông qua hai Nghị quyết quan trọng về hợp tác hóa nông nghiệp và về cải tạo công th ương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc. Sau khi xác định mục tiêu là "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền bắc thành c ơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà". Muốn thực hiện được mục tiêu đó, Đại hội đã nêu lên
- những biện pháp cơ bản sau: sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách " ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"; đẩy mạnh cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước XHCN có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến. Với sự chỉ đạo công cuộc xây dựng CNXH từ 1955 của Đảng, nhất là đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc đề ra ở Đại hội III, từ 1955 đến 1965, miền Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng nh ư bảo đảm được lương thực, tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng,... đặc biệt đã trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều khó kh ăn trong quá trình xây d ựng CNXH ở miền Bắc. Nguyên nhân là do có một số sai lầm trong chủ tr ương về cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý như nhanh chóng biến nền kinh tế nhiều thành phần t hành nền kinh tế XHCN thuần nhất, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối... Từ 1965 đến 1975, miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n ước. Đảng ta đã dành nhiều trí tuệ, công sức vào việc lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến; đồng thời quan tâm, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc. Tư duy của Đảng về cách mạng XHCN trong thời kỳ này được thể hiện cả trong các Nghị quyết của Đảng, cả trong nhiều tác phẩm, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học. Những quan niệm về CNXH và con đường xây dựng CNXH thể hiện ở những nét lớn sau: + Phát triển đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, hình thành nội dung và tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới.
- + Nêu lên "bước đi ban đầu" trong thời kỳ quá độ ở nước ta. + Xây dựng quan điểm về cơ cấu kinh tế, xác định quan hệ công nghiệp và nông nghiệp thể hiện ở phương hướng phát triển kinh tế phải theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên c ơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế Trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương. + Xác định nội dung chủ yếu của đấu tranh giữa hai con đường ở miền Bắc là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn... + Tìm tòi con đường đi lên sản xuất lớn: cuộc vận động cải tiến quản lý, tổ chức các hợp tác xã với quy mô lớn, xây dựng huyện thành huyện nông - công nghiệp... + Trong quản lý kinh tế, đã đề ra phương hướng: xóa bỏ quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh XHCN. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước lúc đó, mô hình xây dựng CNXH của ta lúc đó qua bộc lộ hết những nhược điểm, khuyết điểm. Nhưng thực tế đã cho thấy có nhiều cái không phù hợp, kìm hãm sự phát triển của sản xuất... Như vậy, tư duy của Đảng trong thời kỳ này đã trải qua trên bề rộng và có đi vào chiều sâu trên một số lĩnh vực chủ yếu, trong đó vấn đề mục tiêu, phương hướng vẫn là cơ bản. Một số vấn đề mới được phát hiện có giá trị như chỉ ra bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ ở nước ta. Việc nghiên cứu để đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trong điều kiện nước ta là cần thiết, nhưng một số giải pháp đưa ra không phù hợp. Thiếu sót của ta là chậm nhìn ra nguyên nhân sâu xa của sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh, chậm tìm ra những hình thức kinh tế mới để khắc phục nhược điểm, khuyết điểm của mô hình cũ, cho phép sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến năm 1986, sự nhận thức về CNXH và con đường tiên lên CNXH của Đảng ta ngày càng sáng rõ. Năm 1976, Đại hội IV của Đảng đã phát triển một bước đường lối của Đại hội III, vạch ra đường lối xây dựng CNXH trên phạm vi cả n ước: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây
- dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN; xây dựng nền sản xuất lớn XHCN; xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu..."(1). Tuy nhiên chúng ta đã phạm một số sai lầm, khuyết điểm trong việc thiết kế các mô hình cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Việc duy trì và áp dụng c ơ chế cũ theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp không còn phù hợp với tình hình mới. Không những thế lại thực hiện việc xóa bỏ thành phần kinh tế t ư bản chủ nghĩa, làm cho kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể giữ vai trò độc tôn. Điều này trái với những quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ và không phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, vào cuối những n ăm 1970, nền kinh tế nước ta bị mất cân đối nghiêm trọng, khủng hoảng kinh tế - xã hội đã diễn ra. Cuộc khủng hoảng này thật sự là một thách thức đối với cả dân tộc và chế độ xã hội ta. Trong hoàn cảnh đó, Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) đã thông qua 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 20-NQ/TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách và Nghị quyết số 21-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Tinh thần cơ bản của Hội nghị Trung ương 6 là "làm cho sản xuất bung ra" nhằm khắc phục khuyết điểm trong quản lý kinh tế, đề ra chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Tháng 10-1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xóa bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông, cấm chợ, người sản xuất được tự do lưu thông hàng hóa ngoài th ị trường, không phải nộp thuế sau khi đã làm tròn nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Tiếp sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, chỉ thị 100-CT/TW ngày 13-1- 1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực công n ghiệp, Quyết định 25-CP ngày 21-1-1981 của Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh đánh dấu sự đổi mới trong quản lý công nghiệp, giúp c ho các cơ sở khắc phục được khả năng sản xuất, (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị BCHTW Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, H, 1977, tr.67.
- giải phóng sức sản xuất, mở ra một h ướng mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 3-1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp nêu rõ nhiệm vụ trong những năm 80 là tập trung sản xuất công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng trong mộtc ơ cấu công nông nghiệp hợp lý. Đại hội coi đây là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt nhằm phát triển sức sản xuất, chuẩn bị tiền đề và lực lượng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành nhiều Hội nghị, trong đó có 8 Hội nghị bàn về kinh tế - xã hội. Quan trọng nhất là Hội nghị Trung ương 8 (khóa V) tháng 6 -1985 đã chủ trương phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Hội ngh ị cũng thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Như vậy, sự đổi mới tư duy trong quá trình nhận thức về con đường đi lên CNXH ở nước ta là hết sức quan trọng, là cơ sở để Đảng ta có thể hoạch định đường lối đổi mới toàn diện sau này. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 -1986) tiếp tục khẳng định sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và kinh tế thị tr ường. Đại hội chỉ rõ: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng hiệu quả, gây rối loạn phân phối l ưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đại hội quyết định chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang c ơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của đơn vị và cá nhân trong khuôn khổ pháp luật, giải phóng mọi tiềm n ăng sản xuất. Với đường lối đổi mới nêu trên, Đại hội VI của Đảng đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
- Đại hội VI đã có những nhận thức mới về c ơ cấu kinh tế. Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước ta gồm: kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể); kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao nhất là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Với nội dung đổi mới và những quan điểm nêu trên, Đại hội VI không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là nhận thức đúng đắn hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Một thành tựu rất quan trọng về t ư duy của Đại hội VI là đã rút ra những bài học rất cơ bản có ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Các bài học đó là: Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", xây dựng và phát triển quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, Đảng phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Từ 1986 đến nay, là thời kỳ triển khai Nghị quyết Đại hội VI. Sự phát triển t ư duy của Đảng ta ở thời kỳ này diễn ra trong quá trình vừa cụ thể hóa, bổ sung và phát triển Nghị quyết Đại hội VI, vừa dựa vào những thành tựu t ư duy từ trước để xây dựng Cương lĩnh, hình thành quan niệm về CNXH và con đường xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Trong nhiệm kỳ Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương đã họp nhiều Hội nghị Trung ương để triển khai Nghị quyết Đại hội VI, đặc biệt Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa VI (3-1989) đã cụ thể hóa và phát triển nhiều quan điểm của Đại hội VI, nhất là về điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế; thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế
- sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên CNXH; đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại; xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Hội nghị Trung ương 6 khóa VI đã rút ra nhiều kết luận quan trọng nh ư: chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến l ược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH. Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan kết với nhau vừa cạnh tranh nhau trên c ơ sở bình đẳng trước pháp luật. Kinh tế quốc doanh cần có đủ lực lượng chi phối thị trường, song không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề... Những kết luận đó thể hiện trình độ tư duy của Đảng đã được nâng lên. Nghị quyết Đại hội VI, do đó đã được cụ thể hóa và phát triển một bước quan trọng. Những quan điểm của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 và lần thứ 8 chủ tr ương đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN, đổi mới có nguyên tắc, có b ước đi phù hợp. Đại hội VI nêu lên phương hướng và nhiệm vụ về các mặt đối ngoại, an ninh, quốc phòng nhưng đến Nghị quyết 7 của Trung ương và các Nghị quyết 02, 13 của Bộ Chính trị thì sự đổi mới tư duy của Đảng rõ nét hơn thể hiện ở sự điều chỉnh lớn về chiến lược quốc phòng, về chính sách an ninh và chính sách đối ngoại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII họp trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp: chế độ XHCN ở các nước Đông Âu đã bị sụp đổ, Liên Xô đã tiến hành cải tổ nhưng chệch hướng và đang có nguy cơ tan rã. Điều đó đã tác động xấu đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Các thế lực thù địch nhân cơ hội tấn công quyết liệt vào các nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở tổng kết thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000. Cương lĩnh tiếp tục khẳng định việc kiên định con đường đi lên CNXH ở nước ta và nêu rõ 6 đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam. Đó là:
- + CNXH ở nước ta là xã hội do nhân dân lao động làm chủ. + Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực l ượng sản xuất hiện đại và chế đ ộ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. + Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc. + Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo n ăng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. + Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các n ước trên thế giới. Đồng thời với việc xác định 6 đặc trưng mang tính mục tiêu, Cương lĩnh của Đảng đã nêu lên những phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Những ph ương hướng đó là: "Xây dựng nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, l ấy liên minh giữa giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao n ăng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phù hợp với sự phát triển của lực l ượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực t ư tưởng văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với những giá trị cao quý của loài người.
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các n ước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ thế giới. Xây dựng CNXH phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc... Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, t ư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta"(1). Những phương hướng nêu trên chính là những nguyên tắc c ơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đường lối của Đại hội VII tiếp tục được bổ sung, phát triển và cụ thể hóa qua cá c Nghị quyết của BCHTW và Bộ Chính trị. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1 -1994) đã khẳng định những thành tựu trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới và đã thẳng thắn chỉ ra những thách thức lớn đối với nước ta. Đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu và nguy c ơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Với đường lối đúng đắn của Đại hội VI và Đại hội VII, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, c ó ý nghĩa rất quan trọng. Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6-1996) đã khẳng định: "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội' và "nhiệm vụ đề ra cho chặng đư ờng đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; "con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Như vậy, đến trước Đại hội IX của Đảng, nhận thức về CNXH và con đường đ i lên CNXH ở nước ta theo tinh thần đổi mới đã được xác lập và từng bước được bổ sung, hoàn thiện dần. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ST, H, 1991, tr.9-10.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4 -2001) đã tổng kết thành tựu 15 năm đổi mới, khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh xây dựng đất nước đã thông qua tại Đại hội VII của Đảng về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đại hội IX một lần nữa khẳng định sự kiên định mục tiêu cách mạng của nhân dân ta là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên CNXH. Độc lập dân tộc luôn gắn liền với CNXH. Mục tiêu phấn đấu đề ra trong Đại hội IX là "xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đại hội chỉ rõ: "con đường đi lên CNXH của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức bỏ qua việc xác lập vị trí thống nhất của quan hệ sản xuất và kiến trúc th ượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đi lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, Đại hội IX xác định: Trong thời kỳ quá độ ở nước ta tất yếu phải tồn tại các hình thức sở hữu đa dạng, đan xen với 6 thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế nhà n ước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Đại hội chỉ rõ các thành phần kinh tế này đều là những bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về vấn đề đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu để phát triển đất nước, Đại hội nêu rõ: Do nền kinh tế n ước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nên tất yếu tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Sự tồn tại, đan xen giữa cái cũ và cái mới tất yếu dẫn tới đấu tranh với nhau. Nhưng về cơ bản lợi ích của giai cấp công nhân thốn g nhất với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp và cả dân tộc trong mục tiêu chung độc lập dân tộc ngắn liền với CNXH, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp là vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc d ưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Từ đặc điểm về quan hệ giai cấp nêu trên, Đại hội chỉ rõ "Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp c ông nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN... đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc"(1). Với tinh thần đó, Văn kiện Đại hội IX khẳng định: động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích... Như vậy Đại hội IX đã nêu rõ các đặc trưng CNXH và nội dung cơ bản của con đường đi lên CNXH ở nước ta. Những đặc trưng và nội dung đó chính là mục tiêu, cơ sở cho toàn Đảng, toàn dân ta vững bước trên con đường xây dựng CNXH, xây dựng đất nước phồn vinh. Con đường phát triển đi lên CNXH không qua CNTB đã được Đảng ta nêu ra ngay từ khi thành lập nhưng trải qua 15 năm thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, qua gần 30 năm chống Pháp và chống Mỹ, con đường đó mới ngày càng được nhận thức cụ thể hơn, với những bước đi thích hợp. Nhờ những nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH, công cuộc xây dựng CNXH của Đảng và của nhân dân ta nói chung, sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về mọi mặt, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát chấm dứt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Thành tựu lớn nhất là chúng ta vẫn đứng vững, CNXH ở Việt Nam ngày càng trở thành hiện thực, trở thành mục tiêu, động lực vươn tới của toàn Đảng toàn dân ta. Để nhận thức đúng CNXH, con đường đi lên CNXH và xây d ựng thành công CNXH, chúng ta cần nắm vững các điểm sau: + Vấn đề hình thành quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH là quá trình lâu dài, gian khổ. Quá trình đó sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển thông qua thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên đến Đại hội IX; nhiều vấn đề cơ bản đã được khẳng định và điều đó phản ánh sự năng động, sáng tạo của Đảng ta trước những (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, CTQG, Hà Nội, 2001, tr.86.
- biến đổi quan trọng của thời cuộc và mở ra những triển vọng mới cho việc cụ thể hóa những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong các bước phát triển tiếp theo. + Trên cơ sở xác định được mục tiêu, phương hướng XHCN, chúng ta phải tìm ra được những hình thức phương pháp và bước đi thích hợp để xây dựng CNXH. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Thực tiễn công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta đang tìm tòi, hình thành từng bước và đạt những thành tựu quan trọng. +Trong khi xây dựng quan niệm về CNXH và con đường xây dựng CNXH phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, những thành quả khoa học - kỹ thuật trên thế giới, phải tham khảo kinh nghiệm của các n ước, kể các các nước không phải là XHCN, nghiên cứu sâu truyền thố ng lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta... để rút ra những kết luận bổ ích. Đặc biệt là chúng ta phải bám sát thực tiễn xây dựng CNXH, thực tiễn sản xuất, đời sống của nhân dân, thực tiễn các cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực tiễn đó sẽ là cơ sở cho việc tìm tòi những hình thức và bước đi, phương pháp của việc xây dựng CNXH. + Trong quá trình hình thành quan ni ệm về CNXH và con đường đi lên CNXH, chúng ta phải biết kế thừa những quan niệm đúng, phủ định những quan niệm không phù hợp trước đó; tránh khuynh hướng phủ nhận sạch trơn hoặc tiếp thu nguyên vẹn. + Trong quá trình hình thành các quan ni ệm mới, phải phát hiện được các vấn đề, thẳng thắn vạch ra các quan điểm khác nhau, nêu một cách khách quan lập luận của mỗi quan điểm để thảo luận. Trong thảo luận phải phát huy tự do t ư tưởng, dân chủ. Tuy nhiên, trong tình hình hi ện nay khi các thế lực thù địch tấn công quyết liệt về t ư tưởng, lý luận làm cho ta chệch h ướng; chúng ta phải bảo đảm sinh hoạt tư tưởng, lý luận theo nguyên tắc của Đảng, không thể buông lỏng cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm thù địch, cơ hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: " Quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo "
18 p | 887 | 180
-
LUẬN VĂN: Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
38 p | 219 | 75
-
Đề tài " QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG "
80 p | 215 | 58
-
Luận văn - Quá trình hình thành và phát triển ở cty cổ phần Viễn thông điện lực Hà Nội
66 p | 203 | 54
-
Đề tài: Phật giáo quá trình hình thành và phát triển
31 p | 166 | 36
-
Quá trình hình thành và phương pháp cấu tạo học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
28 p | 142 | 34
-
Quá trình hình thành một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tiềm lực kinh tế
100 p | 194 | 33
-
Tiểu luận Văn hóa hành chính: Tầm quan trọng của văn hóa hành chính trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ, công chức
31 p | 286 | 26
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên
40 p | 164 | 21
-
LUẬN VĂN: Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
37 p | 112 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành, phát triển cộng đồng người Việt ở Thái Lan
196 p | 136 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các làng xã ven sông Hàn (Đà Nẵng) từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX
196 p | 127 | 12
-
LUẬN VĂN: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN NINH BÌNH
44 p | 110 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
102 p | 41 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
26 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng
35 p | 67 | 5
-
Luận văn Thạc sỹ Dân tộc học: Hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh: Quá trình hình thành, đặc điểm thờ cúng và bản chất tôn giáo
20 p | 65 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An
120 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn