Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Hướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra được những giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động hướng dẫn du lịch bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ cho khách du lịch khiếm thính. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Hướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG QUỐC VIỆT HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH KHIẾM THÍNH BẰNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC Hà Nội, 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG QUỐC VIỆT HƯỚNG DẪN CHO KHÁCH DU LỊCH KHIẾM THÍNH BẰNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU HOA KỲ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH Hà Nội, 2008
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁCH DU LỊCH KHIẾM THÍNH VÀ NGÔN NGỮ KÝ 12 HIỆU HOA KỲ 1.1 Khách du lịch khiếm thính 12 1.1.1 Người khiếm thính 12 1.1.2 Khách du lịch khiếm thính 27 1.2 Ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (ASL) 28 1.2.1 Thuật ngữ 28 1.2.2 Lịch sử hình thành 28 1.2.3 Đối tượng sử dụng 30 1.2.4 Cấu trúc 30 1.2.5 Tài liệu học tập 35 1.3 Vai trò của ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ trong hoạt động hướng dẫn cho 36 khách du lịch khiếm thính CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN 39 2.1 Những yêu cầu chung 28 2.1.1 Thái độ của HDV và những người cùng phục vụ 40 2.1.2 Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu 40 2.1.3 Chuẩn bị trước chuyến đi 42 2.2 Tổ chức đón tiếp 42 2.3 Tổ chức phục vụ lưu trú, ăn uống 45 2.3.1 Giúp đỡ khách làm thủ tục check-in 45 2.3.2 Thanh toán và làm thủ tục rời khách sạn (check-out) 47 2.3.3 Tổ chức phục vụ ăn uống 48 2.4 Tổ chức hướng dẫn tham quan 52 2.5 Tổ chức các hoạt động khác 58 2.5.1 Mua sắm 58 ii
- 2.5.2 Giao lưu, gặp mặt 60 2.6 Tổ chức tiễn khách 62 2.7 Xử lý các tình huống khẩn cấp 64 2.7.1 Các tình huống liên quan tới sức khỏe 64 2.7.2 Các tình huống liên quan tới an ninh, an toàn 66 2.8 Bài thuyết minh 68 2.8.1 Khung bài thuyết minh 69 2.8.2 Bài thuyết minh Văn Miếu 70 2.8.3 Bài thuyết minh Văn Miếu bằng ASL 75 2.8 Những khó khăn thường phải trong quá trình tổ chức hướng dẫn 75 2.8.1 Quản lý, chăm sóc đoàn khách 75 2.8.2 Giao tiếp bằng ASL 77 2.8.3 Sử dụng trang thiết bị hỗ trợ 77 2.8.4 Xử lý các tình huống khẩn cấp 78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HOẠT 80 ĐỘNG HƯỚNG DẪN 3.1 Nguyên tắc chung 80 3.2 Đào tạo ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ 84 3.3 Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn cho người khiếm thính 86 3.4 Xây dựng hệ thống hỗ trợ tiếp cận cho khách du lịch khiếm thính 88 3.4.1 Tại các cơ sở lưu trú, ăn uống 88 3.4.2 Trên phương tiện vận chuyển du lịch 91 3.4.3 Tại các điểm tham quan, vui chơi giải trí 92 3.4.4 Các thiết bị hỗ trợ cá nhân 94 3.5 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 96 3.6 Khảo sát ý kiến khách hàng 98 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ASL Ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ HDV Hướng dẫn viên NNKH Ngôn ngữ ký hiệu iv
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Giao diện danh bạ web về người khiếm thính toàn cầu 16 Hình 1.2 Giao diện trang Diễn đàn “alldeaf.com”, mục Du lịch 16 Hình 1.3 Giao diện trang Web DRD Vietnam.com “Chương trình hội thảo: 17 Cộng đồng người điếc phấn đấu vươn lên” Hình 1.4 Một số phương tiện giao tiếp thường xuất hiện trong 20 quá trình giao tiếp của người khiếm thính Hình 1.5 Nét mặt trong câu hỏi 33 Hình 1.6 Nét mặt trong câu hỏi “Có-Không” 33 Hình 1.7 Nét mặt trong câu hỏi có từ để hỏi 34 Hình 1.8 Ký hiệu thời quá khứ 34 Hình 1.9 Ký hiệu thời tương lai 35 Hình 1.10 Bảng chữ cái và chữ số ASL 35 Hình 3.1 Một loại chuông báo cháy có đèn chớp tắt 89 Hình 3.2 Biển báo sơ tán khách dành cho nhân viên 90 Hình 3.3 Một băng rôn viết bằng ASL 91 Hình 3.4 Thiết bị báo khói, báo cháy có kèm đèn chớp 92 Hình 3.5 Gợi ý một biển báo TT hướng dẫn thông tin cho người tàn tật 93 Hình 3.6 Khu vực quan sát dành cho người tàn tật 93 Hình 3.7 Cửa phòng chiếu phim có hệ thống hỗ trợ cho người khiếm thính 94 Hình 3.8 Thiết bị “đồng hồ báo rung, có đèn chớp” 95 Hình 3.9 Thiết bị “đồng hồ đeo tay có báo rung” 95 96 Hình 3.10 Thiết bị “tấm báo rung đặt trên giường hoặc dưới gối” Hình 3.11 Logo công ty M.G.L.Q. Deaf Tour Assistance 97 Hình 3.12 Logo công ty “Passages Deaf Travel” 97 Hình 3.13 website của công ty “Passages Deaf Travel” 98 Hình 3.14 Một chương trình du lịch tàu biển cho người khiếm 98 thính do “Passages Deaf Travel” thực hiện v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc của loài người trong những thế kỷ qua kéo theo nhiều hệ quả tích cực mà một trong số đó là sự phát triển của hoạt động du lịch. Từ chỗ là thú chơi xa xỉ dành cho giới thượng lưu, du lịch giờ đây trở thành hoạt động phổ quát của mọi người trong xã hội. Từ chỗ là một hoạt động xã hội đơn thuần, du lịch trở thành một ngành kinh tế hàng đầu của nhiều quốc gia, là động lực thúc đẩy nhiều nền kinh tế. Lượng du khách và thu nhập từ du lịch của các quốc gia tăng mạnh mẽ trong suốt thế kỷ qua theo thống kê của của Tổ chức Du lịch Thế giới là minh chứng cho nhận định đó. Hoạt động du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện đại. Nó có mối quan hệ tương tác đặc biệt với nhiều mặt của xã hội. Du lịch giúp con người nâng cao sức khỏe, tăng cường nhận thức về thế giới, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nhóm người, góp phần vào bảo vệ hòa bình chung toàn cầu, phát triển kinh tế, văn hóa các quốc gia, vùng miền…Và chính vì những ích lợi đó, du lịch cũng góp phần vào việc giúp cho con người bình đẳng hơn trước những quyền mà tạo hóa đã ban cho họ. Xu thế xã hội hóa thành phần du khách là một trong số những xu thế phát triển của du lịch ngày nay. Ngày càng có nhiều nhóm người, nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia du lịch. Đó là xu hướng tất yếu bởi sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp cho con người được giải phóng, có nhiều thông tin hơn kích thích họ tìm hiểu về thế giới theo nhiều chiều khác nhau. Trong những thành phần du khách ngày càng đa dạng tham gia 1
- vào hoạt động du lịch hiện nay, chúng ta cần phải kể đến những người tàn tật như một thành phần không thể thiếu của hoạt động du lịch. Người tàn tật, theo Pháp lệnh Người tàn tật Việt Nam không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. [1, 24] Trong xã hội hiện đại, mọi người đều có quyền bình đẳng và được hưởng những lợi ích chung mà xã hội tạo ra. Những người tàn tật hiển nhiên được hưởng những lợi ích đó như những người bình thường khác. Họ cũng có nhu cầu đi lại, giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, học tập, thư giãn… Hoạt động du lịch là hoạt động thỏa mãn những nhu cầu đó của họ. Với tư cách là một con người, họ được quyền hưởng những dịch vụ du lịch như những người không tàn tật. Các Công ước quốc tế và chính sách của các quốc gia trong đó có Việt Nam đều thừa nhận và khuyến khích hoạt động của người tàn tật. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhận thức về vai trò của người tàn tật trong xã hội, người tàn tật dần được quan tâm đúng mức và tham gia vào nhiều hoạt động cộng đồng hơn. Du khách là những người tàn tật giờ đây không phải là khách hàng xa lạ trong những chương trình du lịch của các hãng lữ hành trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều tài liệu quốc tế sử dụng thuật ngữ “Du lịch tiếp cận được” (Accessible tourism) để chỉ loại hình du lịch mà các dịch vụ cũng như phương tiện, trang thiết bị hướng tới đối tượng người tàn tật, giúp cho người tàn tật tiếp cận, sử dụng các dịch vụ dễ dàng hơn. 2
- Thành phần những người tàn tật đi du lịch vì vậy cũng trở nên đa dạng: những người bị khuyết tật vận động (tay, chân…), khuyết tật giác quan (thị giác, thính giác…), khuyết tật giao tiếp (diễn đạt ngôn ngữ), khuyết tật trí tuệ, tâm thần, khuyết tật ẩn (khó thở, bệnh tim, huyết áp cao)… Thông thường, khi nhắc tới khách du lịch tàn tật, người ta nghĩ ngay tới những người ngồi xe lăn. Trên thực tế đó chỉ là một trong những đối tượng du khách tàn tật, ngoài ra còn có du khách khiếm thính, du khách khiếm thị, du khách có những khuyết tật ẩn khác… Khách du lịch là người khiếm thính (nếu không có các khuyết tật khác) là đối tượng dễ dàng tham gia hầu hết các hoạt động du lịch mà ít bị những rào cản về kỹ thuật vì phần lớn họ có khả năng tự làm được mọi việc như những người không tàn tật. Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là khó tiếp cận với các nguồn âm thanh nên trong các hoạt động giao tiếp cũng như du lịch họ cần một phương thức giao tiếp khác với ngôn ngữ nói – ngôn ngữ kí hiệu (ngôn ngữ cử chỉ). Trong các dịch vụ của ngành du lịch, dịch vụ hướng dẫn là một dịch vụ đặc thù, không thể thiếu được trong các chương trình du lịch, tham quan. Nó giúp cho du khách có thêm thông tin, khám phá sự khách biệt của điểm đến đồng thời giúp cho du khách hưởng thụ các dịch vụ khác một cách trôi chảy. Dịch vụ hướng dẫn có thể theo suốt chương trình du lịch và được thực hiện bởi các hướng dẫn viên tuyến, hướng dẫn viên điểm và nó chiếm một phần thời lượng không nhỏ trong chương trình. Trong suốt quá trình hướng dẫn và phục vụ, hướng dẫn viên cung cấp, trao đổi nhiều loại thông tin cho du khách. Với tầm quan trọng như vậy, việc hướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ của họ (ngôn 3
- ngữ ký hiệu) là một việc hoàn toàn cần thiết và đúng đắn, mang tính xã hội cao đặc biệt là trong bối cảnh hoạt động du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng như hiện nay. Ngôn ngữ ký hiệu (còn gọi là ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ) của người khiếm thính cũng như những ngôn ngữ nói khác, nó không thống nhất giữa các dân tộc vùng miền. Trên lãnh thổ Việt Nam, có ít nhất 7 loại ngôn ngữ ký hiệu mà người khiếm thính (ở các địa phương khác nhau) sử dụng được các chuyên gia nghiên cứu ghi nhận một cách chính thức trong “Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính” (Dự án của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó tiêu biểu là ngôn ngữ ký hiệu của 3 vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng một khái niệm, cùng một từ nhưng ở mỗi địa phương, người khiếm thính lại diễn đạt một cách khác nhau. Trong số các ngôn ngữ ký hiệu trên thế giới, ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (American Sign Language-ASL) được ghi nhận như một ngôn ngữ có hệ thống ký hiệu hoàn chỉnh, thống nhất, chặt chẽ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người khiếm thính Hoa Kỳ. Các tài liệu hướng dẫn học tập ngôn ngữ này cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông qua các phương tiện từ đĩa VCD, DVD tới internet với hơn 11.000 ký hiệu. [20] Năm 2006, tại Hải Phòng, khóa học ASL đầu tiên kéo dài 2 tháng đã được triển khai với sự giảng dạy của Tiến sỹ Scott Benson (giảng viên đại học San Jose, Hoa Kỳ và là một người điếc bẩm sinh) và hỗ trợ của Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hải Phòng. Chương trình này hướng tới đối tượng thanh niên khiếm thính và ý tưởng của Tiến sỹ Scott Benson là giúp cho các thanh niên này trở thành hướng dẫn viên du lịch đón tiếp khách du lịch khiếm thính sử dụng ASL. Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hải 4
- Phòng đã triển khai sau đó một số chương trình dành cho nhóm nhỏ những khách du lịch khiếm thính đến từ Hoa Kỳ. Năm 2008, Công ty Dịch vụ du lịch Nụ cười (Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai hoạt động đào tạo cho một nhóm những thanh niên khiếm thính để phục vụ khách du lịch khiếm thính trong những chương trình du lịch của công ty. Những việc làm này mở ra một cách làm mới của hoạt động du lịch trong nước. Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc đó là giúp người khiếm thính nói riêng, người tàn tật nói chung có cơ hội hòa nhập cộng đồng và thể hiện vai trò bình đẳng của mình trong xã hội, góp phần tạo ra những giá trị cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (đặc biệt là ASL) trong hướng dẫn du lịch – vốn là một hoạt động đa dạng, phức tạp với nhiều công việc khác nhau, là một điều không đơn giản. Việc hướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ASL kết hợp với những nguyên tắc phục vụ khách du lịch là người tàn tật là một thách thức đặc biệt khi người phục vụ còn thiếu thông tin và kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật. Từ những lý do và điều kiện thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Hướng dẫn cho khách du lịch khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ” làm đề tài tốt nghiệp của mình 2. Tổng quan tài liệu Người tàn tật là một bộ phận cơ hữu của xã hội, họ tham gia vào hầu hết những hoạt động sinh hoạt xã hội. Vì thế những nghiên cứu về người tàn tật đã được thực hiện từ rất lâu. Tuy vậy, những nghiên cứu về hoạt động du lịch cho người tàn tật nói chung và người khiếm thính nói riêng xuất hiện muộn hơn. Cần phải hiểu rằng hoạt động du lịch không phải là một hoạt động 5
- độc lập, nó liên quan đến nhiều ngành khác, nó sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhiều ngành khác nhau. Từ quan điểm đó, những nghiên cứu này ban đầu chủ yếu tập trung vào vấn đề thiết kế các khu vực công cộng mang lại thuận lợi cho người tàn tật. Năm 1975, Hội đồng Phục hồi tàn tật Úc đã thiết kế ấn phẩm “Thiết kế phục vụ tiếp cận và di chuyển”.[13, 11] Ấn phẩm này được Phòng Du lịch và Giải trí của Canberra (Úc) xuất bản và giới thiệu. Ấn phẩm này mở ra một tầm nhìn định hướng đối với những nhà thiết kế phục vụ cộng đồng trong đó có người tàn tật. Đó đồng thời là dấu hiệu cho sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng khác trong thiết kế công trình phục vụ việc sinh hoạt, đi lại của người tàn tật. Tiếp theo đó, người ta cũng sớm nhận ra hoạt động đi lại của người tàn tật cũng cần được quan tâm như những cơ sở lưu trú. Năm 1977, tại Hoa Kỳ, Hội Phục hồi tàn tật quốc tế đã có báo cáo 30 trang “Những chương trình lữ hành quốc tế cho người tàn tật”.[13, 21] Đây là một trong những công trình đầu tiên đề cập tới hoạt động du lịch dành cho người tàn tật. Với báo cáo này, người tàn tật đã được chính thức đề cập với vai trò là khách du lịch – người tham gia các chương trình du lịch, sử dụng dịch vụ của các hãng lữ hành. Quan tâm tới người tàn tật dưới góc độ là khách du lịch – “tourist” (chứ không đơn thuần là người đi lại – “traveller”), năm 1979, Funk tại Washington D.C, Hoa Kỳ đã cho ra đời ấn phẩm “Những nguyên tắc của Đại lý Lữ hành trong việc lập lịch trình cho những người tàn tật”. [13, 3] Những ấn phẩm này thực sự mang lại lợi ích cho không chỉ du khách là người tàn tật mà cho cả các hãng lữ hành. Điều này cũng chứng tỏ nhận thức sâu sắc của xã hội và những người làm kinh doanh lữ hành về vai trò của những khách du lịch tàn tật. 6
- Sau này nhiều quốc gia, tổ chức đã xuất bản những ấn phẩm hướng dẫn cho người tàn tật trong hoạt động du lịch cùng với việc thuật ngữ “Du lịch tiếp cận được” được hình thành và sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó là những hướng dẫn cho những nhà cung ứng dịch vụ du lịch cho người tàn tật. Tiêu biểu gần đây là ấn phẩm “Cải thiện thông tin về du lịch tiếp cận đượccho người tàn tật” do Cộng đồng châu Âu xuất bản năm 2002.[20] Năm 1981 được Liên Hợp Quốc phát động là “Năm quốc tế về người tàn tật”. Từ đây nhiều nghiên cứu về hoạt động du lịch cho người tàn tật đã được triển khai. Một trong số đó là “Người tàn tật tham gia đầy đủ vào hoạt động du lịch” của Davis (1981) tại Sydney, Úc.[13, 7] Đây là báo cáo có tính mở đầu với quan điểm người tàn tật có thể tham gia vào mọi lĩnh vực trong hoạt động du lịch với vai trò không chỉ là người sử dụng dịch vụ mà còn là người cung ứng các dịch vụ. Với quan niệm du lịch không chỉ là một hoạt động xã hội mà là một hoạt động kinh tế, các nhà nghiên cứu thị trường du lịch đã có những phân tích thị trường đối với phân khúc người tàn tật. Từ năm 1988, Phòng Dịch vụ phúc lợi xã hội (Department of Welfare Services) của Queensland, Úc đã có “Báo cáo về các dịch vụ và tiện nghi dành cho người tàn tật được cung cấp tại Hội chợ thế giới năm 88”. Năm 1993, Touche Ross đã công bố tại London, Anh ấn phẩm “Thu lợi từ những cơ hội – Một thị trường mới trong du lịch”. Có thể nói sự phát triển của thị trường khách du lịch tàn tật thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu. Năm 2006, tổ chức OSSATE (One-stop- shop for Accessible tourism in Europe) đã công bố nghiên cứu 88 trang về thị trường khách du lịch tàn tật châu Âu. Nghiên cứu này đánh giá chỉ riêng châu Âu số người có nhu cầu du lịch tiếp cận đượccó thể lên tới 127 triệu người (bằng 27% dân số châu Âu). Thu nhập từ đối tượng này (nếu đi du lịch cùng gia đình bè bạn…) có thể lên tới 80 tỉ Euro.[11, 7] 7
- Từ quan điểm này, các nhà nghiên cứu, kinh doanh đã xây dựng sản phẩm du lịch tiếp cận được. Năm 2005 Dự án Eu.for.me ở châu Âu đã nghiên cứu và tổng kết thành công trình “Quảng bá và tiếp thị sản phẩm du lịch tiếp cận được”[14] Tổ chức Keroul, Canada cũng thường xuyên có những nghiên cứu và báo cáo về sự phát triển của thị thường khách du lịch là người tàn tật. Năm 2003, tại Hội nghị APEC, tổ chức này đã có “Báo cáo về những điển hình thành công nhất thực hiện du lịch tiếp cận được cho người khuyết tật cơ thể”. Báo cáo đã nhắc tới Úc, Canada, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Hoa Kỳ, Thái Lan…như những điển hình thành công.[10, 3] Những nghiên cứu sâu sắc, liên tục về hoạt động du lịch cho người tàn tật được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu như Ross (Học viện bách khoa Virginia, Hoa Kỳ) Simon Darcy (Trường thể thao & Du lịch, Đại học Kỹ thuật Sydney, Úc), Pheroza Daruwalla (Đại học Western Sydney), Foggin (Đại học Montreal).... Ross đã nghiên cứu thái độ hướng về người tàn tật trong các tổ chức tiếp thị điểm đến (Destination Marketing Organizations). Tác giả này đã đi sâu nghiên cứu cả những vấn đề đạo đức, niềm tin…liên quan tới sự đối xử của những nhân viên là người tàn tật trong các tình huống tại các cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch. Cùng góc nhìn với Ross, Pheroza Daruwalla nghiên cứu những quan điểm, thái độ đối với người tàn tật thể hiện trong ngành công nghiệp khách sạn và du lịch.[13, 4] Simon Darcy đã có hơn 40 công trình liên quan tới nghiên cứu mối quan hệ xã hội của du lịch với người tàn tật tại Úc. Trong những nghiên cứu của mình, Darcy chỉ ra tương tác giữa hoạt động du lịch với khách du lịch là 8
- người tàn tật và những vấn đề xã hội trong hoạt động du lịch của người tàn tật. [13, 14] Foggin và Darcy cùng chia sẻ quan điểm trong nghiên cứu về “du lịch không rào cản dành cho người tàn tật”. Foggin cũng nghiên cứu những trải nghiệm của khách du lịch tàn tật trong khi đi du lịch, thư giãn, nghỉ ngơi. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hỗ trợ mang lại thuận lợi hơn cho người tàn tật thông qua những thay đổi từ phía nhà cung ứng.[13, 4, 16] Mặc dù được nghiên cứu với nhiều góc độ và trên diện rộng song những vấn đề mà những nhà nghiên cứu quan tâm tập trung nhiều ở đối tượng người tàn tật nói chung. Có rất ít những nghiên cứu du lịch riêng cho người khiếm thính mặc dù hoạt động thực tiễn của họ rất phong phú. Có thể nhắc tới tài liệu “Người điếc tiếp cận hội thảo” của Hội đồng Chống phân biệt đối xử New South Wale năm 2001 hoặc tài liệu “Cải thiện thông tin về du lịch tiếp cận được cho người tàn tật”[17] do Cộng đồng châu Âu xuất bản năm 2004 như những ví dụ tiêu biểu.[20, 15] 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra được những giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động hướng dẫn du lịch bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ cho khách du lịch khiếm thính. 4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động hướng dẫn du lịch bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ cho khách du lịch khiếm thính. Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động hướng dẫn du lịch, các công việc cụ thể của hoạt 9
- động này có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ trong khi phục vụ khách du lịch khiếm thính 4.2 Phạm vi nghiên cứu công tác đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn tham quan trong chương trình du lịch tại một số doanh nghiệp du lịch Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Thông qua phương pháp này, một khối lượng lớn các tư liệu lý thuyết đã được tập hợp như những nội dung nghiên cứu liên quan đến du lịch cho người khuyết tật, người khiếm thính, những lý luận của hoạt động hướng dẫn du lịch; những nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã thu thập được các kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động hướng dẫn du lịch cho người khiếm thính của các doanh nghiệp. 5.2 Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này được thực hiện bằng việc tham gia của tác giả vào một số chương trình du lịch cho người khiếm thính, lớp học ngôn ngữ ký hiệu và sinh hoạt của người khiếm thính tại một số địa điểm như Trường Tư thục Kinh tế & Du lịch Hoa Sữa, Trường đào tạo Nghề cho trẻ câm & điếc Hải Phòng, Công ty Du lịch Thiện Nguyện… 5.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Để có thông tin đầy đủ về hoạt động du lịch tương đối mới mẻ này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn các chuyên gia đào tạo ngôn ngữ ký hiệu tại Trường đào tạo Nghề cho trẻ câm & điếc Hải Phòng, Trường Câm Điếc Xã Đàn, tổ chức Quan Tâm Thế Giới, Hà Nội; chuyên gia tổ chức chương trình 10
- du lịch của Công ty Du lịch Thiện Nguyện, Công ty Du lịch Nụ cười, thành phố Hồ Chí Minh… 5.4 Phương pháp diễn giải: Do đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động hướng dẫn du lịch bằng ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ nên để có thể hiểu rõ đối tượng cần có sự diễn giải bằng những hình ảnh minh họa cụ thể. Việc diễn giải bằng hình ảnh này được thực hiện thông qua đoạn phim thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. Đoạn phim được thực hiện ghi hình tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và làm hậu kỳ trong 7 ngày với người thuyết minh là cô Vũ Thùy Linh – người khiếm thính thuộc Câu lạc bộ Người Điếc Hà Nội. Kịch bản được xây dựng với sự hỗ trợ của bà Lê Thị Kim Cúc (Tổ chức Quan Tâm Thế Giới), ông Đỗ Minh Tiến (Trường Câm Điếc Xã Đàn). 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảoluận văn được bố cục gồm 3 chương. Chương 1: Khách du lịch khiếm thính và ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ Chương 2: Tổ chức hướng dẫn Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo chất lượng hoạt động hướng dẫn 11
- CHƯƠNG 1 KHÁCH DU LỊCH KHIẾM THÍNH VÀ NGÔN NGỮ KÝ HIỆU HOA HỲ 1.1 Khách du lịch khiếm thính 1.1.1 Người khiếm thính 1.1.1.1 Khái niệm Trước khi nói tới người khiếm thính, ta cần xem xét khiếm thính là gì? Khiếm thính hay khiếm khuyết/khuyết tật thính giác là những thuật ngữ để miêu tả việc mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Trong ngôn ngữ phổ thông hiện tượng này được gọi là “điếc”. Trong ngành y, khiếm thính hay điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe. Sức nghe được đo bằng những bài kiểm tra sức nghe dựa trên mức độ phát của âm thanh từ nhỏ hơn 20dB tới hơn 90dB.[8, 14] Nghe bình thường: nghe được âm thanh nhỏ hơn 20dB (có thể nghe được cả lời nói thầm) Điếc mức 1 (nhẹ): nghe được âm thanh từ 21dB đến 40dB (chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách không quá 1 mét) Điếc mức 2 (trung bình): nghe được âm thanh từ 41dB đến 70dB (chỉ có thể nghe lời nói lớn khi đứng cách không quá 1mét) Điếc mức 3 (nặng): nghe được âm thanh từ 71dB đến 90dB (chỉ có thể nghe khi được hét sát vào tai.) 12
- Điếc mức 4 (sâu): nghe được âm thanh từ 71dB đến 90dB (không nghe được cả những từ hét sát tai) Vậy có thể nói, người khiếm thính là người mắc tật không nghe được hoặc nghe không rõ. Sử dụng thuật ngữ “khiếm thính” thay vì “điếc”, tác giả muốn thể hiện rõ nội dung của tật này và đó cũng là một cách diễn đạt mang tính xã hội cao. Những người mắc tật khiếm thính thường do 2 nguyên nhân: bẩm sinh và mắc phải (môi trường lao động, thói quen, tai nạn, chăm sóc y tế…) 1.1.1.2 Đặc điểm Số lượng Trung bình, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị điếc bẩm sinh từ mức nhẹ đến mức sâu, trong số 1000 trẻ đó lại có thêm 2 trẻ bị điếc mắc phải (điếc sau khi sinh). Đây là tỉ lệ trung bình, còn tỉ lệ trẻ bị điếc có thể cao hay thấp hơn tuỳ thuộc ở mỗi xã hội khác nhau. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ nhỏ hơn so với bình thường. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị nhỏ hơn, vừa bị méo mó. Chỉ có một số ít trẻ bị điếc sâu mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% tổng số người khiếm thính). Theo số liệu thống kê của WHO năm 2000, trên thế giới có khoảng 250 triệu người điếc, chiếm 4,2 % dân số. WHO cũng ước tính số người điếc trên 14 tuổi của vùng Đông Nam Châu Á là 63 triệu người. Việt Nam hiện có 13 triệu người tàn tật (15,3% dân số - số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê), 13% là người khiếm thính và 4/5 trong số người tàn tật ở độ tuổi lao động. [30] 13
- Do điều kiện kinh tế xã hội, ở nước ta người tàn tật nói chung, người khiếm thính nói riêng có trình độ học vấn chưa cao. Điều này dẫn tới hệ quả là người khiếm thính gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày và tìm công ăn việc làm. Những định kiến về người tàn tật còn tồn tại phổ biến trong xã hội khiến môi trường tiếp xúc, sinh hoạt của người khiếm thính cũng bị thu hẹp. Điều kiện công nghệ, kỹ thuật, phương pháp giáo dục cho người khiếm thính còn nhiều hạn chế nên phần lớn người khiếm thính không nói được (không kể những người bị câm-điếc). Trong khi đó ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Nhật…do trẻ em điếc được giáo dục từ sớm nên vẫn có thể nói được. Đặc điểm sinh hoạt Do đặc điểm sinh lý và rào cản tâm lý của những người xung quanh khiến những người tàn tật gặp khó khăn trong giao tiếp. Điều này lâu dần khiến người tàn tật cảm thấy mình bị xa lánh và không tự tin trong tiếp xúc, sinh hoạt với cộng đồng. Tuy nhiên so với những cộng đồng người tàn tật khác, người khiếm thính có nhiều thuận lợi hơn. Do đặc điểm khuyết tật của mình, họ vẫn có thể tự làm nhiều việc phục vụ cá nhân và tham gia các hoạt động của cộng đồng. Điều này khiến cộng đồng người khiếm thính khá phát triển và có nhiều sinh hoạt tập thể mạnh mẽ. Hiện nay ở Việt Nam sinh hoạt của cộng đồng người khiếm thính rất mạnh mẽ và thường xuyên với sự tham gia của các thành viên đến từ Câu lạc bộ người Điếc Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…Trên thế giới đã có “Liên đoàn người Điếc” (World Federation of the Deaf) với thành viên là các Hiệp hội người Điếc của hàng chục quốc gia. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 963 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 492 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 128 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 151 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 176 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 105 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 75 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 63 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 83 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 70 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn