intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình phong cách học tập VAK

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình phong cách học tập VAK" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định phong cách học tập của HS; đề xuất cách tổ chức dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình phong cách học tập VAK nhằm cải thiện kết quả học tập và phát huy được sự hứng thú học tập cho các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình phong cách học tập VAK

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ VÀNG Y DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S K C0 0 4 7 0 3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ VÀNG Y DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS THÁI BÁ CẦN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Trịnh Thị Vàng Y Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 28/08/1990 Nơi sinh: Phú Yên Quê quán: Phú Yên Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên Điện thoại cơ quan: Điện thoại nhà riêng: Fax: E-mail: II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 8/2008 đến 8/2012 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Kỹ thuật Nữ công Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Nghiên cứu các phương pháp làm bánh thuộc dòng Batter Cake Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 7/2012 - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM Người hướng dẫn: GVC. ThS. Nguyễn Thị Hồng III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Trường Phổ thông Sao Việt, 8/2012 – 8/2013 Khu dân cư Him Lam, Q7, Tp. Giáo viên Công nghệ HCM. Trường Đại học Sư phạm Kỹ 8/2013 – nay Học viên ngành Giáo dục học thuật TPHCM i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Trịnh Thị Vàng Y ii
  5. LỜI CẢM ƠN Để có được thành quả như ngày hôm nay bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, chỉ bảo nhiệt tình từ phía Ba Mẹ, gia đình, Thầy Cô và bè bạn. Trước tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ và gia đình, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Thái Bá Cần đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, các Cô đã hướng dẫn và giảng dạy trong suốt hai năm tại Viện Sư phạm Kỹ thuật - trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Thầy Cô và các em học sinh trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong tập thể lớp GDH 2013-2015B đã giúp đỡ cho người nghiên cứu trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Người nghiên cứu Trịnh Thị Vàng Y iii
  6. TÓM TẮT Theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, phương pháp dạy học không những lấy học sinh làm trung tâm mà còn phải dạy học cho từng cá thể HS phù hợp với sở trường, năng khiếu của các em. Thế nhưng, làm thế nào để dạy HS nếu GV không biết HS học như thế nào? Liệu chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu dạy học khi không thể biết các em đang có những điểm mạnh, điểm yếu gì trong học tập? Tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì quá trình học tập của các em chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa, xã hội khác nhau nên cũng sẽ hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, năng lực nhận thức, hứng thú khác nhau; điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú về PCHT của HS. Việc nghiên cứu PCHT của HS để ứng dụng trong dạy học là một cách làm phù hợp với yêu cầu dạy học định hướng vào người học, dạy học cá thể hóa. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mô hình PCHT, việc lựa chọn mô hình nào để áp dụng cần phải có sự nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn giảng dạy; một trong những mô hình được đánh giá cao và có nhiều ứng dụng phù hợp với thực tiễn là mô hình PCHT VAK. Chính vì vậy mà người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình PCHT VAK” với cấu trúc luận văn như sau: Phần mở đầu gồm có các nội dung sau: lý do chọn đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, giả thuyết, giới hạn và phương pháp nghiên cứu. Chương 1 : Cơ sở lý luận về dạy học dựa trên mô hình PCHT VAK Trong chương 1 trình bày các khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận về các quan điểm, đặc điểm, các thành tố, một số luận điểm về PHCT, ý nghĩa sư phạm của việc tổ chức dạy học theo PCHT cũng như biện pháp tổ chức dạy học theo mô hình PHCT VAK Chương 2: Thực trạng việc tổ chức dạy học môn Toán lớp 4 tại trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông iv
  7. Trong chương này trình bày thực trạng việc dạy và học môn Toán lớp 4 tại trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông, tổ chức phân loại PCHT cho HS. Chương 3: Vận dụng mô hình PCHT VAK vào trong dạy học môn Toán lớp 4 tại trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tổ chức thực nghiệm áp dụng vào giảng dạy mônToán lớp 4 tại trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông Phần kết luận và khuyến nghị Tổng kết những kết quả chính của đề tài và gợi mở những hướng phát triển mới của đề tài v
  8. ABSTRACT According to the current education reform trends, teaching methods is not only student-centered but also individual fit forte, their aptitudes. But how to teach them if we do not know how they learn? Whether we can fulfill the objectives while we don’t understand about strengths and weaknesses in their learning? Learning process of the children affected by many factors from culture, society that form habits, ways of thinking, performance, interest; these create the richness and variety of learning styles in each class. Doing research into learning styles for applications in teaching is consistent with the requirements of teaching learner-oriented, individualized teaching. In the world today there are hundreds of learning – style models, one among them appreciated and suitable for practical is VisualAuditory Kinesthetic (VAK) model. Therefore, the researcher selected this theme "4th Grades Mathematics Teaching Method in VAK model". The content of thesis is structured as follows: Introduction include the following: why choose the subject, purpose, mission, object, objective, assumptions, limitations and research methods. Chapter 1: Rationale for model-based teaching VAK In Chapter 1 codified theoretical basis of views, features, elements, some points about learning styles, pedagogical significance, organizational measures based learning VAK model. Chapter 2: Current status of organization of teaching Mathematics in 4th Grades Hoa Tan Dong Primary School branch 2. This chapter generalize teaching and learning Mathematics in reality in 4th Grades Hoa Tan Dong primary school branch 2 and organizations to classify learning - style - students. Chapter 3: Applying the VAK model learning styles in 4th Grades Mathematics teaching at Tan Dong Hoa primary school branch 2. vi
  9. Based on the theoretical and practical basis, organizations applying experimental teaching mathematics 4th grade at school Primary Tan Dong Hoa No.2 Part conclusions and recommendations Summarizing the main results of the research and development suggest new directions of topics. vii
  10. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iii TÓM TẮT ......................................................................................................... iv ABSTRACT ......................................................................................................... vi MỤC LỤC ...................................................................................................... viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xiv DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... xvi CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC DỰA TRÊN MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK ............................................................................ 1 1.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................1 1.1.1 Trên thế giới............................................................................................... 1 1.1.2 Việt Nam .................................................................................................... 2 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM .....................................................................................6 1.2.1 Phương pháp dạy học ................................................................................ 6 1.2.1.1 Đặc điểm phương pháp dạy học Toán lớp 4 ....................................... 7 1.2.1.2 Một số phương pháp dạy học được vận dụng trong giảng dạy môn Toán Tiểu học ................................................................................................... 7 1.2.2 Phương tiện dạy học .................................................................................. 7 1.2.3 Hình thức dạy học ...................................................................................... 8 1.3 PHONG CÁCH HỌC TẬP ..............................................................................9 1.3.1 Định nghĩa phong cách học tập ................................................................. 9 1.3.2 Đặc điểm của phong cách học tập ........................................................... 10 1.3.3 Một số luận điểm về phong cách học tập ................................................ 11 1.3.4 Các mô hình phong cách học tập ............................................................. 13 1.3.4.1 Mô hình phong cách học tập ............................................................. 13 viii
  11. 1.3.4.2 Các mô hình phong cách học tập....................................................... 13 1.3.5 Ý nghĩa sư phạm của phong cách học tập ............................................... 20 1.3.5.1 Phong cách học tập phản ánh những yêu cầu về tâm - sinh lý học trong dạy học ................................................................................................... 20 1.3.5.2 Phong cách học tập là cơ sở để tổ chức dạy học phân hóa ................ 21 1.3.5.3 Phong cách học tập là một trong những tiêu chí để tạo dựng nhóm học tập trong dạy học nhóm ............................................................................ 22 1.4 MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK ................................................23 1.4.1 Mô hình phong cách học tập VAK .......................................................... 23 1.4.2 Cách xác định phong cách học tập theo mô hình phong cách học tập VAK ................................................................................................................. 24 1.4.2.1 Phong cách học tập bằng hình ảnh .................................................... 24 1.4.2.2 Phong cách học tập bằng âm thanh ................................................... 25 1.4.2.3 Phong cách học tập qua vận động ..................................................... 25 1.5 YÊU CẦU CỦA VIỆC DẠY HỌC DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ...............................................................................26 1.5.1 Đặc điểm của học sinh Tiểu học .............................................................. 26 1.5.2 Yêu cầu của việc dạy học dựa vào phong cách học tập của học sinh Tiểu học ................................................................................................................. 29 1.5.2.1 Lựa chọn các hình thức dạy học có ưu thế để tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học sinh ............................................................... 29 1.5.2.2 Kết hợp giữa phát huy được điểm mạnh và khắc phục hạn chế của từng loại phong cách học tập ........................................................................... 30 1.5.2.3 Chú ý đến những khác biệt về phong cách học tập của học sinh do ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, độ tuổi, văn hóa và thành tích học tập. ........................................................................................................... 30 1.6 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK ....................................................................................................30 1.6.1 Giai đoạn 1: Định hướng.......................................................................... 32 1.6.1.1 Hoạt động của giáo viên .................................................................... 32 ix
  12. 1.6.1.2 Hoạt động của học sinh ..................................................................... 34 1.6.2 Giai đoạn 2: Thực hiện ............................................................................ 34 1.6.2.1 Hoạt động của giáo viên .................................................................... 34 1.6.2.2 Hoạt động của học sinh ..................................................................... 35 1.6.3 Giai đoạn 3: Tổng kết .............................................................................. 35 1.6.3.1 Hoạt động của giáo viên .................................................................... 35 1.6.3.2 Hoạt động của học sinh ..................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................39 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TÂN ĐÔNG ............................. 40 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TÂN ĐÔNG .............40 2.2 GIỚI THIỆU MỤC TIÊU GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4 ..............................................................................................41 2.2.1 Mục tiêu giáo dục Tiểu học ..................................................................... 41 2.2.2 Chương trình môn học Toán lớp 4 .......................................................... 41 2.2.2.1 Vai trò của môn Toán lớp 4 ............................................................... 41 2.2.2.2 Nội dung của môn Toán lớp 4 ........................................................... 43 2.3 TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TÂN ĐÔNG ..........................................44 2.3.1 Mục tiêu ................................................................................................... 44 2.3.1.1 Đối với giáo viên ............................................................................... 44 2.3.1.2 Đối với học sinh ................................................................................ 44 2.3.2 Lựa chọn khách thể nghiên cứu ............................................................... 44 2.3.2.1 Đối với giáo viên ............................................................................... 44 2.3.2.2 Đối với học sinh ................................................................................ 44 2.3.3 Nội dung khảo sát .................................................................................... 45 2.3.3.1 Đối với giáo viên ............................................................................... 45 2.3.3.2 Đối với học sinh ................................................................................ 45 2.3.4 Phương pháp nghiên cứu và cách tiến hành ............................................ 45 2.3.4.1 Đối với giáo viên ............................................................................... 45 x
  13. 2.3.4.2 Đối với học sinh ................................................................................ 46 2.3.4.3 Cách tiến hành ................................................................................... 46 2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TÂN ĐÔNG ...............................48 2.4.1 Kết quả phân loại phong cách học tập theo mô hình phong cách học tập VAK của học sinh .............................................................................................. 48 2.4.2 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán của giáo viên 48 2.4.3 Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học môn Toán của giáo viên .. 50 2.4.4 Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn Toán của giáo viên ...... 52 2.4.5 Thực trạng dạy học theo mô hình phong cách học tập VAK với môn Toán lớp 4 tại Trường Tiểu học số 2 Hòa Tân Đông ........................................ 53 2.4.6 Mức độ hứng thú học môn Toán của học sinh lớp 4 ............................... 54 2.4.6.1 Biểu hiện về xúc cảm ........................................................................ 54 2.4.6.2 Biểu hiện về nhận thức ...................................................................... 55 2.4.6.3 Biểu hiện về hành động ..................................................................... 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................59 CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK VÀO TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TÂN ĐÔNG ................................................................................................ 61 3.1 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK ..............................................................................................................61 3.1.1 Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 61 3.1.2 Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 61 3.1.3 Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 62 3.1.4 Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 62 3.1.5 Cách kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................... 67 3.1.5.1 Kết quả học tập .................................................................................. 68 3.1.5.2 Hứng thú học tập ............................................................................... 68 3.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .........................................................................71 3.2.1 Kết quả học tập của HS ........................................................................... 71 xi
  14. 3.2.2 Mức độ hứng thú học tập của HS ............................................................ 79 3.2.2.1 Biểu hiện về mặt xúc cảm ................................................................. 79 3.2.2.2 Biểu hiện về mặt nhận thức ............................................................... 81 3.2.2.3 Biểu hiện về mặt hành động .............................................................. 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 90 1. KẾT LUẬN ....................................................................................................90 2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 4 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 7 PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 9 PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................ 11 PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................ 15 xii
  15. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Giáo viên GV Hình thức dạy học HTDH Học sinh HS Phong cách học tập PCHT Phương pháp dạy học PPDH Phương tiện dạy học PTDH xiii
  16. DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH Trang Hình 3.1: Kết quả học tập của lần thực nghiệm thứ nhất của hai nhóm ...................72 Hình 3.2: Kết quả học tập của lần thực nghiệm thứ hai của hai nhóm .....................72 Hình 3.3: Biểu đồ các số thống kê của lần thực nghiệm thứ nhất ............................72 Hình 3.4: Biểu đồ các số thống kê của lần thực nghiệm thứ hai ..............................72 Hình 3.5: Đồ thị phân phối kết quả lần thứ nhất của nhóm thực nghiệm .................77 Hình 3.6: Đồ thị phân phối kết quả lần thứ hai của nhóm thực nghiệm ...................77 Hình 3.7: Đồ thị phân phối kết quả lần thứ nhất của nhóm đối chứng .....................78 Hình 3.8: Đồ thị phân phối kết quả lần thứ hai của nhóm đối chứng .......................78 Hình 3.9: Mức độ xúc cảm của nhóm thực nghiệm ..................................................80 Hình 3.10: Mức độ xúc cảm của nhóm đối chứng ....................................................80 Hình 3.11: Mức độ hứng thú của nhóm thực nghiệm ...............................................87 Hình 3.12: Mức độ hứng thú của nhóm đối chứng ...................................................87 xiv
  17. DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG Trang Bảng 2.1: Mẫu khảo sát giáo viên ............................................................................. 44 Bảng 2.2: Các loại PCHT của HS ............................................................................. 48 Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các PPDH của GV ......................................................... 48 Bảng 2.4: Mức độ yêu thích các PPDH của HS........................................................ 49 Bảng 2.5: Mức độ sử dụng các PTDH của GV ......................................................... 50 Bảng 2.6: Mức độ yêu thích các PTDH của HS ....................................................... 51 Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các HTDH của GV ........................................................ 52 Bảng 2.8: Mức độ yêu thích các HTDH của HS ....................................................... 53 Bảng 2.9: Thực trạng vận dụng mô hình PCHT VAK ............................................. 54 Bảng 2.10: Biểu hiện về mặt xúc cảm của HS khi học môn Toán ........................... 54 Bảng 2.11: Biểu hiện về mặt nhận thức của HS khi học môn Toán ......................... 55 Bảng 2.12: Biểu hiện về mặt hành động của HS khi học môn Toán ........................ 55 Bảng 3.1: Kết quả phân loại PCHT của lớp 4A ........................................................ 61 Bảng 3.2: Kết quả học tập môn Toán HKI của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng . 62 Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá mức độ xúc cảm ........................................................... 69 Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá mức độ nhận thức ........................................................ 70 Bảng 3.5: Tiêu chí đánh giá mức độ hành động ....................................................... 70 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra lần thực nghiệm thứ nhất .............................................. 71 Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra lần thực nghiệm thứ hai ................................................ 71 Bảng 3.8: Tóm tắt các số thống kê quan trọng (1) .................................................... 73 Bảng 3.9: Tóm tắt các số thống kê quan trọng (2) .................................................... 73 Bảng 3.10: Tóm tắt các số thống kê quan trọng (3) .................................................. 74 Bảng 3.11: Tóm tắt các số thống kê quan trọng (4) .................................................. 74 Bảng 3.12: Mức độ xúc cảm lần thực nghiệm thứ nhất ............................................ 79 Bảng 3.13: Mức độ xúc cảm lần thực nghiệm thứ hai .............................................. 79 Bảng 3.14: Biểu hiện về mặt nhận thức của nhóm thực nghiệm .............................. 81 Bảng 3.15: Biểu hiện về mặt nhận thức của nhóm đối chứng .................................. 82 Bảng 3.16: Biểu hiện về mặt hành động của nhóm thực nghiệm ............................. 83 Bảng 3.17: Biểu hiện về mặt hành động của nhóm đối chứng ................................. 84 Bảng 3.18: Mức độ hứng thú của nhóm thực nghiệm............................................... 86 Bảng 3.19: Mức độ hứng thú của nhóm đối chứng................................................... 86 xv
  18. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tất cả các bậc cha mẹ, thầy cô đều có chung một mục đích là những đứa trẻ sẽ trở thành HS xuất sắc, có niềm hứng khởi, say mê vô tận với việc học, thế nhưng không phải ai cũng đạt được mục đích. Tại sao vậy? Vì ngoài tình yêu thương, sự kiên định và nỗ lực, điều quyết định cuối cùng là phải có một phương pháp đúng. Chúng ta đều biết rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể có cá tính và nhận thức hoàn toàn khác nhau; đặc biệt trong học tập điều này càng rõ ràng khi mức độ tiếp thu kiến thức của mỗi em là không giống nhau mặc dù học cùng một lớp. Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em như: phương pháp giảng dạy, nội dung học tập, phương tiện thì các yếu tố như môi trường văn hóa, xã hội, giáo dục của gia đình cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập vì chúng sẽ hình thành cho các em thói quen, cách suy nghĩ, năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Do đó chỉ khi chúng ta nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt thì ta mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng của trẻ. Môn Toán là một môn học hết sức quan trọng trong việc học cũng như việc ứng dụng của bộ môn này trong cuộc sống. Nó không đơn thuần giúp cho các em biết tính toán hay nắm được những khái niệm, quy tắc cơ bản mà chính nó là môn học ảnh hưởng quan trọng đến năng lực và phẩm chất trí tuệ ở các em, giúp cho HS tư duy logic, giải quyết vấn đề một cách khoa học, tạo lập cho các em tính cẩn thận, chính xác. Tuy nhiên, các nội dung Toán học thường mang tính trừu tượng và khái quát cao trong khi đặc điểm nhận thức của trẻ ở Tiểu học lại mang nặng tính cụ thể, trực giác và cảm tính nên thực tế cho thấy hiện nay khá nhiều em vẫn còn lúng túng thậm chí cảm thấy sợ hay chán nản trong mỗi giờ học môn này vì quá khó, khô khan và chính GV cũng chưa khơi dậy được niềm hứng thú, yêu thích cho các em khi học môn này. Một điều hết sức đơn giản mà ai cũng có thể nhận thấy rằng HS sẽ học tốt hơn nếu các em được học theo cách chúng muốn. Thế nhưng GV với nhiều lý do khách quan và chủ quan đã vô tình không nhận rõ được điều này và kết quả xvi
  19. mà chúng ta nhận được vẫn chỉ là những con điểm kết thúc còn quá trình các em học như thế nào vẫn còn đang bỏ ngỏ. Do đó để đạt được yêu cầu đặt ra thì việc tổ chức dạy học cần được thiết kế sao cho phù hợp với nhận thức cũng như sở thích của HS. Đây được coi là một giải pháp sư phạm tạo những chỗ dựa ban đầu giúp HS nhận thức được các kiến thức trừu tượng; giải pháp này tác động vào hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. Như vậy việc tổ chức dạy học phù hợp với nhận thức của HS sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả giờ học nói chung và đặc biệt là giờ học môn Toán. Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết này cũng đã xác định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; …”. Như vậy ở Việt Nam, chủ trương đổi mới cũng đã được đề ra theo quan điểm này; hơn nữa quan điểm “dạy học lấy HS làm trung tâm” chưa nêu bật được bản chất của phương pháp sư phạm hiện đại, không phải chỉ “lấy HS làm trung tâm” mà phải “dạy học cá thể hóa”. Khi đó GV sẽ có điều kiện để tổ chức dạy học làm sao quan tâm cụ thể đến các em HS trên nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học, từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường sở đoản của HS để có thể chọn lọc được những PPDH phù hợp, động viên được HS hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều đơn vị cũng tổ chức các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm, hội giảng, thiết kế đồ dùng dạy học trong đó có bộ môn Toán lớp 4; tuy nhiên hứng thú và chất lượng học tập của bộ môn này cũng chưa cao. Bản thân mỗi tiết dạy của GV đều có sự đầu tư chăm chút kỹ lưỡng thế nhưng mức độ hứng thú, kết quả học tập ở từng em không hoàn toàn giống nhau. Điều này xvii
  20. chứng tỏ mỗi em có một trình độ nhận thức khác nhau do đó không thể nào tổ chức dạy học chung cho một đối tượng HS một lớp. Trong dạy học có ba phương pháp chính: thứ nhất là GV dạy hoàn toàn, cách thứ hai để người học tự học, thứ ba GV là người hỗ trợ, hướng dẫn để các em tự tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. Nếu chúng ta áp dụng cách thứ nhất thì chỉ có sự rập khuôn, máy móc của người học. Cách thứ hai cũng khó thực hiện đối với HS nhỏ tuổi vì các em sẽ đi lan man và sa ngã vào những vấn đề không cần thiết, như vậy cách thứ ba có lẽ là hợp lý hơn cả. Điều này cũng đúng với mục đích của giáo dục mà người trực tiếp thực hiện công việc này là GV cần phải hình thành thái độ học tập tích cực cũng như định hướng việc học cho HS. Tuy nhiên thực tế GV thường dạy theo cách của mình và “dán nhãn cho người học” phải học theo cách mình dạy mà không quan tâm rằng có phù hợp với cách học của HS hay không và người học cũng học một cách hoàn toàn thụ động. Do đó việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào việc bổ khuyết những vấn đề cấp bách hiện nay. Những nghiên cứu cho thấy sau khi HS được làm quen với một khái niệm mới theo đúng PCHT của mình thì các em cũng có thể điều chỉnh theo những PCHT khác nhau. Việc chú ý đến PCHT cũng có tác dụng làm tăng thêm động lực và chất lượng học tập của HS. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu hiện nay cũng đã chỉ ra rằng nếu chúng ta tổ chức lớp học theo hướng ứng dụng PCHT nghĩa là GV đã nhận thức rõ mỗi em có một đặc điểm nhận thức, một sở thích, một cách tiếp cận thông tin khác nhau tức là chúng ta đã thực hiện được những bước đi đầu tiên để giúp các em tạo được niềm yêu thích khi được học bộ môn này; chỉ khi nhìn nhận được vấn đề như vậy GV mới có thể tạo được động lực, kế hoạch cho mình trong việc tổ chức dạy học tiếp theo. Do đó không thể áp dụng cùng một cách dạy với chung từng đó các em HS. Đề tài này sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cách phân loại PCHT của HS lớp 4 theo mô hình PCHT VAK; tổ chức lớp học theo các loại PCHT để từ đó nâng cao hiệu quả tích cực; trong đó sẽ nhận thấy rõ nhất sự thay đổi xúc cảm, nhận thức cũng như hành động của các em hay nói cách khác là hứng thú học môn Toán của xviii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2