intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích định lượng các hoạt chất chính từ loài Dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn là chiết xuất và phân lập một số hợp chất chính từ loài Dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult. Phân tích hàm lượng các hoạt chất chính từ các mẫu Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult thu ở các vùng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích định lượng các hoạt chất chính từ loài Dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TOÀN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH TỪ LOÀI DÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TOÀN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH TỪ LOÀI DÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Nhiệm THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến với TS. Nguyễn Xuân Nhiệm. Thầy đã giao đề tài, nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ trang thiết bị cho nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Hóa Phân tích nói riêng và trong khoa Hóa học nói chung đã dạy dỗ, chỉ bảo và động viên tôi trong thời gian tôi học tập tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại Học Thái Nguyên. Qua đây, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học viên và sinh viên của Bộ môn Hóa phân tích đã luôn động viên, tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Toàn a
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................a MỤC LỤC .......................................................................................................... b DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ d DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................e DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... f DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................... g MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Gymnema ................................................................................. 3 1.1.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học chi Gymnema trên thế giới ............................................................................ 3 1.1.2. Hoạt tính sinh học ................................................................................. 10 1.1.3. Hoạt tính trị bệnh tiểu đường ................................................................ 10 1.1.4. Hoạt tính chống béo phì ........................................................................ 12 1.1.5. Hoạt tính kháng viêm khớp ................................................................... 12 1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học chi Gymnema ở Việt Nam........................................................................... 12 Chương 2 . THỰC NGHIỆM .......................................................................... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 2.2. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 2.3.1. Phương pháp chiết xuất và phương pháp phân lâ ̣p các hơ ̣p chấ t .......... 16 2.3.2. Các phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất ................................. 16 2.3.3. Phương pháp phân tích hoạt chất trong dược liệu ................................ 17 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 20 3.1. Phân lập và xác định cấu trúc các hoạt chất chính của loài Gymnema sylvestre ................................................................................................... 20 b
  5. 3.1.1. Phân lập các hợp chất ............................................................................ 20 3.1.2. Chiết xuất và phân lập ........................................................................... 21 3.1.3. Hằng số vật lý của các hợp chất ............................................................ 22 3.1.4. Cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được ...................................... 22 3.2 Xác định hàm lượng GS1 và GS2 trong mẫu Dây thìa canh bằng phương pháp HPLC .............................................................................. 42 3.2.1. Các điều kiện tối ưu cho hệ thống HPLC. ............................................ 42 3.2.2. Xây dựng đường chuẩn định lượng. ..................................................... 43 3.2.3. Xác định hàm lượng của hợp chất GS1 và GS2 trong mẫu Gymnema sylvestre bằng phương pháp HPLC ..................................... 47 KẾT LUẬN...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................ c
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cô ̣ng hưởng từ ha ̣t nhân Resonance Spectroscopy carbon 13 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cô ̣ng hưởng từ hạt nhân Resonance Spectroscopy proton A Aceton axeton br s Broad singlet CC Column chromatography Sắc ký cột COSY 1 H-1H-Correlation Spectroscopy Phổ COSY d Doublet dd Doublet of doublet DEPT Distortionless Enhancement by Phổ DEPT Polarisation Transfer DMSO Dimethylsulfoxide DNA Deoxyribo Nucleic Acid EtOAc Ethyl acetat Ethyl acetat HMBC Heteronuclear mutiple Bond Phổ tương tác di ha ̣ ̣t nhân qua Connectivity nhiề u liên kế t HSQC Heteronuclear Single-Quantum Phổ tương tác di ha ̣ ̣t nhân qua Coherence 1 liên kế t IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm MTT 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyltetrazolium bromid s Singlet t triplet TLC Thin layer chromatography Sắc kí lớp mỏng TMS Tetramethylsilane d
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Dữ kiêṇ phổ NMR của GS1 và các hợp chất tham khảo ............... 24 Bảng 3.2. Dữ kiêṇ phổ NMR của GS2 và các hợp chất tham khảo ............... 31 Bảng 3.3. Dữ kiêṇ phổ NMR của GS3 và các hợp chất tham khảo ............... 37 Bảng 3.4. Dữ liệu chạy HPLC của hợp chất GS1 ở các nồng độ khác nhau ....... 46 Bảng 3.5. Dữ liệu chạy HPLC hợp chất GS2 ở các nồng độ khác nhau ........ 46 Bảng 3.6. Kết quả chạy HPLC định lượng hợp chất GS1 .............................. 49 Bảng 3.7. Kết quả chạy HPLC định lượng hợp chất GS2 .............................. 49 Bảng 3.8. Kết quả tạo dịch chiết và hàm lượng GS1 và GS2 từ mẫu Dây thìa canh và thu ở các địa điểm khác nhau. .................................. 50 e
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tạo cặn chiết G. sylvestre phân tích ...................................... 18 Hình 2.2. Tiến trình chạy mẫu phân tích định lượng bằng HPLC .................. 19 Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các chất từ loài Dây thìa canh G. sylvestre ............ 21 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất GS1 ................................................ 22 Hình 3.3. Các tương tác HMBC chính của hợp chất GS1 .............................. 26 Hình 3.4. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS1 ..................................................... 26 Hình 3.5. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS1 .................................................... 27 Hình 3.6. Phổ DEPT của hợp chất GS1 .......................................................... 27 Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất GS1 ......................................................... 28 Hình 3.8. Phổ HMBC của hợp chất GS1 ........................................................ 28 Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất GS2 ................................................ 29 Hình 3.10. Các tương tác HMBC của hợp chất GS2 ...................................... 31 Hình 3.11. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS2 ................................................... 33 Hình 3.12. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS2 .................................................. 33 Hình 3.13. Phổ DEPT của hợp chất GS2 ........................................................ 34 Hình 3.14. Phổ HSQC của hợp chất GS2 ....................................................... 34 Hình 3.15. Phổ HMBC của hợp chất GS2 ...................................................... 35 Hình 3.16. Cấu trúc của hợp chất GS3 ........................................................... 35 Hình 3.17. Các tương tác HMBC của hợp chất GS3 ..................................... 39 Hình 3.18. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS3 ................................................... 39 Hình 3.19. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS3 .................................................. 40 Hình 3.20. Phổ DEPT của hợp chất GS3 ........................................................ 40 Hình 3.21. Phổ HSQC của hợp chất GS3 ....................................................... 41 Hình 3.22. Phổ HMBC của hợp chất GS3 ...................................................... 41 Hình 3.23. Sắc kí đồ của GS1 và GS2 ............................................................ 43 Hình 3.24. Sắc kí đồ của GS1 và GS2 ở các nồng độ khác nhau ................... 45 Hình 3.25. Đường chuẩn của hợp chất GS1 ................................................... 46 Hình 3.26. Đường chuẩn của hợp chất GS2 ................................................... 47 Hình 3.27. Sắc kí đồ của cặn chiết methanol dây thìa canh Tam Đảo ........... 47 f
  9. Hình 3.28. Sắc kí đồ của cặn chiết methanol dây thìa canh Hải Hậu ............. 48 Hình 3.29. Sắc kí đồ của cặn chiết methanol dây thìa canh Hòa Bình ........... 48 Hình 3.30. Sắc kí đồ của cặn chiết methanol dây thìa canh Thái Nguyên ..... 48 g
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS1……………….……………1- PL Phụ lục 2. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS1……………………………1- PL Phụ lục 3. Phổ DEPT của hợp chất GS1 ……………………………….2- PL Phụ lục 4. Phổ HSQC của hợp chất GS1……………………………….2- PL Phụ lục 5. Phổ HMBC của hợp chất GS1………………………………3- PL Phụ lục 6. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS2…………………………….3- PL Phụ lục 7. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS2……………………………4- PL Phụ lục 8. Phổ DEPT của hợp chất GS2……………………………….4- PL Phụ lục 9. Phổ HSQC của hợp chất GS2…………………………….…5- PL Phụ lục 10. Phổ HMBC của hợp chất GS2…………………………..…5- PL Phụ lục 11. Phổ 1H-NMR của hợp chất GS3………..…………………6- PL Phụ lục 12. Phổ 13C-NMR của hợp chất GS3……..……………………6- PL Phụ lục 13. Phổ DEPT của hợp chất GS3…………………..…………7- PL Phụ lục 14. Phổ HSQC của hợp chất GS3………………...……………7- PL Phụ lục 15. Phổ HMBC của hợp chất GS2………………..……………8- PL h
  11. MỞ ĐẦU Tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước, về lâu dài gây nhiều biến chứng trong cơ thể. Theo ước tính có khoảng 422 triệu người trưởng thành trên toàn cầu sống chung với bệnh tiểu đường vào năm 2014, so với 108 triệu người vào năm 1980, Tỉ lệ số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980 (Tăng từ 4,7% đến 8,5%) đã phản ánh sự gia tăng các nguy cơ liên quan như thừa cân hoặc béo phì. Bệnh tiểu đường đã gây ra 1,5 triệu ca tử vong vào năm 2012 và 2,2 triệu người chết do các biến chứng của tiểu đường như tim mạch và các bệnh khác. Đặc biệt, trong số đó 43% trường hợp tử vong ở tuổi dưới 70 (Global report on diabetes, 2016). Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh, chiếm 6% dân số và dự báo tăng lên 7-8 triệu người vào năm 2025. Theo số liệu này thì Việt Nam tuy chưa được xếp vào danh sách những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân cao nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh[1]. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến mù, suy thận và tổn thương thần kinh. Tiểu đường cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành xơ vữa động mạch, dẫn đến đột quỵ, tim mạch, Hiện nay, bệnh tiểu đường được kiểm soát bằng nhiều hướng như sử dụng thuốc duy trì lượng glucose trong máu ổn định (Sulfonylurea hay Biguanide); thuốc hoạt hóa sự tiết insulin (Metformin); chất ức chế tiêu hóa và hấp thu tinh bột (Glucobay); thuốc cảm ứng độ nhạy của insulin. Nhìn chung, các liệu pháp này có tác dụng nhất định, công dụng chính của các nhóm thuốc này là hạ đường huyết hoặc cung cấp insulin thay thế tạm thời cho người bệnh tiểu đường. Trong tất cả các loại thuốc điều trị kể trên, phần lớn thường có thêm tác dụng phụ như béo phì, vàng da, suy đường huyết, ngộ độc gan… Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển các thuốc hạ đường huyết, có 1
  12. nguồn gốc thực vật, đặc biệt là những cây thuốc đã được sử dụng phổ biến trong dân gian, nhằm tìm những thuốc mới hiệu quả và không gây tác dụng phụ là rất cần thiết, Các loài thuộc chi Gymnema (thuộc họ Apocynaceae) nhận được rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Có khoảng 50 loài trên thế giới, trong đó có 6 loài phân bố ở Việt Nam, bao gồm G, acuminatum, G, albiflorum, G. inodorum, G. latifolium, G. sylvestre và G. reticulatum [2]. Các loài thuộc chi Gymnema được coi như là nguồn cung cấp các hoạt chất và thể hiện các hoạt tính sinh học (hạ đường huyết, kháng tế bào ung thư, chống oxi hóa, kháng viêm, …). Đặc biệt, loài G. sylvestre được sử dụng rộng rãi như là một loại thảo dược chuyên trị bệnh tiểu đường trên 2000 năm ở Ấn Độ. Loài này còn được dùng để điều trị hen suyễn, đau mắt, viêm và rắn cắn. Bên cạnh đó, G, sylvestre có tính kháng khuẩn và bảo vệ tế bào gan. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và dược học của loài G. sylvestre. Tuy nhiên ở Việt Nam, loài này chủ yếu được nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao chiết phân đoạn và toàn phần. Vì thế, cần thiết có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm xác định và đánh giá hàm lượng của các hợp chất chính của loài Dây thìa canh G. sylvestre. Do đó, đề tài “Phân tích định lượng các hoạt chất chính từ loài Dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult” với hai mục tiêu chính: 1. Chiế t xuất và phân lập một số hợp chất chính từ loài Dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult. 2. Phân tích hàm lượng các hoạt chất chính từ các mẫu Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult thu ở các vùng khác nhau. 2
  13. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Gymnema Các loài thuộc chi Gymnema đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu. Đặc biệt, các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào loài G. sylvestre. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của loài này đã chỉ ra sự có mặt của các alkaloid, terpenoid, coumarinolignan, megastigmane, lignan glucoside, benzopyranone, ferulic acid, và polyphenol. Các hợp chất này thể hiện hoạt tính hạ đường huyết, kháng nấm, gây độc tế bào ung thư và chống oxy hóa. Tuy nhiên chỉ có số ít nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài một số loài (G. sylvestre, G. tingens, G. griffithii, G. montanum, G. inodorum và G. alternifolium). 1.1.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học chi Gymnema trên thế giới Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Gymnema được bắt đầu vào những năm 1950, chủ yếu bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Hoạt tính sinh học đặc trưng của loài G. sylvestre là khả năng hạ đường huyết [3]. Tuy nhiên nghiên cứu về thành phần hóa học thực sự bắt đầu khi có các thiết bị xác định cấu trúc như phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR, phổ khối lượng MS. Vào khoảng những năm 1980-1990, các nhà khoa học Nhật Bản tập trung mạnh vào nghiên cứu thành phần hóa học loài này. Cụ thể từ lá loài G. sylvestre, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập và xác định cấu trúc của một hợp chất mới conduritol A (1) [4]. Hợp chất này đã được phát hiện có khả năng ức chế enzyme aldose mạnh trên chuột và không gây độc [5]. Tiếp đó, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc thành công của bảy hợp chất mới là các gymnemic acid I-VII (2-8) [6, 7]. Trong quá trình tìm kiếm các hợp chất có tác dụng diệt cỏ, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định được năm hợp chất mới từ lá loài G. sylvestre là gymnemic acid VIII-XII (9-13) [8]. 3
  14. Từ lá loài G. sylvestre, Sahu và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của bốn hợp chất mới, được đặt tên là gymnemasin A-D (14-17) [9]. Tiếp đó vào năm 1996, Murakami và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của hai hợp chất mới, đặt tên là gymnemoside A và B (18-19) cùng với mười hợp chất đã biết [10]. Cũng tiếp tục nghiên cứu này, Yosikawa và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học và đã xác định được bốn hợp chất mới và được đặt tên là gymnemoside C-F (20-23) [11]. 4
  15. Năm 2000, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập và xác định cấu trúc của sáu hợp chất mới (24-29) từ loài G. sylvestre [12]. 5
  16. Vào năm 2001, Ye và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra bốn hợp chất mới có tác dụng diệt cỏ từ loài G. sylvestre: 21α-O- benzoylsitakisogenin 3-O-α-D-glucopyranosyl (1→3)-α-D-glucuronopyranoside (30), longispinogenin 3-O-α-D-glucopyranosyl (1→3)-α-D-glucuronopyranoside potassium (31), 29-hydroxylongispinogenin 3-O-α-D-glucopyranosyl(1→3)-α- D-glucuronopyranoside potassium (32) và alternoside II sodium (33) [13]. Liu và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của một hợp chất mới (34) cùng bốn hợp chất đã biết là kaempferol-3-O-robinobioside, rutin, quercetin 3-O-robinobioside và tamarixetin 3-O-robinobioside từ loài G. sylvestre [14]. Tiếp nối các nghiên cứu, Zhu và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất mới, 16β-hydroxyl olean-12-en-3-O-[β-D- glucopyranosyl (1→6)-β-D- glucopyranosyl]-28-O-β-D-glucopyranoside (35) và 16β,21β,28-trihydroxy- olean-12-ene-3-O-glucoronopyranoside (36) [15]. Zhang và cộng sự đã thông báo phân lập được một hợp chất mới, 3β,16 β,22α- trihydroxy-olean-12-ene 3-O-β-D- xylopyranosyl- (1→6)-β-D- glucopyranosyl (1→6)-β-D-glucopyranoside (37) và bốn hợp chất đã biết từ loài G. sylvestre [16]. 6
  17. Zarrelli và cộng sự thông báo được bảy hợp chất mới, bao gồm sáu oleanane (38-43): 3β,16β,21β,23- tetrahydroxyolean -12-ene, 3β,16β,21α,23,28- pentahydroxyolean-12-ene, 3β,16β,23,28-tetrahydroxyolean -13(18)-ene, 16β,23,28- trihydroxyolean-12-en-3-one, 16β,21β,23,28- tetrahydroxyolean-12- en-3-one, 16β,21β,22α,23,28-pentahydroxyolean -12-en-3-one và một lupane 3β,16β,23,28-tetrahydroxylup-20(29)-ene (44) cùng với sáu hợp chất đã biết từ phần trên mặt đất loài G. sylvestre [17]. Cũng các nghiên cứu thuộc nhóm tác giả này tiếp tục công bố sáu hợp chất mới khác, đó là (3β,16β)-olean-12-ene-3,16,23,28-tetrayl tetraacetate, 7
  18. (3β,16β,21β,22α)-3,16,22,23,28-pentahydroxyolean-12-en-21-yl (2S)-2- methylbutanoate, (3β,16β,21β,22α)-28-(acetyloxy)-3,16,22,23- tetrahydroxyolean-12-en-21-yl (2S)-2-methylbutanoate, (3β,16β,21β,22α)- 3,16,22,23,28-pentakis(acetyloxy)olean-12-en-21-yl (2S)-2-methylbutanoate, (3β,16β,21β,22α)-3,16,22,23,28-pentahydroxyolean-12-en-21-yl (2E)-2- methylbut-2-enoate, (3β,16β)-lupane-3,16,20,23,28-pentol (45-50) [18]. 8
  19. Từ loài G. inodorum, Wang và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của hai hợp chất mới là 2α,3β-dihydroxy-olean-12-ene-23,28-dioic acid-3-O- β-D-glucopyranoside và 2α,3β,15β-trihydroxy-olean-12-ene-23,28-dioic acid- 3-O-β-D-glucopyranoside (51-52) [19]. Cũng từ loài này, Atsuchi và cộng sự đã phân lập được một hợp chất mới (53) (3β,16β)-16,28-dihydroxyolean-12- en-3-yl-2-O-β-D-glucopyranosyl-β-D-glucopyranosiduronic acid [20]. Từ loài G. alternifolium, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 6 hợp chất mới và được đặt tên là gymnepregoside A-F (54-59) [21]. Sáu hợp chất mới đặt tên là gymnetinoside A-F (60-65) cùng với 3 hợp chất cũ: sequinoside K, khaephuoside B và albibrissinoside A (66-68) được Tian và cộng sự phân lập từ loài G. tingens, Các hợp chất này được phát hiện có khả năng bảo vệ tế bào gan mạnh [22]. Tám hợp chất mới thuộc khung pregnane, steroidal glycoside (69-76) đã được phân lập từ vỏ quả loài G. griffithii và được đặt tên là gymnemogriffithoside A-H. Các hợp chất này đã được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên 5 dòng tế bào ung thư (BT 474, Chago, Hep-G2, KATO-III và 9
  20. SW620) và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và thể hiện hoạt tính ở mức độ trung bình [23]. 1.1.2. Hoạt tính sinh học Bên cạnh việc sử dụng phổ biến để điều trị bệnh tiểu đường, các loài thuộc chi Gymnema còn được sử dụng để điều trị một số bệnh như béo phì, viêm khớp, bệnh Parkinson và bệnh xơ vữa động mạch. Các hoạt chất từ các loài thuộc chi Gymnema đã được nghiên cứu về tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng ung thư và kháng cỏ dại. Dược tính của các loài này đã được nghiên cứu rộng rãi. Hơn 70 hợp chất mới đã được phân lập. Dịch chiết đã được nghiên cứu lâm sàng và trên động vật. Các hoạt tính được thử nghiệm bao gồm: 1.1.3. Hoạt tính trị bệnh tiểu đường Tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết saponin cùng với 5 triterpene saponin gymnemic acid I-IV và gymnemasaponin V từ loài G. sylvestre đã được thông báo. Hợp chất gymnemic acid IV (3,4/13,4 mg/kg) được phát hiện có tác dụng hạ đường huyết từ 14,0-60% trong vòng 6h khi so sánh với glibenclamide. Thêm vào đó, hợp chất này cũng làm tăng lượng insulin khi 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0