intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ: Đánh giá sự biến động hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) trong các điều kiện môi trường khác nhau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá sự biến động hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) trong các điều kiện môi trường khác nhau" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá sự biến động về hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu Hương nhu tía trồng dưới các điều kiện chiếu sáng đèn LED đa phổ bổ sung và phân bón khác nhau để nhằm nâng cao chất lượng cũng như năng suất tinh dầu của loài cây dược liệu quý này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa hữu cơ: Đánh giá sự biến động hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) trong các điều kiện môi trường khác nhau

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN HỒNG OANH ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU HƯƠNG NHU TÍA (Ocimum tenuiflorum L.) TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỮU CƠ Hà Nội - 2023
  2. 3 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Kí hiệu Tên viết tắt B Blue – Xanh dương CRD Completely Randomized Design - Bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CTL Công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn LED CTP Công thức bón phân Daily light integral - Tích phân ánh sáng hàng ngày (tổng bức xạ ánh sáng trong dải quang hợp (dải PAR từ 400nm đến 700nm) DLI cung cấp cho 1 đơn vị diện tích trong 1 ngày đêm (24 giờ). Đơn vị của DLI là mol·m−2·d−1) DW Dry weight – Khối lượng khô FID Flame ionization detector - Đầu dò ion hóa ngọn lửa FR Farred – Đỏ xa FW Fresh weight – Khối tượng tươi G Green – Xanh lá cây Gas chromatography- mass spectrometry - Sắc ký khí ghép khối GC-MS phổ KPH Không phát hiện Least significant difference 5% - Sai biệt nhỏ nhất có ý nghĩa ở LSD 5% mức 5% R Red – Đỏ UV Ultraviolet – Cực tím, tử ngoại v/w Volumn/weight – tỉ lệ thể tích/khối lượng
  3. 4 Danh mục các bảng Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên cho các các lần lặp lại của 10 công thức chiếu sáng đa phổ bổ sung LED ............................................................. 38 Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên cho các các lần lặp lại của 4 công thức bón phân .................................................................................................. 38 Bảng 2.3. Các công thức chiếu sáng đa phổ bổ sung LED được thiết kế và sử dụng đối với Hương nhu tía ............................................................................ 40 Bảng 2.4. Các công thức bón phân được sử dụng đối với Hương nhu tía ..... 42 Bảng 3.1. Sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu, và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía trồng trong các công thức chiếu sáng bổ sung LED khác nhau ......................................................................................................................... 57 Bảng 3.2. Tỉ lệ tăng các chỉ tiêu sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía ở công thức có giá trị cao nhất (CTL7 và CTL8) so với các công thức còn lại ................................................................ 58 Bảng 3.3. Tỉ lệ tăng các chỉ tiêu sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía ở các công thức khác so với ở công thức đối chứng CTL10 .................................................................................................. 60 Bảng 3.4. Một số chỉ số hóa lý của tinh dầu Hương nhu tía trồng trong các công thức chiếu sáng bổ sung LED khác nhau ............................................... 66 Bảng 3.5. Thành phần hóa học của tinh dầu Hương nhu tía trong các công thức chiếu sáng bổ sung LED khác nhau ........................................................ 67 Bảng 3.6. Sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía trồng trong các công thức bón phân khác nhau ...................... 80 Bảng 3.7. Tỉ lệ tăng các chỉ tiêu sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía ở công thức có giá trị cao nhất (CTP2) so với các công thức còn lại ....................................................................................... 81
  4. 5 Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng các chỉ tiêu sinh khối khô, hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu của Hương nhu tía ở các công thức khác so với ở công thức đối chứng CTP1..................................................................................................... 82 Bảng 3.9. Một số chỉ số hóa lý của tinh dầu Hương nhu tía trồng trong các công thức bón phân khác nhau ........................................................................ 86 Bảng 3.10. Thành phần hóa học của tinh dầu Hương nhu tía trồng trong các công thức bón phân khác nhau ........................................................................ 87
  5. 6 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1. Hình ảnh cây Hương nhu tía ............................................................ 3 Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy GC-MS .......................................... 21 Hình 2.1. Cây Hương nhu tía trồng thí nghiệm năm 2022 ............................. 37 Hình 2.2. Hệ thống chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước ......................................................................................................................... 46 Hình 2.3. Bình tỷ trọng thủy tinh pycnometer (trái) và cân phân tích (phải) 51 Hình 2.4. Máy khúc xạ kế Abbe (trái) và máy đo quay cực kế (phân cực kế) (phải) ............................................................................................................... 52 Hình 2.5. Máy sắc kí khí khối phổ GC-MS ................................................... 53 Hình 3.1. Hương nhu tía thí nghiệm tại Khu nghiên cứu và triển khai công nghệ Cổ Nhuế năm 2022 ................................................................................. 57 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của chavibetol (m-eugenol) ................................ 70 Hình 3.3. Tỉ lệ biến đổi hợp chất chính chavibetol (m-eugenol) của tinh dầu Hương nhu tía ở công thức CTL6 so với ở các công thức còn lại và giữa các công thức có chiếu sáng bổ sung LED với công thức đối chứng CTL10 (%) 74 Hình 3.4. Cấu trúc hóa học của (E)-β-Caryophyllene .................................... 75 Hình 3.5. Tỉ lệ biến đổi hợp chất chính Chavibetol (m-Eugenol) của tinh dầu Hương nhu tía ở công thức CTP2 so với ở các công thức còn lại và giữa các công thức có bổ sung chế phẩm phân bón vi sinh với công thức đối chứng CTP1 (%)......................................................................................................... 90
  6. 7 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................... 3 Danh mục các bảng ........................................................................................... 4 Danh mục các hình vẽ, đồ thị ............................................................................ 6 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY HƯƠNG NHU TÍA ......................................... 3 1.2. TÁC DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG NHU TÍA ....................................... 4 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG NHU TÍA............... 5 1.4. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU ........................................................... 14 1.4.1. Định nghĩa ..................................................................................... 14 1.4.2. Phân loại tinh dầu .......................................................................... 15 1.4.2.1. Phân loại tinh dầu theo nguồn gốc ......................................... 15 1.4.2.2. Phân loại tinh dầu theo thành phần hoá học .......................... 16 1.4.3. Thành phần hóa học của tinh dầu ................................................. 16 1.4.3.1. Terpenoid ............................................................................... 17 1.4.3.2. Dẫn xuất phenol ..................................................................... 18 1.4.4. Tính chất của tinh dầu ................................................................... 19 1.4.4.1. Tính chất vật lý ...................................................................... 19 1.4.4.2. Tính chất hóa học ................................................................... 19 1.5. TỔNG QUAN SẮC KÍ KHÍ-KHỐI PHỔ ........................................... 20 1.5.1. Định nghĩa ..................................................................................... 20 1.5.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống GC/MS ................................ 21 1.5.3. Phân tích kết quả sắc kí khí ghép khối phổ ................................... 21 1.5.4. Ứng dụng của sắc khí ghép khối phổ ............................................ 22 1.6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HƯƠNG NHU TÍA22
  7. 8 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về Hương nhu tía................... 22 1.6.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về công nghệ chiếu sáng LED đối với Hương nhu tía và một số loài khác ......................................... 23 1.6.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về phân bón đối với Hương nhu tía và một số loài khác ........................................................................ 30 1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 32 1.6.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về công nghệ chiếu sáng LED đối với Hương nhu tía và một số loài khác ............................................... 32 1.6.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về phân bón đối với Hương nhu tía và một số loài khác ......................................................................... 34 1.7. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ....................... 34 1.8. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 36 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 37 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............ 37 2.2. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ CHĂM SÓC HƯƠNG NHU TÍA..................................................................................................... 38 2.3. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ ĐÈN LED ĐA PHỔ ..................................................................................................................... 40 2.4. PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN, CHỦNG LOẠI VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN................................................................................................. 41 2.5. THU MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU ............................................................. 44 2.6. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ PHÂN TÍCH ...................... 44 2.6.1. Hóa chất ........................................................................................ 44 2.6.2. Dụng cụ ......................................................................................... 44 2.6.3. Thiết bị .......................................................................................... 45 2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 45 2.7.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ................................... 45 2.7.1.1. Nguyên lý hoạt động .............................................................. 45 2.7.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng trong chưng cất lôi cuốn hơi nước 47 2.7.1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp .......................................... 49
  8. 9 2.7.2. Phương pháp xác định các chỉ số vật lý của tinh dầu ................... 50 2.7.2.1. Xác định tỷ trọng tương đối ở 20˚C ....................................... 50 2.7.2.2. Xác định chỉ số chiết quang ................................................... 51 2.7.2.3. Xác định độ quay cực ............................................................ 52 2.7.3. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)............................................................... 52 2.7.4. Công thức tính các giá trị sinh khối khô và năng suất tinh dầu .... 54 2.7.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 54 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 56 3.1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ HÀM LƯỢNG, THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU HƯƠNG NHU TÍA DƯỚI CÁC ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG BỔ SUNG LED ................................................................................................. 56 3.1.1. Ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng bổ sung LED đến hàm lượng và năng suất tinh dầu Hương nhu tía ............................................ 56 3.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng bổ sung LED đến các chỉ số hóa lý tinh dầu Hương nhu tía ............................................................ 66 3.1.3. Ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng bổ sung LED đến thành phần hóa học tinh dầu Hương nhu tía ..................................................... 66 3.2. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ HÀM LƯỢNG, THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU HƯƠNG NHU TÍA DƯỚI CÁC ĐIỀU KIỆN BÓN PHÂN ............ 79 3.2.1. Ảnh hưởng của các điều kiện bón phân đến hàm lượng và năng suất tinh dầu Hương nhu tía .................................................................... 79 3.2.2 Ảnh hưởng của các điều kiện bón phân đến các chỉ số hóa lý tinh dầu Hương nhu tía ................................................................................... 86 3.2.3 Ảnh hưởng của các điều kiện bón phân đến thành phần hóa học tinh dầu Hương nhu tía............................................................................ 86 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 94 4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 94 4.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96
  9. 10 PHỤ LỤC I. SẮC KÝ ĐỒ PHÂN TÍCH TINH DẦU HƯƠNG NHU TÍA TRONG THÍ NGHIỆM CHIẾU SÁNG BỔ SUNG LED ................................. I PHỤ LỤC II. SẮC KÝ ĐỒ PHÂN TÍCH TINH DẦU HƯƠNG NHU TÍA TRONG THÍ NGHIỆM BÓN PHÂN ............................................................. VI
  10. 1 MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tinh dầu và các loại cây dược liệu chứa tinh dầu đều là các sản vật của thiên nhiên đã được con người biết đến và sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Theo thời gian, tinh dầu được dùng nhiều để làm thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm hoặc dùng trong công nghiệp với phạm vi quy mô lớn. Ngày nay, con người có xu hướng sử dụng nhiều những sản phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhằm đảm bảo cho sức khỏe khi sử dụng. Các hoạt động mua bán, sản xuất thương mại tinh dầu đang diễn ra rất mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có nước đã phát triển ngành công nghiệp tinh dầu và xuất khẩu thành công ra nhiều quốc gia khác, điển hình như Ấn Độ với sản lượng tinh dầu hàng năm đứng đầu trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thực vật vô cùng phong phú, điều kiện thổ nhưỡng khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loài cây dược liệu chứa tinh dầu. Việc mở rộng quy mô, diện tích canh tác các loài cây dược liệu nói chung và cây chứa tinh dầu nói riêng ngày càng được chú trọng ở trong nước và quốc tế. Do vậy những loại tinh dầu quý, có ứng dụng cao trong sản xuất cũng như trong đời sống đã được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị sử dụng cho con người. Trên thực tế, loài cây Hương nhu tía - một loại thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ - là một trong những nguyên liệu để sản xuất tinh dầu ngày càng trở nên phổ biến đã và đang được thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu, bởi giá trị rất lớn của tinh dầu loài cây này trong lĩnh vực y dược, kinh tế. Rất nhiều lợi ích chữa bệnh trong đời sống thực tế của Hương nhu tía đã được công bố như tác dụng hạ đường huyết, chống tăng lipid máu, chống oxy hóa, chống viêm loét, ngăn ngừa hoại tử cơ tim, chống căng thẳng thần kinh, bảo vệ chống lại tổn thương gan, hạ huyết áp, giảm đau, tẩy giun, chống mất trí nhớ, chống đục thủy tinh thể, chống độc, điều hòa miễn dịch, chữa lành vết thương, v.v. (Aggarwal & Mali, 2015) [1]. Với tình hình triển vọng của ngành sản xuất tinh dầu, điều kiện thuận lợi cho canh tác trồng trọt của nước ta và giá trị sử dụng rất đa dạng của cây Hương nhu tía, đề tài này được thực hiện với mục đích đánh giá sự biến động
  11. 2 về hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu Hương nhu tía trồng dưới các điều kiện chiếu sáng đèn LED đa phổ bổ sung và phân bón khác nhau để nhằm nâng cao chất lượng cũng như năng suất tinh dầu của loài cây dược liệu quý này. Các kết quả nghiên cứu được mong đợi có ý nghĩa khoa học góp phần vào hệ thống cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành hóa học, sinh học và các lĩnh vực khác liên quan. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn giúp các nhà sản xuất ứng dụng điều kiện phù hợp hơn nhằm tăng năng suất và chất lượng tinh dầu cho cây Hương nhu tía.
  12. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY HƯƠNG NHU TÍA Cây Hương nhu tía có tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L., các tên đồng nghĩa gồm: Ocimum anisodorum F.Muell., Ocimum sanctum L., Ocimum tomentosum Lam., Lumnitzera tenuiflora (L.) Spreng., v.v., và các tên gọi tiếng Việt gồm: É đỏ, é rừng, é tía. Đây là một loài cây thuộc chi Hương nhu (Ocimum L. ), họ Bạc hà/Hoa môi (Lamiaceae Lindl.). Hình 1.1. Hình ảnh cây Hương nhu tía Cây Hương nhu tía có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nghiên cứu sử dụng từ nhiều năm tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Hương nhu tía là dạng cây bụi nhỏ, cao 50-150 cm, sống hàng năm hoặc sống lâu năm. Thân gần như vuông, phần non màu đỏ tía, có lông mịn, mềm. Lá cây mọc đối, có cuống dài, hình mác hoặc thuôn, dài 3-6 cm, rộng 1-3 cm, mép khía răng, hai mặt màu tím nhạt, có lông mềm (Vũ Xuân Phương, 2000) [2]. Đây là một loài khỏe mạnh và không có sâu bệnh nghiêm trọng nào được báo cáo ngoại trừ thỉnh thoảng xuất hiện bệnh thối rễ trong điều kiện ngập úng (Malav et al., 2015) [3].
  13. 4 Phân bố: Hương nhu tía vốn là cây cổ nhiệt đới châu Á, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, và các nước châu Phi, châu Úc. Ở Việt Nam, Hương nhu tía có phân bố tự nhiên ở các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, và được trồng ở một số tỉnh, thành phố, cũng như trong vườn các gia đình hoặc các cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền ở nhiều địa phương. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 – 30˚C, lượng mưa 1800- 2600 mm/năm, thích hợp với đất phù sa, đất thịt (Vũ Xuân Phương, 2000; Đỗ Huy Bích và cs., 2004) [2,4]. 1.2. TÁC DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG NHU TÍA Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Theo y học cổ truyền của Việt Nam, tác dụng của Hương nhu tía gồm: giải cảm; chữa cảm nắng, nhức đầu; trị đau bụng, đi ngoài; chữa tức ngực; chữa nôn mửa; trị chuột rút; trị phù thũng ứ nước; chữa hôi miệng. Bộ phận trên mặt đất của Hương nhu tía được dùng làm thuốc để hạ sốt, chữa cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng. Lá Hương nhu tía được dùng giã đắp trị thấp khớp. Ngoài ra, Hương nhu tía còn chứa nhiều hợp chất thuộc nhóm flavonoid rất có giá trị trong y dược (Đỗ Huy Bích và cs., 2004; Võ Văn Chi, 2012) [4,5]. Hương nhu tía được trồng và dùng làm thuốc tại nhiều quốc gia vì thành phần hóa học của nó chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học (Gupta et al., 2000; Dharsono et al., 2022) [6,7]. Các nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy cây Hương nhu tía có rất nhiều tác dụng đã được ghi nhận tổng hợp lại gồm: chống viêm, bảo vệ gan, chống khối u, kháng viêm, tăng cường miễn dịch, chống phóng xạ, diệt côn trùng, ấu trùng, giảm căng thẳng, kháng oxy hóa, hạ sốt, giảm đau, chống lở loét, làm lành vết thương, tăng cường trí nhớ, ngừa đục nhân mắt (Aggarwal & Mali, 2015) [1]. Hương nhu tía còn được dùng để điều trị tiêu chảy, sốt mãn tính, sốt rét, bệnh ngoài da, viêm phế quản, kiết lỵ, côn trùng cắn, viêm khớp, hen phế quản (Dharsono et al., 2022) [7].
  14. 5 Đặc biệt, tinh dầu của Hương nhu tía đã được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm như phụ gia hương vị, trong dược phẩm và mỹ phẩm và là đối tượng của nhiều nghiên cứu (Mahapatra et al., 2011; Chiu et al., 2012; Stefan et al., 2013; Keziah et al., 2015; Irondi et al., 2016; Verma, 2016; Gupta et al., 2022) [6, 8-13]. 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG NHU TÍA Tinh dầu là thành phần đáng chú ý và có giá trị nhất trong thành phần hóa học các hợp chất của Hương nhu tía. Theo Dược điển Việt Nam V (Bộ Y tế, 2017) [14], dược liệu Hương nhu tía phải chứa ít 0,5% tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối). Tinh dầu Hương nhu tía được phân chia thành các nhóm hóa học như sau: - Nhóm methyl eugenol: có 72,7% methyl eugenol, 17,3% caryophyllen (ở thứ lá tía); 70,9% methyl eugenol, 20,4% caryophyllene (ở thứ lá xanh). - Nhóm eugenol và methyleugenol: có 82,8% eugenol, 2,5% methyleugenol, 6,7% caryophyllen (ở thứ lá xanh). Tại Việt Nam, Hương nhu tía chứa 30-40% eugenol trong thành phần hóa học của tinh dầu, ngoài ra có chứa α-pinene, sapinene, β-pinene, myrcene, 1-8 cineole, linalool, camphor, borneol, linalyl acetate, terpinen-4-ol, α- terpineol, geraniol, citral, eugenol, methyleugenol và β-caryophyllene, α- humulene, methyl iso eugenol, β-elemene, δ-elemene, sequyterpene. Eugenol (trên 70%), methyl eugenol (trên 12%) và β-caryophyllene được ghi nhận là các thành phần chính trong tinh dầu Hương nhu tía Việt Nam, giống như tinh dầu Hương nhu tía Ấn Độ. Acid ursolic cũng là một thành phần quan trọng và có hàm lượng cao trong Hương nhu tía (Đỗ Tất Lợi, 1995; Đỗ Huy Bích và cs., 2004) [4, 15]. Tác dụng dược lý của tinh dầu Hương nhu phụ thuộc chính vào thành phần hóa học của tinh dầu. Ở Việt Nam, một nghiên cứu về Hương nhu trắng (một loài cùng chi với Hương nhu tía) cho thấy thành phần hóa học của tinh dầu này chứa 23 hợp chất, chiếm 99,99% tổng số tinh dầu. Eugenol trong tinh dầu có hàm lượng đạt tới 80,38% và là thành phần chính của tinh dầu. Hoạt
  15. 6 tính chống oxy hóa cảu tinh dầu này rất mạnh, đạt giá trị EC50 bằng 17,85±1,05µg/ml (EC50 của chất tham chiếu chỉ đạt 9,97±0,25µg/ml). Hương nhu là thảo dược giàu nguồn eugenol tự nhiên – nguồn chống oxi hóa tự nhiên nên có tiềm năng ứng dụng phát triển nguồn tinh dầu vào trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ nông sản. (Nguyễn Phương Hạnh và cs., 2022) [16]. Trong một nghiên cứu của Võ Thị Thanh Tuyền và Nguyễn Thị Mỹ Biên (2019) cũng chỉ ra rằng tinh dầu Hương nhu tía được trồng ở tỉnh Bình Định có hàm lượng 0,61% và thành phần hóa học của tinh dầu được xác định chứa một số thành phần chính gồm eugenol có hàm lượng lớn nhất (71,21%), β-caryophyllen (12,96%) và cis-β-elemen (9,67%). Tinh dầu thu được này có khả năng ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus fermentum và Staphylococcus aureus và có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Bacillus subtilis và vi khuẩn Pseudomonasa eruginosa. (Võ Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Mỹ Biên, 2019) [17]. Hương nhu tía gồm một số những hợp chất đã được các nhà nghiên cứu tìm ra và thống kê sơ bộ thành các nhóm chính như sau: Các hợp chất phenol Trong các hợp chất này có vòng benzene mang một hoặc nhiều nhóm chức hydroxyl – OH. Trong tự nhiên, các hợp chất phenol gồm: flavoid, courmarin, xanthan, quynon, các phenol đa vòng, các polyphenol (lignin, tannin,…) Flavoinoid Flavovoid là những chất có màu phenol thực vật, nó tạo nên màu của nhiều hoa, quả, rau,…Thông thường các flavonoid có màu vàng, một số có màu xanh, tím, đỏ không màu. Flavonoid thường mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí số 5 và 7 trên nhân A và ở vị trí số 3,4,5 trên nhân B.
  16. 7 Một số các flavonoid đã phân lập được từ cây Hương nhu tía (Bhatnagar et al., 1993; Skaltsa et al., 1999; Mondello et al., 2002) [18-20]:
  17. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2