Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 28
download
Luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp" được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận và khảo sát làm rõ thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở địa phương
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP HUỲNH HỒNG LOAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 Hướng dẫn khoa học PGS.TS. HUỲNH MỘNG TUYỀN ĐỒNG THÁP - NĂM 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Huỳnh Hồng Loan
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, khích lệ, từ quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tác giả xin chân thành cảm ơn: - PGS.TS. Huỳnh Thị Mộng Tuyền - người Thầy, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn; - Ban giám hiệu Trường Đại học Đồng Tháp, thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu; - Ban lãnh đạo và các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Ngự đã nhiệt tình tạo điều kiện và cung cấp những thông tin, đóng góp nhiều ý kiến quý báu; - Ban giám hiệu và giáo viên của các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn thị xã Hồng Ngự - Xin ghi nhận sự động viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập của các bạn học viên Cao học - Chuyên ngành QLGD - khóa 6B (2017-2019). - Tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hầu giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và làm đề tài.. Đồng Tháp, tháng 10 năm 2019 Tác giả Huỳnh Hồng Loan
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài...................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 10 1.2.1. Kỹ năng sống ........................................................................................ 10 1.2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống.......................................................... 11 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ............................................. 13 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non .......................... 15 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non ......................................................... 15 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non .. 16 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non 17 1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 18 1.3.5. Phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 20 1.3.6. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 21 1.3.7. Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non . 23
- iv 1.3.8. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ................................................................ 23 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ............. 25 1.4.1. Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ...................................................................... 25 1.4.2. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 27 1.4.3. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 28 1.4.4. Quản lý phương pháp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 29 1.4.5. Quản lý phương tiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 31 1.4.6. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ........................................................................................................ 31 1.4.7. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 32 1.4.8. Quản lý bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ........................................................ 33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non hiện nay ...................................................................................... 34 1.5.1. Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 34 1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ HỒNG NGỰ, ĐỒNG THÁP ...................................................................... 40 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp .............................................................................................. 40 2.1.1. Đặc điểm giáo dục thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ........................... 42 2.1.2. Quy mô phát triển giáo dục mầm non .................................................... 44 2.2. Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng...................................................... 46
- v 2.2.1. Mục tiêu khảo sát .................................................................................. 46 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 46 2.2.3. Khách thể khảo sát ................................................................................ 47 2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 47 2.2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu ................................................................. 47 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non... 48 2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non.............................................................................................. 48 2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 49 2.3.3. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non .................................................................................... 50 2.3.4. Thực trạng phương tiện thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ..................................................................................... 52 2.3.5. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ......................................................................................................... 54 2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non ............................................................................... 55 2.3.7. Thực trạng phẩm chất, năng lực của giáo viên ở các trường mầm non .. 56 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự ............................................................................................. 57 2.4.1. Thực trạng mức độ thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự ....................................................................................................................... 57 2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự.............................................. 58 2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự.............................................. 59 2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự ..................................... 60 2.4.5. Thực trạng quản lý phương tiện thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự ..................................... 61
- vi 2.4.6. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự.............................................. 63 2.4.7. Thực trạng quản lý việc đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự .................................................... 64 2.4.8. Thực trạng quản lý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của giáo viên ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .......... 65 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ......................... 66 2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ............................................... 68 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................ 68 2.6.2. Hạn chế ................................................................................................. 70 2.6.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 71 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 72 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP.............................................................................................. 73 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của hiệu trưởng ở các trường mầm non ............................................................. 73 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .......................................................................... 73 3.1.2. Đảm bảo tính pháp lý ............................................................................ 73 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................... 74 3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 74 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 74 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non ............................................................................................................... 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ của trẻ, ban ngành đoàn thể địa phương về công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non .................................................................................... 75 3.2.2. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng qui định của ngành và tình hình thực tế của đơn vị................................. 78
- vii 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .......................... 80 3.2.4. Chỉ đạo tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị, đồ dùng đồ chơi, trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với chất lượng giáo dục hiện đại .................................................................................................... 83 3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻnhằm đạt hiệu quả cao trong thực tiễn ................................ 89 3.2.6. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục .................................................................................................................. 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 96 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. ... 98 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 98 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 98 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 98 3.4.4. Khách thể khảo nghiệm ......................................................................... 98 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 99 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 103 1. Kết luận ........................................................................................................... 103 1.1. Về mặt lí luận ......................................................................................... 103 1.2. Về mặt thực tiễn ..................................................................................... 103 1.3. Về biện pháp đề xuất .............................................................................. 104 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 104 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ............................................................................... 104 2.2. Đối với Sở GD&ĐT Đồng Tháp ............................................................. 105 2.3. Đối với Phòng GD&ĐT thị xã Hồng Ngự............................................... 105 2.4. Đối với các trường mầm non thị xã Hồng Ngự ...................................... 105 2.5. Đối với cha mẹ trẻ .................................................................................. 106 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 107 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............. 110 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 ĐTB Điểm trung bình 4 GV Giáo viên 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 7 GD Giáo dục 8 GVMN Giáo viên mầm non 9 KNS Kỹ năng sống 10 TH Thứ hạng
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 2.1. Sơ đồ ranh giới hành chính cấp xã phường thị xã Hồng Ngự ........ 40 Bảng 2.2. Thống kê dân số thị xã Hồng Ngự ................................................ 42 Bảng 2.3. Thống kê số liệu trẻ trên địa bàn thị xã Hồng Ngự năm 2018. ...... 44 Bảng 2.4. Thống kê trình độ CBQL-GVMN trên địa bàn thị xã Hồng Ngự năm 2018 .................................................................................... 45 Bảng 2.5. Cách quy ước điểm số cho phiếu khảo sát .................................... 47 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ..................................................................................... 48 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non.......................................................................... 49 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non .................................... 51 Bảng 2.9. Kết quả thực trạng phương tiện thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non .................................... 52 Bảng 2.10. Kết quả mức độ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non ................................................................ 54 Bảng 2.11. Kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non ................ 55 Bảng 2.12. Thực trạng phẩm chất năng lực của CBQL và giáo viên ở các trường mầm non ......................................................................... 56 Bảng 2.13. Kết quả mức độ thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDKNS của hiệu trưởng ở các trường mầm non ........................ 57 Bảng 2.14. Kết quả thực hiện quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ................................................................................ 58 Bảng 2.15. Kết quả thực hiện quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ................................................................................ 59
- x Bảng 2.16. Kết quả thực hiện quản lý phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. ........................................................... 60 Bảng 2.17. Kết quả thực hiện quản lý phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. ............................................................................. 62 Bảng 2.18. Kết quả thực hiện quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. ............................................................................. 63 Bảng 2.19. Kết quả quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNS .. 64 Bảng 2.20. Thực trạng quản lý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của giáo viên .......................................................... 65 Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý công tác GDKNS ở các trường mầm non. .................................. 67 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của 06 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ....................................................................... 99 Bảng 3.2. Mức độ khả thi của 06 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ............................................................... 110
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục những mầm non trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Với mục tiêu giáo dục là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 17/2009/TT-BGD ĐT ngày 25/7/2009 về chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN. Ngoài những nội dung giáo dục phát triển lĩnh vực về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ GDMN còn chú trọng lĩnh lực giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, đó cũng là giáo dục phát triển kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Nếu trẻ được học kỹ năng sống ngay từ bậc học mầm non thì lớn lên trẻ sẽ tự tin, biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao có ích cho xã hội. Không những vậy, có những kỹ năng nên được dạy từ bậc học mầm non, bởi vì giai đoạn này, trẻ dễ dàng học, dễ tiếp nhận hơn so với những lứa tuổi khác. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Cho nên, có thể nói hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nội dung rất quan trọng trong quá trình giáo dục mầm non, trực tiếp tác động đến quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách và kỹ năng sống của trẻ cũng như hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục mầm non.
- 2 Cũng như các địa phương khác, sau khi được tập huấn về Chương trình Giáo dục mầm non, Phòng GD&ĐT thị xã Hồng Ngự đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung trong đó có giáo dục kỹ năng sống (GDKNS). Qua triển khai thực hiện, thị xã Hồng Ngự đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, tuy nhiên kết quả GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng có thể thấy được một số nguyên nhân chính như: phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên còn lúng túng trong việc chọn đề tài GD, xác định mục đích yêu cầu chưa phù hợp với đề tài đã chọn hoặc bài soạn chưa đảm bảo mục tiêu đề ra dẫn đến tình trạng sao chép các bài soạn giáo án về kỹ năng sống trên mạng một cách tùy tiện, không bám vào chương trình GDMN và phù hợp với tình hình thực tiễn của trường lớp. Ban giám hiệu một số trường cũng chưa bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung cần để tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho trẻ ở trong nhà trường như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và đánh giá…. Để giải quyết được vấn đề trên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nói chung, GDKNS cho trẻ nói riêng thì cần tập trung nâng cao năng lực quản lý giáo dục nội dung GDKNS từ các trường mầm non. Từ các lý do trên tác giả đã chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp" góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở các trường mầm non ở địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát làm rõ thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở địa phương.
- 3 3. Khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng được hệ thống lý luận và làm sáng tỏ thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp thì sẽ đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động GDKNS đảm bảo khoa học, có tính khả thi góp phần phần cao chất lượng GDKNS cho trẻ ở địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non. 5.2. Tìm hiểu thực trạng về quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa cao. 5.3. Đề xuất, khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ tại các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở địa phương. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. - Chủ thể quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ là hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- 4 - Đề tài chỉ quản lý thực hiện giáo dục một số kỹ năng sống cơ bản cho trẻ theo nội dung chương trình Giáo dục mầm non. - Về số liệu nghiên cứu: sử dụng số liệu thống kê trong năm học 2017 - 2018 để phân tích và nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp sau nhằm xây dựng lí luận của đề tài - Thu thập thông tin, tài liệu: Thu thập thông tin, tài liệu tổng hợp các tài liệu khoa học, các văn bản về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục để nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp lý thuyết: đọc, phân tích tổng hợp các tài liệu khoa học, các văn bản pháp quy về chủ trương, quan điểm của Đảng, của Bộ GD&ĐT, làm rõ các khái niệm, các cơ sở lí luận liên quan vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó hình thành khung lý thuyết cho công tác quản lý hoạt động giáo dục để làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại, sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẻ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có dấu hiệu bản chất...., để dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu; hệ thống, sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh nhằm hiểu được đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động GDKNS cho trẻ của cán bộ, giáo viên các trường mầm non trong địa bàn. Quan sát hoạt động
- 5 hằng ngày để tìm hiểu thái độ, hành vi, kỹ năng sống của trẻ trong các mối quan hệ ứng xử đối với người lớn, bạn bè…. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu hồ sơ, các báo cáo về giáo dục mầm non, giáo án, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ, giáo viên, những hoạt động GDKNS của các trường mầm non trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. - Phương pháp điều tra: điều tra cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức thái độ có liên quan đến hoạt động GDKNS cho trẻ mầm non, tìm hiểu thực trạng về giáo dục kỹ năng sống, hoạt động quản lý GDKNS của các trường mầm non, điều tra nhằm tìm hiểu kỹ năng sống của trẻ. - Phương pháp chuyên gia: dùng phương pháp này để tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng phiếu khảo sát và đánh giá kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được trong điều tra thực trạng nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lý luận Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ mầm non và hình thành khung lý thuyết về quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ mầm non. 8.2. Về mặt thực tiễn Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, từ đó đề xuất một số biện pháp cần thiết và khả thi, nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đổi mới quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non ở địa phương.
- 6 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài GDKNS cho trẻ mầm non rất được các nước trên thế giới quan tâm và được xem là nhiệm vụ quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế đất nước của các trường học. Kỹ năng sống là tập hợp sản phẩm của nhiều kỹ năng được phát triển đồng thời trên thực tế, khiếu hài hước khiến một người có thể quản lý và kiểm soát tốt tình huống trong tương lai. Điều này cũng giúp con người học được cách giải phóng sự tức giận, sợ hãi, căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổ chức Lao động Thế giới đang dạy các kỹ năng sống cho trẻ em lao động sớm và đang có nguy cơ ở Indonesia, để ngăn ngừa sớm và phục hồi từ các hình thức lạm dụng trẻ em tồi tệ nhất. Ở Nga, GDKNS cho trẻ được tổ chức thông qua trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo, lời nói...nhằm hình thành cho trẻ nhiều kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp ứng xử tạo mối quan hệ. Tuy nhiên vấn đề đào tạo giáo viên ở Nga chưa được quan tâm, việc tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống chưa được thường xuyên, còn mang tính qua loa. Ở Phần Lan, thay vì học kiến thức và vì điểm số, học sinh ở đất nước này được dạy để phát triển các kỹ năng sống. Thông qua các trò chơi, các em không chỉ được học về toán học, văn học mà còn được học các kỹ năng khác như: giao tiếp và hợp tác, tính sáng tạo và tư duy phản biện, có trách nhiệm và khả năng đột phá, thảo luận và thương thuyết, ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng sống và công việc, kỹ năng sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông.
- 8 Ở Lào, GDKNS được thực hiện với các nội dung cơ bản như: kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Tại Campuchia, GDKNS với vấn đề nổi bật nhất là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi cũng như phương pháp hiệu quả, kỹ năng sống được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia. Chương trình GDKNS trong các trường học đều hướng tới giúp người học có khả năng áp dụng kiến thức của các môn học khá nhau vào cuộc sống hiện thực để sau khi ra trường sẽ là người sống tích cự và có ích cho xã hội [19]. Cuốn sách:“Những giá trị sống và kỹ năng sống dành cho trẻ từ 3-7 tuổi” của tác giả Diane Tillman, Nhà xuất bản Trẻ đã khái quát những giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ gồm những kỹ năng sống và 12 bài học giá trị về các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và Đoàn kết. Phần cuối của cuốn sách còn có 10 phụ lục về một số chủ đề; mỗi phụ lục là một câu chuyện, một ví dụ minh họa, một trò chơi trắc nghiệm theo các thẻ tình huống sát thực với chủ đề được đề cập hoặc các bài tập thư giãn, tập trung…Thông qua các tình huống, các chủ đề để GDKNS cho trẻ 3 đến 7 tuổi [16]. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, vấn đề GDKNS và quản lý quá trình GDKNS cho học sinh đã sớm được đề cập trong các nghiên cứu lí luận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục. Nguyễn Thanh Bình thống nhất quan niệm kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, các giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [4]. Theo chuyên gia tâm lý Huỳnh Văn Sơn quan niệm kỹ năng sống “Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm
- 9 lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển”[28]. Năm 2010, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu về đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, những vấn đề chung về kỹ năng sống, về phương pháp, mục tiêu và cách tổ chức kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua quyển "Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non" [25]. Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyển “Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non” do trường Đại học quốc gia Hà Nội phát hành. Quyển sách này đã trình bày nội dung, hình thức rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giáo viên, cha mẹ của trẻ tham khảo và có thể áp dụng vào quá trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non [8]. Năm 2014, Thùy Linh, Việt Trinh cũng đã sưu tầm, hệ thống hóa và cho ra quyển "Sổ tay giáo viên năm học 2014-2015, Những vấn đề tâm huyết và giáo dục kỹ năng sống trong ngành giáo dục hiện nay" [23]. Năm 2016, Nguyễn Hữa Long - chủ biên cùng Nguyễn Ngọc Duy, Võ Minh Thành cũng đã nghiên cứu về phát triển kỹ năng sống dành cho tuổi thiếu niên [27]. Quang Lân cũng đã sưu tầm, tuyển chọn và cho ra tài liệu "Những kỹ năng sống dành cho lứa tuổi mầm non" tại sao phải dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, hướng dẫn các kỹ năng cần thiết đối với trẻ như kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự tin, kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ, kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ, kỹ năng ứng phó với bạn xấu, kỹ năng dạy bé ăn uống lịch sự, chia sẻ những điều bố mẹ không cần quá lo lắng khi nuôi dạy con....đây cũng là một trong những tài liệu đáng tham khảo dành cho giáo viên và phụ huynh [26].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 259 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn