Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các loài keo vùng thấp tại Ba Vì ở giai đoạn 17 tuổi
lượt xem 5
download
Mục tiêu của luận văn là xác định được sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây 5 loài keo ở giai đoạn 17 tuổi tại khu khảo nghiệm Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội (Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo nâu và Keo quả xoắn). Xác định được tỷ trọng và mức độ mục ruột gỗ Keo tai tượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các loài keo vùng thấp tại Ba Vì ở giai đoạn 17 tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- NGUYỄN TIẾN HÙNG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ CỦA CÁC LOÀI KEO VÙNG THẤP TẠI BA VÌ Ở GIAI ĐOẠN 17 TUỔI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. LÊ ĐÌNH KHẢ Hà Nội - 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giống có vai trò rất quan trọng trong trồng rừng sản xuất. Sử dụng giống được cải thiện kết hợp với các biện pháp lâm sinh đã làm tăng sản lượng và chất lượng rừng trồng một cách đáng kể. Do vậy, muốn tăng năng suất và chất lượng rừng trồng cũng như rút ngắn được chu kỳ kinh doanh thì việc chọn giống theo các mục tiêu kinh tế luôn được đặt ra và đang được nhiều người quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang triển khai các chương trình trồng rừng kinh tế, việc chọn giống cây rừng cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với các vùng trồng ở Việt Nam, là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Khảo nghiệm loài và xuất xứ là một trong những khâu đầu tiên trong bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng. Đây là việc chọn ra các loài và xuất xứ phù hợp với mục tiêu kinh tế hoặc các mục tiêu khác và có đặc điểm sinh thái phù hợp với từng vùng gây trồng cụ thể. Ngày nay, việc khảo nghiệm xuất xứ đối với một loài cây có khả năng phân bố rộng (thông, bạch đàn và keo acacia, vv.) đã mang tính quốc tế và được nhiều nước tham gia. Ở Việt Nam, khảo nghiệm xuất xứ đã được các nhà khoa học người pháp năm 1930 nhập và trồng thử một số loài thông và bạch đàn. Năm 1960 một số loài keo acacia đã được trồng thử ở các tỉnh phía Nam. Đây là nhóm cây trồng có khả năng thích ứng cao với các điều kiện lập địa từ đất đồng bằng giàu dinh dưỡng đến đất trống, đồi núi trọc nghèo dinh dưỡng lẫn vùng cát khô hạn ven biển. Đây cũng là là nhóm cây mà 98% số cây rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm khí quyển, nên có khả năng cải tạo đất cao và được dùng cho trồng rừng cải tạo đất, chống sa mạc hóa, bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn. Gỗ keo acacia được sử dụng vào nhiều mục đích như nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván dăm, gỗ dán, gỗ ép, cũng như được dùng để sản xuất đồ mộc, ván sàn, dùng trong xây dựng và làm củi đun, v.v
- 2 Nắm bắt được giá trị của các loài keo này từ năm 1990, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành xây dựng một khu khảo nghiệm loài và xuất xứ gồm các loài keo là Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo nâu (A. aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata) với 39 xuất xứ tại Ba Vì, Hà Nội. Khu khảo nghiệm này được trồng năm 1990, đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng ở các giai đoạn 1 tuổi (Lê Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991), 4,5 tuổi và 9 tuổi (Lê Đình Khả, và c.s, 2003)[10]. Tuy vậy, kết quả khảo nghiệm xuất xứ chỉ có thể coi là chắc chắn khi cây đã đến tuổi phát triển ổn định, cung cấp được sản phẩm vì thế đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây, đặc biệt là khả năng chống mục ruột. Vì thế đánh giá ở giai đoạn 17 tuổi, tuổi cao nhất được thực hiện đầu tiên ở nước ta, có ý nghĩa thiết thực trong kinh doanh rừng gỗ lớn. Ngoài ra, Keo tai tượng là loài đang được nhiều người quan tâm đến hiện tượng mục ruột, một nhược điểm lớn của gỗ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng gỗ của loài cây này nên cũng được đi sâu đánh giá kỹ hơn. Nhằm mục đích đánh giá một cách tương đối toàn diện các loài và xuất xứ keo acacia ở giai đoạn tuổi cao, góp phần định hướng kinh doanh rừng gỗ lớn ở các tỉnh phía Bắc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các loài keo vùng thấp tại Ba Vì ở giai đoạn 17 tuổi”, trong đó có đi sâu đánh giá tỷ trọng gỗ và bệnh mục ruột của Keo tai tượng.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu Bước đầu tiên trong bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng là chọn loài và xuất xứ phù hợp với mục tiêu kinh tế và/hoặc phòng hộ được đặt ra và có đặc điểm sinh thái phù hợp với từng vùng gây trồng cụ thể, để chọn loài cây và xuất xứ phù hợp với từng vùng một cách chắc chắn phải tiến hành một loạt các khảo nghiệm loài và xuất xứ (Lê Đình Khả, 2006)[11]. Khảo nghiệm loài là sự tập hợp các nguồn hạt của một số loài cây nhất định theo mục tiêu kinh tế được đặt ra và xây dựng các khu khảo nghiệm so sánh giống ở một số vùng sinh thái chính nhằm chọn ra một hoặc một số loài cây thích hợp nhất cho mỗi vùng. Khảo nghiệm xuất xứ là bước tiếp sau khảo nghiệm loài, là sự tập hợp nguồn hạt của những xuất xứ thuộc các vùng sinh thái khác nhau trong những loài đã được xác định, xây dựng khảo nghiệm so sánh giống nhằm tìm ra một hoặc một số xuất xứ tốt nhất, có tỷ lệ tồn tại lớn, năng suất và chất lượng cao theo mục tiêu kinh tế và có khả năng phòng chống sâu bệnh cũng như các điều kiện bất lợi khác. Trong một số trường hợp, khi nhà chọn giống biết được một cách tương đối đầy đủ các thông tin cần thiết về loài cây định chọn lọc, nghĩa là biết được khả năng cung cấp sản phẩm kinh tế, vùng phân bố của loài, các yêu cầu sinh thái và khả năng chống chịu của loài với các điều kiện bất lợi, thì việc khảo nghiệm loài được kết hợp với khảo nghiệm xuất xứ trong cùng một lần và trên cùng một số địa điểm nhất định. Những khảo nghiệm này được gọi là khảo nghiệm loài - xuất xứ. Đây là phương thức khảo nghiệm rút ngắn được thời gian đi từ nghiên cứu đến sản xuất và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ thông qua khảo nghiệm loài và xuất xứ nhà chọn giống mới biết được một cách chắc chắn (mà không phải suy đoán) xuất xứ (nguồn giống)
- 4 thích hợp nhất để sử dụng cho một chương trình trồng rừng trên một vùng sinh thái nhất định, đặc biệt là khi đưa cây từ nơi khác đến. Nhờ chọn lọc tự nhiên trong một quá trình lâu dài mà cây rừng đã hình thành tính thích ứng với các điều kiện địa lý - sinh thái nhất định, hình thành những biến dị di truyền hết sức phong phú cả về hình thái, tập tính sinh trưởng và khả năng chịu đựng. Loài có phạm vi phân bố càng rộng thì càng có nhiều biến dị di truyền và do đó càng có nhiều khả năng để lựa chọn những biến dị di truyền phù hợp với mục tiêu chọn giống ở từng khu vực. Khảo nghiệm loài và xuất xứ chính là sự lợi dụng các biến dị di truyền có sẵn trong thiên nhiên một cách có cơ sở khoa học, thông qua thực nghiệm gây trồng trong những điều kiện mới. Đây là phương pháp chọn giống nhanh nhất và rẻ nhất. Chính vì thế mà Zobel và Talbert, (1984)[54] đã cho rằng “bất luận kỹ thuật chọn giống tinh vi như thế nào, tăng thu lớn nhất, nhanh nhất và rẻ nhất trong các chương trình cải thiện giống cây rừng là sự bảo đảm sử dụng nguồn hạt thích hợp nhất cho trồng rừng, đặc biệt là khi gây trồng cây ngoại lai”, “sử dụng xuất xứ thích hợp là chìa khóa cho sự thành công của một chương trình trồng rừng cây ngoại lai”. Ở Việt Nam có hơn 15 loài keo acacia bản địa phân bố tại nhiều vùng trong cả nước, song hầu hết đều ở dạng cây bụi hoặc dây leo, ít giá trị kinh tế, nên việc nhập nội một số loài keo có giá trị kinh tế, sinh trưởng nhanh để trồng khảo nghiệm nhằm chọn được loài và xuất xứ thích hợp với một số vùng sinh thái chính của nước ta là hết sức cần thiết. 1.2. Khái quát chung về năm loài keo được khảo nghiệm Các loài keo acacia, đặc biệt là các loài keo vùng thấp, là những loài có diện tích trồng rừng lớn nhất ở nước ta. Có gần 40% diện tích trồng rừng ở vùng đồi thấp hiện nay là Keo tai tượng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả, và c.s, 2003)[10]. Trong khoảng 2 thập niên qua các loài keo vùng thấp được trồng
- 5 khảo nghiệm nhiều ở nước ta là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo nâu và Keo quả xoắn. Trong đó Keo lá tràm là loài được nhập vào nước ta từ đầu những năm 1960 tại Đông Nam Bộ. Keo tai tượng, Keo nâu được nhập vào nước ta khoảng đầu những năm 1980 (Nguyễn Hoàng nghĩa, 1997)[14]. Còn Keo quả xoắn được nhập trồng khảo nghiệm đồng bộ với các loài keo nói trên. Keo tai tượng (A. mangium) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia. Phân bố chủ yếu ở 8 - 180 vĩ Nam, độ cao 300 m trên mặt biển, lượng mưa 1500 - 3000 mm/năm (Doran, Turnbull, và c.s, 1997)[30]. Tuy mới được đưa vào nước ta đầu những năm 1980, song Keo tai tượng đang được trồng rất phổ biến ở nhiền nơi. Keo tai tượng có thân cây thẳng đẹp, sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm, rễ có nốt sần có khả năng cải tạo đất, song có nhược điểm là rễ nông, dễ bị đổ khi có gió bão. Gỗ Keo tai tượng có tỷ trọng 0,45 - 0,50, ở giai đoạn sau 12 tuổi có thể đạt 0,59 (Razali và Mohd, 1992)[47], thích hợp cho sản xuất gỗ dán, ván dăm, làm giấy. Keo tai tượng hiện đang được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc phục vụ nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Keo lá tràm (A. auriculiformis) hay còn gọi là Tràm bông vàng, một số nơi còn gọi là Cẩm lai giả (Lê Đình Khả, 1993)[5]. Đây là một trong những loài cây đang được ưa chuộng trên thị trường đồ mộc ở nước ta và trên thế giới. Loài cây này có nguồn gốc từ Australia (Au), Papua New Guinea (PNG) và Indonesia (Indo), phân bố chủ yếu ở 8 - 160 vĩ Nam, ở độ cao 100 m, có thể đến 400 m trên mặt biển, lượng mưa 1400 - 3400 mm/năm, song có thể chịu được lượng mưa 500 - 1000 mm/năm (Doran, Turnbull, và c.s, 1997)[30]. Keo lá tràm thường có kích thước trung bình, thân ngắn nhiều cành nhánh, song trên các lập địa tốt loài này có thể cao 30 m với đường kính 80 cm và thân thẳng đơn trục (Pinyopusarerk, 1990)[46]. Đây là loài cây sinh
- 6 trưởng nhanh, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,75, nhiệt lượng cao (4800 - 4900 KCal/kg), khi cháy không có khói và không bị tóe lửa nên rất thích hợp cho việc dùng làm gỗ củi, làm giấy, làm gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc. Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhizobium có trong nhiều loại đất nhiệt đới (Dart, và cs., 1991, Lê Đình Khả, 1993)[29][5] với một lượng cao hơn Keo tai tượng và có khả năng cải tạo đất rất lớn (Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải, 1999)[8]. Hiện nay ở nước ta Keo lá tràm là một trong những loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu. Số liệu thống kê toàn quốc giai đoạn 1986 - 1992 của Vụ khoa học công nghệ, Bộ lâm nghiệp (1994) cho thấy diện tích trồng Keo lá tràm khoảng 43.000 ha chiếm 4,5% (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[16]. Keo lá liềm (A. crassicarp) tên thường gọi Keo lá liềm, Keo lưỡi liềm. Là cây gỗ lớn, có thể cao tới 7 - 10 fit (tức khoảng 21 - 30 m) hoặc hơn. Cây có lá màu xanh bạc, cành nhánh nhỏ và ít, lá cong hình lưỡi liềm, dài 11 - 20 cm, rộng 2,5 - 5,0 cm. Hoa thường 5 cánh, cánh mỏng. Quả lớn, hình chữ nhật, phẳng, cứng, dày, chiều dài 5,0 - 7,5 cm, chiều rộng 2 - 2,5 cm, tán dày, đơn thân, thẳng hoặc ít cong (Bentham và Mueller, 1864)[25]. Keo lá liềm có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia từ vĩ độ 80 - 200 vĩ Nam, độ cao 5 - 200 m trên mặt biển, lượng mưa phù hợp từ 1000 - 3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợp cho xây dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull, và c.s, 1997)[30]. Keo lá liềm thích ứng được với các loại đất có độ pH từ 4 - 8, có thể chịu được mùa khô kéo dài 6 tháng, và nhiệt độ tối đa 32 - 340 C, tối thiểu 15 - 220 C. Keo lá liềm là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng cố định đạm tự nhiên, sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau, là cây chịu lửa, chịu gió, cát, cạnh tranh được với cỏ dại, sinh trưởng được trên đất nghèo dinh dưỡng.
- 7 Keo nâu (A. aulacocarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia (Thomson, 1994)[50]. Tên gọi theo tiếng khoa học có nghĩa là quả khía, song theo tiếng Anh là Brown salwood nên được gọi là Keo nâu (Lê Đình Khả, 2003)[10]. Những xuất xứ được nhập vào Việt Nam chủ yếu ở các nhóm 6 - 200 vĩ Nam, có lượng mưa 1000 - 3000 mm/năm (Thomson, 1994)[50], trong đó nhóm xuất xứ Papua New Guinea có kích thước lớn, có thể cao 40 m, nhóm ở Australia có thể có dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ (Thomson, 1994)[50]. Gỗ Keo nâu có tỷ trọng 0,6 - 0,7 (Keating và Bolza, 1982)[37], có thể dùng để sản xuất giấy (Clark, và c.s, 1991)[28], đóng thuyền và làm đồ mộc (Keating và Bolza, 1982)[37]. Keo nâu thường ra hoa kết quả sau 3 năm tuổi và cần một số loài ong đặc biệt làm nhân tố thụ phấn, quả chín sau khi hoa nở 4 - 5 tháng và có chu kỳ sai quả 2 năm 1 lần. (Doran, Turnbull, và c.s, 1997)[30]. Keo quả xoắn (A. cincinnata) được Lê Đình Khả đặt lấy theo tiếng la tinh (Lê Đình Khả, 2003)[10]. Đây là loài phân bố chủ yếu ở độ cao từ 150 - 750 m, nhiệt độ trung bình từ 19 - 290 C, lượng mưa 750 - 3500 mm/năm, ở nơi đất có độ pH từ 4 - 5. Keo quả xoắn phân bố tự nhiên ở Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands và Tonga. Hiện tại đã được trồng khảo nghiệm ở các nước Đông Nam Á và Châu Mỹ. Keo quả xoắn có chiều cao trung bình từ 5 - 25 m, song ở những nơi khô hạn chỉ cao khoảng 10 m (Doran, Turnbull, và c.s, 1997)[30], gỗ có tỷ trọng 0,5 - 0,6, rất thích hợp cho sản xuất bột giấy (Clark, và c.s, 1991)[28]. 1.3. Khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài keo trên thế giới Ở các nước tiên tiến trên thế giới việc khảo nghiệm loài và xuất xứ đã được thực hiện từ rất lâu. Các nghiên cứu được tập trung vào việc tìm ra những loài, xuất xứ có năng suất và chất lượng cao để phục vụ cho công tác trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp.
- 8 Các dự án nghiên cứu của tổ chức CSIRO vào những năm 1980 tại các nước Đông Á, Đông Nam Á, Australia đã cơ bản xác định được các xuất xứ có triển vọng cho các nước tham gia như các xuất xứ PNG được đánh giá là phù hợp với điều kiện lập địa của Trung Quốc và Đài Loan (Harwood và William, 1991)[34]. Cũng vào đầu những năm 1980, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ về Keo lá tràm bắt đầu được xây dựng ở các nước như Australia, Thái Lan, Trung Quốc v.v. Kết quả cho thấy giữa các xuất xứ có sự sai khác rất rõ rệt về sinh trưởng và chất lượng thân cây. Qua đó cho thấy rằng có thể tăng năng suất rừng trồng Keo lá tràm thông qua việc sử dụng các xuất xứ tốt. Ở Trung Quốc, cho đến nay đã có 179 xuất xứ và 469 gia đình thuộc 21 loài keo được khảo nghiệm với tổng diện tích là 130 ha và đã xây dựng được 40 ha rừng giống, vườn giống. Ở Papua New Guinea từ năm 1950, có khoảng 60.000 ha rừng trồng các loài keo. Năm loài keo được nghiên cứu trong đề tài này đã được rất nhiều nước quan tâm nghiên cứu khảo nghiệm ở thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. Điển hình là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Lào và Philippine, Australia, Zimbabwe... Sau đây là một số kết quả nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ của 5 loài keo trên. Năm 1982, ở Sabah Malaysia đã tiến hành khảo nghiệm các loài Keo tai tượng (A. mangium), Keo quả xoắn (A. cincinnata) và Keo lá tràm (A. auriculiformis). Sau 4 năm kết quả cho thấy Keo tai tượng có sinh trưởng tốt nhất ở cả 2 xuất xứ tại địa phương tham gia trồng khảo nghiệm (D1.3 = 14,1 - 14,9 cm, H = 16,9 - 17,3 m), tiếp đến là Keo quả xoắn với 2 xuất xứ Mossman và Northern Queenland (D1.3 = 12cm, H = 16,4m), cuối cùng là Keo lá tràm với 2 xuất xứ Darwin và Northern Territory (D1.3 = 8,7cm, H = 11,4m). Theo
- 9 tác giả thì Keo quả xoắn là loài rất có tiềm năng phát triển ở đây (Anuar, 1987)[21]. Năm 1985, ở Thái Lan đã tiến hành khảo nghiệm loài và xuất xứ của keo acacia (23 xuất xứ từ 12 loài) trên 6 vùng lập địa khác nhau. Kết quả sau 3 năm cho thấy các xuất xứ từ Papua New Guinea - PNG của các loài Keo lá liềm, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo nâu có sinh tưởng tốt ở hầu hết các vùng khảo nghiệm. Riêng xuất xứ Woroi-Wipim của Keo lá liềm từ PNG có số hiệu lô hạt là S 13683 có các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất trên tất cả các vùng sinh thái khảo nghiệm. Các xuất xứ của Keo nâu từ PNG có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn xuất xứ từ Queenland. Còn các loài A. cincinnata, A. shirleyi, A. melaloxylon và A. polystachya có sinh trưởng kém ở hầu hết các vùng khảo nghiệm (Chittachumnonk và Sirilak, 1991)[27]. Năm 1986, ở Hải Nam Trung Quốc đã có khảo nghiệm 25 xuất xứ của các loài Keo lá liềm, Keo lá tràm, Keo nâu và Keo quả xoắn. Kết quả sau 4 năm tuổi cho thấy Keo lá liềm là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, tiếp đến là Keo lá tràm và Keo nâu (các xuất xứ từ PNG và phía Bắc Queensland, Australia). Sinh trưởng kém nhất là Keo quả xoắn (Minquan và Yutian, 1991)[43]. Năm 1988, Kenya đã xây dựng một khảo nghiệm các xuất xứ của 2 loài Keo lá liềm và Keo nâu, ở 2 địa điểm là Gede (độ cao 40 m, lượng mưa 988 mm và nhiệt độ từ 220 C đến 320 C), và Turbo (độ cao 1800 m, lượng mưa 1315 mm và nhiệt độ từ 140 C đến 280 C). Kết quả về tỷ lệ sống và chiều cao sau 3 tháng trồng cho thấy; các xuất xứ của cả hai loài đều phát triển ở Gade tốt hơn nhiều so với vùng Turbo, mặc dù ở Gade có lượng mưa trung bình năm thấp hơn nhiều so với Turbo. Ở Gade xuất xứ Wemenever PNG của loài Keo lá liềm là tốt nhất, tỷ lệ tồn tại lên tới 95% và chiều cao là 172cm ở Gede. Trong khi các xuất xứ của loài Keo nâu lại có kém hơn rất nhiều, điển
- 10 hình là xuất xứ Yeppoon Qld tỷ lệ sống lên tới 64% và chiều cao là 99cm, (Milimo, 1989)[42]. Năm 1989, ở Philippine khảo nghiệm các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo nâu, Keo lá liềm và Keo quả xoắn ở 2 địa điểm là Mindoro trên mặt đất dốc, trên đất rừng thứ sinh nghèo kiệt và Mindanao trên mặt đất bằng phẳng, trên đất rừng thứ sinh màu mỡ. Sau 18 tháng tuổi kết quả cho thấy tỷ lệ tồn tại và sinh trưởng ở khu khảo nghiệm Mindanao tốt hơn khu Mindoro, và trong 5 loài tham gia khảo nghiệm thì Keo lá liềm sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là Keo lá tràm (Havmoller, 1989)[35]. Tại Zimbabwe năm 1989, một khảo nghiệm bao gồm 87 lô hạt từ 3 loài keo (Keo nâu, Keo lá liềm và Keo quả xoắn) và loài Bạch đàn caman (Eucalyptus camaldulensis) được xây dựng trên 3 vùng sinh thái khác nhau. Kết quả về tỷ lệ tồn tại và sinh trưởng sau 2 năm trồng của một số lô hạt tốt nhất cho thấy Keo lá liềm là một trong những loài có tiềm năng nhất ở 2 vùng Kadoma và Makoholi (Gwaze, 1989)[32]. Năm 1994, tại Manila ở Philipin đã tiến hành khảo nghiệm các loài Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo nâu (A. aulacocarpa), Keo lá liềm (A. crassicarpa) và Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis). Sau 6 năm, kết quả cho thấy Keo lai có sinh trưởng nhanh nhất (đường kính ở vị trí 1,3 m trung bình là 14,33 cm và chiều cao là 10,28 m), tiếp đến là Keo tai tượng (D1.3 = 13,95 cm, H = 10,9 m), Keo lá liềm và Keo lá tràm, cuối cùng là Keo nâu (D1.3 = 9,33 cm, H = 8,77 m) (Sandy, 2000)[48]. Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu lâm sinh Nam Souang của Lào cũng xây dựng một khảo nghiệm gồm 14 xuất xứ của 6 loài keo, trong đó có Keo lá liềm, Keo nâu và Keo quả xoắn. Sau 8 tháng tuổi cho thấy sinh trưởng mạnh nhất thuộc về các xuất xứ của Keo lá liềm là Coen - Qld, Woroi-Wimpim -
- 11 PNG, tiếp đến là Keo quả xoắn với xuất xứ điển hình Shoteel - Qld và thấp nhất thuộc về các xuất xứ của Keo nâu (Latsamay, 1991)[39]. Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Keo lá tràm tại Malaysia cho thấy không những các xuất xứ khác nhau thì sinh trưởng khác nhau mà tỷ trọng của gỗ cũng sai khác rất lớn (Nor Aini, và c.s, 1998) [45]. Tính chất chống chịu của Keo lá tràm cũng đã được các nhà khoa học quan tâm trong quá trình chọn giống. Qua nghiên cứu của Marcar, và c.s, 1991 cho thấy các xuất xứ Keo lá tràm có sự khác biệt rất lớn về khả năng chịu mặn và chịu úng ngập, điều đáng chú ý là sinh trưởng của các xuất xứ không có sự tương quan với các chỉ tiêu này. Còn về sinh khối của Keo lá tràm qua nghiên cứu ở tỉnh Pangnga ở Thái Lan cho thấy tăng trưởng của Keo lá tràm phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ (Tampibal, và c.s, 1981) [49]. Một số nghiên cứu khảo nghiệm loài Keo lá liềm A. crassicarpa ở Thái Lan cho thấy xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sinh khối khô/ha. Ở vùng khô hơn là Ratchaburi - Thái Lan sau 3 năm có năng suất ngang bằng Keo lá tràm 40 tấn sinh khối khô/ha. Ở Sarah - Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất cát cho thấy Keo lá liềm tốt hơn cả Keo lá tràm và Keo tai tượng (Nor Aini, và c.s, 1998) [45]. Các nghiên cứu của Mianma cho thấy Keo lá liềm sinh trưởng nhanh, cây 2 tuổi, tỷ lệ sống đạt 95 - 100%, H = 7 - 9,4 m, D0 = 7 - 9,6 cm. Ở Papua New Guinea người ta sử dụng Keo lá liềm làm gỗ đóng đồ gia dụng, thuyền, ván sàn, gỗ củi, bột giấy...trọng lượng khô trong không khí của Keo lá liềm là 710 kg/m3, sấy khô là 620 kg/m3 (Midgley, 2000)[44]. Các nghiên cứu về đánh giá biến dị di truyền cho các vườn giống Keo lá liềm cũng đó được tiến hành ở nhiều nước như Indonesia (Arif, 1997) )[22], Phillipine (Arnold và Cuevas, 2003)[23] và Australia (Harwood, và c.s,
- 12 1993)[33]. Các tác giả ghi nhận rằng có sự sai khác rõ rệt giữa các xuất xứ và giữa các gia đình trong xuất xứ. 1.4. Khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài keo ở Việt Nam Từ đầu những 1960 Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đã được nhập vào trồng thử ở vùng Đông Nam Bộ, một số loài keo khác cũng được trồng thử tại Đà Lạt, trong đó có loài A. podariifolia mà về sau đã trở thành cây tượng trưng cho vùng Đà Lạt với tên gọi quen thuộc là cây "Mimosa". Từ năm 1980, đặc biệt là đầu những năm 1990, một số loài keo khác được tiếp tục nhập vào trồng thử và được đưa vào khảo nghiệm ở nước ta. Đến nay, sau khoảng 10 năm khảo nghiệm đã thấy được một số loài và xuất xứ có triển vọng gây trồng ở một số vùng sinh thái của nước ta. Những loài và xuất xứ này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Trong các năm 1982 - 1984, một số lô hạt của một số loài keo vùng thấp trong đó có Keo lá tràm đã được đưa vào trồng thử có tính chất thăm dò ở một số địa phương nước ta. Kết quả cho thấy Keo lá tràm là một trong những loài sinh trưởng nhanh chỉ sau Keo tai tượng (Le Dinh Kha, Nguyen Hoang Nghia, 1991)[38]. Đến nay có khoảng 40 loài keo được nhập vào nước ta trong các giai đoạn khác nhau, qua khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính đã xác định được một số loài có triển vọng theo 3 nhóm điều kiện sinh thái chính là: + Các loài keo vùng đồi: Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo nâu (A. aulacocarpa). + Các loài keo chịu hạn: Keo dây (A. difficilis), Keo tumida (A. tumida) và Keo tràng hạt (A. torulosa) v.v + Các loài keo vùng cao: Keo đen (A. mearnsii), Keo gỗ đen (A. melanoxylon) v.v.
- 13 Trong các năm từ 1982 - 1984, một số lô hạt của một số loài keo vùng thấp đã được đưa vào trồng thử có tính chất thăm dò ở nước ta. Đến năm 1990-1991 thông qua dự án UNDP, một bộ giống gồm 39 xuất xứ của 5 loài Keo vùng thấp gồm Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, Keo nâu, Keo quả xoắn đã được xây dựng tại Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc). Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn đầu tại Ba Vì cho thấy Keo lá tràm là loài có sinh trưởng nhanh nhất, đặc biệt là các xuất xứ Coen River và Mary River. Đến năm 1999, khảo nghiệm được tiếp tục đánh giá ở giai đoạn 9 tuổi. Kết quả đánh giá cho thấy Keo lá liềm là loài có sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo được khảo nghiệm, tiếp đó là Keo tai tượng, Keo lá tràm. Trong Keo nâu tuy có 1 - 2 xuất xứ sinh trưởng tương đối nhanh, song về cơ bản Keo nâu và Keo quả xoắn là những loài có sinh trưởng chậm, không phù hợp với mục tiêu trồng rừng lấy gỗ ở nước ta. Ở giai đoạn 1 - 3 tuổi do được bón phân nên không có khác biệt lớn về sinh trưởng giữa các khảo nghiệm (Lê Đình Khả, 2001)[9]. Sau đó trong các năm 1992 - 1994 một số khảo nghiệm khác được thực hiện tại Sông Mây, Bầu Bàng (Đồng Nai), Măng Giang (Gia Lai) và Bãi Bằng (Phú Thọ). Đến nay một số khảo nghiệm vẫn còn được duy trì, một số khảo nghiệm không còn nữa (Lê Đình Khả, và c.s, 2003)[10]. Kết quả những khảo nghiệm đã cho thấy trong 5 loài Keo khảo nghiệm thì chỉ có 3 loài sinh trưởng nhanh là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lá liềm. Mặt khác, sinh trưởng của các xuất xứ đã có sự khác biệt rõ rệt. Những xuất xứ tốt nhất có thể tích cây bình quân gấp đôi những xuất xứ kém nhất. Kết quả cho thấy một số xuất xứ của Keo lá tràm có triển vọng sinh trưởng tốt ở nước ta như Mibini - PNG, Coen River - Qld, Manton - NT và Kings Plains - Qld, (Lê Đình Khả, và c.s, 2003)[10], (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000)[15].
- 14 Khảo nghiệm so sánh một số xuất xứ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo nâu và Keo quả xoắn cũng được Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh xây dựng tại Mang Giang (Gia Lai) trên đất Bazan và đất đồi phân hóa từ đá granit năm 1992. Số liệu đo đếm ở giai đoạn 4 năm tuổi (1996) kết quả khảo nghiệm thấy Keo lá liềm, Keo tai tượng và Keo lá tràm là những loài có sinh trưởng nhanh nhất. Đánh giá sinh trưởng trên cả hai lập địa đã thấy các xuất xứ Bloomfield - Qld và Pongaki - PNG có sinh trưởng nhanh nhất trong 4 xuất xứ của Keo tai tượng. Các xuất xứ Coen River - Qld và King's Plain - Qld có sinh trưởng nhanh nhất trong 4 xuất xứ của Keo lá tràm. Keo quả xoắn là loài có sinh trưởng kém nhất. Keo lá liềm (xuất xứ Chili- Beach - Qld) chỉ được khảo nghiệm trên đất phân hoá từ đá granit và là loài có sinh trưởng nhanh nhất ở đây. Những xuất xứ có triển vọng này về cơ bản vẫn giống với những xuất xứ đã được đánh giá và đề xuất trước đây (Mai Đình Hồng, Huỳnh Đức Nhân, Cameron, 1996)[4]. Nhìn chung, trong các loài keo vùng thấp được khảo nghiệm tại Việt Nam thì 3 loài có sinh trưởng nhanh nhất và có triển vọng nhất là Keo lá liềm, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Các loài Keo lá liềm và Keo quả xoắn đều là những loài sinh trưởng chậm và ít có triển vọng gây trồng ở nước ta. Theo đánh giá chung cho cả bộ giống ở cả ba khảo nghiệm tại Ba Vì, Đông Hà và Đại Lải có thể thấy sau 9 - 12 năm một số xuất xứ sau đây là có triển vọng. - Keo lá tràm: Các xuất xứ Mibini - PNG, Coen River - Qld, Manton - NT và Kings Plains - Qld. - Keo tai tượng: Các xuất xứ Pongaki - PNG, Iron Range - Qld, Ingham - Qld và Mossman - Qld. - Keo lá liềm: Các xuất xứ Mata province - PNG, Gubam - PNG, Dimisisi - PNG và Deri-Deri - PNG.
- 15 - Keo nâu và Keo qủa xoắn: tuy có một số xuất xứ sinh trưởng tương đối khá ở Đá Chông, song đây là những loài không có triển vọng gây trồng ở Việt Nam (Hà Huy Thịnh, và c.s, 2006)[18]. Ngoài ra, trong giai đoạn 1996 - 2000 đề tài KHCN0804 do Lê Đình Khả làm chủ nhiệm còn tiến hành các nghiên cứu về khảo nghiêm loài và xuất xứ cho các nhóm keo sau đây: - 11 loài keo chịu hạn, trong đó chủ yếu là các loài A. difficilis, A. tumida, A. torulosa. - 14 loài keo vùng cao, trong đó có các loài chủ yếu như Keo đen (A. mearnsii), Keo gỗ đen (A. melanoxylon), Keo xanh (A. dealbalta), v.v. Kết quả thực hiện đề tài giai đoạn này là gần 20 xuất xứ của các loài keo nói trên đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật trong các năm 2001-2002. Từ kết quả khảo nghiệm thực tế của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã có quyết định công nhận các xuất xứ Mata province - PNG, Dimisisi - PNG và Deri-Deri - PNG là những xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng ở một số vùng trong nước. Một số nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho một số loài cây trồng trên đất cát vùng Bắc Trung Bộ cho các loài Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, các loài Keo chịu hạn, các loài Bạch đàn đã thấy Phi lao có khả năng thích ứng rộng nhưng cũng chỉ trên đất cát vàng và cát di động còn Keo lá liềm vừa có khả năng sinh trưởng nhanh, lại vừa có thể thích ứng được với vùng cát nội đồng úng ngập và khô hạn nên rất có triển vọng đối với các tỉnh miền Trung (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Lê Đình Khả, 2000)[15]. Theo một số khảo nghiệm của WFP trên cát nội đồng tại Đông Phong - Thừa Thiên Huế cho một số loài cây lá rộng và lá kim thì sau 2 năm tuổi cho thấy Keo lá liềm có tỷ lệ sống đạt > 90%, và cao tới 6,0 m, trong khi đó Keo
- 16 tai tượng chỉ sống 40% và cao 3,0 m, còn các loài khác thì không sống được (Lê Đình Khả, và c.s, 2001)[9]. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam hợp tác với CSIRO của Australia đã trồng vườn giống Keo lá tràm và Keo tai tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Chơn Thành (Bình Phước). Vật liệu để xây dựng vườn giống là hạt giống được thu từ các cây trội đã được chọn lọc tại Papua New Guinea - PNG và các bang Queensland - Qld, Northern Territory - NT của Australia cũng như từ vườn giống Sakaerat của Thái Lan. Các vùng lấy giống là những xuất xứ đã được khảo nghiệm trước đây tại Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là những xuất xứ tốt nhất. Mỗi xuất xứ được lấy từ một số cây trội nhất định, hạt lấy từ cây trội được thụ phấn tự do coi là một gia đình. Đánh giá sinh trưởng sau 4 năm cho thấy các xuất xứ có triển vọng nhất tại hai vườn giống về Keo lá tràm là Rocky Creek - Qld và Coen River - Qld. Ngoài ra một số xuất xứ khác thuộc nhóm đứng đầu về sinh trưởng là Olive River - Qld, Archer River & Tribs - Qld và vườn giống Sakaerat (Thái Lan) (Lê Đình Khả, và c.s, 2001)[9]. Đến nay nhiều vườn giống bằng cây hạt và vườn giống cây hom đã được xây dựng kết hợp các nghiên cứu về khảo nghiên hậu thế và khảo nghiệm dong vô tính cho các loài cây này. Những vườn giống này thường gồm nhiều gia đình hoặc các dòng vô tính để đảm bảo đa dạng di truyền cao nhất. Vườn giống Keo lá tràm gồm là 140 gia đình thuộc 13 xuất xứ, vườn giống Keo lá liềm gồm 156 gia đình thuộc 29 xuất xứ nhập nội và 3 nòi địa phương lấy từ Ba Vì và Bầu Bàng. Các xuất xứ trong vườn giống là các xuất xứ tốt được lựa chọn từ các kết quả khảo nghiệm xuất xứ trong các giai đoạn trước ở Việt Nam. Một số gia đình Keo lá tràm cũng được chọn lọc tại một số vườn giống ở Orch Melville Island của Australia và Sakaerat của Thái Lan. Chính vì vậy
- 17 các vườn giống này được coi là các quần thể chọn giống tốt cho các bước cải thiện giống trong tương lai (Hà Huy Thịnh, và c.s, 2006)[18]. Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (gọi lắt là keo lai) được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện và tiến hành nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm các dòng vô tính keo lai từ năm 1993. Đây là giống lai tự nhiên được tạo ra tại Ba Vì giữa cây mẹ là keo tai tượng xuất xứ Daintree - Qld với cây bố là keo lá tràm xuất xứ Darwìn - NT, có tính chịu hạn cao và rất thích hợp với nhiều vùng của nước ta, đặc biệt lá các tỉnh miền Trung. Đến nay, ngoài các giống keo lai được công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu Giống cây Rừng đã chọn thêm và đưa vào khảo nghiệm một số dòng keo lai tự nhiên mới cũng như đã tiến hành lai giống nhân tạo cho keo tai tượng với keo lá tràm và đã tạo được một số dòng keo lai mới có năng suất cao. Những dòng được công nhận giống là những dòng có thể tích, chất lượng thân cây và năng suất vượt trội rõ rệt so với các dòng còn lại được khảo nghiệm và so với giống đối chứng. Đây cũng là những dòng có hiệu suất bột giấy sau tẩy cao hơn các loài cây bố mẹ, và đặc biệt là cao hơn Bạch đàn trắng caman được trồng trong khu khảo nghiệm, trong đó dòng 32 tuy hiệu suất bột giấy thấp hơn, song lại có tỷ trọng gỗ cao hơn nên vẫn cho sản lượng giấy cao hơn (Lê Đình Khả, và c.s, 2009)[12]. Năm 1999 một số cây trội keo lai lại được tiếp tục chọn lọc tại khu keo lai được khảo nghiệm theo đám ở Đá Chông. Những cây này thuộc cùng một nguồn gốc với các dòng đã được công nhận giống trước đây và có thể tích thân cây vượt cây trung bình 60 - 76%. Sau 16 tháng khảo nghiệm dòng vô tính có so sánh với một số dòng được chọn trước đây tại Đông Nam Bộ, cũng như so sánh với một số dòng được chọn tại Ba Vì bước đầu cho thấy những dòng mới được chọn này có ưu thế sinh trưởng không kém những dòng đã được công nhận trước đây. Tuy vậy cần chờ thêm thời gian mới có thể đi đến
- 18 nhận định chắc chắn hơn. Ngoài ra, trong những năm gần đây Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng đã tiến hành lai giống có kiểm soát và đã tạo được một số dòng keo lai nhân tạo có năng suất cao. Những giống này đang được khảo nghiệm và có thể đưa và sản xuất trong thời gian tới, làm phong phú thêm tập đoàn giống keo hiện có ở nước ta. 1.5. Một số nghiên cứu về tính chất gỗ Keo tai tượng Trên thế giới, việc điều tra và đánh giá về độ mục và rỗng ruột rừng trồng của các loài keo nhiệt đới được thực hiện khá nhiều, đặc biệt là Keo tai tượng. Nghiên cứu tại Malaysia cho thấy mục ruột làm giảm 17,5% thể tích gỗ (Madmud, 1993)[40]. Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan, Papua New Guinea cho thấy độ mục ruột gỗ Keo tai tượng lên tới 18,1% (Ito và Nanis 1994)[36]. Nghiên cứu tại Ấn độ và Indonesia cho thấy hiện tượng mục ruột càng phát triển khi mà tuổi cây trở nên già và nó bắt đầu xuất hiện vào năm tuổi thứ 2. Mục ruột cũng là những vấn đề lớn của việc kinh doanh gỗ cung cấp nguyên liệu bột giấy. Cũng theo kết quả nghiên cứu ở Malaysia về hiện tượng mục ruột Keo tai tượng cho thấy tỷ lệ cây bị mục ruột lên tới từ 57% đến 98% cho rừng từ 2 đến 8 tuổi (Zakaria, 1994)[53]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại Sabad tỷ lệ mục ruột chỉ chiếm 35,5% ở rừng trồng Keo tai tượng từ 6 đến 9 tuổi (Madmud, 1993)[40]. Nghiên cứu ở Bangladesh từ 49 - 58% ở các vùng trồng Keo tai tượng khác nhau (Basak, 1997)[24]. Gỗ Keo tai tượng có tỷ trọng 0,45 - 0,50, ở giai đoạn sau 12 tuổi có thể đạt 0,59 (Razali và Mohd, 1992)[47]. Ở Việt Nam, việc tìm hiểu và nghiên cứu chất lượng gỗ Keo tai tượng chủ yếu tập trung vào đánh giá khuyết tật gỗ, tỷ trọng gỗ và khả năng chế biến gỗ. Trong ba loại gỗ Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá tràm có khuyết tật chủ yếu là mắt sống, mắt mục, gỗ biến màu, gỗ bị mục do bị nấm, gỗ bị hà do
- 19 công trùng. Trong đó gỗ Keo tai tượng có tỷ lệ khuyết tật thấp nhất 30,8%, trong khi Keo lá tràm là 34,19% và Keo lai là 42,86% (Nguyễn Trọng Nhân 2003)[17]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Thu (2006)[19] cho thấy gỗ Keo tai tượng là một trong những loại nguyên liệu tốt cho công nghệ biến tính gỗ. Gỗ Keo tai tượng sau khi biến tính có thể làm nguyên liệu tốt cho công nghệ sản xuất đồ mộc cao cấp. Kết quả thử nghiệm sản xuất ván ghép thanh bằng gỗ Keo tai tượng có độ tuổi từ 7 - 8 tuổi với đường kính 15 - 20 cm cho thấy công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng cho ván dùng làm khung cửu, cánh cửa và các chi tiết đồ mọc khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 526 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn