Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu địa mạo bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang phục vụ quản lý đới bờ
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo và động lực phát triển địa hình bờ biển từ Tuy Hòa đến Nha Trang trong giai đoạn gần đây; trên cơ sở đó đưa ra định hướng sử dụng và quản lý việc sử dụng đới bờ biển khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu địa mạo bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang phục vụ quản lý đới bờ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ ĐÌNH NAM NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO BỜ BIỂN TUY HÒA - NHA TRANG PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐỚI BỜ Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ ĐÌNH NAM NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO BỜ BIỂN TUY HÒA - NHA TRANG PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐỚI BỜ Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ VĂN PHÁI HÀ NỘI - 2013
- LỜI CÁM ƠN Trước tiên, học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến PGS. TS. Vũ Văn Phái, người thầy ngoài tình cảm chân tình còn định hướng và hướng dẫn học viên từ bậc đại học đi theo con đường nghiên cứu địa mạo biển, và hiện nay luận văn Thạc sỹ về nghiên cứu địa mạo tài nguyên phục vụ quản lý thống nhất đới bờ. Trong suốt thời gian theo học chương trình cao học, học viên luôn nhận được sự dạy dỗ và định hướng của các thầy, cô giáo trong khoa Địa Lý, bộ môn Địa mạo - Địa lý & Môi trường biển, đặc biệt là các thầy PGS.TS. Đặng Văn Bào, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, GS.TS. Đào Đình Bắc. Học viên xin bày tỏ lời cám ơn trân trọng đến sự giúp đỡ quý báu đó! Trong suốt thời gian theo học chương trình cao học, học viên luôn nhận được sự quản lý, định hướng sát sao của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên xin bày tỏ lòng cám ơn đến sự quản lý và định hướng quan trọng đó. Học viên không thể không nhắc đến sự cho phép, tạo điều kiện của Ban Lãnh đạo, tập thể khoa học Phòng Địa mạo và Cổ địa lý, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nơi học viên công tác. Học viên xin bày tỏ lời cám ơn trân trọng đến sự cho phép, tạo điều kiện chân thành của Ban Lãnh đạo Viện và sự giúp đỡ chân tình của các đồng nghiệp trong phòng. Trong quá trình học tập, học viên cũng nhận được sự động viên, chia sẻ của bạn bè, học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn đến sự động viên chia sẻ đó. Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng đến TS. Phan Đông Pha - chủ nhiệm đề tài VAST06.01/13-14 “Tiến hóa trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang trong mối liên quan với biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển kỷ Đệ tứ” đã hỗ trợ kinh phí đào tạo, cho phép tham gia và sử dụng các kết quả đề tài để thực hiện luận văn. Đồng thời cám ơn ThS. Vũ Hải Đăng - chủ nhiệm đề tài VAST06.01/12-13 đã chia sẻ động viên, và hỗ trợ kinh phí. Cuối cùng cũng là trân trọng nhất, học viên luôn nhận được sự động viên, chăm sóc, chia sẻ từ tình cảm, học tập đến công việc của những người thân trong gia đình: Ông, bà, bố mẹ, anh, chị em, vợ con. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ông, bà đáng kính; bố, mẹ người đã sinh và nuôi dưỡng học viên; anh chị em luôn luôn đùm bọc và động viên; vợ, con đã giành tình yêu, chăm sóc, chia sẻ công việc, học tập, tình cảm trong cuộc sống! Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 i
- MỤC LỤC Mở đầu 1 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu địa mạo bờ biển phục vụ 5 quản lý thống nhất đới bờ 1.1. Khái niệm đới bờ biển 5 1.2. Quản lý thống nhất đới bờ biển 7 1.3. Tổng quan nghiên cứu địa mạo bờ biển góp phần quản lý bờ biển 11 1.4. Nghiên cứu địa mạo bờ biển với quản lý thống nhất đới bờ biển 15 1.5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu địa mạo bờ 18 biển Chƣơng 2. Các nhân tố thành tạo địa hình bờ biển vùng nghiên cứu 23 2.1. Vị trí của vùng nghiên cứu 23 2.2. Cấu trúc địa chất - thạch học 24 2.3. Địa hình 27 2.4. Khí hậu 27 2.5. Thủy văn lục địa 28 2.6. Các nhân tố hải văn 29 2.7. Thay đổi mực nước biển 31 2.8. Vai trò của sinh vật 33 2.9. Các hoạt động của con người 33 Chƣơng 3. Đặc điểm địa mạo đới bờ Tuy hòa - Nha trang 34 3.1. Đặc điểm địa mạo 34 3.1.1. Địa hình dải lục địa ven biển 34 3.1.1.1 Địa hình nguồn gốc núi lửa 34 3.1.1.2. Địa hình nguồn gốc thành tạo do bóc mòn chung 38 3.1.1.3. Địa hình nguồn gốc dòng chảy trên mặt 41 3.1.1.3. Địa hình nguồn gốc sông - biển. 43 3.1.1.4. Địa hình nguồn gốc biển và đầm lầy ven biển 44 3.1.2. Địa hình đáy biển ven bờ 50 3.1.2.1. Địa hình trong đới sóng vỗ bờ 50 3.1.2.2. Địa hình trong đới sóng phá huỷ và biến dạng 56 ii
- 3.1.2.3. Địa hình trong đới sóng lan truyền 59 3.1.3. Lịch sử phát triển địa hình trong kỷ Đệ Tứ 60 Chƣơng 4. Định hƣớng quản lý đới bờ biển Tuy Hòa -Nha Trang 62 trên cơ sở địa mạo 4.1. Tài nguyên địa hình bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang 62 4.2. Các tai biến địa mạo trên bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang 78 4.3. Định hướng quản lý bờ biển trên cơ sở địa mạo 83 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 89 iii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT B-N Bắc - Nam Đ -T Đông - Tây Đ, T, N, B Đông, Tây, Nam, Bắc ĐB - TN Đông Bắc - Tây Nam TB - ĐN Tây Bắc - Đông Nam QLTNĐBB Quản lý thống nhất đới bờ biển ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) CIDA Canadian International Development Agency (Tổ chức Phát triển Thế giới của Canada) Danida Chương trình hỗ trợ phát triển của chính phủ Đan Mạch EU European Union (Liên minh Châu Âu) GEF Global Environment Fund (Quỹ Môi trường Toàn cầu) ICZM Integrated Coastal Zone Management (Quản lý thống nhất vùng bờ biển) IMO International Maritime Organisation (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) IUCN International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế JICA The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) LOIZ Land-Ocean Interaction Zone (Vùng tương tác lục địa biển) PEMSEA Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia (Tổ chức Phối hợp Quản lý Môi trường các Biển Đông Á) SIDA Swedish International development cooperation agency (Hỗ trợ phát triển thế giới của Chính phủ Thụy Điển) UNCED United Nations Conference on Environment and Development (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển bền vững) UNDP United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) UNESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương, Liên Hiệp Quốc) UNESCO United Nations Educaltional, Scientific and Cultural Organisation (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc) UNFPA United Nations Fund for Population Activities (Qũy Liên Hiệp Quốc cho phát triển dân số) WB World Bank (Ngân hàng Thế giới) iv
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn các yếu tố của đới bờ 6 Hình 1.2. Chu trình QLTNĐBB 8 Hình 1.3. Chu trình QLTNĐBB theo PEMSEA thực hành tại các nước 9 đang phát triển khu vực Đông Á Hình 1.4. Vị trí hoạt động QLTNĐBB tại Đông Á 10 Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức hai cấp dự án VNICZM 11 Hình 1.6. Cơ chế quản lý thống nhất vùng bờ biển điều phối liên hợp, 11 đa ngành tại Đà Nẵng, Việt Nam theo cách nhìn của PEMSEA Hình 1.7. Sơ đồ mối quan hệ giữa địa mạo, địa hình, tài sản và tài 16 nguyên Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu 23 Hình 2.2. Hoa sóng tính từ số liệu gió đo tại Trạm Tuy Hòa 31 Hình 2.3. Biến trình năm của mực nước trung bình tháng tại Trạm Quy 32 Nhơn. Hình 2.4. Xu thế hạ thấp mực nước tại Trạm Quy Nhơn 32 Hình 3.1. Bản đồ địa mạo đới bờ biển khu vực Tuy Hòa - Nha Trang 35-36 Hình 3.2. Cây hồ tiêu được trồng trên đất bazan ở Sơn Hòa - Phú Yên 37 Hình 3.3. Địa hình nón miệng núi lửa ở Sơn Thành - Tây Hòa - Phú 38 Yên Hình 3.4. Trầm tích bề mặt tích tụ deluvi - proluvi tại chân núi thuộc 41 xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa) Hình 3.5. Lòng sông, bãi bồi cao, thềm sông bậc 1 và xa xa là nón núi 42 lửa, Tây Hòa - Phú Yên Hình 3.6. Bề mặt tích tụ cát biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn ở 45 chân núi Chóp Chài (Tuy Hòa) Hình 3.7. Bề mặt tích tụ biển tuổi Holocen giữa được cải tạo để xây 46 dựng khu nghỉ dưỡng ở Phường 7 - TP Tuy Hòa Hình 3.8. Bề mặt tích tụ biển tuổi Holocen muộn được người dân cải 46 tạo để làm muối ở Ninh Diên - Ninh Hòa - Khánh Hòa Hình 3.9. Bề mặt tích tụ biển - đầm lầy đã được cải tạo để trồng lúa ở 47 Ninh Tịnh - TP. Tuy Hòa v
- Hình 3.10. Bề mặt tích tụ biển-gió tuổi Holocen muộn ở Phường 7 - 49 TP. Phú Yên Hình 3.11. Cồn cát trên bề mặt tích tụ biển-gió tuổi Holocen muộn ở 49 TP. Tuy Hòa Hình 3.12. Bãi cuội, tảng được hình thành do sóng phá hủy đá gốc và 51 tích tụ tại chổ ở chân núi Cầu Hin- Phường Phước Đông, huyện Cam Lâm - TP. Nha Trang Hình 3.13. Bãi tích tụ bằng cuội được sóng vận chuyển các vật liệu phá 51 hủy ở Mũi Cầu Hin ở Phường Phước Đông, TP. Nha Trang. Hình 3.14. Klif và bench phát triển trên đá bazan hệ tầng Đại Nga ở 52 Gành Ông (An Chấn- Phú Yên) Hình 3.15. Bề mặt bench ở Gành Ông (An Chấn- Phú Yên) 52 Hình 3.16. Đường bờ nước dạng răng cưa, bãi biển một sườn là dấu 53 hiệu xói lở trên trầm tích bở rời ở Phường 7 - Tuy Hòa Hình 3.17. Xói lở đã bóc lớp trầm tích cát làm lộ bề mặt nền san hô ở 54 Hòn Khói Hình 3.18. Xói lở mạnh ở Bờ biển phía nam cửa sông Đà Rằng, thuộc 54 xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa) Hình 3.19. Bãi biển tích tụ ở Mỹ Quang Bắc - An Chấn (Phú Yên) 55 đang được khai thác để làm điểm du lịch Hình 4.1. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 63 Hình 4.2. Giá trị kinh tế tổng của tài nguyên 64 Hình 4.3. Địa hình đồng bằng nguồn gốc sông - biển (delta châu thổ) 66 phía Nam núi Chóp Chài (Phú Yên) Hình 4.4. Đài tưởng niệm cát trắng ở bang Newmexico, Mỹ 67 Hình 4.5. Bãi biển Đại Lãnh có giá trị nghiên cứu khoa học và du lịch 69 Hình 4.6. Bãi cuội ngoài đảo - tài nguyên cho du lịch và nghiên cứu 69 khoa học Hình 4.7. Hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang với 70 các dạng tài nguyên phục vụ cho mục đích phát triển khác nhau. Hình 4.8. Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam 73 Hình 4.9. Vịnh Văn Phong- Bến Gội- Cổ Cò có giá trị đối với cảng 74 vi
- biển- trong tương lai nơi đây sẽ là cảng trung chuyển quốc tế Hình 4.10. Đầm nuôi hải sản ở vịnh Văn Phong 75 Hình 4.11. Một số hình ảnh hệ sinh thái đặc thù có giá trị cho bảo tồn, 77 du lịch, nghiên cứu khoa học Hình 4.12. Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan 77 Hình 4.13. Sơ đồ phức hợp nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển 79 Hình 4.14. Khắc phục sạt lở tại khu vực phía bắc cửa biển Đà Rằng- 80 TP Tuy Hòa Hình 4.15. Đoạn bờ biển bị xói lở trở nên rất dốc ở Phường 6, Tuy 80 Hòa; Bờ biển phía nam cửa sông Đà Rằng, thuộc xã Hòa Hiệp Bắc bị xói lở mạnh Hình 4.16. Khai thác cát vôi phá nát bờ biển đảo Mỹ Giang. 82 Hình 4.17. Quá trình xây dựng các dự án ngầm trên bãi biển đã ít nhiều 82 tác động đến cảnh quan vịnh Nha Trang; Doanh nghiệp Mường Thanh Nha Trang đang lấp vịnh Nha Trang Hình 4.18. Sơ đồ quản lý thống nhất vùng bờ biển dựa trên lựa chọn, 86 ưu tiên các giá trị do tài nguyên địa mạo mang lại ở vùng bờ Tuy Hòa - Nha Trang. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tương quan giữa kích thước hạt và độ dốc bãi 20 Bảng 2.1. Độ cao sóng bình quân (m) theo mùa trong năm tại Trạm 30 Tuy Hòa, Phú Yên Bảng 4.1. Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan 71 vii
- MỞ ĐẦU Đới bờ biển (vùng bờ biển) là nơi tập tập trung, hoạt động sôi động nhất của loài người. Năm 1999, khi dân số Thế giới đạt con số 6 tỷ, thì có khoảng 240 triệu người sống tập trung ở các thành phố nằm trong vùng đới bờ. Đến nay, dân số Thế giới ước tính khoảng 7 tỷ, thì đã có tới 634 triệu người sinh sống và khoảng 2/3 các thành phố có dân số hơn 5 triệu dân được xây dựng ở đới bờ, trong phạm vi độ cao 10m so với mực biển. Tại Việt Nam, đến năm 2005 có khoảng 41,4 triệu người sinh sống trong dải đất có độ cao từ 10 mét trở xuống (được xếp ở vị trí thứ 5 trong số 10 nước trên Thế giới) chiếm tỷ lệ xấp xỉ 53% tổng số dân cả nước (được xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 nước có tỷ lệ cao nhất). Đới bờ được xem là cửa ngõ tiến ra biển và đại dương, xu thế khai thác và sử dụng không gian vùng bờ ngày càng tăng nhanh, nhất là hiện nay. Theo nhiều dự báo quốc tế, không bao lâu nữa hoạt động kinh tế - xã hội - văn hoá Thế giới sẽ chuyển trọng tâm sang khai thác biển và đại dương. Nhiều quốc gia có biển đều đặt ra chiến lược “tiến ra biển” nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng của biển cả, câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có làm chủ thực sự, đầy đủ đối với phần lãnh hải đầy tiềm năng, gắn chặt với tương lai phát triển của dân tộc, hay để các quốc gia khác áp đặt cho chúng ta chiến lược của họ, đặt dân tộc vào một tương lai bị động, lệ thuộc? Nhiều học giả nước ngoài đã mệnh danh thế kỷ 21 là thế kỷ của biển. Bên cạnh đó, Thế giới đã mở rộng các khái niệm về tài nguyên, sức mạnh, trong đó sức mạnh mềm (soft power) do giáo sư Joseph S. Nye Jr, nguyên Hiệu trưởng trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đưa ra năm 1990, thì vùng bờ ngày càng được xem là tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia có biển. Đến giai đoạn hiện nay, bằng những thiết bị khoa học, kỹ thuật hiện đại, phương pháp cách tiếp cận đa ngành, con người đã “xâm nhập” và khai thác tự nhiên, đã từng bước chuyển tự nhiên thành tài nguyên với những giá trị khác nhau, từ giá trị sử dụng trực tiếp (Use Value) đến giá trị sử dụng gián tiếp (Non-Use Value) v.v. để tiếp cận, khai thác sử dụng phục vụ phát triển cho hiện tại và lưu tồn lại cho thế hệ mai sau. Một điều thú vị, khi khai thác tự nhiên để biến thành tài nguyên thì con người đã phát hiện và chứng minh: địa hình là một dạng tài nguyên đặc biệt, nó là “tài nguyên nền” cho các tài nguyên khác tồn tại và phát triển, đồng 1
- thời địa mạo tài nguyên đã hình thành là một khoa học và ứng dụng rất rộng rãi trong thế giới hiện nay. Mặc dù khoa học địa mạo có lịch sử phát triển khá ngắn (Đào Đình Bắc, 2000), và địa mạo tài nguyên còn ra đời sau đó, nhưng địa mạo học đã có vai trò quan trọng trong hệ thống các khoa học về Trái đất, và nhất là lĩnh vực nghiên cứu các giá trị tài nguyên. Chẳng phải vô tình mà Vịnh Hạ Long lại có giá trị nổi bật, ngoại hạng về giá trị địa mạo và địa chất, được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thế giới. Tiếp theo, địa mạo học đã chứng minh, và phát hiện không chỉ cho Việt Nam mà cả Thế giới một Phong Nha - Kẻ Bàng v.v. Chính sự đa dạng và giá trị cao của tài nguyên vùng bờ mà chúng là tiền đề phát triển cho rất nhiều ngành, dẫn đến khai thác quá mức các dạng tài nguyên, và đã phát sinh các mâu thuẫn lợi ích tạo nên sức ép, dẫn đến suy thoái, hoặc mất đi các nguồn tài nguyên vùng bờ. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một công cụ nào đó để quản lý, định hướng sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên. Cho đến giai đoạn hiện nay, quản lý thống nhất đới bờ (Integrated Coastal Zone Management) được xem là một công cụ đắc lực với mục đích: chấp nhất phát triển đa ngành, giảm các đối kháng lợi ích, các tác hại và mất mát không thể đảo ngược trong việc lựa chọn sự phát triển cho tương lai; Bảo tồn chức năng của các hệ thống tự nhiên và sinh thái; Tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên. Hay nói cách khác, quản lý thống nhất đới bờ biển nhằm báo trước và đáp ứng được những sự quan tâm cũng như nhu cầu lâu dài cho tương lai, trong khi có rất nhiều nhu cầu và thách thức ở hiện tại. Để cung cấp những cơ sở khoa học giúp quản lý thống nhất đới bờ, đòi hỏi có sự kết hợp đa cấp, ngành, khoa học khác nhau. Trên cơ sở tài nguyên, địa hình được tiếp cận nghiên cứu theo hướng địa mạo tài nguyên sẽ góp phần xác lập các giá trị tài nguyên, những tác động tích cực, tiêu cực do các tiến hóa địa mạo, do tự nhiên hoặc con người tạo ra đã và đang tác động đến vùng bờ v.v. thiết lập cơ sở khoa học về giá trị tài nguyên địa mạo, các hoạt động (tự nhiên, tác động của con người) vào các quá trình địa mạo để đề xuất hướng sử dụng tài nguyên địa mạo, góp thêm cơ sở khoa học cho quản lý thống nhất đới bờ, tiến đến phát triển bền vững vùng bờ. Vùng biển Tuy Hòa-Nha Trang, có tài nguyên đa dạng, phong phú do sự đang dạng các đơn vị địa mạo: tạo nên sự đang dạng cảnh quan: đồi, đồng bằng ven 2
- biển, các bề mặt, hệ thống bãi, vũng, vịnh - một loại hình thủy vực chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng, độc đáo. Đa dạng địa mạo đã tạo cho vùng biển Tuy Hòa-Nha Trang những giá trị tài nguyên tự nhiên có tầm vóc Quốc tế (Vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ Vịnh đẹp nhất Thế giới xếp là một trong số vịnh đẹp nhất Thế giới), ngoài ra còn các giá trị khác: như hải sản, hải cảng (cảng Trung chuyển quốc tế Văn Phong), giá trị bảo tồn: Khu bảo tồn biển Hòn Mun, Rạn Trào theo quy chế và tầm vóc bảo tồn biển Thế giới! Tuy nhiên, trên thực tế đới bờ đang bị tác động một cách nghiêm trọng do các hoạt động phát triển như khai thác khoáng sản, chặt phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi hải sản và chất đốt (Tại Khánh Hòa thì trước năm 1975 có khoảng 2.500 ha; năm 2000 chỉ còn 25 ha), khai hoang lấn biển mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng các công trình như cầu cảng, bến neo đậu tàu bè phục vụ cho phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng… Hậu quả của những hoạt động này làm mất đi môi trường sống, thoái hóa chất lượng nước, thay đổi chu kỳ thủy văn, cạn kiệt tài nguyên ven bờ, và nhiều tác động khác đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt là các tai biến do diễn biến xói lở - bồi tụ phức tạp trên hầu khắp các đoạn bờ Tuy Hòa - Nha Trang (đoạn bờ biển Phường 6 - TP. Tuy Hòa, một số đoạn bờ biển ở TP. Nha Trang và bán đảo Hòn Gốm bị xói lở mạnh)… Một câu hỏi đặt ra, tại sao vùng bờ biển Tuy Hòa-Nha Trang lại có những giá trị tài nguyên lớn như vậy?, hiện nay chúng lại bị xâm hại như vậy, các giá trị được xác lập, bảo tồn và phát huy như thế nào, để vừa chấp nhận phát triển đa ngành, vừa bảo tồn được những giá trị đó phục vụ phát triển bền vững. Từ những lý thuyết về địa mạo tài nguyên, tiếp cận quản lý thống nhất đới bờ, thực trạng vùng bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang, chúng tôi đã chọn nội dung nghiên cứu “Nghiên cứu địa mạo bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang phục vụ quản lý đới bờ”. Mục tiêu nghiên cứu: Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo và động lực phát triển địa hình bờ biển từ Tuy Hòa đến Nha Trang trong giai đoạn gần đây; trên cơ sở đó đưa ra định hướng sử dụng và quản lý việc sử dụng đới bờ biển khu vực. Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung giải quyết 4 nội dung sau: 3
- 1) Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: tình hình nghiên cứu địa mạo bờ biển và ứng dụng nó trong quản lý đới bờ biển; địa mạo, quản lý thống nhất đới bờ biển. 2) Phân tích, đánh giá và làm rõ vai trò các nhân tố động lực thành tạo và làm biến đổi địa hình vùng nghiên cứu; 3) Phân tích đặc điểm địa mạo dải bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang và 4) Định hướng quy hoạch và quản lý đới bờ biển trên cơ sở địa mạo. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu và thực hiện tốt các hội dung trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: 1) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã được công bố có liên quan đến nội dung của đề tài (bao gồm cả tài liệu về điều kiện tự nhiên, lẫn kinh tế - xã hội); 2) Tiến hành khảo sát thực địa (được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học của cơ quan); 3) Vẽ bản đồ địa mạo đới bờ biển vùng nghiên cứu ở tỷ lệ 1:100.000 4) Viết luận văn Luận văn được thực hiện với cấu trúc, ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì cấu trúc thành 4 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo bờ biển phục vụ quản lý thống nhất đới bờ Chƣơng 2. Các nhân tố thành tạo địa hình bờ biển vùng nghiên cứu Chƣơng 3. Đặc điểm địa mạo đới bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang Chƣơng 4. Định hướng quản lý đới bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang trên cơ sở địa mạo 4
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO BỜ BIỂN PHỤC VỤ QUẢN LÝ THỐNG NHẤT ĐỚI BỜ 1.1. Khái niệm đới bờ biển Cho đến nay, các nhà nghiên cứu thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đới bờ biển. Có rất nhiều lý do khác nhau được ra để giải thích cho sự không thống nhất đó, cho thấy mức độ phức tạp của vấn đề cả về ý nghĩa về khoa học, kinh tế và chính trị - xã hội. Dưới đây đề cập một số khái niệm phổ biến về đới bờ trên Thế giới: Năm 1972 tại Hội nghị về “Vùng nước ven bờ” (The water’s edge) được tổ chức ở Masachuset (Hoa Kỳ) “đới bờ biển là một dải lục địa và không gian biển lân cận (cả khối nước và đất dưới đáy) mà trong đó các quá trình lục địa và sử dụng lãnh thổ đều ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình và sử dụng biển và ngược lại” [87]. Năm 1989, World Bank đưa ra khái niệm: “đới bờ có thể bao gồm cả một vùng đất rộng lớn trên lục địa tính từ đường phân thuỷ của các sông đổ ra biển và đến tận vùng nước trên sườn lục địa. Các đặc trưng tự nhiên của đới bờ bao gồm bãi biển, vùng cửa sông, vùng đất thấp/ướt, vũng vịnh, đầm phá, rạn san hô và cả các đụn cát ven bờ. Các hợp phần nhân tạo bao gồm cảng biển, hoạt động nuôi trồng hải sản và đánh bắt thương mại, các hoạt động công nghiệp, phát triển du lịch và giải trí, các di tích khảo cổ - lịch sử, các đô thị là nơi có mật độ dân số cao nhất”[29] Năm 1995, tại Stockhom (Thụy Điển), Hội thảo “Chương trình Sinh - Địa quyển” đã đưa ra định nghĩa “đới bờ là một dải rộng gồm các hệ sinh thái bờ như vùng cửa sông, đầm phá, đới triều, vùng ven biển, vùng đá ngầm và vùng biển xa bờ được đặc trưng bởi các tính chất và các quá trình sinh học và không sinh học khác nhau. Đới bờ được kéo dài từ vùng đất ven biển tới rìa ngoài của thềm lục địa” [84]. Đây chính là đới tương tác đất - biển như chính chủ đề của hội thảo này là mối tương tác đất - biển (Land - Ocean Interaction Zone, LOIZ). Gần đây, ở Hoa Kỳ người ta cũng đưa ra một định nghĩa về đới bờ như sau: “khu vực có sự gặp nhau giữa nước và đất như bãi biển, vũng vịnh, vùng đất thấp 5
- được gọi là đới bờ. Các vùng cửa sông (nơi có nước mặn và nước ngọt trộn lẫn với nhau) và toàn bộ các lưu vực sông cũng là một phần thống nhất của đới bờ”[29]. Như vậy, có thể tóm tắt về đới bờ biển với nội dung chính như sau: * Định nghĩa đới bờ biển: “Đới bờ biển là một nơi đã, đang và sẽ diễn ra mối tác động tương hỗ phức tạp, đa dạng và đầy đủ nhất giữa lục địa và đại dương, với khả năng cung cấp cao nhất các nguồn tài nguyên cho con người và giữ các chức năng quan trọng đối với toàn bộ hệ thống Trái Đất, đồng thời cũng là nơi rất nhạy cảm dễ bị thay đổi dưới tác động của tự nhiên và con người”. Định nghĩa này đã phản ánh được cả bản chất tự nhiên và kinh tế - xã hội của đới bờ biển. * Không gian đới bờ biển Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn các yếu tố của đới bờ [29] Không gian của đới bờ biển được xác định một cách mềm dẻo tùy thuộc vào quan điểm chính trị, mục đích kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học, an ninh chủ quyền và quản lý lãnh thổ của từng quốc gia có biển. Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã có về mặt quản lý, có thể đưa ra phạm vi không gian chung của đới bờ biển như sau. Trước hết, đới bờ biển là một không gian địa lý đặc biệt hơn các không gian địa lý khác trên lục địa hay ngoài biển cả. Bởi vì, đới bờ biển là một dải cả đất liền, đáy biển và khối nước trên đáy biển kéo dài dọc theo đường bờ được mở rộng về phía biển đến hết vùng đặc quyền kinh tế và về phía lục địa có thể vào hết phạm vi vùng cửa sông (hình 1.1). Điều đó cho thấy rằng, mỗi quốc gia có biển cần thực 6
- hiện quyền của mình như đã được quy định trong Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chọn ranh giới đới bờ biển để nghiên cứu là: Về phía đất liền có giới hạn trên là ranh giới hành chính huyện; phía biển là ranh giới ngoài bị ảnh hưởng của sóng tới đáy (ước chừng khoảng độ sâu 30). * Tầm quan trọng, nhu cầu phải nghiên cứu và quản lý thống nhất bờ biển + Tầm quan trọng Mặc dù không gian đới bờ không lớn nhưng là nơi sinh sống và hoạt động kinh tế - xã hội sôi động nhất hành tinh. Đến năm 1999, dân số Thế giới có 6 tỷ người thì có khoảng 240 triệu người sống tập trung ở các thành phố nằm trong vùng đới bờ. Đến nay, dân số Thế giới ước tính khoảng 7 tỷ, thì đã có tới 634 triệu người sinh sống và khoảng 2/3 các thành phố có dân số hơn 5 triệu dân được xây dựng ở đới bờ, trong phạm vi độ cao 10m so với mực biển. Tại Việt Nam, đến năm 2005 có khoảng 41,4 triệu người sinh sống trong dải đất có độ cao từ 10 mét trở xuống (được xếp ở vị trí thứ 5 trong số 10 nước trên thế giới) chiếm tỷ lệ xấp xỉ 53% tổng số dân cả nước (được xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 nước có tỷ lệ cao nhất) + Nhu cầu nghiên cứu quản lý thống nhất bờ biển Đới bờ là nơi tập trung tài nguyên, giá trị sử dụng phong phú đa dạng là tiền đề phát triển đa ngành trong một không gian nhất định, do đó nảy sinh mâu thuẫn lợi ích, tác động đến môi trường, sinh thái v.v và cả kinh tế - xã hội. Đó là một thực tiễn đòi hỏi có những hành động cụ thể để hài hòa giữa phát triển và giảm những tác động tiêu cực đến vùng bờ. Cho đến nay, quản lý thống nhất vùng bờ biển được xem là một công cụ sắc bén để giải quyết thực tiễn này. 1.2. Quản lý thống nhất đới bờ biển 1.2.1. Quản lý thống nhất đới bờ biển (QLTNĐBB) trên Thế giới Cụm từ “Quản lý thống nhất đới bờ biển” hay “quản lý thống nhất bờ biển” được dịch ra từ tiếng Anh là “Integrated Coastal Zone Management” (viết tắt là ICZM) hoặc “Integrated Coastal Management” (ICM). Trước hết, thống nhất là một cách tiếp cận trong quản lý để thực hiện cho được mục tiêu đã đề ra, vấn đề quản lý thống nhất đới bờ biển được quan tâm đề 7
- cập, nghiên cứu của các quốc gia, tổ chức các nhà khoa học trên Thế giới, theo các cách tiếp cận, khuôn khổ, hành động khác nhau, dưới đây đề cập đến một số các tiếp cận chính về QLTNĐBB trên Thế giới: Hình 1.2. Chu trình QLTNĐBB [82] QLTNĐBB theo chủ yếu “chức năng sản xuất” nhằm kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, tài nguyên thiên nhiên, và thời gian để tạo ra các sản phẩm mong đợi như bãi biển cho nghỉ dưỡng công cộng, chất lượng nước đảm bảo, các vụ cá hàng năm, bảo tồn biển, giảm tổn thương do dâng cao mực biển hoặc các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu [89]. Trong khu đó, QLTNĐBB là một chương trình tạo dựng nhằm quản lý tài nguyên vùng bờ biển, có sự tham gia của tất cả các ngành kinh tế bị tác động, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ [74]. QLTNĐBB là mẫu hình quan niệm mới nhất về quản lý các vùng bờ biển, liên kết các hoạt động đối tác, tập hợp các bên có quyền lợi, là một quá trình phối hợp và các hoạt động không trùng lặp. Nó bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống vùng bờ và tài nguyên, có xét đến các đặc điểm lịch sử, văn hóa và truyền thống, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng; đó là quá trình liên tục và tiến hóa nhằm đạt tới sự phát triển biền vững [88]. QLTNĐBB là một quá trình động và liên tục, nhờ đó có quyết định được đưa ra nhằm sử dụng, phát triển bền vững và bảo vệ các khu vực và tài nguyên bờ và biển [73]. 8
- Hình 1.3. Chu trình QLTNĐBB theo PEMSEA thực hành tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á [77] Việc ban hành sắc lệnh quản lý vùng bờ biển năm 1972 tại Hoa Kỳ là mốc quan trọng trong lịch sử quản lý thống nhất vùng bờ và đại dương với 15 nguyên tắc [87]. Lý luận và thực tiễn quản lý vùng bờ biển đã được phổ biến đến các vùng miền nhờ sự trợ giúp quốc tế. Cho đến đầu thế kỷ 21, Thế giới đã có khoảng 380 địa điểm quản lý thống nhất vùng bờ biển [72]. Như vậy, sau 3 thập kỷ thực hành, quản lý vùng bờ biển đã thu được nhiều thành tựu, đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ biển. Đến những năm 90 và tiếp sau, nhiều dự án song phương liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển đã được thực hiện với tài trợ của JICA, USAID, Danida, DANCED, NORAD, EU, CIDA, ESCAP, UNDP và các tổ chức ngân hàng đa phương như ADB và WB. Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) cũng đã hỗ trợ nhiều cho quản lý môi trường biển và ven bờ. Phần lớn các chương trình tập trung và môi trường các vùng biển Đông Á và các hệ sinh thái lớn như Hoàng Hải, Biển Đông và biển Sulu-Celebes. 9
- 1.2.2. Hoạt động quản lý thống nhất vùng bờ biển các nước trong khu vực Vào những năm 80 đã có ba chương trình khu vực hỗ trợ của Hoa Kỳ, Canada và Úc cho các nước ASEAN, tập trung vào quản lý hợp lý tài nguyên biển và ven bờ. Tiếp đến là các dự án tài trợ của chính phủ Đan Mạch, Hà Lan v.v. Với sự hỗ trợ của GEF/UNDP/IMO, PEMSEA đã xây dựng một hệ thống các dự án trình diễn QLTNĐBB (ICZM) tại một số nước Đông Á Hình 1.4: Vị trí hoạt động QLTNĐBB tại Đông Á [72] 1.2.3. Quản lý thống nhất bờ biển ở Việt Nam Tiếp cận QLTNĐBB ở Việt Nam đã trải qua trên 10 năm kể từ khi đề tài cấp Nhà nước KHCN.06-07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam góp phần đảm bảo môi trường và phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì thực hiện giai đoạn 1996-2000 với 2 trọng điểm vùng bờ biển Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long và vùng ven biển Đà Nẵng [13,14]. Sau đó là các dự án điểm về QLTNĐBB được triển khai với sự trợ giúp của Quốc tế như: Chính phủ Hà Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, PEMSEA, FAO, Sida, IMO v.v. Kết quả những nghiên cứu, trình diễn đã đề xuất nội dung pháp lý cho QLTNĐBB Việt Nam và ở cấp trung ương và địa phương [40] 10
- Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức hai cấp dự án VNICZM [40] Hình 1.6. Cơ chế quản lý thống nhất vùng bờ biển điều phối liên hợp, đa ngành tại Đà Nẵng, Việt Nam theo cách nhìn của PEMSEA [77] 1.3. Tổng quan nghiên cứu địa mạo bờ biển góp phần quản lý bờ biển 1.3.1. Nghiên cứu địa mạo bờ biển trên Thế giới Như đã trình bày ở trên, QLTNĐBB là vấn đề rộng đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành nhiều cấp quản lý cũng như các ngành khoa học khác nhau. Tiếp cận QLTNĐBB từ khía cạnh địa mạo học nói chung và địa mạo biển nói riêng là một cách tiếp cận đã và đang được thực hiện trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, rất khó đánh giá mức độ thành công của cách tiếp cận địa mạo bờ biển phục vụ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 331 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 329 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 260 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn