intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phân bố các hợp chất Ent-kauran Ditecpenoit trong cây Khổ sâm Bắc Bộ (Croton Tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu các qui trình chiết, phân tách và phân lập sắc ký để đánh giá sự phân bố các hợp chất ent-kauran ditecpenoit và các thành phần khác trong cành cây Khổ sâm Bắc Bộ và xác định cấu trúc của các hợp chất này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phân bố các hợp chất Ent-kauran Ditecpenoit trong cây Khổ sâm Bắc Bộ (Croton Tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN THỊ HOÀI THANH NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CÁC HỢP CHẤT ENT-KAURAN DITECPENOIT TRONG CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ (CROTON TONKINENSIS GAGNEP., EUPHORBIACEAE) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- NGUYỄN THỊ HOÀI THANH NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CÁC HỢP CHẤT ENT-KAURAN DITECPENOIT TRONG CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ (CROTON TONKINENSIS GAGNEP., EUPHORBIACEAE) Chuyên ngành : Hóa học hữu cơ Mã số : 60 44 27 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phan Minh Giang Hà Nội - 2011
  3. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN .........................................................................................8 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CROTON (HỌ EUPHORBIACEAE) .......................8 1.2 CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ (CROTON TONKINENSIS GAGNEP.) ......................10 1.2.1 Thực vật học .............................................................................................10 1.2.2 Tác dụng dƣợc lý của cây Khổ sâm Bắc Bộ [1, 4] ..................................11 1.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ ..............................11 1.3.1 Các ent-kauran ditecpenoit từ chi Croton ................................................11 1.3.2 Các kauran ditecpenoit từ cây Khổ sâm Bắc Bộ .....................................12 1.3.3 Các flavonoit .............................................................................................17 1.3.4 Các ancaloit...............................................................................................18 1.3.5 Các thành phần hóa học khác ...................................................................20 1.4 HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ ...................................21 1.4.1 Tác dụng kháng kí sinh trùng sốt rét ........................................................21 1.4.2 Tác dụng kháng vi sinh vật .......................................................................21 1.4.3 Tác dụng chống viêm................................................................................22 1.4.4 Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thƣ ....................................22 Chƣơng 2:NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................25 2.1 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................................... 25 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25 2.2.1 Phƣơng pháp chiết và phân tách các hợp chất từ nguyên liệu thực vật ...25 2.2.2 Các phƣơng pháp phân tích, phân tách và phân lập sắc ký .....................26 2.2.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc (các phƣơng pháp phổ) ..............27 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM .................................................................................28 3.1 THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT........................................................................................ 28 3.2 NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .................................................................................... 28 3.3 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KHỔ SÂM ............................................ 29 3.4 PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG .........................30 Luận văn Thạc sĩ 1 2011
  4. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 3.4.1 Phân tích phần chiết n-hexan (CTH) ......................................................30 3.4.2 Phân tích phần chiết điclometan (CTD) ..................................................31 3.4.3 Phân tích phần chiết etyl axetat (CTE) ...................................................33 3.5 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ..................33 3.5.1 Phân tách phần chiết n-hexan (CTH) ......................................................33 3.5.2 Phân tách phần chiết điclometan (CTD) ................................................35 3.5.3 Phân tách phần chiết etyl axetat (CTE)..................................................36 3.5.4 Phân tách phần chiết nƣớc (CTW1) .......................................................36 3.6 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP .............................................................................................38 3.7 PHÂN TÍCH HPLC MẪU CHIẾT MEOH CÀNH NHỎ CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ ..............................................................42 3.7.1 Nguyên liệu ..............................................................................................42 3.7.2 Chuẩn bị mẫu phân tích: điều chế phần chiết metanol ............................42 3.7.3 Điều kiện phân tích sắc ký HPLC ...............................................................42 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................43 4.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 43 4.2 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KHỔ SÂM ................................................ 43 4.3 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÀNH KHỔ SÂM BẮC BỘ ......................46 4.3.1 Phân tách phần chiết n-hexan (CTH) ......................................................46 4.3.2 Phân tách phần chiết điclometan (CTD) .................................................46 4.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat (CTE)...................................................46 4.3.4 Phân tách phần chiết nƣớc (CTW) ..........................................................47 4.4 CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP ........................................ 44 4.5 PHÂN TÍCH HPLC MẪU CHIẾT MEOH CÀNH NHỎ CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ ..............................................................52 KẾT LUẬN ..............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 Luận văn Thạc sĩ 2 2011
  5. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 LỜI MỞ ĐẦU Vốn là một đất nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao. Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật không chỉ là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho con ngƣời mà còn là những phƣơng thuốc chữa bệnh quý . Trên con đƣờng phát triển các thuốc chữa bệnh mới các hóa chất có nguồn gốc thiên nhiên vẫn đang đóng góp ma ̣nh vào các liñ h vƣ̣c điề u tri ̣bao gồ m chố ng ung thƣ , chố ng nhiễm khuẩ n , chống viêm, điề u chin ̉ h miễn dich ̣ và các bê ̣nh về thầ n kinh . Giƣ̃a nhƣ̃ng năm 2000 - 2005 tiếp tục có hơn 20 thuố c mới là các hợp chất thiên nhiên hoă ̣c các dẫn xuấ t tƣ̀ thiên nhiên đã đƣơ ̣c thƣơng mại hóa . Viê ̣c áp dụng các phƣơng pháp sàn g lo ̣c hoa ̣t tin ́ h sinh ho ̣c nhanh trong các nghiên cứu hóa dƣợc và y sinh đang đặt ra những thách thƣ́c các nhà hóa ho ̣c hợp chất thiên nhiên trong nghiên cƣ́u các quy triǹ h phân lập nhanh , hiê ̣u quả các hơ ̣p chấ t thiên nhiên tƣ̀ các nguồ n thƣ̣c vâ ̣t , vi nấ m , sinh vâ ̣t biể n… và các chuyể n hóa hóa ho ̣c các cấu trúc gốc, ví dụ nhƣ bằng các con đƣờng biomimetic, để tạo ra các dẫn xuấ t mới chứa các phần cấu trúc quyết định cho các hoạt tính sinh học mới. Một trong những con đƣờng đi nhanh đến các hợp chất có tác dụng sinh học là dựa trên các kiến thức dƣợc lý học dân tộc. Cây Khổ sâm Bắc Bộ có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là một cây thuốc phổ biến trong y học dân gian Việt Nam, đặc biệt là các bệnh về chống nhiễm trùng, viêm loét hoành tá tràng, đau dạ dày… Cây Khổ sâm Bắc Bộ cũng đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá các tác dụng dƣợc lý trên ký sinh trùng sốt rét, vi sinh vật và các mô hình kháng viêm và chống ung thƣ in vitro. Các nghiên cứu sâu của các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện đƣợc nhóm hợp chất ent-kauran ditecpenoit từ lá cây Khổ sâm Bắc Bộ quyết định cho các hoạt tính này. Các hợp chất thiên nhiên đƣợc biết đến là xuất hiện hạn chế vào các loài và các bộ phận cụ thể của thực vật do nguồn gốc sinh tổng hợp của chúng. Tiếp theo các nghiên cứu về các thành phần từ Luận văn Thạc sĩ 1 2011
  6. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 lá cây Khổ sâm Bắc Bộ chúng tôi mở rộng các nghiên cứu phân lập các hợp chất từ cành cây Khổ sâm Bắc Bộ qua đó có thể đánh giá đƣợc chính xác sự phân bố và hàm lƣợng các ent-kauran ditecpenoit trong cây Khổ sâm Bắc Bộ. Luận văn này nghiên cứu các qui trình chiết, phân tách và phân lập sắc ký để đánh giá sự phân bố các hợp chất ent-kauran ditecpenoit và các thành phần khác trong cành cây Khổ sâm Bắc Bộ và xác định cấu trúc của các hợp chất này. Một phƣơng pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cũng đã đƣợc phát triển để định lƣợng hoạt chất ent-kauran ditecpenoit trong cành cây Khổ sâm Bắc Bộ. Luận văn Thạc sĩ 2 2011
  7. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CROTON (HỌ EUPHORBIACEAE) Chi Croton L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có khoảng 700 loài, gặp phổ biến ở các vùng nhiệt đới, ít gặp ở vùng ôn đới và rất hiếm ở vùng hàn đới. Ở châu Á có khoảng 50 loài, riêng ở Đông Dƣơng có hơn 40 loài [7]. Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ chi Croton L. có 18 loài [3], còn Nguyễn Nghĩa Thìn [16] thống kê đƣợc 41 loài, trong đó có tới 21 loài đặc trƣng trong hệ thực vật nƣớc ta. Một số loài cây thuộc chi Croton ở Việt Nam: Croton argygratus Blume.: Bạc lá Croton cascarilloidis Raeusch.: Cù đèn lá bạc, Khai đen Croton oblongifolius Roxb.: Cù đèn Croton delpyi Gagnep.: Cù đèn Delpy Croton caudatus Geiseler.: Cù đèn đuôi Croton maieuticus Gagnep.: Cù đèn hộ sản Croton crassifolius Geiseler.: Cù đèn lông, Ba vỏ Croton glandulous L.: Cù đèn lông cứng Croton poilanei Gagnep.: Cù đèn răng cƣa Croton roxburghianum Bal.: Cù đèn Roxburgh Croton thorelii Gagnep.: Cù đèn Thorel Croton potabilis Croiz.: Cù đèn tả Croton tiglium L.: Ba đậu hoặc Mần để. Có nhiều loài cây thuộc chi Croton L. đƣợc sử dụng trong y học dân gian nhiều dân tộc, nhất là ở khu vực Trung và Nam Mỹ cũng nhƣ ở Đông Nam Á. Luận văn Thạc sĩ 3 2011
  8. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 Croton cajicara Benth mọc nhiều ở vùng Amazon, đƣợc dùng để điều trị bệnh tiểu đƣờng, làm giảm cholesterol trong máu, rối loạn tiêu hóa, rồi loạn gan và giảm cân [52]. Croton celtidifolius Baill đƣợc tìm thấy ở miền nam Brazil, vỏ cây của nó và lá đƣợc dùng để chữa các bệnh viêm, loét [52]. Croton eluteria Bennett đƣợc ngƣời dân Equađo dùng chữa bệnh cao huyết áp, kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày [7]. Croton lechleri mọc ở Equađo và Peru đƣợc dùng để chữa các vết thƣơng, cầm máu [7]. Croton malambo Karst ở phía tây Venezuela và phía bắc Colombia đƣợc dùng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đƣờng tiêu chảy, bệnh thấp khớp, loét dạ dày, chống viêm [52]. Croton draco có nguồn gốc ở Mexico, đƣợc sử dụng chữa bệnh ho, cảm cúm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, chữa lành vết cắt, lở loét, mụn và chống nhiễm trùng sau khi nhổ răng [52]. Croton oblongifolius Roxb phát triển ở Ấn Độ và Thái Lan, đƣợc dùng nhƣ thuốc bổ, chữa rối loạn tiêu hóa, bệnh lỵ. Ngoài ra, y học cổ truyền Thái còn sử dụng kết hợp với Croton sublyratus để điều trị loét dạ dày và ung thƣ dạ dày [52]. Croton sublyratus đƣợc sử dụng để chữa các bệnh về giun sán và điều trị các bệnh ngoài da [52]. Ở Việt Nam, Croton crassifolim ở Tây Nguyên đƣợc dùng để điều trị bệnh đƣờng ruột [16], Croton tonkinensis trị bệnh sốt rét, bệnh đƣờng ruột [3, 13]. Bên cạnh những cây đƣợc dùng làm thuốc trong y học dân gian, ngƣời ta cũng biết một số cây thuộc chi Croton còn chứa độc tố. Ở Madagasca có Croton hovarum là loại cây độc, đƣợc thổ dân sử dụng trong đánh bắt cá, tẩm tên độc trong săn bắn. Ở Việt Nam có cây Croton tiglium (cây Ba đậu) là cây độc, dùng làm thuốc trừ sâu thảo mộc [7]. Luận văn Thạc sĩ 4 2011
  9. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 1.2 CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ (CROTON TONKINENSIS GAGNEP.) 1.2.1 Thực vật học Cây Khổ sâm Bắc Bộ có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [1, 3]. Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi trên miền Bắc Việt Nam nên còn đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau nhƣ Cổ sâm, Sâm nam, ở vùng Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhân dân gọi là cây Kẻ chỉ. Hình 1: Cây Khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae) Khổ sâm Bắc Bộ là cây nhỏ, cao độ 0,7-1 m. Lá mọc cách hay gần nhƣ mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3-6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5-10 cm, rộng 1-3 cm. Cả hai mặt lá đều có lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhƣng mặt dƣới nhiều hơn ở mặt trên. Khi phơi khô mặt lá ở dƣới có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lƣỡng tính Luận văn Thạc sĩ 5 2011
  10. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị. Hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ màu hung đỏ. Cây Khổ sâm Bắc Bộ mọc hoang và đƣợc trồng ở các vùng Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa [13]. Hiện nay, cây còn đƣợc trồng nhiều ở các trạm xá đông y, y tế xã và nhà dân. 1.2.2 Tác dụng dƣợc lý của cây Khổ sâm Bắc Bộ [1, 4] Lá Khổ sâm Bắc Bộ có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hoặc bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng. Lá Khổ sâm Bắc Bộ đƣợc dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian nhƣ: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, viêm loét dạ dày, tá tràng: 15 - 20 g lá sao vàng, sắc đặc, nếu dùng để rửa thì chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: hái mấy lá Khổ sâm nhai với mấy hạt muối, nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống. Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15 g, kim ngân 15 g, sinh địa 15 g, quả ké 10 g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20 - 25 g. Dùng trong đơn thuốc chữa đau dạ dày, có lá khôi: lá khôi 50 g, lá bồ công anh 20 g, lá Khổ sâm 12 g, nƣớc 600 ml, sắc đặc và cô xuống còn khoảng 200 ml, chia làm 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày, cứ lặp lại nhƣ vậy đến khi khỏi đau thì uống 1 tuần nữa. Giúp ăn ngon và giúp tiêu hóa tốt: 24 - 40 g (lá khô sao vàng) thêm vào 600 ml nƣớc (3 bát), sắc còn một bát (200 ml) chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày từ 15 đến 30 phút trƣớc khi ăn cơm. Ở Hƣng Yên, nhân dân dùng cành, lá khô đem sao vàng, sắc lấy nƣớc uống để chữa bệnh tê thấp. 1.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ 1.3.1 Các ent-kauran ditecpenoit từ chi Croton Luận văn Thạc sĩ 6 2011
  11. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 Các ditecpenoit chiếm tới 104/199 kiểu hợp chất đã đƣợc phân lập và nhận dạng đƣợc từ các loài chi Croton [7]. Cách gọi tên và cấu trúc của chúng rất đa dạng, từ loại khung không vòng đến khung đa vòng giáp nhau. Kiểu không vòng nhƣ phytan, một vòng lớn nhƣ cembran. Hai vòng giáp nhau nhƣ labdan và clerodan. Ba vòng giáp nhau nhƣ pimaran, kauran và beyeran. Kiểu bốn vòng giáp nhau nhƣ atisan, sarcopetelan và phorbol. Năm vòng nhƣ trachyloban. Các ent-kauran phổ biến trong tự nhiên, hay gặp nhất trong các loài Isodon (Rabdosia) thuộc họ Lamiaceae, và trong một số họ Annoaceae, Araliaceae, Asteraceae, Celastraceae, Jungermanniaceae, Rubiaceae [20]. Tuy nhiên các ditecpenoit nhóm ent-kauran xuất hiện không nhiều trong chi Croton và chỉ đƣợc tìm thấy ở một số loài Croton. Bandara B. M. R và các cộng sự đã tìm ra 3 ent-kauran ancol từ hạt cây C. lacciferus - một loài cây ở Sri Lanka là ent-kaur-15-en-17-ol, ent-kaur-15-en-17- hydoxy-3β-yl acetat, ent-kauran-3β,16β,17-triol, ent-kauran-16β,17-diol, acid 16α- H-ent-kauran-17-oic và ent-15β,16-epoxykauran-17-ol. Hai chất sau đƣợc chỉ ra là có khả năng chống lại Aphis craccivora. Ent-kauran-16β,17-diol cũng đã đƣợc tìm thấy trong Croton sublyratus [21, 22]. Các ent-kauran ditecpenoit đƣợc phát hiện rải rác trong một số loài Croton khác: acid ent-kaur-16-en-19-oic đƣợc tìm thấy từ cây C. oblongifolius của Thái Lan [32], acid kaur-9,16-dien-18-oic từ cây C. draco ở Costa Rica [33], ent- 16β,17α-dihydroxylkauran có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thƣ vú MCF-7 ngƣời đƣợc tìm thấy từ C. malambo mọc ở Venezuela [32], ent-7β-hydroxy- 15-oxokaur-16-en-18-yl acetate từ C. kongensis ở Thái Lan và 7α,14β-dihydroxy- ent-kaur-16-en-15-on cũng đƣợc phân lập từ loài này ở Nam Trung Quốc [24, 53]. 1.3.2 Các kauran ditecpenoit từ cây Khổ sâm Bắc Bộ Sau khi các hợp chất ent-kauran ditecpenoit đƣợc phát hiện là các thành phần hóa học quyết định cho nhiều hoạt tính có giá trị nhƣ chống viêm, gây độc tế bào và kháng ký sinh trùng sốt rét, các nghiên cứu về cây Khổ sâm Bắc Bộ (Croton Luận văn Thạc sĩ 7 2011
  12. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae) đã đƣợc mở rộng dẫn đến sự phân lập ra nhiều chất thuộc nhóm ent-kauran ditecpenoit. Khung kauran Khung ent-kauran Năm 2000, GS. Phan Tống Sơn và cộng sự công bố cấu trúc hóa học đầu tiên của các ent-kauran ditecpenoit đƣợc phân lập từ lá cây Khổ sâm Bắc Bộ là ent-7β- hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (1) [39]. Sau đó nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc Gia Hà Nội tiếp tục công bố các thành phần ent-kauran ditecpenoit mới. Năm 2003, Phan Minh Giang và cộng sự công bố một nghiên cứu phát hiện các ent-kauran ditecpenoit có hoạt tính chống viêm mạnh, ent-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-on (2), ent-18-acetoxy-7α- hydroxykaur-16-en-15-on (1), ent-1β-acetoxy-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-on (3) và ent-18-acetoxy-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-on (4) [41]. 1 2 3 4 Luận văn Thạc sĩ 8 2011
  13. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 Năm 2004, Phan Minh Giang và cộng sự phân lập tiếp đƣợc 4 ent-kauran mới, ent-1α,14α-diacetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-on (5), ent-1α,7β-diacetoxy- 14α-hydroxykaur-16-en-15-on (6), ent-18-acetoxy-14α-hydroxykaur-16-en-15-on (7) và ent-(16S)-18-acetoxy-7β-hydroxykauran-15-on (8) [45, 48]. R1 R2 R3 R4 5 OAc H OH OAc 8 6 OAc H OAc OH 7 H OAc H OH Một sản phẩm thủy phân nhóm 18-acetoxy của chất 1 là ent-7β-hydroxy-15- oxokaur-16-en-18-ol (9) cũng đã đƣợc phân lập trong năm 2004 [38]. Năm 2005, Phan Minh Giang và cộng sự tiếp tục công bố các ent-kauran ditecpenoit khác, ent-11α-acetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-on (10), acid ent-kaur-16-en-15-on-18-oic (11), ent-18-hydroxykaur-16-en (12), ent-7β-acetoxy- 11α-hydroxykaur-16-en-15-on (13), ent-18-acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-on (14), acid ent-11α-acetoxykaur-16-en-18-oic (15), ent-15α,18-dihydroxykaur-16-en (16), ent-11α,18-diacetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-on (17) và ent-(16S)-1α,14α- diacetoxy-7β-hydroxy-17-methoxykauran-15-on (18) [49]. 9 R1 R2 R3 R4 10 H OH OH OAc 13 H OAc H OH 14 OAc H H OH 17 OAc OH H OAc Luận văn Thạc sĩ 9 2011
  14. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 11 15 R1 18 12 H 16 OH NămH2007, Kuo P. C. và cộng sự nghiên cứu thành phần lá cây Khổ sâm Bắc OH Bộ của Việt Nam và phân lập đƣợc 10 ent-kauran trong số đó có các chất mới ent- 7β-hydroxy-16-kauren-15-on (19), ent-18-acetoxykaur-16-en-15-on (20), ent-18- hydroxykaur-16-en-15-on (21) và hai chất mới có cấu trúc kauran diterpen là 14α- hydroxykaur-16-en-7-on (22) (crotonkinin Α) và 14α-acetoxy-17-formylkaur-15- en-18-ol (23) (crotonkinin B) [28]. OH H O H R1 R2 19 CH3 OH 22 23 20 CH2OAc H 21 CH2OH H Luận văn Thạc sĩ 10 2011
  15. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 Các ent-kauran mới tiếp tục đƣợc phân lập trong các năm 2009, 2010 và 2011 khi phân tách phần chiết metanol với các phƣơng pháp sắc kí cột trên silica gel, Sephadex LH-20 và RP-18 là ent-11α-acetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-on (24), ent-1α,7β,14α-triacetoxy-kaur-16-en-15-on (25), ent-11β-acetoxykaur-16-en- 18-ol (26), ent-11α-hydroxy-18-acetoxykaur-16-en (27), ent-14β-hydroxy-18- acetoxykaur-16-en (28) và ent-7α-hydroxy-18-acetoxykaur-16-en (29) [25, 26, 50]. Các grayanan ditecpenoit 7α,10α-epoxy-14β-hydroxygrayanan-1(2),16(17)-dien- 2,15-dion (30) và 7α,10α-epoxy-14β-hydroxygrayanan-1(5),16(17)-dien-2,15-dion (31) là các hợp chất mới đáng chú ý khác trong nhóm ditecpenoit từ cây Khổ sâm Bắc Bộ [51]. 24 25 26 27 28 29 Luận văn Thạc sĩ 11 2011
  16. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 30 31 Hai dimer của ent-kauran diterpen lần đầu tiên đƣợc phân lập từ chi Croton là các chất (32), dimer của chất (1) và (33), là dimer của chất (9). Có một số ditecpen dimer đƣợc phân lập từ họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), nhƣng đây là lần đầu tiên các diterpen dimeric đƣợc tìm thấy từ một loài Croton. Các ditecpenoit dimeric thuộc nhóm ent-kauran trƣớc đây thƣờng đƣợc tìm thấy trong một số loài Isodon thuộc họ Lamiaceae [20]. 32 R = OAc 33 R = OH 1.3.3 Các flavonoit Các nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học của cây Khổ sâm Bắc Bộ cho thấy sự có mặt của các flavonoit [18, 19]. Phan Minh Giang và cộng sự đã phân lập đƣợc ba flavonoit glycosid từ lá cây Khổ sâm Bắc Bộ là vitexin (34), isovitexin (35) và tilirosid (36) [47]; Phạm Thị Hồng Minh cũng đã phân lập đƣợc kaempferol (37) [7]. Luận văn Thạc sĩ 12 2011
  17. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 HO OH H H H OH H HO O OH H OH OH HO O H HO O HO O H HO H H OH H OH O OH O 34 35 OH HO O OH HO O OH O OH O O O OH 36 OH HO O OH OH O 37 1.3.4 Các ancaloit Các ancaloit đƣợc Phạm Thị Hồng Minh và cộng sự phát hiện trong lá và cành cây Khổ sâm Bắc Bộ thuộc các nhóm berbin là corytenchin (38) và Luận văn Thạc sĩ 13 2011
  18. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 corytenchirin (39), nhóm protoberberin là dehydrocoryntenchin (40) và pseudopalmitin (41), nhóm benzyltetrahydroisoquinolin là laudanidin (42), nhóm aporphin là corunnin (43) và oxoglaucin (44). Các ancaloit thuộc các nhóm protoberberin và aporphin đã đƣợc tìm thấy có trong nhiều loài Croton [9, 10, 11]. H3 CO N H3 CO H OCH3 OH 38 39 H3 CO + N H3 CO OCH3 OR 40 R=H 42 41 R = CH3 H3 CO H3 CO + N N H3 CO HO CH3 H3 CO H3 CO OCH3 OCH3 43 44 Luận văn Thạc sĩ 14 2011
  19. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 1.3.5 Các thành phần hóa học khác Các tritecpen, α-amyrin acetat (45) và acid 3-O-β-acetyl aleuritolic (46) [6], các phytosterol, β-sitosterol (47), poriferasterol (48) và β-sitosterol-3β-O-β-D- glucopyranosid (49), axit benzoic (50) [8] và các ancol mạch dài [43] cũng đã đƣợc phân lập từ lá cây Khổ sâm Bắc Bộ. 45 46 47 R=H 49 R = β-D-Glc COOH 48 50 Luận văn Thạc sĩ 15 2011
  20. Nguyễn Thị Hoài Thanh Cao học Hóa K20 1.4 HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ 1.4.1 Tác dụng kháng kí sinh trùng sốt rét Trong một bài thuốc dân gian, lá Khổ sâm dƣới dạng nƣớc sắc hoặc siro đã đƣợc sử dụng để điều trị bệnh nhân sốt rét gây ra bởi Plasmodium falciparum và P. vivax. Thuốc thể hiện rõ tác dụng ức chế kí sinh trùng sốt rét và hạ sốt và không có những biểu hiện độc tính, tuy nhiên so với các thuốc tổng hợp thì tác dụng còn thấp và lƣợng thuốc dùng còn nhiều [14]. Phân đoạn ancaloit toàn phần chiết từ lá cây Khổ sâm có tác dụng kháng kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và P. berghei in vitro và trên chuột [19]. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn cho thấy tác dụng này có liên quan nhiều đến các thành phần ent-kauran ditecpenoit [16, 40]. 1.4.2 Tác dụng kháng vi sinh vật Một số dịch chiết (cồn, axeton, etyl axetat và nƣớc) và các phân đoạn ancaloit 0,5%, flavonoit 0,25% có khả năng kháng một số dòng vi khuẩn Bacillus subtilis, Escherichia coli, Klebsiella, Staphylococus aureus, nhƣng không có tác dụng đến hai chủng Samonella typhy và Shigella [1]. Các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào các thành phần hóa học đƣợc phân lập với các chủng vi sinh vật Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Staphylococus aureus, Aspergilus niger, Fusarium oxysporum, Candida albicans và Saccharomyces cerevisia. Các ent-kauran ditecpenoit tiếp tục là trọng tâm của các nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm với hoạt tính mạnh kháng một phổ rộng các vi sinh vật của ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (1) [15]. Tuy nhiên đến năm 2006 ảnh hƣởng cấu trúc-hoạt tính sinh học (SAR) của các ent-kauran ditecpenoit mới đƣợc đánh giá trong nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococus aureus đặc biệt là chủng kháng kháng sinh methicillin (MRSA). Các chất 1, 4, và 13 cho tác dụng mạnh nhất trên S. aureus và MRSA. Tất cả các hoạt chất ent-kauran ditecpenoit đều có cấu trúc xeton α,β không no trong khung ent-kauran và các nhóm thế ở C-11 và C-18 điều chỉnh các hoạt tính này [47]. Luận văn Thạc sĩ 16 2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2