Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet CHDCND Lào cụ thể là dữ liệu về tài nguyên du lịch, tuyến du lịch và một số dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết kế lập trình hệ thống quản lý, hỗ trợ sử dụng và đưa ra các bài toán về tìm kiếm thông tin phục vụ mục đích du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vƣơng Hồng Nhật XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SAVANNAKHET, LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2013 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vƣơng Hồng Nhật XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SAVANNAKHET, LÀO Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Xuân Phong Hà Nội – 2013 ii
- LêI C¶M ¥N §Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy, t¸c gi¶ ®· nhËn ®-îc rÊt nhiÒu sù gióp ®ì cña c¸c thÇy, c« gi¸o, c¸c nhµ khoa häc, c¸c b¹n ®ång nghiÖp vµ c¸c tËp thÓ nghiªn cøu. T¸c gi¶ luËn v¨n xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS. §Æng Xu©n Phong, ng-êi ®· tËn t×nh h-íng dÉn t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o trong bé m«n Qu¶n lý tµi nguyªn vµ m«i tr-êng, Ban Chñ nhiÖm khoa §Þa lý, phßng Sau ®¹i häc, Tr-êng §¹i häc Khoa häc tù nhiªn Hµ Néi ®· quan t©m gióp ®ì trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thµnh viªn cña Phßng Sinh th¸i c¶nh quan, ViÖn §Þa lý ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Xin c¶m ¬n tÊt c¶ gia ®×nh vµ bÌ b¹n. Học viên iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Bố cục luận văn........................................................................................................ 3 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ........................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch ........................................................................................ 4 1.1.1. Định nghĩa về du lịch ........................................................................................ 4 1.1.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................................. 4 1.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................... 5 1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ sở dữ liệu.................................................................. 7 1.2.1. Tổng quan về GIS .............................................................................................. 7 1.2.2. Cơ sở dữ liệu trong GIS ................................................................................... 10 1.3 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS ....................................................... 23 1.3.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS ................................................... 23 1.3.2 .Công nghệ xây dựng và phát triển CSDL GIS Savannakhet ........................... 29 CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SAVANNAKHET ......................................................................................... 35 2.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 35 2.1.1.Vị trí địa lý ........................................................................................................ 35 2.1.2. Địa hình ............................................................................................................ 36 2.1.3.Địa mạo ............................................................................................................. 36 2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................. 37 2.1.5. Thổ nhƣỡng ...................................................................................................... 38 2.1.6. Thảm thực vật .................................................................................................. 41 2.1.7 Thủy văn ........................................................................................................... 46 2.2. Kinh tế xã hội ...................................................................................................... 49 2.2.1.Dân cƣ-dân tộc .................................................................................................. 49 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................. 50 2.2.3. Các ngành kinh tế............................................................................................. 51 2.2.3. Văn hóa xã hội ................................................................................................. 58 iv
- 2.3. Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch tỉnh Savannakhet........................ 59 2.3.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Savannakhet ......................................................... 59 2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh .............................................................. 63 2.4. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet và các giải pháp ..................... 65 2.4.1. Các định hƣớng về quy hoạch không gian du lịch........................................... 65 2.4.2. Các giải pháp phát triển du lịch ....................................................................... 66 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VỀ ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SAVANNAKHET - LÀO .................................................................................................. 68 3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS .................................................................................. 68 3.1.1. Dữ liệu nền ....................................................................................................... 68 3.1.2. Các lớp dữ liệu chuyên đề................................................................................ 71 3.2. Giao diện, các chức năng của hệ thống cơ sở dữ liệu GIS Savannakhet ............ 73 3.2.1.Nhóm chức năng quản lý dữ liệu ...................................................................... 74 3.2.2. Nhóm chức năng hiển thị và chỉnh sửa đối tƣợng ........................................... 76 3.3. Chức năng hỏi đáp, tìm kiếm thông tin phục vụ định hƣớng, phát triển du lịch.............................................................................................................................. 86 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 94 MỘT SỐ ẢNH HỌC VIÊN ĐI THỰC ĐỊA TẠI SAVANAKHET .................................. 96 v
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình tổ chức của GIS..................................................................................... 9 Hình 1.2: Thế giới thực trên hai mô hình raster (a) và vector (b) GIS ............................... 14 Hình 1.3 : Biểu diễn vị trí của ba đối tƣợng ....................................................................... 14 Hình 1.4: Bản đồ với mô hình dữ liệu vector ..................................................................... 15 Hình 1.5: Số liệu vector đƣợc biểu thị dƣới dạng điểm (Point) ......................................... 16 Hình 1.6: Số liệu vector đƣợc biểu thị dƣới dạng Arc ....................................................... 16 Hình 1.7: Số liệu vector đƣợc biểu thị dƣới dạng vùng (Polygon) .................................... 17 Hình 1.8: Một số khái niệm trong cấu trúc cơ sở dữ liệu bản đồ ....................................... 17 Hình 1.9: Ma trận không gian của một file GIS raster cấu trúc từ các pixel...................... 19 Hình 1.10: Sự khác biệt giữa vector và raster trong thể hiện cấu trúc line ........................ 20 Hình 1.11: Biểu diễn các đối tƣợng cơ sở trong Raster. .................................................... 21 Hình 1.12: Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính ............................. 23 Hình 1.13 :Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu ..................................................................... 23 Hình 1.14: Mô tả tổ chức và các ứng dụng mở rộng trên ArcGIS của ESRI .................... 28 Hình 1.15: Sơ đồ công nghệ xây dựng và phát triển CSDL GIS Savannkhet .................... 29 HÌnh 3.1. Dữ liệu nền ở định dạng shapefile trên nền phần mềm Arcgis 9.3 .................... 71 Hình 3.2. Dữ liệu địa mạo ở định dạng shapefile trên nền phần mềm Arcgis 9.3 ............. 73 Hình 3.3: Giao diện chung của hệ thống cơ sở dữ liệu ...................................................... 74 Hình 3.4. Chức năng quản lý và thiết lập bản đồ ............................................................... 75 Hình 3.5. Thay đổi dữ liệu sau khi thiết lập xong bản đồ hành chính................................ 76 Hình 3.6: Thông tin thuộc tính của bản đồ thảm thực vật trong hệ thống CSDL GIS ....... 78 Hình 3.7: Cập nhập thông tin thuộc tính trong CSDL GIS ................................................ 81 Hình 3.8: Giao diện cửa sổ truy vấn dữ liệu theo thuộc tính.............................................. 86 Hình 3.9: Giao diện cửa số truy vấn dữ liệu theo không gian ............................................ 87 Hình 3.10: Chức năng tìm kiếm thông tin từ bản đồ du lịch .............................................. 88 Hình 3.11: Hiện thị thông tin minh họa về điểm du lịch tìm kiếm .................................... 89 Hình 3.12: Hiện thị thông tin minh họa về điểm du lịch tìm kiếm .................................... 90 vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mạng lƣới sông tỉnh Savannakhet ..................................................................... 47 Bảng 2.2: Dân số và mật độ số theo huyện năm 2009 ....................................................... 49 Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh năm 2009 ......................................... 52 Bảng 2.4: Sản lƣợng một số cây trồng chính của tỉnh Savanakhet năm 2009 ................... 54 Bảng 2.5: Các cơ sở phục vụ du lịch của tỉnh Savannakhet .............................................. 64 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt Giải thích 1. GIS Hệ thông tin địa lý 2. CSDL Cơ sở dữ liệu 3. ĐKTN Điều kiện tự nhiên 4. KT-XH Kinh tế - xã hội 5. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6. UBND Ủy ban nhân dân 7. HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 8. NSD Ngƣời sử dụng vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngành “công nghiệp không khói” này đang phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đƣợc nhiều quốc gia đầu tƣ phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vào đầu những năm 60 thế kỉ trƣớc, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đầu tiên trên thế giới đƣợc xây dựng tại Canada. Từ đó đến nay, công nghệ GIS đã phát triển mạnh mẽ, mang lại rất nhiều tiện ích cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các thông tin về du lịch cơ bản là những thông tin địa lý bao gồm vị trí đối tƣợng và đặc điểm của đối tƣợng đó. Mặt khác tài nguyên du lịch luôn luôn thay đổi theo thời gian. Do đó việc quản lý, đánh giá cũng nhƣ quảng bá hay tìm kiếm thông tin phục vụ cho phát triển du lịch còn hạn chế. Chính vì thế các nhà quản lý đã xem GIS nhƣ công cụ hữu hiệu để hỗ trợ cho việc ra giải quyết những khó khăn của vấn đề này. Tỉnh Savannakhet có diện tích là 21.774 km2, dân số tính đến năm 2008 khoảng 857.781 ngƣời; mật độ dân số trung bình 34 ngƣời/km2, trung tâm là thành phố Kaysone Phomvihan. Savannakhet nằm ở miền Trung của CHDCND Lào, giáp tỉnh Khammouan về phía bắc, tỉnh Salavan về phía nam, tỉnh Quảng Trị của Việt Nam về phía đông và Thái Lan về phía tây. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan ở phía Tây và với Quảng Trị ở phía đông qua đƣờng 9 thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây vừa đƣợc khánh thành… Savannakhet là tỉnh có rất nhiều tiềm năng về tự nhiên, nhân văn cho phát triển du lịch; đồng thời, các lợi thế tạo ra từ việc đƣa vào sử dụng và khai thác Hành lang Kinh tế Đông Tây làm cho các tiềm năng đó có khả năng trở thành hiện thực hơn bao giờ hết. Hiện nay tại Savannakhet các thông tin về du lịch cũng nhƣ hệ thống thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội vẫn còn chƣa hệ thống hóa, phân tán ở nhiều nơi, đặc biệt là các thông tin gắn với bản đồ hay cơ sở dữ liệu phục vụ cho các công tác định hƣớng, phát triển du lịch còn thiếu đồng bộ, có độ tin cậy chƣa cao. Vì vậy, việc tập hợp, xử lý, khai thác và sử dụng những nguồn thông tin này còn nhiều hạn chế và khó khăn. Điều này đòi hỏi cần có một phƣơng pháp và phƣơng 1
- tiện lƣu trữ, quản lý các loại dữ liệu thông tin trên một cách khoa học, hệ thống để có thể xử lý và khai thác chúng dễ dàng và có hiệu quả. Bởi vậy đó là lý do học viện thực hiện lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet CHDCND Lào cụ thể là dữ liệu về tài nguyên du lịch, tuyến du lịch và một số dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Thiết kế lập trình hệ thống quản lý, hỗ trợ sử dụng và đƣa ra các bài toán về tìm kiếm thông tin phục vụ mục đích du lịch. 3. Nội dung nghiên cứu -Thu thập, chỉnh lý, số liệu, tài liệu bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet. - Điều tra, cập nhật bổ sung, chuẩn hóa và biên tập những dữ liệu thu đƣợc. - Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS cụ thể là các dữ liệu về điều kiên tự nhiên, và kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hƣởng tới hoạt động du lịch để từ đó đƣa ra các bài toán hỗ trợ nhằm phục vụ công tác định hƣớng phát triển du lịch 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng để đi khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế nhằm thu thập đƣợc các số liệu chính xác về tài liệu, số liệu, dữ liệu liên quan để phục vụ vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp thống kê và phân tích hệ thống: Nhằm tập hợp, kế thừa các tài liệu đã có, phân tích đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phục vụ phát triển du lịch. - Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống: Sử dụng trong việc đề xuất hƣớng khai thác, sử dụng và phát triển du lịch. 2
- - Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS): Đây là phƣơng pháp quan trọng và đƣợc khai thác sử dụng nhiều nhất để ứng dụng các chƣơng trình, phần mềm thích ứng cũng nhƣng công nghệ GIS mới để xây dựng cơ sở dữ liệu (lƣu trữ, khai thác và cập nhật ...) 5. Bố cục luận văn Phần Mở đầu Chương 1.Cơ sở lý luận chung 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 1.2. Những vấn đề về cơ bản về cơ sở dữ liệu trong GIS 1.3.Quy trình xây dựng CSDL trong GIS Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội tỉnh Savannakhet 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.3. Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch tỉnh Savannakhet. 2.4 Định hƣớng và phát triển du lịch tỉnh Savannakhet Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet 3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 3.2. Giao diện, các chức năng của hệ thống cơ sở dữ liệu GIS Savannakhet 3.3.Chức năng hỏi đáp, tìm kiếm thông tin phục vụ định hƣớng, phát triển du lịch. Kết luận và kiến nghị Phụ lục 3
- CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu đƣợc trong hoạt động kinh tế xã hội của mỗi ngƣời. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên do sự khác nhau về hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. 1.1.1. Định nghĩa về du lịch Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc tế các Tổ chức Lữ hành chính thức: “Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” Theo I.I.Pirogonic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (44/2005/QH11): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một thời gian nhất định”. 1.1.2. Tài nguyên du lịch Theo Khoản 4 (Điều 4 - Chƣơng I - Luật Du lịch Việt Nam): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch là tiền đề phát triển các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đa dạng thì các hoạt động du lịch càng phát triển. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang đƣợc khai thác và chƣa đƣợc khai thác. 4
- 1.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. *Các thành phần tự nhiên - Địa hình: Các vùng núi có phong cảnh đẹp; các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên - Khí hậu: Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con ngƣời, tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc an dƣỡng, chữa bệnh; tài nguyên khí hậu phục vụcho việc triển khai các hoạt động du lịch - Thủy văn: nƣớc mặt: sông, hồ, suối, thác nƣ ớc, các vùng ngập nƣớc ngọt, các vùng nƣớc ven biển; các vùng nƣớc ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, sông có môi trƣờng trong sạch thƣờng đƣợc khai thác để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lƣớt ván, ..các thác nƣớc cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách; các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng - Sinh vật: + Bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dƣới nƣớc vốn có sẵn trong tự nhiên và do con ngƣời thuần dƣỡng, chăm sóc, lai tạo. + Tài nguyên sinh vật thƣờng đƣợc khai thác thích hợp tập trung ở các vƣờn quốc gia, các khu rừng, di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn (khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và nơi cƣ trú, khu bảo tồn cảnh quan), một số hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật. *Các cảnh quan du lịch tự nhiên Chỉ có một số cảnh quan có sự đa dạng, đặc sắc về các dạng tài nguyên có cảnh quan đẹp, có sức hấp dẫn du khách mới tạo nên cảnh quan du lịch tự nhiên, và tùy theo đặc điểm, quy mô mà có thể chia chúng thành các điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên. *Tuyến du lịch, điểm du lịch 5
- - Tuyến du lịch: Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không. - Điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Các khu, tuyến, điểm du lịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Chúng tạo nên sức thu hút về du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tạo ra giá trị mới về kinh tế và góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng và ngành du lịch, đóng góp vào ngân sách và ngày một tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua việc tổ chức du lịch với các dịch vụ khác nhau, nâng cao thể trí cho khách du lịch góp phần tái tạo lại sức lao động xã hội và nâng cao dân trí cho khách du lịch. Củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong cộng đồng và giữa nhân dân bản với khách du lịch nƣớc ngoài. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, môi trƣờng, yêu đất nƣớc, tôn trọng những giá trị về văn hóa lịch sử, kiến trúc, thờ tín. Khu, tuyến, điểm du lịch có những mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc vào nhau hết sức khách quan. Sự tác động của con ngƣời vào mối quan hệ phụ thuộc vào nhau của khu, tuyến, điểm du lịch nếu theo phƣơng pháp tiếp cận khoa học dựa trên quy hoạch chiến lƣợc phát triển dựa trên cân đối cung cầu du lịch, đầu tƣ hợp lý, cân bằng sẽ tất yếu cho một kết quả khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và mức sinh lợi cao. 1.1.4 Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: 6
- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thực chất là những di sản văn hóa, hấp dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng. + Di sản văn hóa thế giới vật thể + Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp quốc gia và địa phƣơng + Các cổ vật và bảo vật quốc gia + Các công trình đƣơng đại. - Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Tài nguyên du lịch bao gồm: Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi vật thể, các lễ hội truyền thống, nghềvà làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, thơ ca và văn học, văn hóa các tộc ngƣời, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện. 1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ sở dữ liệu 1.2.1. Tổng quan về GIS *Định nghĩa về GIS Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tƣợng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thƣờng (nhƣ cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh đƣợc cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lƣợc). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Hiện nay, GIS là một công cụ đƣợc các cá nhân, tổ chức, trƣờng học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hƣớng tới các phƣơng thức mới giải quyết vấn đề. 7
- Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhƣng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phƣơng pháp thủ công cũ. Trƣớc khi có công nghệ GIS, chỉ có một số ít ngƣời có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đƣa ra các quyết định. Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn ngƣời trên toàn thế giới. GIS đƣợc dạy trong các trƣờng phổ thông, trƣờng đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức đƣợc những ƣu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS. Từ năm 1980 đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa đƣợc đƣa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều đƣợc xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực. Có ba định nghĩa đƣợc dùng nhiều nhất : - GIS là một hệ thống thông tin đƣợc thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một hệ toạ độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phƣơng thức để thao tác với dữ liệu đó. - GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lƣu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu đƣợc quy chiếu cụ thể vào trái đất. - GIS là một chƣơng trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lƣu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu bản đồ. Với suy nghĩ của một số nhà Địa lý thì cho rằng GIS là công cụ để mô phỏng lại sự vật và hiện tƣợng diễn ra trên trái đất theo không gian và thời gian. *Các thành phần của GIS Cấu trúc chung của GIS bao gồm các hợp phần cơ bản nhƣ sau: dữ liệu địa lý, ngƣời điều hành, phần cứng, phần mềm (hình 1.1) 8
- Hình 1.1: Mô hình tổ chức của GIS *Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trƣờng mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu nhƣ: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner), máy định vị toàn cầu (GPS)… *Phần mềm: Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các phần mềm CSDL thƣơng mại trong việc: sao lƣu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lƣu các dữ liệu đồ địa lý dƣới dạng các đối tƣợng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác. Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lƣu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: + Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) + Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý + Giao diện đồ hoạ ngƣời - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng *Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu theo không gian và dữ liệu phi không gian liên quan có thể đƣợc ngƣời sử dụng tự tập hợp hoặc đƣợc mua từ nhà cung cấp dữ liệu thƣơng mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS (Database Management System) để tổ chức lƣu giữ và quản lý dữ liệu. 9
- Một cách tổng quát, ngƣời ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại: - Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thƣớc vật lý và vị trí địa lý của các đối tƣợng trên bề mặt trái đất. - Dữ liệu phi không gian (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm thông tin thuộc tính của đối tƣợng. *Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con ngƣời tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Ngƣời sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, ngƣời thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những ngƣời dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. Ngƣời dùng GIS là những ngƣời sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thƣờng là những ngƣời đƣợc đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia. 1.2.2. Cơ sở dữ liệu trong GIS Hiện nay, thuật ngữ CSDL đƣợc hiểu nhƣ hệ thống các thông tin đƣợc sắp đặt cho một mục đích sử dụng cụ thể và đƣợc thiết kế quản lý và lƣu trữ trong máy tính. Có rất nhiều loại hình CSDL, chúng đƣợc xử lý bằng phần mềm quản lý CSDL. Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn chỉ đề cập tới những vấn đề về CSDL GIS. Trong cấu trúc của một hệ thống GIS, cơ sở dữ liệu có vai trò quyết định của hệ thống và chiếm tới 80 phần trăm giá trị về về lý thuyết cũng nhƣ về giá trị kinh tế của hệ thống. Vì thế CSDL đƣợc coi là một phần quan trọng nhất của GIS và đƣợc gọi là nhân của hệ thống. Một CSDL đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tƣợng địa lý đƣợc thể hiện dƣới dạng: điểm, đƣờng, vùng trong cấu trúc vector hoặc các ô vuông (pixel) trong cấu trúc raster với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng. Một cơ sở dữ liệu (CSDL) là một kho chứa các khả năng lƣu trữ những số lƣợng dữ liệu lớn. Nó bao gồm một số các chức năng hữu dụng nhƣ sau (theo Rolf A. de By.ITC): 10
- 1. Cho phép nhiều nhiều ngƣời cùng sử dụng trong cùng một thời gian, nghĩa là, nó cho phép sử dụng đồng thời. 2. Cho phép tạo ra một số phƣơng pháp kỹ thuật để lƣu trữ dữ liệu và cho phép sử dụng hiệu quả nhất, nghĩa là, nó hỗ trợ tối ưu hóa lưu trữ. 3. Cho phép áp đặt các quy tắc đối với dữ liệu đƣợc lƣu trữ, những quy tắc là sẽ tự động kiểm tra sau mỗi lần cập nhật dữ liệu, nghĩa là, nó hỗ trợ tính toàn vẹn dữ liệu. 4. Tạo ra sự dễ dàng trong việc sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu, điều này cho phép thực hiện các kiểu kết xuất dữ liệu và cập nhật dữ liệu, nghĩa là, nó có khả năng truy vấn. 5. Cố gắng thực hiện từng truy vấn bằng ngụn ngữ thao tác dữ liệu theo cách hiệu quả nhất, nghĩa là nó cung cấp tối ưu hóa truy vấn. Các cơ sở dữ liệu có thể lƣu trữ gần nhƣ bất kỳ loại dữ liệu nào và có thể xây dựng từ nhiều nguồn, trong đó viễn thám là một nguồn tƣ liệu hết sức quan trọng. Song khi đƣa vào cơ sở dữ liệu, thông tin viễn thám phải đƣợc bổ sung, chỉnh lý và lựa chọn để trở thành các lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu GIS. Đặc điểm nổi bật của CSDL GIS là bao gồm các thông tin đã đƣợc sắp xếp và gắn với một lãnh thổ nhất định. Hệ thống dữ liệu này phải quản lý cả hai dạng thông tin: không gian và phi không gian. Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm toạ độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi, … Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lƣợng, mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian đƣợc gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tƣợng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung. Dữ liệu địa lý (số liệu không gian) bao gồm các thể loại: Ảnh hàng không vũ trụ. 11
- Bản đồ trực ảnh (orthophotomap). Bản đồ nền địa hình lập từ ảnh hàng không - vũ trụ. Bản đồ địa hình lập từ số liệu đo đạc mặt đất. Bản đồ địa chính. Bản đồ địa lý tổng hợp từ các loại bản đồ địa hình. Các loại ảnh và bản đồ nói trên đều ở dạng số và lƣu lại dƣới dạng vector hoặc raster hỗn hợp raster - vector. Các dữ liệu địa lý dƣới dạng vector đƣợc phân lớp thông tin yêu cầu của việc tổ chức các thông tin. Thông thƣờng ngƣời ta hay phân lớp theo tính chất thông tin: lớp địa hình, lớp thuỷ văn, lớp đƣờng giao thông, lớp dân cƣ, lớp thức phụ, lớp giới hành chính v.v.. Trong nhiều trƣờng hợp để quản lý sâu hơn, ngƣời ta sẽ phân lớp chuyên biệt hơn nhƣ trong lớp thuỷ văn đƣợc phân thành các lớp con: các lớp sông lớn, sông nhỏ, lớp biển, lớp ao hồ,v.v… Các thông tin ở dạng raster là các thông tin nguồn và các thông tin hỗ trợ, không gian quản lý nhƣ một đối tƣợng địa lý. Các thông tin ở dạng vector tham gia trực tiếp quản lý và đƣợc định nghĩa nhƣ những đối tƣợng địa lý. Các đối tƣợng này thể hiện ở 3 dạng: điểm, đƣờng và vùng hoặc miền. Mỗi đối tƣợng đều có thuộc tính hình học riêng nhƣ kích thƣớc, vị trí. Vấn đề đƣợc đặt ra là tổ chức lƣu trữ và hiển thị các thông tin vector nhƣ thế nào để thoả mãn các yêu cầu sau: Thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết. Độ dƣ và độ thừa nhỏ nhất. Truy cập thông tin nhanh. Cập nhật thông tin dễ dàng và không sai sót (xoá bỏ thông tin không cần thiết, bổ sung thông tin mới, chỉnh lý các thông tin đã lạc hậu). Thuận lợi cho việc hiển thị thông tin. Dữ liệu thuộc tính (Attribute) (số liệu phi không gian): là các thông tin giải thích cho các hiện tƣợng địa lý đã và đang xảy ra. Các thông tin này đƣợc lƣu trữ dữ liệu thông thƣờng. Vấn đề đặt ra là là phải tìm mối quan hệ giữa thông tin địa lý và thông tin thuộc tính. Từ thông tin ta có thể tìm ra đƣợc các thông tin kia trong cơ sở dữ liệu. 12
- Một đặc điểm nữa của CSDL GIS là một CSDL đƣợc tổ chức theo kiểu quan hệ, trong đó số liệu đƣợc lƣu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tƣợng và các giá trị thuộc tính. Mối liên kết các dữ liệu phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa hai loại thông tin. Mối liên kết đảm bảo cho mỗi đối tƣợng địa lý đều đƣợc gắn liền với các thông tin thuộc tính, phản ánh đúng hiện trạng và các điểm riêng biệt của đối tƣợng. Đồng thời qua nó, ngƣời sử dụng dễ dạng tra cứu, tìm kiếm và chọn lọc các đối tƣợng theo yêu cầu thông qua bộ xác định hay chỉ số Index. 1.2.2.1. Mô hình thông tin không gian Dữ liệu là trung tâm của hệ thống GIS, hệ thống GIS chứa càng nhiều thì chúng càng có ý nghĩa. Dữ liệu của hệ GIS đƣợc lƣu trữ trong CSDL và chúng đƣợc thu thập thông qua các mô hình thế giới thực. Dữ liệu trong hệ GIS còn đƣợc gọi là thông tin không gian. Đặc trƣng thông tin không gian là có khả năng mô tả “vật thể ở đâu” nhờ vị trí tham chiếu, đơn vị đo và quan hệ không gian. Chúng còn khả năng mô tả “hình dạng hiện tƣợng” thông qua mô tả chất lƣợng, số lƣợng của hình dạng và cấu trúc. Cuối cùng, đặc trƣng thông tin không gian mô tả “quan hệ và tƣơng tác” giữa các hiện tƣợng tự nhiên. Mô hình không gian đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ hoạ của hệ thống. Dữ liệu không gian trong GIS đƣợc thiết kế trên mô hình dữ liệu raster và vector. Các đối tƣợng không gian trong GIS đƣợc nhóm theo ba loại đối tƣợng: điểm, đƣờng và vùng. Trong mỗi kiểu cấu trúc dữ liệu, cách tổ chức dữ liệu cho ba đối tƣợng không gian trên khác nhau. Ba đối tƣợng không gian dù ở trong mô hình cấu trúc dữ liệu GIS nào đều có một điểm chung là vị trí của chúng đƣợc ghi nhận bằng giá trị tọa độ trong một hệ tọa độ nào đó tham chiếu với hệ tọa độ dùng cho Trái đất. Ngoài ra, chúng cũng có một tên trƣờng trùng nhau là mã của chúng. Thế giới thực có thể đƣợc thể hiện theo hai mô hình raster và vector GIS (hình 1). 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn