Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế; tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải cách; rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ------ TRẦN THÙY PHƯƠNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ------ TRẦN THÙY PHƯƠNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 5.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ ĐỨC ĐỊNH Hà Nội - 2005
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Association of SouthEast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIMST-EC Bangladesh, India, Myanma, SriLanka, Thailand - Economic Cooperation - Tổ chức hợp tác kinh tế vùng vịnh Bengal DAEs Dynamic Asian Economies - Các nền kinh tế năng động ở Châu Á EOUs Export Oriented Units - Các đơn vị hướng về xuất khẩu EPIPs Export Promotion Industrial Parks - Các khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu EPZs Export Proccessing Zones - Khu chế xuất EU European Union - Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do FTZs Free Trade Zones - Các khu vực thương mại tự do GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội IT Information Technology - Công nghệ thông tin NAFTA North America Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NASSCOM National Association of Software and Service Companies - Hiệp hội Quốc gia các công ty dịch vụ phần mềm Ấn Độ NIEs Newly Industrialized Economies - Những nền kinh tế mới công nghiệp hóa
- R&D Research and Development - Nghiên cứu và phát triển SAARC South Asia Association for Regional Cooperation - Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SEZs Special Economic Zones - Các đặc khu kinh tế STP Software Technology Park - Khu công nghệ phần mềm TNC Transnational Company - Công ty xuyên quốc gia UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển. WB World Bank - Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa TMĐT Thương mại điện tử XTTM Xúc tiến thương mại
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CẢI 5 CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ 1.1. Quá trình hình thành quan điểm phát triển ở các nƣớc 5 đang phát triển - Cơ sở lý luận cho cải cách kinh tế Ấn Độ 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành 5 1.1.2. Các tư tưởng và lý thuyết kinh tế liên quan đến cải cách kinh 6 tế ở Ấn Độ 1.1.3. Quá trình lựa chọn lý thuyết phát triển của Ấn Độ 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ 18 1.2.1. Tình hình kinh tế trong nước trước cải cách 18 1.2.2. Tình hình kinh tế quốc tế thúc đẩy Ấn Độ tiến hành cải cách 27 1.3 Sự cần thiết phải tiến hành công cuộc cải cách kinh tế - 32 quá trình chuyển hƣớng sang quan điểm tự do hóa và mở cửa nền kinh tế ở Ấn Độ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 36 CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN 38 ĐỘ 2.1. Nội dung cơ bản của tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ 38 2.1.1. Cải cách chế độ sở hữu và phương thức điều tiết nền kinh tế 38 2.1.2. Quá trình lựa chọn cơ cấu ngành 41 2.1.3. Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại 62
- 2.2. Đánh giá tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ 77 2.2.1. Những thành tựu tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập quốc tế 77 2.2.2. Tổng quát về sự lựa chọn chính sách, chiến lược và triển 81 vọng phát triển kinh tế Ấn Độ KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 86 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM 91 CỦA ẤN ĐỘ ĐỂ GÓP PHẦN ĐẨY NHANH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam 91 3.1.1. Đổi mới chế độ sở hữu và thành phần kinh tế 91 3.1.2. Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế 93 3.1.3. Quá trình phát triển các ngành sản xuất 95 3.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế 98 3.1.5. Hoạt động đầu tư nước ngoài 100 3.2. Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ 101 công cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ 3.2.1. Kinh nghiệm về cải cách ngoại thương trong quá trình thực 101 hiện công nghiệp hóa đất nước 3.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghệ phần mềm hướng vào 104 xuất khẩu 3.2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 106 3.3. Định hƣớng vận dụng những bài học kinh nghiệm cho 108 Việt Nam 3.3.1. Định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 109 trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- 3.3.2. Định hướng phát triển công nghệ phần mềm trong quá trình 115 công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.3.3. Định hướng cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước 119 ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 123 KẾT LUẬN 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nước cộng hòa Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có diện tích gần 3,3 triệu km2, trải rộng trên phần lớn tiểu lục địa Nam Á; có dân số hơn một tỷ người, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt gần 1,2 tỷ. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì sau 50 năm nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có dân số đông nhất thế giới với khoảng 1,5 tỷ người, vượt qua cả Trung Quốc. Ấn Độ có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ [48] với nhiều dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp. Khi giành được độc lập cách đây 50 năm, những người lãnh đạo đã đặt nhiệm vụ là phải xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập và thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự cường. Trước khi tiến hành công cuộc cải cách năm 1991, Ấn Độ lần lượt tiến hành 7 kế hoạch 5 năm (từ 1951 đến 1990); với những ưu tiên chiến lược về khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp, hạ tầng cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa phụ thuộc vào từng kế hoạch khác nhau. Sau một chặng đường dài phát triển nền kinh tế độc lập theo mô hình công nghiệp hóa tự lực tự cường, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đến cuối những năm 80 và đầu những năm 90, nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến mức tăng trưởng GDP sụt giảm, nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân giảm sút. Có thể nói rằng, trước năm 1990, Ấn Độ đã rất cố gắng thực hiện những biện pháp điều chỉnh nhằm vực dậy nền kinh tế nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả mong muốn. Vì thế tháng 7 năm 1991, Chính phủ Ấn Độ thực hiện một bước chuyển biến lớn trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế; điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế từ tập trung, quan
- 2 liêu, bao cấp, đóng cửa sang tự do hóa và mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ chính thức công bố cải cách kinh tế năm 1991, đánh dấu sự chuyển hướng theo chiến lược tự do hóa và hướng ngoại. Quá trình này diễn ra tuy chậm nhưng đã đạt một số thành công và mô hình Ấn Độ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của quốc tế. Việc nghiên cứu Ấn Độ - một quốc gia đang trong quá trình cải cách và đang dành được sự chú ý của quốc tế về khả năng kinh tế - có ý nghĩa rất quan trọng. Những gì Ấn Độ đã làm được và chưa làm được, những gì Ấn Độ đã thành công và chưa thành công trong cải cách kinh tế là một kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam tham khảo trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, ngoài mục tiêu tìm hiểu và học hỏi thì nghiên cứu Ấn Độ để phát triển quan hệ hợp tác cũng là một mục đích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu Các tạp chí quốc tế đã có nhiều bài viết về kinh tế Ấn Độ, đó là: Nirviker Singh (10/2002),“Miracles and Reform in India: Policy Reflections”, ASIAN survey, No 5. Rafiq Dossani (2002), “Creating an Environment for Venture Capital in India”, World Development, Vol 30, No 2. Ở Việt Nam, cũng có một số bài nghiên cứu về kinh tế Ấn Độ đăng trên các báo, các tạp chí. Có thể điểm ra một số bài viết như: Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”, Tài liệu tham khảo số 3. Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (2004), “Việt Nam trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.
- 3 Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27… Do giới hạn trong phạm vi một bài báo nên những bài viết đó mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh các bài viết ấy, còn có những công trình nghiên cứu hệ thống về kinh tế Ấn Độ. Tiêu biểu là cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của PGS.TS Đỗ Đức Định, xuất bản năm 1999 tại Nhà xuất bản Thế giới. Nhìn chung ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu sâu về kinh tế Ấn Độ chưa nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu về cải cách kinh tế ở Ấn Độ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thì chưa có công trình nào tiến hành thực hiện một cách đầy đủ. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu toàn diện “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” bởi đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với công trình nào khác. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận văn chú trọng vào những điểm chính sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế. Tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải cách. Rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ
- 4 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào những chính sách cải cách kinh tế Ấn Độ cũng như những thành tựu và hạn chế của Ấn Độ trong quá trình cải cách. Từ đó, luận văn sẽ đề cập đến những vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo từ công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ. Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ cải cách từ 1991 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước cải cách bởi nó là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Đưa ra những đánh giá hệ thống về công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ. Đề xuất một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế Góp phần nghiên cứu quá trình thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương. Chƣơng 1: Những tiền đề cơ bản của cải cách kinh tế ở Ấn Độ Chƣơng 2: Tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ Chƣơng 3: Vận dụng những kinh nghiệm của Ấn Độ để góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN
- 5 CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CẢI CÁCH KINH TẾ ẤN ĐỘ 1.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành Quá trình nghiên cứu các quan điểm phát triển hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của rất nhiều nhà nước độc lập ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh từ những năm 1950; khi phần lớn các nước này được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũ và bắt đầu sự nghiệp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mình. Nhận thấy không thể dựa mãi vào những lý thuyết kinh tế truyền thống của các nước Phương Tây, nhiều nhà kinh tế học của các nước “thế giới thứ ba” đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra các quan điểm phát triển riêng của mình. Song bởi đây lại là một vấn đề mang tính chất quốc tế, nên đã có rất nhiều nhà kinh tế học Phương Tây tham gia quá trình nghiên cứu này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các quan điểm phát triển ở các nước đang phát triển. Lúc đầu, những quan điểm này chịu ảnh hưởng lớn bởi lý thuyết của những nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo…và cả các quan điểm kinh tế xã hội của học thuyết Marx. Về sau, chúng được mở rộng và bổ sung thêm những vấn đề thực tế của các nước đang phát triển. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 1980, các trường phái chính của kinh tế học phát triển tập trung vào hai loại lý thuyết chủ yếu nối tiếp nhau, đó là “Chủ nghĩa Cấu trúc” và “Thuyết Tự do mới”. Các lý thuyết này một phần vẫn chịu ảnh hưởng từ những lý thuyết kinh điển như “Tự do cạnh tranh” và “Lợi thế so sánh”; song bên cạnh đó, chúng đã được bổ sung thêm các quan điểm mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Lý thuyết “Lợi thế so sánh” thì được bổ sung thêm những yếu tố mới về tiềm lực khoa học công nghệ; những yếu tố liên quan đến nội lực và ngoại lực của các nước đang phát triển trong
- 6 đó tiêu biểu là quan điểm “tự lực cánh sinh” và “độc lập dân tộc”, đề cao vai trò dân tộc ở các nước đang phát triển, hạn chế ảnh hưởng của tư bản nước ngoài. Điểm nổi bật của chủ nghĩa “Tự do cạnh tranh” là việc đề cao sức mạnh tuyệt đối từ “bàn tay vô hình” của thị trường đã nhường chỗ cho những tư duy của trường phái Tự do mới về điều chỉnh cân đối giữa Nhà nước và thị trường. Chủ nghĩa Cấu trúc và Thuyết Tự do mới có ảnh hưởng chi phối tới quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Từ những năm 1980, khi những cuộc khủng hoảng về cơ cấu và khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ngày càng nhiều, đã có đánh giá lại về quan điểm lý thuyết và về chiến lược phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển. Những quan điểm về chính sách phát triển càng ngày càng thay đổi mạnh mẽ, thể hiện qua các cuộc cải cách và chuyển đổi kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển tại Châu Á, Châu Phi. Đến những năm 1990, các lý thuyết trên đây một lần nữa lại phải điều chỉnh bởi quá trình toàn cầu hóa ngày càng trở nên sâu rộng cùng với sự luân chuyển mạnh của các dòng vốn, của thương mại quốc tế; sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, của kinh tế tri thức và bởi những diễn biến thất thường của kinh tế thế giới. Sự điều chỉnh này đã tác động mạnh đến các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Từ đó, tư duy kinh tế của các nước đang phát triển được bổ sung thêm những quan điểm mới về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2. Các tƣ tƣởng và lý thuyết kinh tế liên quan đến cải cách kinh tế ở Ấn Độ 1.1.2.1. Chủ nghĩa Cấu trúc Trong số những lý thuyết luận giải về hiện tượng kinh tế ở các nước đang phát triển để đưa ra khuyến nghị về chính sách, chủ nghĩa Cấu trúc nổi
- 7 bật lên bởi tính độc đáo và ảnh hưởng lâu dài của nó. Khái niệm “Chủ nghĩa Cấu trúc” hay “Cấu trúc luận” xuất hiện vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ 20 để mô tả tư tưởng của một nhóm những nhà khoa học xã hội trong Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về Mỹ La Tinh (ECLA) do nhà kinh tế học nổi tiếng người Argentina là Raul Prebisch đứng đầu [11]. Các tác giả của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung phân tích những vấn đề kinh tế của các nước đang phát triển với mục đích: Xác định vị trí của các khu vực ngoại vi trong mối liên hệ với những trung tâm tư bản lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế quốc tế. Bàn và tìm giải pháp khắc phục tình trạng không đồng nhất giữa các nền kinh tế đang phát triển do sự phát triển không đều giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong mỗi quốc gia. Cuối những năm 40 đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung bàn về mối quan hệ của các cơ cấu kinh tế - xã hội và sự phát triển kinh tế được xem như sự thay đổi liên quan đến các cơ cấu đó. Các cơ cấu kinh tế được xem xét trong lý thuyết này bao gồm: +)Cơ cấu giữa các ngành: nông nghiệp, khai khoáng, chế tạo, dịch vụ; +)Cơ cấu kinh tế đối ngoại liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; +)Cơ cấu năng suất được tính theo năng suất trong các ngành kinh tế khác nhau; +)Cơ cấu doanh nghiệp được nghiên cứu thông qua các mô hình và quy mô xí nghiệp; +)Cơ cấu xã hội được nghiên cứu gắn với sở hữu và kiểm soát tài nguyên, chẳng hạn quyền kiểm soát và sở hữu đất đai. Các nhà Cấu trúc luận chú trọng vào việc nghiên cứu những đặc điểm cơ cấu kinh tế cốt lõi nhất, những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng và thiết thực nhất của các quốc gia chậm phát triển. Do vậy, Cấu trúc luận đã ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học xã hội, đặc biệt
- 8 là các nhà kinh tế học. Vì lẽ đó mà nhiều học giả đã coi Chủ nghĩa Cấu trúc là một môn khoa học về kinh tế học phát triển. Cấu trúc luận ra đời sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, khi con người đã mất niềm tin vào thị trường tự do truyền thống - hệ thống đã đẩy thế giới vào cuộc đại khủng hoảng và suy thoái. Những học giả đứng đầu của Cấu trúc luận đã phê phán lý thuyết kinh tế lúc đó chỉ bàn về sự phát triển ở những nước công nghiệp phát triển; còn hầu như không quan tâm tới các nước đang phát triển, không tập trung giải quyết những khó khăn của các nước này, vì thế không thích hợp cho các nước nghèo. Chỉ có Cấu trúc luận là thực sự muốn tìm giải pháp cho những vấn đề nan giải của các quốc gia đang phát triển; do vậy, đã trở thành lý thuyết chính thống của các nước đang phát triển. Cấu trúc luận ra đời vào lúc những tư tưởng của Keynes về vai trò trung tâm của Nhà nước trong quản lý kinh tế để khắc phục “những cản trở cơ cấu” đối với tăng trưởng kinh tế đã được thừa nhận. Do đó, phần nào nó chịu ảnh hưởng của học thuyết Keynes là đề cao vai trò của Chính phủ trong việc đề xướng và thực hiện các chương trình, các kế hoạch kinh tế nhằm khắc phục những thái quá và thất bại của thị trường tự do. Theo quan điểm của Trường phái Cấu trúc luận, Chính phủ các nước đang phát triển có vai trò trung tâm trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu kinh tế, đóng vai trò tích cực với quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là trong việc tăng qui mô tích lũy tư bản để phục vụ phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, vào những năm 1950-1960, Cấu trúc luận nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước với bảo hộ công nghiệp trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, chống lại sự xâm nhập và cạnh tranh của tư bản nước ngoài. Trong những năm 1950-1960, Chính phủ nhiều nước đang phát triển đã vận dụng lý thuyết này để xây dựng một chiến lược khá phổ biến lúc ấy là
- 9 chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Thực hiện chiến lược này, Chính phủ của những nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ, đã lập nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mang tính bảo hộ mậu dịch để đối phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu; kích thích sản xuất những hàng hóa trong nước, từ những hàng hóa tiêu dùng đơn giản như giày dép, quần áo…đến những loại hàng tiêu dùng lâu bền, phức tạp như phụ tùng, máy móc, xe hơi…và cả những loại sản phẩm trung gian như thép và hóa chất. Chiến lược này được Chính phủ hỗ trợ bằng việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế tạo, còn Chính phủ thì đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống sản xuất năng lượng. Tuy đã có đóng góp đáng kể về quan điểm lý thuyết và sự tăng trưởng thực tiễn của nền kinh tế, song Cấu trúc luận đã bộc lộ những hạn chế. Quan điểm “công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” để thay đổi cơ cấu và đưa nền kinh tế thoát khỏi những ảnh hưởng của hệ thống quốc tế đã trở nên khó thực hiện. Lý do là quan hệ giữa những mặt hàng nhập khẩu đơn giản được thay thế bởi sản xuất trong nước với những hàng hóa đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao đã trở nên ngày càng phức tạp, nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, dẫn đến mất cân bằng trong cán cân thanh toán. Do đó, tăng trưởng kinh tế không cao, không xóa bỏ được tình trạng đói nghèo của nhân dân các nước đang phát triển nói chung và nhân dân Ấn Độ nói riêng. Tình trạng này buộc Chính phủ các nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ phải chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, với cơ sở lý luận là lý thuyết về Sự phụ thuộc và thuyết Tự do mới sau này. 1.1.2.2. Lý thuyết về Sự phụ thuộc và trƣờng phái Nhu cầu cơ bản Các quan điểm phê phán lý thuyết Cấu trúc luận được phản ánh qua ba trường phái chính là lý thuyết về Sự phụ thuộc (Theory of dependency), quan điểm Nhu cầu cơ bản (Basic needs) và chủ nghĩa Tự do mới. Hai xu hướng
- 10 đầu phát sinh từ trong nhóm Cấu trúc luận, khuynh hướng thứ ba ra đời trong năm 1960 với nội dung cơ bản là đòi hỏi xét lại vai trò của Nhà nước, đề cao hơn vai trò của thị trường. Khuynh hướng thứ ba ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần có vai trò thay thế Cấu trúc luận; nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong phần “Chủ nghĩa Tự do mới”. Trong ba trường phái trên, lý thuyết về Sự phụ thuộc phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong chính tư duy của Cấu trúc luận về kinh tế đối ngoại. Nó quay lại phê phán sự thất bại của việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, coi đó là yếu tố tạo ra một nền kinh tế dân tộc độc lập mà không có “giai cấp tư bản dân tộc” lãnh đạo sự phát triển. Do đó, dẫn đến tình trạng là các công ty xuyên quốc gia nắm giữ hầu hết các lĩnh vực năng động trong nền kinh tế, còn các nhà công nghiệp địa phương thì bị phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Các học giả của lý thuyết về Sự phụ thuộc chủ trương mở rộng quan hệ với bên ngoài để phát triển bên trong. Tư tưởng này của họ được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển ở Châu Á. Trong trường phái Nhu cầu cơ bản, các nhà lý luận đã tập trung đi sâu nghiên cứu việc làm ở các nước đang phát triển và đề nghị thực hiện chiến lược “nhu cầu cơ bản”, nhấn mạnh vào việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho những người nghèo nhất trong xã hội. Theo họ, những nhu cầu cơ bản của con người gồm có lương thực, quần áo, nhà ở và các dịch vụ cần thiết như nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh, y tế, giáo dục, giao thông vận tải…Các nhà nghiên cứu của trường phái Nhu cầu cơ bản cho rằng, tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu là quan trọng song chưa đủ, muốn phát triển còn phải chú ý đến chính sách phân phối thu nhập cũng như mức sống của người nghèo.
- 11 Lý thuyết về Sự phụ thuộc được coi là nhánh cấp tiến của trường phái Cấu trúc luận. Nó chứa đựng một số quan điểm về quan hệ kinh tế quốc tế gần với lý thuyết Tự do mới sau này. Khác với Cấu trúc luận, các nhà lý thuyết về Sự phụ thuộc không còn coi sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào Phương Tây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng yếu kém ở các nước thuộc “thế giới thứ ba”; họ cũng từ bỏ ý định xây dựng một lý thuyết riêng về sự chậm phát triển. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết về Sự phụ thuộc là mối quan hệ tương tác giữa các nước đang phát triển và nền kinh tế thế giới, coi đó là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Các học giả của lý thuyết về Sự phụ thuộc đã bác bỏ sự đối lập truyền thống giữa phụ thuộc và phát triển. Họ chấp nhận sự phụ thuộc và coi đó như một phương pháp luận để phân tích tình hình của các nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Đồng thời, họ cũng ủng hộ việc quan hệ kinh tế với bên ngoài để tiếp nhận vốn, công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường, phục vụ sự phát triển kinh tế trong nước. Thực tế cho thấy, nhiều nước đang phát triển lúc bấy giờ, trong đó có Ấn Độ, đã ủng hộ lý thuyết về Sự phụ thuộc và coi trọng mối quan hệ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ có nhiều hạn chế, nên không có đủ khả năng thực hiện các kế hoạch phát triển mang tính “tự lực cánh sinh”, theo nghĩa hẹp là tự mình làm lấy mọi thứ như lúc đầu họ mong muốn khi tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Đó cũng là lý do mà Ấn Độ đã cổ vũ cho trường phái lý luận mới sau này là chủ nghĩa Tự do mới, khi trường phái này đưa ra sự cần thiết phải mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế thông qua phát triển mạnh mẽ mậu dịch quốc tế và hạn chế sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2.3. Chủ nghĩa Tự do mới
- 12 Khác với Cấu trúc luận nhấn mạnh tới các vấn đề mang tính đặc thù của các nước đang phát triển, chủ nghĩa Tự do mới cổ vũ cho những quy luật phổ biến của phát triển kinh tế. Chủ nghĩa Tự do mới là một trào lưu tư tưởng tạo nên làn sóng kinh tế đối với các nước đang phát triển, một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Chính thất bại của mô hình phát triển hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) dựa trên cơ sở các tư tưởng của Cấu trúc luận và phân nhánh của nó, đã làm nảy sinh một đường lối kinh tế mới. Các học giả của chủ nghĩa Tự do mới bác bỏ quan điểm của Cấu trúc luận cho rằng phải phát triển một lý thuyết kinh tế riêng cho các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Theo các học giả Tự do mới, những nguyên lý phổ biến của sự phát triển kinh tế là giống nhau, đều có thể được áp dụng rộng rãi ở những nước phát triển và đang phát triển. Tư tưởng chính mà thuyết Tự do mới đưa ra là sai lệch giá cả sẽ dẫn đến tính phi hiệu quả; sự can thiệp quá sâu và trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế, nhất là những biện pháp can thiệp bằng chính sách Thay thế nhập khẩu là yếu tố gây ra sự sai lệch về giá cả ấy. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường, không cần thiết phải có một sự can thiệp như vậy. Thay vào đó, cần thực hiện tự do hóa mậu dịch thông qua việc giảm bớt các chính sách và biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Làm như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả của nền kinh tế. Nguyên nhân khiến Tự do mới phê phán sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế là vì những nhà hoạch định chính sách bị hạn chế do thiếu thông tin, không sát với thực tế, không có công cụ làm đòn bẩy cho việc thực thi kế hoạch. Không những thế, có thể các quan chức còn lợi dụng hạn ngạch, giấy phép để tư lợi cá nhân, tham ô, nhận hối lộ…Hơn nữa, Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra chi tiêu
- 13 quá mức, vay nợ và in tiền nhiều, gây lạm phát trầm trọng. Các công ty, xí nghiệp của Nhà nước hầu hết được bao cấp nên hoạt động không hiệu quả, năng suất và chất lượng rất thấp. Theo thuyết Tự do mới, bảo hộ mậu dịch sẽ dẫn đến sự phi hiệu quả, vì bảo hộ mậu dịch giúp các công ty được bảo vệ, tránh sự cạnh tranh quốc tế. Do đó, họ không cần cắt giảm chi phí và tăng sản lượng như ở những quốc gia khác có thị trường mở; dẫn đến tăng đầu tư, gây lãng phí không cần thiết. Điều tai hại là những sản phẩm do các công ty được bảo hộ làm ra dù chất lượng kém vẫn có thị trường tiêu thụ và họ không lo sự lãng phí sẽ đe dọa hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của tình trạng chất lượng hàng hóa thấp, chi phí sản xuất cao - đặc trưng của nhiều nền kinh tế thay thế nhập khẩu ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, chiến lược Thay thế nhập khẩu không những là phi hiệu quả mà còn gây bất lợi cho nông nghiệp và cán cân thanh toán; lý do là chính sách bảo hộ hàng công nghiệp cao hơn nông phẩm đã gây tổn hại cho sản xuất nông nghiệp và nông dân. Hơn nữa, chính sách Thay thế nhập khẩu đã không khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nguồn thu ngoại tệ; trong khi những đòi hỏi về nguyên liệu công nghệ cao để phát triển công nghiệp trong nước gia tăng, dẫn đến khối lượng và giá trị nhập khẩu tích tụ ngày càng lớn, gây khan hiếm ngoại tệ trầm trọng, cán cân thanh toán thiếu hụt, dự trữ quốc gia suy giảm, phải tăng vay nợ của Phương Tây. Từ những luận điểm trên, chủ nghĩa Tự do mới với tư cách là một lý thuyết phát triển chính thống, đã có ảnh hưởng ngày càng lớn; trở thành cơ sở lý luận cho chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 70-80 của thế kỷ XX. Các học giả Tự do mới đã đề cao quan hệ trao đổi trên thị trường thế giới và cho rằng, thị trường thế giới hoạt động tốt sẽ giúp các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn