Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Phát triển công nghiệp Dầu khí - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế; thực trạng phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam; các quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” MỤC LỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ....................................................................... iv MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1 Chƣơng 1 ............................................................................................................................... 5 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ: ...................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ......................................................... 5 1.1. Khái luận về phát triển công nghiệp dầu khí ........................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................5 1.1.2. Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu khí ....................................7 1.1.3. Vai trò của công nghiệp dầu khí .............................................................10 1.1.4. Điều kiện và nội dung phát triển ngành công nghiệp dầu khí ................12 1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí ............................................................................................................................ 19 1.2.1. Malaysia ..................................................................................................19 1.2.2. Trung Quốc .............................................................................................23 1.2.3. Nhật Bản..................................................................................................28 Chƣơng 2: ............................................................................................................................ 33 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM .... 33 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp Dầu khí của Việt Nam ................................................................................................................................. 33 2.1.1. Các nhân tố trong nước ...........................................................................33 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ...............................................................33 Điều kiện tăng trưởng kinh tế, dân số.....................................................34 Chính sách của nhà nước ........................................................................35 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ....................................................36 2.1.2. Các nhân tố ngoài nước ...........................................................................38 Tác động của buôn bán dầu khí khu vực và thế giới tới Việt Nam ........38 Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới ...........................39 Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và thế giới:...........40 Chính sách dầu khí của các nước OPEC ................................................40 2.2. Lịch sử hình thành ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam .................................. 42 2.3. Hiện trạng phát triển các hoạt động trong ngành dầu khí ................................... 45 Mục lục i
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” 2.3.1. Hiện trạng phát triển các hoạt động dầu khí trong nước .........................45 a/ Nguồn tài nguyên dầu khí của Việt Nam ..................................................45 b/ Công tác tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí trong nước ..................49 c/ Cơ sở hạ tầng trong ngành dầu khí............................................................53 d/ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí ...............................................57 e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam ...............................................................58 2.3.2. Công tác đầu tư phát triển các hoạt động dầu khí ra nước ngoài ............61 2.4. Đánh giá chung ....................................................................................................... 65 2.4.1. Đánh giá tổng hợp hiện trạng ..................................................................65 Thành công .............................................................................................65 Tồn tại .....................................................................................................66 Những bài học kinh nghiệm ...................................................................67 2.4.2. Phân tích, đánh giá thế mạnh/điểm yếu cũng như cơ hội/ thách thức trong việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí VN trong thời gian tới .........68 Chƣơng 3: ............................................................................................................................ 82 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM ................................................................................................................ 82 3.1. Bối cảnh chung ........................................................................................................ 82 Khuynh hướng phát triển thị trường dầu khí thế giới trong thời gian tới... ................................................................................................................82 Trữ lượng dầu khí Việt Nam trong khung cảnh dầu khí khu vực và thế giới ................................................................................................................83 Tổng hợp dự báo nhu cầu dầu khí toàn quốc..........................................87 Năng lực cạnh tranh của PVN ................................................................89 3.2. Các quan điểm phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN ................................. 92 3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN ...................... 99 3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ....................................................99 3.3.2. Tạo lập môi trường ................................................................................101 Hành lang pháp lý .................................................................................101 Mở cửa hội nhập sâu rộng ....................................................................105 3.3.3. Các chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước......................................106 Xây dựng kết cấu hạ tầng .....................................................................106 Phát triển nguồn nhân lực .....................................................................108 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 112 Mục lục ii
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 1 AFTA Khu vực thương mại tự do Asean 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia vùng Đông Nam Á 3 BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4 BP Công ty dầu khí Anh quốc 5 CNG Khí nén 6 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8 HTT Hộ tiêu thụ 9 JOC Hợp đồng liên doanh điều hành chung 10 KTXH Kinh tế - Xã hội 11 LPG Khí hóa lỏng 12 NM Nhà máy 13 NMLD Nhà máy lọc dầu 14 NMLHD Nhà máy lọc hóa dầu 15 NSNN Ngân sách Nhà nước 16 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 17 P1 Trữ lượng xác nhận 18 P2 Trữ lượng có thể 19 2P Tổng trữ lượng cấp P1+P2 20 PETRONAS Công ty dầu khí quốc gia Malaysia 21 PSC Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí PVN, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 22 PetroVietnam 23 TKTD Tìm kiếm, thăm dò dầu khí 24 TK-TD-KT Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 25 TCF Nghìn tỷ bộ khối (tương đương 28.3 tỷ m3) 26 TOE Tấn dầu quy đổi 27 VN Việt Nam 28 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 29 XNLD Xí nghiệp liên doanh Một số từ viết tắt iii
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1: Trữ lượng dầu thô xác minh và sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam so với khu vực và thế giới .........................................................................................48 Bảng 2: .Sản lượng khai thác Dầu khí qua các năm .................................................51 Bảng 3: Chương trình gia tăng trữ lượng của PVN tới 2025 ...................................53 Bảng 4: Danh sách các Hộ tiêu thụ khí đến năm 2008 .............................................55 Bảng 5: Các hệ thống đường ống dẫn khí hiện có ...................................................56 Bảng 6: Các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài của PVN đến năm 2007 ...........................................................................................................................62 Bảng 7: Ma trận SWOT của PVN .............................................................................80 Bảng 8: Tổng hợp dự báo nhu cầu dầu khí toàn quốc ..............................................87 Bảng 9: Tổng hợp nguồn vốn huy động đầu tư của PVN .........................................89 Hình 1 : Các bể trầm tích tại Malaysia ......................................................................20 ..............................................................46 31/12/2006) ...............................................................................................................47 ạt độ ...................................52 Hình 5: Các hệ thống các đường ống vận chuyển khí tại VN...................................57 Hình 6: Sản lượng và doanh thu từ dầu thô trong nước ............................................59 Hình 7: Cơ cấu sử dụng khí theo hộ tiêu thụ giai đoạn 1995-2007 ..........................60 Hình 8: Cung cầu khí cả nước giai đoạn 1997 -2007 ...............................................60 Hình 9: Các dự án đầu tư ra nước ngoài hiện có......................................................63 Hình 10: Doanh thu và nộp NSNN của ngành dầu khí đến năm 2006 .....................64 Hình 11: Phân bố trữ lượng dầu các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương .....85 Hình 12: Phân bố trữ lượng khí các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ......87 Hình 13: Dự báo cân đối cung cầu dầu thô cho các NMLD tại VN .........................88 Hình 14: Dự báo cung cầu sản phẩm xăng dầu của Việt Nam tới 2025 ...................88 Danh sách bảng biểu và hình vẽ iv
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” MỞ ĐẦU Công nghiệp dầu khí là một Ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X đã xác định rõ tầm quan trọng và khẳng định vị trí của của ngành kinh tế mũi nhọn Dầu khí trong nền kinh tế quốc dân. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, nhất là từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, đã thu hút được hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tư vào thăm dò dầu khí với số vốn lên đến trên 7 tỷ USD, phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới, sản lượng khai thác dầu khí tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu trên thế giới. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí các bể trầm tích của Việt Nam dự báo là rất đáng kể (khoảng 4600 triệu tấn quy dầu, khí chiếm khoảng 50%, phân bố chủ yếu ở thềm lục địa). Trữ lượng dầu khí đã phát hiện vào khoảng trên 1200 triệu tấn quy dầu, trong đó đã phát triển và đưa vào khai thác 11 mỏ dầu, khí. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện ở các diện tích còn lại khá lớn. Đó là tài sản có giá trị và là cơ sở xây dựng định hướng phát triển ngành dầu khí trong thời gian tới. Với những nỗ lực phấn đấu, phát triển mạnh mẽ, ngành dầu khí đã và đang từng bước trở thành một ngành kinh tế hoàn chỉnh, có nhiều đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và góp phần vào sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước. Chỉ tính riêng trong năm 2007 vừa qua, Ngành Dầu khí đã đạt doanh thu trên 180 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2006 và chiếm gần 18% Mở đầu 1
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước trên 80 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% và chiếm 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên phát triển của Ngành Dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, mức độ rủi ro cao, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tính quốc tế hóa rộng rãi,… trong khi nền công nghiệp dầu khí nước ta còn non trẻ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý chưa nhiều. Đây chính là một thách thức lớn đối với ngành dầu khí Việt Nam. Do vậy việc nghiên cứu để tìm hướng phát triển ngành công nghiệp dầu khí sao cho có đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trên cơ cở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực dầu khí, tổng kết được những thành tựu cũng như hạn chế của Ngành Dầu khí trong thời gian qua, nhận định các nhân tố đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành Dầu khí và tham khảo kinh nghiệm trong việc phát triển công nghiệp ở một số nước trên thế giới, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam” với mục tiêu chính là tìm hướng phát triển mới cho ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp dầu khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành Dầu khí. - Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong việc phát triển công nghiệp dầu khí. Mở đầu 2
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” - Phân tích thực trạng và chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp dầu khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác; chế biến dầu khí của các doanh nghiệp trong nước thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) dưới góc độ kinh tế chính trị. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển các hoạt động trong ngành dầu khí từ năm 2000 đến nay và đề xuất giải pháp các giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2025. Phạm vi không gian: Cả trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và dự báo - Nghiên cứu tài liệu trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tạp chí và websites chuyên ngành dầu khí ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn tài liệu của Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch, Vụ Năng lượng, Vụ Xuất nhập khẩu), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Thăm dò khai thác, Ban Phát triển thị trường, Ban Khí Điện, Ban Chế biến dầu khí) về các chính sách, Quyết định, đề án nghiên cứu khoa học… Mở đầu 3
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: - Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp dầu khí của một số nước, rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. - Làm rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam; chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. - Đưa ra các phương hướng, chính sách và đề xuất các giải pháp phát triển Ngành dầu khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: - Chương 1: Phát triển Công nghiệp Dầu khí: cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế - Chương 2: Thực trạng phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - Chương 3: Các quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam Mở đầu 4
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” Chƣơng 1 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Khái luận về phát triển công nghiệp dầu khí 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Hoạt động sản xuất kinh doanh dầu khí là một trong những hoạt động của nền kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực này, hầu hết các quốc gia có hoạt động dầu khí đều có Luật Dầu khí riêng và trong mỗi luật đó đều đề cập đến khái niệm “dầu khí” và khái niệm “hoạt động dầu khí”. Đây chính là những khái niệm rất cần thiết. Theo Luật Dầu mỏ của Thái Lan (1971, Điều 4) thì “Dầu khí có nghĩa là dầu thô, khí thiên nhiên, khí lỏng thiên nhiên, các sản phẩm phụ, các chất cấu thành hydrocarbon nguyên khai bất kể ở thể rắn, nửa rắn, lỏng hay khí”. Còn “Hoạt động dầu khí nghĩa là việc thăm dò, khai thác, tồn trữ, vận tải, bán và cung cấp dầu khí”. Đối với quốc gia Malaysia, khái niệm dầu khí có nghĩa là dầu mỏ hoặc hydrocarbon tương ứng và khí thiên nhiên, tồn tại trong điều kiện tự nhiên. Khái niệm hoạt động dầu khí có nghĩa là việc tìm kiếm để nhận hoặc thu được dầu lửa ở trong nước, nhưng không bao gồm vận chuyển ở nước ngoài, quá trình lọc hoặc hóa lỏng dầu, buôn bán các sản phẩm đã lọc hoặc hóa lỏng hoặc các hoạt động dịch vụ. Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu. “Hoạt động dầu khí” là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và Chương 1 5
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây, hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính: Tìm kiếm - thăm Vận chuyển - Chế biến dầu khí, dò - thai thác Tàng trữ kinh doanh phân phối sản phẩm 1- Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác (còn gọi là lĩnh vực thượng nguồn, hoặc khâu đầu, hoặc Upstream) được tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò v.v... cho tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng giếng. 2- Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí (còn gọi là lĩnh vực trung nguồn, hoặc khâu giữa, hoặc Midstream) là khâu nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ. Quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa, các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu. 3- Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm v.v... (còn gọi là lĩnh vực hạ nguồn, hoặc khâu sau, hoặc Downstream): bao gồm các hoạt động lọc, hoá dầu, chế biến dầu và khí. Nó được tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ nơi xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, khí đó. Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của nó và có quan hệ phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lần nhau. Chương 1 6
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” 1.1.2. Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu khí Qua quá trình hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, đứng trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính của ngành công nghiệp dầu khí như sau: Chịu nhiều rủi ro Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tư. Đôi khi có thể đầu tư lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư. Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện về kinh tế, chính trị. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động dầu khí là rủi ro trong tìm kiếm - thăm dò vì có thể làm mất toàn bộ vốn đầu tư. Trong đó, rủi ro về trữ lượng và khả năng khai thác là lớn nhất. Các hoạt động trong các khâu khác (lọc, hoá dầu, xử lý, vận chuyển, phân phối, kinh doanh sản phẩm dầu khí v.v...) ít chịu rủi ro hơn trong chính bản thân của khâu đó (chỉ làm giảm lợi nhuận của quá trình đầu tư đó), nhưng lại gián tiếp chịu rủi ro do khâu tìm kiếm - thăm dò mang lại. Chẳng hạn trong lĩnh vực lọc, hoá dầu và chế biến kinh doanh chịu rủi ro về sản lượng và chủng loại dầu thô cung cấp, rủi ro về giá dầu thô v.v... Ngoài ra, rủi ro về thị trường là rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này. Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn Dầu khí là ngành công nghiệp phát triển trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển đó, do điều kiện khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát minh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động dầu khí, nếu không ứng dụng công nghệ tiên tiến thì không thể thu được kết quả. Để ứng dụng được Chương 1 7
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” những công nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có. Mang tính quốc tế Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mỗi nước hay mỗi công ty chú ý nhiều hơn tới từng mục tiêu cụ thể. Với các nước có tiềm lực lớn về vốn và mạnh về công nghệ thì hợp tác quốc tế chủ yếu nhằm mục đích san sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí còn non trẻ nên hợp tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn, công nghệ và học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận Khi các phát hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai thác thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán. Chẳng hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 30 USD/thùng. Có thể nói, nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí. Trong các lĩnh vực trên, hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn có sức hấp dẫn cao nhất (mặc dù có rủi ro lớn) vì thu được nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực hạ nguồn, đầu tư vào hoạt động kinh doanh, bán lẻ có thể thu được lợi nhuận lớn, còn đầu tư Chương 1 8
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” vào lọc dầu ít có sức hấp dẫn vì lợi nhuận không cao (đôi khi còn bị lỗ). Tuy nhiên, người ta vẫn đầu tư vào khâu này vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là vì chiến lược an toàn năng lượng và làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển (công nghiệp hoá chất, phân bón v.v...). Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao: Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao và ảnh hưởng đến thị trường cũng như sự phát triển của các ngành khác. Sự gắn liền và nhạy cảm với thị trường được xem xét trên hai góc độ: + Thị trường cho các sản phẩm thượng nguồn (dầu thô) là thị trường thế giới, việc mua bán, giá cả theo thị trường thế giới. Sự biến động giá cả theo sự biến động chung trên thị trường thế giới. Trên thực tế, không bao giờ xẩy ra giá bán dầu thô thấp hơn chi phí sản xuất. + Nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) của lĩnh vực hạ nguồn rất nhạy cảm về thị trường. Nguyên liệu cho các hoạt động lọc dầu chủ yếu là dầu thô. Trong khi đó, thực tế cho thấy thường xuyên có sự không ổn định về giá dầu thô. Điều đó làm ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động lọc dầu ở Việt Nam. Đối với hoạt động hoá dầu nguyên liệu chủ yếu từ các khu vực Mỹ và Châu Âu. Trong bối cảnh hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, tính không ổn định này cũng tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với hoạt động trên lĩnh vực hóa dầu ở Việt Nam. Đối với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất được cũng có nhiều thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới những định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực này. Do vậy, khi quyết định đầu tư cho một dự án dầu khí nói chung cần phải tính đến tính nhạy cảm của thị trường và hiệu quả kinh tế của dự án. Vì tính chất nhạy cảm và không ổn định đó, khi đầu tư, người đầu tư không chỉ tính tới Chương 1 9
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” những lợi ích về kinh tế của dự án mà cần tính đến những lợi thế khác, đặc biệt là chính sách an toàn năng lượng quốc gia. 1.1.3. Vai trò của công nghiệp dầu khí Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng trong quá khứ, hiện tại và tương lai của thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn năng lượng dầu khí đã được phát hiện và được con người khai thác, sử dụng với quy mô và sản lượng ngày càng lớn. Đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, dầu khí đã trở thành nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thống kê của BP, trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng hiện tại, dầu khí chiếm 61,5%, than là 26,5%, năng lượng hạt nhân là 6% và thủy điện là 6%. Dự báo trữ lượng dầu khí thế giới còn khoảng 162 tỷ tấn dầu (có khả năng khai thác thêm 30 năm) và 180 nghìn tỷ m3 khí (có thể khai thác thêm 70 năm) do đó dầu khí trong tương lai vẫn là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn năng lượng của thế giới. Đối với những quốc gia có tiềm năng dầu khí, việc tìm kiếm thăm dò, khai thác, kinh doanh dầu khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân và mang lại lợi nhuận cao. Xuất phát từ nguồn thu nhập và lợi nhuận cao nên việc tích tụ tư bản từ dầu khí thường nhanh chóng và lớn. Vì vậy, dầu khí có ưu thế trong việc đóng góp vào ngân sách quốc gia và hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Ngoài ra, dầu khí còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động an ninh, quốc phòng, một yếu tố không thể thiết trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Thị trường dầu khí có quy mô lớn, cạnh tranh quyết liệt và ảnh hưởng đến lợi ích của hầu hết các quốc gia, đáng chú ý là mâu thuẫn trong quan hệ sở hữu và sử dụng dầu khí giữa những quốc gia có nền kinh tế phát triển, tiềm năng Chương 1 10
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” dầu khí hạn chế nhưng mức tiêu thụ nhiều như Mỹ, Nhật bản, một số nước Châu Âu, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ với các nước có tiềm năng dầu khí lơn, tiêu thụ ít, sản lượng khai thác cao và xuất khẩu nhiều như Ả rập xê út, I rắc, Cô oét,... Đây chính là mối quan hệ hết sức phức tạp vì thực chất dầu khí là loại năng lượng hành hóa mang tính chiến lược đặc thù, một nguồn năng lượng không tái sinh, trong khi đó lại phân bố không đồng đều. Chính vì vậy, trên trường quốc tế hiện nay, dầu khí được xem là lĩnh vực quan trọng, chi phối đáng kể các quan hệ chính trị, ngoại giao cũng như các mối quan hệ liên quan khác giữa các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Các nước trên thế giới đang tích cực thực hiện chiến lược nắm giữ các nguồn dầu mỏ trên thế giới. Các cuộc chiến tranh, xung đột chính trị gần đây trên thế giới đều liên quan đến dầu mỏ. Đối với nền kinh tế của Việt Nam, dầu khí có vai trò rất quan trọng trong quá trình CNH-HĐH. Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế, kỹ thuật đa ngành và liên ngành, là khâu đầu cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các sản phẩm hóa dầu cho các ngành công nghiệp khác như điện lực, hóa chất, … Hàng năm, ngành dầu khí đã có những đóng góp rất lớn (từ 20-25%) vào tổng thu ngân sách Nhà nước. Sự phát triển của ngành dầu khí ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và thúc đẩy phát triển KT- XH của các địa phương. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể nói rằng bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển cũng như duy trì được sự ổn định về chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đều phải có chiến lược phát triển an ninh năng lượng dầu khí với sự duy trì nguồn cung cấp đầy đủ, ổn định và giá cả hợp lý. Chương 1 11
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” 1.1.4. Điều kiện và nội dung phát triển ngành công nghiệp dầu khí a. Điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí: Điều kiện để ngành công nghiệp dầu khí phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên dầu khí trong nước; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; trình độ nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý; vốn đầu tư; hợp tác quốc tế; đầu tư ra nước ngoài; chính sách, khung pháp lý của Nhà nước… - Tiềm năng dầu khí: Nguồn tài nguyên dầu khí trong nước có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp dầu khí. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dầu khí, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 17 - 20 triệu tấn dầu quy đổi và là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba trong khu vực. Với nhu cầu hiện nay, nếu có nhà máy lọc dầu, Việt Nam có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân. Đó là thế mạnh đối với PVN. Trong khi đó rất nhiều quốc gia không có được tiềm năng về tài nguyên như chúng ta. - Hợp tác quốc tế: Hợp tác kinh tế là tiền đề tạo điều kiện cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập càng có tác động tích cực hơn cho sự phát triển đó. Việt Nam cần phải hội nhập và không nên loại trừ bất cứ một ngành kinh tế nào. Cần coi hội nhập là điều kiện và phương tiện để phát triển ngành Dầu khí cả ở trong và ngoài nước. Hội nhập không chỉ giúp ngành Dầu khí thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào ngành Dầu khí trong nước, tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm của Ngành mà còn tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng đầu tư cho hoạt động dầu khí ra nước ngoài. Tuy nhiên, cần có bước đi thích hợp cho từng lĩnh vực hoạt động của Ngành. Để thực hiện chủ trương đó, PVN cần có sự Chương 1 12
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” chuẩn bị cần thiết về mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực để chủ động trong hội nhập. - Trình độ nguồn nhân lực (kỹ thuật và quản lý): Tuy là ngành kinh tế mới phát triển ở Việt Nam nhưng Việt Nam đã có được một đội ngũ người lao động được đào tạo cơ bản và có một kinh nghiệm nhất định trong việc triển khai các hoạt động dầu khí. Từ chỗ lao động của Việt Nam chỉ đảm nhận được một số khâu công việc, còn lại phải thuê chuyên gia nước ngoài, đến nay người Việt Nam đã thay thế được nhiều vị trí của người nước ngoài mà vẫn bảo đảm tốt chất lượng công việc. Từ chỗ không đủ lao động và kinh nghiệm triển khai độc lập các hoạt động dầu khí trong nước, đến nay Việt Nam đã có đủ khả năng tự lực triển khai các hoạt động dầu khí ở nước ngoài. Đó là những thế mạnh nội tại của PVN - Vốn đầu tư rất lớn để đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên dưới lòng đất. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, đa dạng các sản phẩm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế. Và cũng do sử dụng vốn đầu tư lớn nên vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí. - Chính sách của Nhà nước: Công nghiệp dầu khí phát triển góp phần thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác cả trong phạm vi địa phương, nơi có các hoạt động dầu khí cũng như trong cả nước. Phát triển công nghiệp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình dầu khí là một khối lượng công việc rất lớn, có liên quan nhiều đến các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tỉnh, thành phố. Đặc biệt đối với nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, hệ thống Chương 1 13
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” đường ống dẫn dầu và khí, hệ thống kho cảng xăng dầu, … là hệ thống hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần tạo lập những cơ chế chính sách đầu tư, hành lang pháp lý, v.v... phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng. Đối với những vùng nước sâu xa bờ, các mỏ hiệu quả thấp, Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi, áp dụng các sắc thuế ưu đãi đủ hấp dẫn sẽ kích thích đầu tư nước ngoài. Hoặc khuyến khích các nước có nguồn dầu thô xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy lọc và hóa dầu tại Việt Nam; ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy chế biến Dầu khí, về thuế, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến Dầu khí. Như vậy, các chính sách hỗ trọ của nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính… sẽ phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình Dầu khí. b. Nội dung phát triển công nghiệp dầu khí Dựa trên những điều kiện để phát triển ngành dầu khí, có thể nhận thấy rằng một quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí trước hết phải dựa trên nguồn tài nguyên trong nước và đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích sử dụng nguồn tài tài nguyên này phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, các nội dung phát triển công nghiệp dầu khí cần xem xét theo hướng: Một là, phát triển đồng bộ các hoạt động dầu khí trong nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách: từ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến công tác vận chuyển, chế biến và kinh doanh phân phối sản phẩm dầu khí (đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình Chương 1 14
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” dầu khí, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thu xếp tài chính, vấn đề môi trường …), trong đó cần: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác trong nước; ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp; Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí thiên nhiên trong nước, sử dụng khí thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các ngành công nghiệp khác, giao thông vận tải và tiêu dùng gia đình. Thực tế cho thấy, đối với các nước đã có ngành công nghiệp dầu khí phát triển, ở cả những quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên dầu khí cũng như các quốc gia có ít nguồn tài nguyên dầu khí, tuy mức độ đầu tư có khác nhau nhưng thường đầu tư vào cả ba lĩnh vực: tìm kiếm-thăm dò-khai thác; lọc hóa dầu và chế biến khí. Việc đầu tư vào cả ba lĩnh vực giúp các nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro, dễ chiếm lĩnh thị trường và bù trừ lợi nhuận. Nhiều quốc gia lấy lợi nhuận từ khâu thượng nguồn để bù lỗ cho hoạt động hạ nguồn hoặc lấy lợi nhuận từ một lĩnh vực hoạt động nào đó trong một khâu để bù lỗ cho các hoạt động khác trong cùng khâu đó. Hai là, tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên Chương 1 15
- “Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” liệu cho các ngành công nghiệp khác. Khi phát triển các lĩnh vực hoạt động trong ngành dầu khí, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải chú trọng viecj thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn cũng như chất xám về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, vận hành và coi đây là một yếu tố quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, mức độ khuyến khích đầu tư và các chính sách hợp tác cụ thể được thực hiện ở mức độ khác nhau tùy theo mỗi nước và giai đoạn phát triển nhưng nhìn chung môi trường đầu tư ở các nước đều được cải thiện theo hướng tích cực. Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng: Việc phát triển ngành dầu khí đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Tính đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp dầu khí thể hiện từ khâu khai thác đến vận chuyển và phân phối đến các hộ tiêu thụ dầu khí trên đất liền: khai thác phát triển mỏ đưa dầu thô và khí đốt vào bờ phải được vận chuyển qua đường ống dẫn chuyên dụng dầu khí đến tận các hộ tiêu thụ như: Nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy điện-đạm sử dụng khí thiên nhiên… Việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong ngành dầu khí liên quan đến việc tạo điều kiện và ưu tiên quỹ đất quy hoạch, các vị trí thuận lợi cảng nước sâu để xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, hệ thống đường ống dẫn khí và sản phẩm dầu, hệ thống kho cảng xăng dầu, căn cứ dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa lý của từng quốc gia để phát triển công nghiệp dầu khí nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Địa điểm các công trình dầu khí : Nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, v..v... gắn với các quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương để kết hợp khai thác chung các công trình hạ tầng như nạo vét luồng lạch, đường giao thông, hệ thống điện và nước nhằm tối ưu hóa việc đầu tư các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty và công nghiệp địa phương. Tập trung nghiên cứu để ban hành các quy định phù hợp và có liên quan đến công tác di dân và Chương 1 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn