Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là được lựa chọn nhằm xác định các nguyên nhân làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trở nên kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro của các TCTD, đảm bảo an toàn và lành mạnh hệ thống tài chính. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp chính sách phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC BÌNH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM, ngày 24 tháng 4 năm 2012 Tác giả Nguyễn Đức Bình
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Quế Giang, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng bày tỏ lời biết ơn đến TS. Vũ Thành Tự Anh, người đã hỗ trợ, tư vấn về phương pháp nghiên cứu, giúp tôi sáng tỏ nhiều vấn đề. Cảm ơn Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cảm ơn các thầy cô trong chương trình đã truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại Trường. Cảm ơn tất cả các bạn học viên MPP3, các anh chị đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Tác giả Nguyễn Đức Bình
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... v TÓM TẮT ................................................................................................................................. vi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách. ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 3 1.4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 4 1.4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích ............................................................... 4 1.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.4.2.2. Khung phân tích ..................................................................................................... 4 1.5. Nguồn thông tin.................................................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG .... 6 2.1. Khái niệm hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ..................................................... 6 2.2. Mục tiêu hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ........................................................ 6 2.3. Phƣơng thức thanh tra, giám sát ngân hàng ................................................................... 7 2.4. Quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng ........................................................................ 7 2.5. Tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam .................................... 8
- iv CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II VÀ CHO VAY VINASHIN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................... 10 3.1. Tình huống thua lỗ 3.000 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính II - sự hạn chế của hoạt động giám sát từ xa ........................................................................................................ 10 3.1.1. Mô tả tình huống ......................................................................................................... 10 3.1.2. Phân tích ...................................................................................................................... 12 3.1.2.1. Hạn chế trong hoạt động giám sát từ xa ............................................................... 12 3.1.2.2. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát từ xa ............................. 14 3.2. Tình huống cho vay Vinashin - sự kém hiệu quả của hoạt động thanh tra tại chỗ: .. 18 3.2.1. Mô tả tình huống ......................................................................................................... 18 3.2.2. Phân tích ...................................................................................................................... 21 3.2.2.1. Hạn chế của hoạt động thanh tra tại chỗ ............................................................... 21 3.2.2.2. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tại chỗ ........... 23 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ........................................................................... 29 4.1. Giải pháp về đổi mới phương thức thanh tra, giám sát ...................................................... 29 4.2. Giải pháp về hạ tầng thanh tra, giám sát ............................................................................ 29 4.3. Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan TTGSNH ...................................... 30 4.4. Giải pháp về cải thiện chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ........................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 32 PHỤ LỤC................................................................................................................................. 37
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALC II: Công ty cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Leasing Joint Company II) Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development) CIC: Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center) HĐQT: Hội đồng quản trị NHNN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại TCTD: Tổ chức tín dụng TTGSNH: thanh tra, giám sát ngân hàng TTGSNH trung ương: cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam TTGSNH chi nhánh: cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh tỉnh, thành phố thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Vinashin: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
- vi TÓM TẮT Trong bối cảnh thực trạng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ngày càng xấu đi với sự phá sản của hàng chục ngàn doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng đang đối mặt những khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn hệ thống. Sự đổ vỡ, hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước làm gia tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, với vốn tự có thấp, và năng lực quản trị rủi ro yếu. Trong khi đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả trên nhiều phương diện, chưa đáp ứng kỳ vọng đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu rủi ro hệ thống ngân hàng. Do vậy, việc nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng kém hiệu quả nhằm tìm ra giải pháp phù hợp trở nên cần thiết. Để đáp ứng mục tiêu này, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu: (i) những yếu tố nào làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng kém hiệu quả?; (ii) Giải pháp nào giúp cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng? thông qua phân tích tình huống thực tế thua lỗ của Công ty cho thuê tài chính II và cho vay Vianshin của các ngân hàng thương mại dựa trên các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, sự kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở cả hai phương thức hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, do nhiều nguyên nhân. Sự bất cập của mô hình giám sát, thể hiện ở việc tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát một cách phân tán, chia cắt, tính độc lập chưa cao. Phương thức thanh tra, giám sát mang nặng tính tuân thủ pháp quy, chưa thực hiện việc giám sát trên cơ sở rủi ro. Hạ tầng thanh tra, giám sát chưa được hoàn thiện bởi khuôn khổ pháp lý còn bất cập, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lạc hậu. Chất lượng của đội ngũ làm công tác thanh tra, giám sát chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát hiệu quả bởi cơ chế khuyến khích chưa thỏa đáng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chưa phù hợp với đặc thù hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đưa ra các nhóm giải pháp chính sách nhằm cải thiện hiệu quả của hoạt động này. Trước hết, cần cấu trúc lại mô hình tổ chức tinh gọn, tập trung, và thống nhất. Thứ hai, chuyển đổi phương thức thanh tra, giám sát từ phương pháp tuân thủ sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Thứ ba, hiện đại hóa công nghệ, kỹ thuật
- vii giám sát, tạo dựng khuôn khổ pháp lý. Cuối cùng, cải thiện chất lượng đội ngũ hoạt động, hạ tầng thanh tra, giám sát.
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách. Theo Nguyễn Đức Thành (2011), tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện tại nằm ở khu vực ngân hàng, nơi đang gánh chịu phải hai áp lực: khó khăn của khu vực doanh nghiệp và khu vực thị trường tài sản. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh trong năm 2011, tính đến thời điểm cuối tháng 10/2011, cả nước có đến 47 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động (Anh Quân, 2011). Tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Dưới tác động của tình trạng trên, nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng, nhất là khối ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước. Theo NHNN (2011), đến cuối tháng 10/2011, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 85,3 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ cho vay. Theo số liệu của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), đến cuối tháng 9/2011, tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM nhà nước là 5,76% tăng 2,31% (tương đương 17.766 tỷ đồng) so với đầu năm 2011, chiếm đến 51,39% tổng nợ xấu toàn hệ thống, trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả mất vốn) chiếm gần 50% tổng nợ xấu của khối (Thanh Hà, 2011). Theo báo cáo của Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương tháng 9/2011 cho thấy, nợ xấu đang gia tăng trong các NHTM quốc doanh, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng ngoại thương là 3,47%, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) là 6,67% (Lệ Chi, 2011), trong đó các khoản cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng của các NHTM nhà nước đối với Vinashin đã mang lại những khoản nợ xấu khổng lồ cho các ngân hàng này. Hơn nữa, nợ xấu của các NHTM đã phát sinh trên cả thị trường liên ngân hàng (Thanh Như, 2011). Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tiểm ẩn nhiều rủi ro. Với vốn tự có thấp, huy động nguồn vốn trung dài hạn khó khăn và phụ thuộc vào nguồn vốn từ các ngân hàng mẹ, các công ty này luôn vào tình trạng rủi ro thanh khoản cao nhất trong số các tổ chức tín dụng (TCTD). Hai (ANZ - Vitract và Kexim) trong số bốn công ty cho thuê tài chính nước ngoài chỉ hoạt động cầm chừng (Anh Vũ, 2011), trong khi đó Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Agribank có nhiều sai phạm, không tuân thủ các nguyên tắc thận trọng trong hoạt động gây nên tình trạng mất khả năng thanh khoản kéo dài, nợ xấu chiếm hơn 60% tổng dư nợ, thua lỗ 3 ngàn tỷ đồng, thất thoát tài sản hơn 4 ngàn tỷ đồng.
- 2 Trước những bất ổn vĩ mô, hiện trạng ngày càng xấu đi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ nhiều trục trặc, khó khăn, tiềm ẩn rủi ro. Theo Harry Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), hệ thống ngân hàng đang đối mặt với ba mối nguy: nợ xấu gia tăng, vốn tự có thấp và thiếu thanh khoản. Phan Minh Ngọc (2011) cho rằng “hệ thống ngân hàng Việt đã lún sâu vào khó khăn” do yếu kém về quản trị cũng như thực thi chưa nghiêm việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nỗ lực cho tiến trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng có khoảng chục ngân hàng có quy mô nhỏ hoạt động chưa lành mạnh cần phải được cơ cấu. Trong khi đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) còn nhiều hạn chế, bất cập, tỏ ra kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Hiệu lực của hoạt động thanh tra trong việc xử lý, chấn chỉnh các sai phạm của các ngân hàng thương mại đối với việc tuân thủ các quy định của NHNN chưa cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất, của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua là sự thất bại về mặt giám sát của NHNN (Bùi Thị Phương Thảo, 2011). Hoạt động thanh tra, giám sát cũng chưa tạo lập kỷ luật thị trường mà điển hình là tình trạng phá rào quy định trần lãi suất của hệ thống ngân hàng diễn ra trong thời gian dài. Vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng đã thừa nhận tại phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 25/11/2011 “Tôi xin nhận khuyết điểm với Quốc hội và nhân dân vì đã để vượt trần lãi suất trong thời gian qua. Từ trung ương đến địa phương lực lượng thanh tra rất nhiều và đã tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra trong 6 tháng đầu năm nhưng không phát hiện được bất kỳ trường hợp nào vi phạm, chúng tôi thừa nhận đây là yếu kém, trì trệ của thanh tra giám sát ngân hàng trong lĩnh vực này, trách nhiệm thuộc về lãnh đạo NHNN” (Quỳnh Anh, 2011). Hơn nữa, những bất ổn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2007 trở lại đây, điển hình như việc đầu tư quá mức vào các tài sản rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán của các NHTM trong thời gian qua nhưng không được NHNN phát hiện, đề ra giải pháp xử lý kịp thời, cho thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động giám sát của NHNN đối với hệ thống ngân hàng. Phương thức hoạt động thanh tra, giám sát hiện vẫn chú trọng đến việc tuân thủ quy định, chưa áp dụng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro, chưa chú trọng hoạt động cảnh báo sớm. Theo Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), hoạt động giám sát của NHNN chỉ đáp ứng 6 trong 25 nguyên tắc giám sát
- 3 ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel. Mặc dù hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua chưa ghi nhận trường hợp đổ vỡ hay phá sản nhưng điều đó chưa minh chứng cho sự an toàn của hệ thống ngân Việt Nam hay tính hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng của NHNN (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2011). Theo Ủy ban Basel, giám sát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sẽ góp phần đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó hệ thống ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong các giao dịch tài chính, huy động vốn và phân bổ nguồn tiết kiệm. Giám sát tốt, có hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, đảm bảo các ngân hàng có đủ năng lực về vốn và nguồn dự trữ để phòng, chống các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Giám sát tốt, có hiệu quả thị trường tài chính cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả sẽ tạo ra một loại hàng hoá công bậc cao. Hoạt động giám sát trên thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định về tài chính cho một quốc gia. Mặc dù chi phí cho hoạt động giám sát ngân hàng hiệu quả tương đối cao, nhưng thực tế qua các cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy chi phí, mất mát của nền kinh tế cho sự giám sát yếu kém còn cao hơn nhiều. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Với bối cảnh trên, đề tài “Giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng” được lựa chọn nhằm xác định các nguyên nhân làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trở nên kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro của các TCTD, đảm bảo an toàn và lành mạnh hệ thống tài chính. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp chính sách phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tập trung trả lời hai câu hỏi nghiêu cứu sau Câu hỏi 1: Các yếu tố nào làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng kém hiệu quả trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro của hệ thống ngân hàng? Câu hỏi 2: Giải pháp nào giúp cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng?
- 4 1.4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các tình huống thực tế tại Công ty cho thuê tài chính II và cho vay đối với tập đoàn kinh tế Vinashin của các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Việc phân tích nguyên nhân hạn chế hoạt động TTGSNH chỉ tập trung ở hai hoạt động trung tâm: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích 1.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu tình huống thực tế đã xảy ra rủi ro, gây tổn thất cho các TCTD, cụ thể là trường hợp thua lỗ của ALC II và nợ xấu trong cho vay Vinashin của hệ thống ngân hàng và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong những trường hợp này. 1.4.2.2. Khung phân tích Việc nghiên cứu, xác định các nguyên nhân gây nên tình trạng kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tập trung ở hai hoạt động cốt lõi giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ được dựa trên các chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả do Ủy ban Basel ban hành thông qua phân tích hai tình huống kết hợp với thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN, kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện. Ngoài ra, việc phân tích, lập luận còn được dựa trên cơ sở các lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lý thuyết hành vi để đi đến những kết luận về nguyên nhân làm cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN trở nên kém hiệu quả. Từ đó đưa ra các giải pháp chính sách đối với các cơ quan chức năng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. 1.5. Nguồn thông tin Các thông tin liên quan đến vụ thua lỗ của ALC II và cho vay Vinashin của các NHTM được thu thập từ các bài viết trên các báo, tạp chí khác nhau.
- 5 Thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng từ cơ quan TTGSNH, NHNN, tạp chí ngân hàng. Thông tin về hoạt động ngân hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng, các trang thông tin của các Ngân hàng thương mại. 1.6. Cấu trúc của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 4 chương, tương ứng với các nội dung sau: Chương 1: Dẫn nhập, bối cảnh chính sách, phương pháp luận Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu và vấn đề chính sách công, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2: Khái quát về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Trình bày khái quát các vấn đề cơ bản về hoạt động TTGSNH, theo đó đưa ra các khái niệm về thanh tra, giám sát, TTGSNH, mục tiêu, phương thức hoạt động, quy trình thanh tra, giám sát và tổ chức hoạt động TTGSNH ở Việt Nam. Chương 3: Phân tích tình huống Phân tích tình huống thua lỗ 3 ngàn tỷ đồng của ALC II và cho vay đối với Vinashin của các ngân hàng thương mại kết hợp với phân tích thực trạng hoạt động TTGSNH dựa trên các chuẩn mực quốc tế, nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả. Qua đó, làm rõ những yếu tố nào làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN trong việc ngăn chặn, hạn chế những tổn thất ảnh hưởng lớn đến an toàn, hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng như sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Chương 4: Khuyến nghị giải pháp chính sách Trên cơ sở phân tích ở chương 3, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giúp cải thiện hiệu quả của hoạt động TTGSNH, tăng năng lực trong việc giám sát, ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro, tổn thất trong hoạt động của các NHTM, góp phần đảm bảo tính ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
- 6 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 2.1. Khái niệm hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc Latin (inspectare) có nghĩa là nhìn vào bên trong, chỉ một sự kiện kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với một hoạt động của một đối tượng nhất định. Theo từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ thanh tra là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Giám sát là hình thức kiểm tra toàn diện, thẩm quyền từ bên ngoài của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt, thì giám sát là "theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không". Theo Luật NHNN (2010), thanh tra ngân hàng là “hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng” và giám sát ngân hàng là “hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Trên cơ sở các khái niệm trên, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được hiểu là các hoạt động nhằm đảm sự an toàn và lành mạnh hệ thống ngân hàng, bao gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý, cấp phép, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và cưỡng chế thực thi các yêu cầu chỉnh sửa, cảnh báo rủi ro. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung phân tích ở hai hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, là các hoạt động trung tâm, giữ vai trò trong hoạt động TTGSNH. 2.2. Mục tiêu hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Với tính chất hoạt động của trung gian tài chính, sử dụng chủ yếu nguồn vốn tiết kiệm để cấp tín dụng, hoạt động các NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các ngành kinh doanh khác. Bên cạnh đó, sự khủng hoảng hay đổ vỡ các NHTM có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống do sự gắn kết với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng hay sở hữu chéo lẫn nhau. Vì vậy, cần có sự giám sát, can thiệp của nhà nước nhằm sửa chữa thất bại của thị trường trong việc hạn chế, khắc phục tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức, bất cân xứng thông tin, vấn đề người thừa hành –
- 7 người ủy quyền. Do đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng có mục tiêu đảm bảo cho các NHTM hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn, ít rủi ro và tránh bị đổ vỡ, ổn định hệ thống ngân hàng; bảo vệ lợi ích hợp pháp người gửi tiền; duy trì niềm tin của thị trường vào hệ thống ngân hàng. 2.3. Phƣơng thức thanh tra, giám sát ngân hàng Phương thức thanh tra, giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động TTGSNH. Thông thường, có ba phương pháp được sử dụng để thanh tra giám sát ngân hàng ở các nước, bao gồm: Thứ nhất, phương pháp tuân thủ là phương pháp đơn thuần chỉ kiểm tra, theo dõi sự tuân thủ các quy định của ngân hàng trung ương, các quy định pháp luật của các NHTM. Thứ hai, phương pháp CAMELS là phương pháp xây dựng dựa trên việc thanh tra, giám sát đối với từng hoạt động chủ yếu của NHTM, bao gồm đảm bảo mức độ an toàn vốn (Capital), chất lượng tài sản có (Assets), hoạt động quản trị ngân hàng (Management), hoạt động thu nhập (Earning), quản trị thanh khoản (Liquidity) và độ nhạy với rủi ro (Sensitivity). Thứ ba, phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro (risk-based supervision) là phương pháp được xây dựng dựa trên việc giám sát hoạt động của các NHTM thông qua đánh giá các loại hình rủi ro mà các tổ chức này gặp phải. Thông thường, một NHTM có thể gặp phải những loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro pháp lý. Trên cơ sở xác định các loại rủi ro các NHTM đang đối mặt, cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra những đánh giá về mức độ rủi ro của từng loại rủi ro và khả năng quản trị của từng loại rủi ro của NHTM. Từ đó đưa ra những khuyến nghị và thiết lập những yêu cầu cần thiết đối với NHTM nhằm giúp cho NHTM có thể có đủ khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động. 2.4. Quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng Như đề cập ở trên, hoạt động TTGSNH bao gồm 4 bước khép kín: định chế, cấp phép; giám sát từ xa; thanh tra tại chỗ và cưỡng chế thực thi, cụ thể như sau:
- 8 Bước 1: tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của các NHTM, các điều kiện để cấp phép, ban hành những quy định về quản lý rủi ro hoạt động cho các NHTM, tiến hành cấp phép hoạt động. Buớc 2: xây dựng các báo cáo mà các NHTM phải thực hiện, tạo dựng cơ sở dữ liệu để giám sát từ xa. Giám sát từ xa là việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động dựa trên cơ sở thông tin, dữ liệu do các NHTM cung cấp định kỳ và qua việc trao đổi, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Giám sát từ xa được hiểu là hoạt động mà các giám sát viên ngồi tại trụ sở của mình tiếp nhận các báo cáo, thu thập thông tin để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các NHTM. Bước 3: tiến hành thanh tra tại chỗ theo yêu cầu và dựa trên kết quả giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ là hoạt động tổ chức đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp hoạt động của các TCTD tại trụ sở của họ trên cơ sở tiếp cận hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung cần thanh tra. Bước 4: từ kết quả hoạt động thanh tra tại chỗ, các thanh tra, giám sát viên đưa ra các yêu cầu, kiến nghị chỉnh sửa, cảnh báo rủi ro đối với NHTM được thanh tra và là căn cứ thay đổi những quy định và môi trường pháp lý cho phù hợp với thực tế. 2.5. Tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam Hoạt động TTGSNH ở Việt Nam hiện được thực hiện bởi cơ quan TTGSNH thuộc NHNN Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu tổ chức bao gồm sáu vụ, một cục, văn phòng và TTGSNH chi nhánh tại 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Theo đó, cơ quan TTGSNH có chức năng tham mưu cho Thống đốc NHNN ban hành quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, hướng dẫn tiêu chuẩn thành lập hay giải thể các TCTD; trình Thống đốc NHNN ra quyết định thành lập cấp và thu hồi giấy phép hoạt động các TCTD; thanh tra chuyên ngành về ngân hàng bao gồm thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động các TCTD. Sau đó, Luật NHNN năm 2010 đã bổ sung chức năng giám sát ngân hàng, bao gồm các hoạt động giám sát chấp hành quy định pháp luật,
- 9 phân tích tình hình tài chính, hoạt động quản trị điều hành và mức độ rủi ro của đối tượng được giám sát; phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm của các TCTD.
- 10 CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II VÀ CHO VAY VINASHIN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3.1. Tình huống thua lỗ 3.000 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính II - sự hạn chế của hoạt động giám sát từ xa 3.1.1. Mô tả tình huống Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 2006, một đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), với vốn điều lệ 350 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Theo kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước ban hành vào cuối tháng 10 năm 2010, mặc dù vừa mới được thành lập với nguồn vốn chủ sở hữu 350 tỷ đồng nhưng ALC II đã huy động vốn từ nhiều tổ chức tài chính lên đến hàng ngàn tỷ đồng và đầu tư tập trung cho thuê tài sản (chiếm 56,6% tổng dư nợ) vào ngành vận tải biển đối với các công ty cổ phần ít vốn mới thành lập, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ALC II đã thực hiện thẩm định hồ sơ trước khi cho thuê chưa đúng quy định, không kiểm tra chất lượng tài sản, xác định giá; chất lượng thẩm định kém, lỏng lẻo trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn của khách hàng. ALC II có nhiều sai phạm trong việc mua, quản lý tài sản cho thuê đã làm thất thoát tài sản như: mua tài sản không thuộc sở hữu của bên bán, xác định giá mua bán tài sản không có cơ sở, có dấu hiệu bất thường trong việc xác định giá mua tài sản trong vụ cho thuê xe cẩu đối với Công ty Xây dựng và Thương mại Quang Vinh, không quản lý chặt chẽ tiền giải ngân, để khách hàng chiếm dụng vốn trong vụ ALC II đầu tư 451 tỷ đồng vào 5 tàu biển từ 2008- 2009 (ALC II đã giải ngân hết 451 tỷ đồng trong khi khách hàng chưa có tàu bàn giao). Thực trạng hoạt động trên đã gây nên tình trạng thua lỗ trầm trọng cho ALC II. Cũng theo kết quả kiểm toán nêu trên, năm 2009, ALC II lỗ 3 ngàn tỷ đồng (gấp 8,5 lần vốn điều lệ), và khoản lỗ tiềm ẩn tăng thêm 1.266 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 60,4% tổng dư nợ. Tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản là 2.573 tỷ đồng, mất khả năng thanh khoản tại thời điểm quý IV năm 2009 ở mức 1,7 ngàn tỷ đồng, và ước tính mất khả năng thanh khoản ở mức hơn 6,6 ngàn tỷ đồng đến thời điểm cuối năm 2010 (Khánh Huyền,
- 11 2011). Theo Thuy Thơ (2011), đến cuối tháng 3 năm 2011, dư nợ cho thuê tài chính của ALC II là 7.184 tỷ đồng, ALC II nợ các tổ chức gần 7.950 tỷ đồng, trong đó nợ Agribank 3.953 tỷ đồng, nợ các tổ chức khác 3.996 tỷ đồng. Theo quy đị tỷ , tổng mức cho vay và bảo lãnh tín dụng đối với một doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD (NHNN, 2005,). Năm 2007, nếu Agribank tuân thủ theo quy định này, ALC II sẽ không được vay thêm từ Agribank, bởi vì dư nợ cho vay của Agribank đối với ALC II đến thời điểm cuối năm 2006 đã trên 2.200 tỷ đồng, vượt 10% vốn tự có Agribank (Minh Quang, 2011). Tuy nhiên, theo Minh Quang (2011), tại thời điểm tháng 4 năm 2007, HĐQT Agribank vẫn quyết định tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho ALC II vay đến 3.770 tỷ đồng. Ở thời điểm này, dư nợ của ALC II tại Agribank là 2.555 tỷ đồng, vượt 1.325 tỷ đồng hạn mức cho phép theo quy định nêu trên của NHNN. Từ nguồn vốn vay của Agribank và các tổ chức khác, ALC II đã đầu tư vào tài sản cho thuê tài chính, tiến hành các hoạt động cho thuê tài chính tràn lan trong khi chất lượng thẩm định kém, dẫn đến việc thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Theo Thuy Thơ (2011), tình trạng ALC II kinh doanh thua lỗ được Agribank phát hiện từ năm 2007. Khi đó, Agribank đã thành lập tổ giám sát, và thành lập ban chỉ đạo gồm 21 thành viên nhằm phục hồi thực trạng tài chính tồi tệ cho ALC II. Từ đó, Agribank tiếp tục bảo lãnh cho ALC II vay các tổ chức khác, cho vay ALC II vượt giới hạn quy định nhằm cải thiện tình hình nhưng do quản lý, giám sát lỏng lẻo tình trạng của ALC II ngày càng xấu đi theo như kết quả kiểm toán. Sau khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam các cán bộ ALC II và các đối tượng liên quan, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng “NHNN đã phát hiện sai phạm tại đơn vị này từ năm 2010. Thanh tra, giám sát NHNN đã có kết luận thanh tra hoạt động tại ALCII, trong đó có nêu rõ những sai phạm tại công ty này về vấn đề huy động, cho vay và cho thuê tài chính từ năm 2007 đến năm 2009. Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án khoảng 10 ngày, TTGSNH đã gửi kết luận thanh tra cho cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.” Tuy nhiên, theo nhận định chung thì “sự vào cuộc của thanh tra NHNH là quá muộn. Thời điểm NHNN
- 12 tiến hành thanh tra thì các sai phạm, tổn thất của ALC II đã lên đến đỉnh điểm.” (Lam Sơn, 2011). Thời điểm đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành các hoạt động kiểm toán, điều tra. Trong đó, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã hoàn tất công việc kiểm toán, xác định rõ các khoản thua lỗ, mất mát, thực trạng tài chính, các sai phạm trong quản lý, tác nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng đã cơ bản làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm của một số cán bộ ALC II để khởi tố các bị can theo Luật hình sự. 3.1.2. Phân tích 3.1.2.1. Hạn chế trong hoạt động giám sát từ xa Qua tình huống trên ta có thể thấy sự hạn chế của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng trong việc giám sát từ xa đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cũng như cảnh báo rủi ro, hạn chế tổn thất trong hoạt động của các TCTD. Theo nguyên tắc cơ bản số 16 của Ủy ban Basel về hoạt động thanh tra ngân hàng hiệu quả, một hệ thống giám sát ngân hàng có hiệu lực cần bao gồm cả hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Theo đó, thanh tra, giám sát ngân hàng phải có công cụ thu thập, đánh giá, phân tích báo cáo an toàn và số liệu thống kê, bao gồm các báo cáo tài chính cơ bản, các tài liệu bổ trợ cung cấp chi tiết cụ thể hơn về sự tiềm ẩn các loại rủi ro khác nhau và các khía cạnh tài chính khác của ngân hàng bao gồm các khoản dự phòng rủi ro và hoạt động ngoại bảng như các cam kết bảo lãnh, các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ. Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa của TTGSNH theo quy định hiện hành1, bao gồm dữ liệu bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản bậc 3 và các báo thống kê định kỳ hàng tháng do các TCTD cung cấp và thông tin về rủi ro tín dụng do Trung tin thông tin tín dụng cung cấp qua mạng của NHNN. Sau khi có được thông tin, dữ liệu, các giám sát viên tiến hành kiểm tra mức độ đầy đủ, tính chính xác và nhất quán của dữ liệu, đồng thời tiến hành phân tích và lập báo cáo giám sát. Các thanh tra viên trong khi thanh tra tại chỗ kiểm tra độ chính xác của báo cáo định kỳ và tập 1 được quy định tại Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của Thống đốc NHNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 348 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn