intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hệ thống XHTD nội bộ và mô hình xác suất vỡ nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình PD – hệ thống XHTDNB đối với doanh nghiệp vay vốn thông qua các số liệu có thực, phát sinh trong quá trình hoạt động của VCB thời gian qua; các khảo sát phỏng vấn thông qua cán bộ trực tiếp và chuyên viên cấp cao phản ánh tính trung thực của đề tài và góp phần làm rõ được những tồn tại và hạn chế của hệ thống XHTD bên cạnh những thành tựu đạt được của VCB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hệ thống XHTD nội bộ và mô hình xác suất vỡ nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH NHÃ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH NHÃ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành Tài Chính- Ngân Hàng ( Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Viết Tiến TP. Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Hệ thống XHTD nội bộ và mô hình xác suất vỡ nợ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng; các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. TP. HCM, ngày … tháng …. năm 2020 Tác giả Trần Thanh Nhã
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................4 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..........................................................................5 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu .....................................................................................5 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................7 2.1. Giới thiệu về VCB ............................................................................................7 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về VCB................................................................................7 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VCB .......................................8 2.1.3. Thành tựu của VCB về hoạt động QTRRTD trong những năm gần đây: ......10 2.2. Biểu hiện của vấn đề ......................................................................................11 2.3. Xác định vấn đề .............................................................................................. 13 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....15 3.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 15 3.1.1. Các phương pháp đo lường RRTD.................................................................15 3.1.1.1. Mô hình của các tổ chức xếp hạng Moodys, S&P & Fitch .........................15 3.1.1.2. Mô hình lượng hóa RRTD ............................................................................18 3.1.2. Hệ thống XHTD nội bộ ..................................................................................20 3.1.3. Mô hình xác suất vỡ nợ ..................................................................................23 3.1.4. Ưu nhược điểm của các phương pháp đo lường RRTD .................................24 3.2. Quy định về Hiệp ước vốn Basel II về quản trị RRTD ..................................26 3.2.1. Phương pháp tiêu chuẩn ................................................................................27 3.2.2. Phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ (IRB) ...............................................27 3.2.3. Phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ nâng cao (AIRB) ............................. 28 3.2.4. Tiêu chuẩn Basel II về XHTD ........................................................................29 3.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây ............................................30 3.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài .......................................................................30 3.3.2. Nghiên cứu trong nước về hệ thống XHTDNB và mô hình xác suất vỡ nợ ...31 3.3.3. Khoảng trống nghiên cứu...............................................................................33 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................34 3.4.1. Phương pháp phân tích định tính ...................................................................34 3.4.2. Phương pháp khảo sát phỏng vấn ..................................................................34
  5. 3.4.3. Các phương pháp khác ..................................................................................35 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................ 36 4.1. Các quy định về XHTD của VCB ..................................................................36 4.1.1. Quy trình XHTD KHDN tại VCB ...................................................................36 4.1.1.1. Xác định bộ chỉ tiêu của đối tượng chấm điểm ...........................................36 4.1.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính ....................................................................36 4.1.1.3. Đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính .............................................................. 37 4.1.1.4. Thực hiện đánh giá các yếu tố điều chỉnh ...................................................37 4.1.1.5. Tổng hợp điểm và xếp loại ...........................................................................37 4.1.2. Hệ thống XHTD của VCB ..............................................................................38 4.1.2.1. Cấu trúc chung của hệ thống chấm điểm XHTD .........................................38 4.1.2.2. Sơ lược về Hệ thống XHTDNB (Credit Rating – CR)..................................38 4.1.2.3. Mô hình xác suất vỡ nợ (Probability of default – PD) ................................ 40 Trong đó: ...................................................................................................................49 4.1.2.4. So sánh kết quả chấm điểm phân loại nợ giữa hai mô hình CR – PD ........51 4.1.2.5. Phân tích về sự khác biệt giữa hai mô hình CR – PD .................................56 4.1.2.6. Ảnh hưởng của kết quả mô hình XHTD đến hoạt động kinh doanh của VCB 57 4.2. Tổng hợp ý kiến phản hồi về thực tiễn áp dụng mô hình XHTD tại VCB ....59 4.2.1. Ý kiến phản hồi của các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh ............................. 60 4.2.2. Nhận định của Chuyên gia Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính ........................66 4.2.3. Phỏng vấn các Chuyên viên cấp cao trong Nhóm định lượng – Quant Team tại Trụ sở chính .............................................................................................. 67 5.1. Tiến trình áp dụng MH XHTD của VCB đáp ứng chuẩn mực Basel II ........70 5.1.1. VCB đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn ..................73 5.1.2. VCB đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ cơ bản – FIRB ................................................................................................ 73 5.2. Đề xuất áp dụng hệ thống XHTDNB theo mô hình PD.................................74 5.3. Kiến nghị cho việc nâng cao hiệu quả của mô hình XHTD theo PD tại VCB ........................................................................................................................75 5.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình PD ......................................................77 5.4.1. Đề xuất phương án phân loại nợ và trích lập DPRR theo PD.......................77 5.4.2. Đề xuất giải pháp đưa vào mô hình PD cấu phần điều kiện thương mại ......79 5.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Chỉ số tài chính của VCB (2012 – 2018) ...................................................8 Bảng 3.1. Xếp hạng dài hạn của Moody’s ................................................................ 16 Bảng 3.2. Ý nghĩa xếp hạng của S&P .......................................................................17 Bảng 4.1. Phân hạng CR theo nhóm nợ ....................................................................39 Bảng 4.2. Phân loại rủi ro theo các mức điểm và xếp hạng tại VCB theo mô hình CR .. 39 Bảng 4.3. Phân hạng PD theo nhóm nợ ....................................................................41 Bảng 4.4. Kết quả XHTD PD theo phân hạng ..........................................................50 Bảng 4.5. Cơ cấu nhóm nợ của VCB (2013 – 2018) ................................................56 Bảng 5.1. Kết quả đáp án khảo sát phỏng vấn đề xuất giải pháp.............................. 75 Bảng 5.2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ ............................... 77 Bảng 5.3. Kết quả phân loại nợ và giá trị trích lập DPRR theo CR - PD .................78 Bảng 5.4. Thống kê số quan sát vỡ nợ với tỷ lệ doanh số tiền về tương ứng tại VCB ....76 Bảng 5.5. Thống kê số quan sát vỡ nợ tương ứng với tỷ trọng số dư tiền gửi có kỳ hạn bình quân tại VCB/tỷ trọng dư nợ bình quân tại VCB .......................................77
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Cơ cấu cổ đông của VCB (2018) ................................................................ 7 Hình 2.2. Mô hình quản trị của VCB (2018) .............................................................. 8 Hình 2.3. Tăng trưởng quy mô tổng tài sản 2012 – 2018 ...........................................9 Hình 2.4. Tăng trưởng quy mô vốn CSH và vốn điều lệ 2012 – 2018 .......................9 Hình 2. 5. Kết quả kinh doanh ROA và ROE giai đoạn 2012 - 2018 .......................10 Biểu đồ 4.1. Kết quả vỡ nợ PD trong quá khứ (2008-2016) .....................................41 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhóm nợ theo kết quả XHTD CR kỳ 2/2018 .............................. 51 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhóm nợ theo kết quả XHTD PD kỳ 2/2018............................... 51 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhóm nợ theo kết quả XHTD CR kỳ 1/2019 .............................. 52 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhóm nợ theo kết quả XHTD PD kỳ 1/2019............................... 52 Biểu đồ 4.6. Biểu đồ phân bổ KH theo xếp hạng PD: ..............................................53 Biểu đồ 4.7. Biểu đồ phân bổ dư nợ theo xếp hạng PD: ...........................................54 Biểu đồ 4.8. Biểu đồ phân bổ dư nợ theo xếp hạng CR:...........................................54 Biểu đồ 4.9. Biểu đồ tần số XHTD PD qua thời gian ...............................................55 Biểu đồ 5.1. Mối liên hệ giữa số quan sát vỡ nợ và doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh số tiền về (ghi nhận trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). .........................81 Biểu đồ 5.2. Tỷ lệ vỡ nợ và mối quan hệ với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn bình quân/dư nợ bình quân ..............................................................................................................82
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CN NHNN : Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài CR : Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ DN : Doanh nghiệp DPRR : Dự phòng rủi ro HĐQT : Hội đồng quản trị KH : Khách hàng KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần PD : Mô hình xác suất vỡ nợ PDTD : Phê duyệt tín dụng QĐ : Quyết định QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TSC : Trụ sở chính TT NHNN : Thông tư Ngân hàng Nhà nước VCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. XHTD : Xếp hạng tín dụng XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ
  9. TÓM TẮT Một trong những biện pháp quản trị RRTD của NHTM là sử dụng các mô hình phân tích để chấm điểm về tình hình tài chính, uy tín và chất lượng tín dụng của KH, từ đó có thể chọn lọc KH tốt và có chính sách ưu đãi, cho vay phù hợp đối với từng đối tượng KH nhằm hạn chế tổn thất và phòng ngừa RRTD là rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. XHTDNB đóng vai trò quan trọng đối với các cấp quản trị NH trong việc định giá cấp hạn mức cho vay và các quyết định về QTRRTD về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của khoản cấp tín dụng, do đó việc hiểu rõ về cách thức xây dựng và chấm điểm mô hình XHTD thực sự có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đặt việc kiểm soát chất lượng tín dụng lên hàng đầu trong công tác QTRR đối với các TCTD như hiện nay. Với quá trình hình thành và phát triển của một trong bốn ngân hàng TMCP được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, VCB đã xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình XHTDNB trên cơ sở tuân thủ theo các Thông tư của NHNN và đáp ứng chuẩn mực của Basel II. Đề tài nghiên cứu thực hiện phân tích chi tiết trên mô hình xác suất vỡ nợ áp dụng đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại VCB, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và khảo sát phỏng vấn các chuyên gia phê duyệt tín dụng trụ sở chính và các cán bộ tín dụng trong hệ thống, một vài câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên cao cấp trong Nhóm định lượng – Quant team. Sau khi tổng hợp ý kiến phản hồi, đề tài cũng đánh giá những điểm hạn chế của mô hình XHTD đang áp dụng, từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất giải pháp góp phần cải thiện mô hình XHTDNB của VCB. Chính vì vậy, xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài “HỆ THỐNG XHTD NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” làm luận văn nghiên cứu. Đề tài của tác giả nhằm đóng góp một số ý kiến vào mục đích hoàn thiện Hệ thống XHTD nội bộ dựa trên mô hình xác suất vỡ nợ tại VCB, tiến tới bổ sung và cải tiến hệ thống nhằm phù hợp hơn với chính sách tín dụng của VCB trong thời gian qua, tuân thủ theo thông tư của NHNN và đáp ứng chuẩn mực Basel II. Từ khóa: Hệ thống XHTD nội bộ, Mô hình xác suất vỡ nợ - PD, Quản trị RRTD, Phân loại nợ, Basel II
  10. ABSTRACT One of the management measures of commercial banks is to use analytical models to score customers' credit quality so that they can select good customers and have appropriate policies for each. Credit Rating plays an important role for bank administrators in loan pricing and credit risk management decisions as well as debt classification and loan provisioning. With the experience of one of the first four joint stock commercial banks in Vietnam, VCB has now completed the Internal Credit Rating Model based on compliance with the Circulars of the State Bank and meeting Basel II standards. . The project has conducted detailed studies on the probability of default model applicable to businesses with credit relationships at VCB, by qualitative research methods and interviews with credit officers, and credit approval experts at headquarters, some directly interviews of senior experts in Quantitative Team - Quant team. After summarizing the feedback, the thesis also assessed some limitations of the current credit rating model, thereby making recommendations and proposing solutions to improve the Internal Credit Rating model of VCB. Therefore, based on the theory and practice, the author chose the topic "INTERNAL CREDIT RATING SYSTEM AND PROBABILITY OF DEFAULT MODEL AT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM" as research dissertation. The author's thesis aims to contribute some ideas for the purpose of completing the internal credit rating system based on the default probability model at VCB, proceeding to supplement and improve the system better that suit the VCB's credit policies over the past time, comply with the SBV's circular and meet Basel II standards. Keywords: Internal credit rating system, Probability of default model - PD, Credit risk management, Debt classification, Basel II
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề ra chiến lược dài hạn và các chính sách tiền tệ linh hoạt để điều hành hoạt động của ngành ngân hàng và hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Tiến trình xây dựng một ngành NH VN lành mạnh đã đánh dấu được những bước tiến đáng kể trong việc tái cấu trúc ngành ngân hàng, giảm số lượng ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực của các NHTM đặc biệt là về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, hệ số an toàn vốn và năng lực quản trị, đặc biệt là trong công tác QTRRTD. Trong khuôn khổ đó, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống các NHTM từ năm 2014. Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các chuẩn mực của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, được ban hành từ tháng 6/2004. Ngân hàng trung ương Singapore, ngay trong năm 2005 đã ra dự thảo để triển khai Basel II trên toàn hệ thống, với thông cáo “Mục tiêu của Basel II là giúp tăng cường thực tiễn quản trị rủi ro cho các ngân hàng Singapore, từ đó đóng góp vào một hệ thống tài chính an toàn và lành mạnh và tăng cường năng lực cạnh tranh dài hạn cho các ngân hàng Singapore”, và với thông cáo ngày 14/12/2007, Basel II chính thức áp dụng tại Singapore từ 1/1/2008. Tương tự Singapore, tháng 9/2005 Ngân hàng trung ương Hồng Kông cũng đánh giá “Với những lợi ích thiết thực của việc áp dụng Basel II đối với sự an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng và đối với uy tín của Hồng Kông với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế, Hồng Kông đã nhanh chóng và chủ động đưa các yêu cầu của Basel II vào hệ thống quy định của ngành ngân hàng”. Sau khi đã đánh giá được năng lực thực tế của các ngân hàng Việt Nam, NHNN đã quyết định chọn 10 ngân hàng để thí điểm chuẩn mực tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Các ngân hàng chủ động thực hiện, triển khai và đến năm 2018 đã có ngân hàng thành công trong việc hoàn tất triển khai Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, là động lực để các ngân hàng còn lại trong danh sách thí điểm Basel II và tất cả các ngân hàng còn lại nhanh chóng thực hiện các hành động để tuân thủ Basel II. Các ngân hàng thành công trong việc hoàn tất triển khai Basel II cũng là các ngân hàng hàng đầu trong quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động, với chất
  12. 2 lượng tài sản hàng đầu, không còn dư nợ trái phiếu tại VAMC, các hệ số an toàn và thanh khoản lành mạnh, hệ số sinh lời thuộc nhóm cao nhất ngành và đang tăng trưởng rất năng động. Để triển khai đề án Basel II, NHNN đã ban hành thông tư số 41/2016/TT- NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với TCTD (theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM nhằm tạo khung pháp lý để các ngân hàng thực hiện ba trụ cột của Basel II. TT13/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 là thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, CN NHNN. Ngoài ra còn có TT36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, thông tư 06 sửa đổi một số điều của TT36 nhằm đưa các ngân hàng vào quỹ đạo hoạt động ngày càng an toàn hơn theo chuẩn mực quốc tế. VCB là một trong những ngân hàng đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II theo cách tiếp cận tiêu chuẩn bằng cách ban hành những chính sách, quy định, quy chế, mô hình, hệ thống kiểm soát nội bộ tuân thủ theo hai thông tư do Ngân hàng nhà nước ban hành là TT13 và TT41 (VCB được áp dụng thông tư này trước thời hạn, sớm 01 năm so với yêu cầu, vào đầu tháng 1/2020). Tuy nhiên, VCB chỉ mới áp dụng theo phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp XHTD nội bộ cơ bản. Việc đạt chuẩn Basel II theo phương pháp tiếp cận nâng cao hiện tại vẫn còn một khoảng cách khá xa. Nghiên cứu này sẽ phân tích và làm rõ những Quy định về Hệ thống XHTD nội bộ theo mô hình xác suất vỡ nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đáp ứng được một số nội dung cơ bản của TT13/2018/TT-NHNN liên quan đến việc quản lý RRTD trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Quy trình XHTD nội bộ thông qua Mô hình xác suất vỡ nợ được áp dụng để chấm điểm KH doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ thực trạng kết quả XHTD nội bộ của VCB trong các kỳ, kết quả nhóm nợ trước và sau khi chấm điểm PD cho đến việc đưa ra kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ tại VCB để khoảng cách giữa việc đáp ứng Basell II theo phương pháp nâng cao ngày càng gần hơn. Tuy nhiên, việc tiếp cận dự án xây dựng các mô hình xếp hạng RRTD dựa trên Xác suất vỡ nợ (PD) từ những tháng cuối năm 2017 chấm điểm
  13. 3 đối với KH tín dụng bán buôn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và khó khăn. Với các lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ và Mô hình xác suất vỡ nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, nhằm phân tích làm rõ về Hệ thống XHTD đang được dùng để chấm điểm Khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại VCB bao gồm hai mô hình XHTDNB – Credit Rating và Mô hình xác suất vỡ nợ - Probability of Default, đánh giá về thực trạng thông qua việc lập bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại và phản hồi email của 100 cán bộ tín dụng KH của các Chi nhánh trên toàn hệ thống VCB và 10 chuyên gia phê duyệt tín dụng có nhiều năm kinh nghiệm tại Trụ sở chính. Đây là nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập nội bộ tại VCB, có tính chính xác, chân thật, khách quan và tính bảo mật cao. Kết quả tổng hợp ý kiến khảo sát thu được trong quá trình thực hiện dùng để đề xuất đưa ra các giải pháp, kiến nghị về cách thức cải thiện mô hình XHTD hiện tại trong hoạt động quản trị RRTD của VCB. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu về hệ thống XHTD theo mô hình PD và thực trạng chấm điểm đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Tác giả tiến hành phân tích, so sánh kết quả nhóm nợ trước và sau chấm điểm PD, đánh giá các ý kiến phản hồi khảo sát phỏng vấn các chuyên gia và cán bộ tín dụng; Từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện Hệ thống XHTD theo mô hình PD. Về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) Về thời gian: Dữ liệu tài chính thứ cấp được tổng hợp và phân tích trong khoảng thời gian 7 năm (2012 – 2018). Dữ liệu sơ cấp khảo sát phỏng vấn từ các cán bộ thẩm định và chuyên gia phê duyệt tín dụng hiện đang công tác tại VCB được thực hiện trong năm 2019. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống XHTD nội bộ theo mô hình xác suất vỡ nợ PD.
  14. 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống XHTDNB và Mô hình xác suất vỡ nợ tại VCB. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo mô hình xác suất vỡ nợ tại VCB. Mục tiêu cụ thể Làm rõ cơ sở lý luận về Hệ thống XHTDNB thông qua Mô hình đo lường RRTD dựa trên xác suất vỡ nợ PD (Probability of Default) tại VCB; Đánh giá thực trạng áp dụng Hệ thống XHTDNB – Mô hình PD; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB – Mô hình PD, nâng cao năng lực quản trị RRTD trong việc phân loại nợ theo mô hình PD tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là phân tích nghiên cứu định tính và khảo sát phỏng vấn, cụ thể: Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nghiên cứu định tính để phân tích kết quả nhóm nợ trước và sau khi chấm điểm PD, kết quả XHTD nội bộ của VCB trong các kỳ, tổng hợp kết quả phân tích định tính để nghiên cứu so sánh về thực trạng áp dụng của hệ thống XHTDNB và mô hình xác suất vỡ nợ tại VCB. Thứ hai, lập câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại và email của 100 cán bộ tín dụng có kinh nghiệm đang công tác phòng KH doanh nghiệp của các Chi nhánh trong hệ thống, 10 chuyên gia phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính, và các chuyên viên cao cấp trong nhóm phân tích định lượng – Quant team để đưa ra nhận định thực tiễn khi triển khai áp dụng mô hình PD. Bảng câu hỏi khảo sát được thể hiện tại phần phụ lục; nội dung bộ câu hỏi được tổng hợp lấy ý kiến từ Phòng Quản lý RRTD và Phòng Chính sách sản phẩm bán buôn và kinh nghiệm thực tế của tác giả đang công tác tại ngân hàng VCB để đảm bảo tính khoa học, khách quan và phù hợp với các chính sách tín dụng nói riêng và các chính sách chung của VCB trong thời gian qua; từ các nhận định trên, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo mô hình PD. Ngoài ra, với nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thông tin nội bộ của VCB, tác giả đã dùng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu để làm rõ tình hình hoạt
  15. 5 động của ngân hàng cũng như hỗ trợ cho việc nghiên cứu định tính về mô hình xác suất vỡ nợ trong bài nghiên cứu. 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hướng nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản RRTD trong hoạt động ngân hàng và hệ thống XHTDNB theo mô hình PD của VCB; Thứ hai, đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình PD – hệ thống XHTDNB đối với doanh nghiệp vay vốn thông qua các số liệu có thực, phát sinh trong quá trình hoạt động của VCB thời gian qua; các khảo sát phỏng vấn thông qua cán bộ trực tiếp và chuyên viên cấp cao phản ánh tính trung thực của đề tài và góp phần làm rõ được những tồn tại và hạn chế của hệ thống XHTD bên cạnh những thành tựu đạt được của VCB. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp tương ứng với thực trạng có tính khả thi cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để hoàn thiện công tác XHTDNB, có thể được áp dụng vào công tác thực tiễn nhằm hỗ trợ VCB ứng dụng kết quả mô hình PD vào hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận, phù hợp với chính sách tín dụng của VCB và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sau cổ phần hóa. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này là tiền đề cho việc chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng ứng dụng các giải pháp ngày càng tiến đến gần hơn với phương pháp tiếp cận nâng cao theo tiêu chuẩn Basell II. 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài: Trình bày về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu: Giới thiệu khái quát về ngân hàng VCB, một số thành tựu của VCB trong những năm gần đây; và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hệ thống XHTDNB, Mô hình xác suất vỡ nợ và các phương pháp đo lường RRTD khác; Tổng quan về Hiệp ước vốn Basel II về XHTD; Tổng quan các công
  16. 6 trình nghiên cứu trước đây. Hai phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp phân tích định tính và khảo sát phỏng vấn. Chương 4: Thực trạng XHTDNB và mô hình xác suất vỡ nợ (PD) trong hoạt động kiểm soát RRTD về phân loại nợ tại hệ thống VCB. Chương 5: Đưa ra những kết luận cho nội dung và đề xuất giải pháp hoàn thiện Hệ thống XHTDNB theo mô hình PD đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
  17. 7 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về VCB 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về VCB VCB được thành lập từ ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối/Sở Quản lý Ngoại hối (Trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Sau hơn 50 hoạt động trên thị trường, VCB hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa, sau khi thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) chính thức hoạt động ngày 2/6/2008. Cấu trúc hệ thống của VCB được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, do nhà nước nắm cổ phần chi phối (Năm 2018, Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cao nhất 77.11%; Mizuho Bank Ltd nắm giữ 15.00% và các cổ đông khác nắm giữ 7.89%) và đang được tiếp tục đổi mới theo mô hình tập đoàn tài chính phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hình 2.1. Cơ cấu cổ đông của VCB (2018) Nguồn: BCTC kiểm toán của VCB Mô hình quản trị của VCB bao gồm: Các công ty con, liên doanh, liên kết cung cấp dịch vụ tài chính (Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính khác và bảo hiểm); Các công ty con, liên doanh, liên kết cung cấp dịch vụ phi tài chính (bất động sản).
  18. 8 Hình 2.2. Mô hình quản trị của VCB (2018) Nguồn: BCTC kiểm toán của VCB VCB là Ngân hàng dẫn đầu tại thị trường Việt Nam trong năm 2018 về: 13 tỷ USD •Giá trị thị trường 3,2 tỷ USD •Vốn chủ sở hữu 50,1 tỷ USD •Tổng tài sản 30,5 tỷ USD •Dư nợ cho vay 43,0 tỷ USD •Tiền gửi KH 740 triệu USD •Lợi nhuận trước thuế 16,04% •Thị phần TTQT - TTTM 37,42 tỷ USD •Doanh số Kinh doanh ngoại tệ 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Bảng 2.1. Chỉ số tài chính của VCB (2012 – 2018) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản có 414,670 468,994 576,989 674,395 787,907 1,035,293 1,072,983 Vốn chủ sở hữu 42,489 42,536 43,498 45,172 48,101 52,558 63,889 Vốn điều lệ 23,174 32,421 32,421 32,421 36,003 36,322 36,332 Huy động KH 284,415 332,245 422,204 500,528 590,451 708,520 802,223 Dư nợ cho vay 235,989 267,863 316,289 378,542 460,808 543,434 632,633 Lợi nhuận trước thuế 5,761 5,743 5,876 6,827 8,523 11,341 18,300 Lợi nhuận sau thuế 4,425 4,377 4,611 5,332 6,851 9,111 14,658
  19. 9 ROA 1.13% 1.13% 0.99% 0.88% 0.85% 0.88% 1.37% ROE 12.61% 12.61% 10.33% 10.76% 12.03% 17.33% 22.94% Tỷ lệ nợ xấu 2.40% 2.73% 2.31% 1.84% 1.45% 1.11% 0.97% Đơn vị: %/ Tỷ đồng Nguồn: BCTC kiểm toán của VCB Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: BCTC KT của VCB Hình 2.3. Tăng trưởng quy mô tổng tài sản VCB luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như kết quả kinh doanh ấn tượng trong nhóm các NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 2012 – 2018, tổng tài sản của VCB đã tăng trưởng gần 2.59 lần từ 414.7 ngàn tỷ đồng lên đạt 1,072.9 ngàn tỷ đồng. Xét về quy mô tổng tài sản, VCB hiện đang xếp vị trí thứ 2 trong hệ thống NHTM sau Vietinbank. Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: BCTC KT của VCB Hình 2.4. Tăng trưởng quy mô vốn CSH và vốn điều lệ Chỉ tiêu vốn điều lệ tăng 1.57 lần từ 23.2 ngàn tỷ đồng và đạt 36.3 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng trưởng 1.5 lần từ 42.5 ngàn tỷ đồng đến 63.9 ngàn tỷ đồng. Hiện VCB đang xếp thứ 1 trong hệ thống các NHTM về quy mô vốn chủ sở hữu.
  20. 10 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: BCTC kiểm toán VCB Hình 2. 5. Kết quả kinh doanh ROA và ROE giai đoạn 2012 - 2018 Mức độ tăng trưởng về kinh doanh của VCB được thể hiện thông qua hai kênh huy động và cho vay KH. Trong đó, huy động tiền gửi KH tăng 2.82 lần từ khoảng 284.4 ngàn tỷ đồng lên đạt khoảng 802.2 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay KH tăng 2.68 lần từ khoảng 235.9 ngàn tỷ đồng lên đạt 632.6 ngàn tỷ đồng. VCB giữ kỷ lục về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng năm 2018, lợi nhuận hợp nhất của VCB đạt 18.269 tỷ đồng tăng 61,1% so với năm 2017 và gấp 3 lần so với năm 2015 – năm đầu tiên VCB bước vào tái cơ cấu giai đoạn 2016- 2020. Đến năm 2020, VCB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, là một trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Bên cạnh đó, VCB chú trọng phát triển hoạt động NHBL với tỷ trọng huy động tiền gửi 60% từ bán lẻ và 40% từ bán buôn; tín dụng với 50% từ bán lẻ và 50% từ bán buôn trong tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống. 2.1.3. Thành tựu của VCB về hoạt động QTRRTD trong những năm gần đây: Là ngân hàng có chất lượng quản trị rủi ro tốt nhất: Năm 2019, nợ xấu của Vietcombank được kiểm soát một cách thực chất và hiện chỉ ở mức dưới 0,8%. Như vậy, so với bình quân của ngành ngân hàng là 1,89%, nợ xấu của Vietcombank thấp hơn rất nhiều. Nợ xấu năm thứ hai liên tiếp về dưới 1%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và về đích trước 2 năm so với đề án tái cơ cấu VCB. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 0,97%, là NHTM đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống còn dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu của VCB tính đến cuối năm 2018 đã lên tới 170%, là ngân hàng có tỷ lệ trích lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1