intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ theo định hướng mở rộng của Rose và Yellen. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TỪ CAO ÁNH HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VỚI NĂM ĐỐI TÁC LỚN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. Hồ Chí Minh, 2010
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Trần Ngọc Thơ, thầy đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tác giả Từ Cao Ánh
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm được thực hiện trung thực, chính xác. Tác giả Từ Cao Ánh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các đồ thị Tóm lược ............................................................................................................... 1 Dẫn nhập ............................................................................................................... 2 Chương 1: Tổng quan lý thuyết ........................................................................... 4 1.1 Tỷ giá hối đoái.................................................................................................. 4 1.2 Điều kiện Marshall-Lerner ................................................................................ 4 1.3 Hiệu ứng đường cong J ..................................................................................... 5 1.4 Những bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J .............................. 7 1.4.1 Cán cân thương mại Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật ......... 7 1.4.2 Thụy Điển và các đối tác thương mại ............................................................. 8 1.4.3 Malaysia và 14 đối tác thương mại chính ......................................................11 Kết luận chương 1 .................................................................................................13 Chương 2: Mô hình nghiên cứu ..........................................................................14 2.1 Chuỗi dữ liệu dừng – Stationary ......................................................................14 2.1.1 Khái niệm .....................................................................................................14 2.1.2 Chuỗi dừng sai phân .....................................................................................15 2.1.3 Phương pháp kiểm định chuỗi dừng ..............................................................15 2.1.3.1 Giản đồ tự tương quan ...............................................................................15 2.1.3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị...........................................................................17 2.2 Vector tự hồi quy - Vector Autoregressions (VARs) ........................................19 2.2.1 Khái niệm .....................................................................................................19
  5. 2.2.2 Vector hiệu chỉnh sai số - Vector Error Correction (VEC) ............................20 2.3 Đồng liên kết – Cointegration ..........................................................................20 2.3.1 Khái niệm .....................................................................................................20 2.3.2 Những phương pháp kiểm định đồng liên kết................................................21 2.3.2.1 Phương pháp Engle-Granger ......................................................................21 2.3.2.2 Phương pháp Johansen ...............................................................................22 2.3.2.3 Phương pháp kiểm định biên ARDL của Pesaran, Shin, Smith...................22 2.4 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................24 2.4.1 Ý nghĩa các biến trong mô hình ....................................................................24 2.4.2 Các bước thực hiện mô phỏng.......................................................................27 Kết luận chương 2 .................................................................................................30 Chương 3: Kết quả phân tích thực nghiệm ........................................................31 3.1 Cán cân thương mại Việt Nam 1992-2009 .......................................................31 3.1.1 Tổng quát về cán cân thương mại Việt Nam 1992-2009................................31 3.1.2 Cơ cấu cán cân thương mại Việt Nam ...........................................................33 3.1.2.1 Theo khu vực kinh tế .................................................................................33 3.1.2.2 Theo cơ cấu sản phẩm ................................................................................34 3.1.2.3 Theo đối tác thương mại ............................................................................35 3.2 Tỷ giá Việt Nam giai đoạn 1992-2009 .............................................................36 3.2.1 Diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác..................36 3.2.2 Một số đặc trưng cơ bản chính sách điều hành tỷ giá 1992-2009...................37 3.2.2.1 Giai đoạn 1992-1999 .................................................................................37 3.2.2.2 Giai đoạn 1999-2009 .................................................................................38 3.3 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................39 3.4 Đánh giá kết quả ..............................................................................................45 3.4.1 Phân tích cân bằng dài hạn ............................................................................45 3.4.1.1 Biến tỷ giá song phương ............................................................................45 3.4.1.2 Biến chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP ...........................................................49 3.4.1.3 Biến giả D1998, D2009 .............................................................................50
  6. 3.4.2 Phân tích trạng thái ngắn hạn ........................................................................51 Kết luận chương 3 .................................................................................................52 Chương 4: Một số gợi ý chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại ....................................................................................................53 4.1 Xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ ......................................................................53 4.2 Xem xét tương quan tỷ giá thực đa phương với các đối thủ cạnh tranh ............55 4.3 Đánh giá tác động của việc giảm giá VND ......................................................57 4.4 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và ổn định .............................................58 4.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ....................................59 4.6 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.........................................................59 4.7 Giải pháp về cơ cấu thị trường để tránh những cú sốc từ bên ngoài..................60 Kết luận chương 4 .................................................................................................62 Kết luận .................................................................................................................63 Tài liệu tham khảo .................................................................................................64 Phụ lục ..................................................................................................................68
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ADF Augmented Dickey Fuller test Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng ARDL Vector Autoregressive Distributed Lag Mô hình vector tự hồi quy với độ trễ khác nhau CNY China Yuan Đồng nhân dân tệ Trung Quốc CUSUM Cumulative sum Kiểm định cumulative sum CUSUMQ Cumulative sum of squares Kiểm định cumulative sum of squares DF Dickey – Fuller test Kiểm định Dickey – Fuller DOT Direct Trade of Statistic Nguồn dữ liệu thương mại của IMF EUR EURO Đồng tiền chung Châu Âu IFS International Financial Statistic Nguồn dữ liệu tài chính quốc tế của IMF JPY Japan Yen Đồng Yen Nhật KRW Korean Won Đồng Won Hàn Quốc REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực đa phương SGD Singapore Dollar Đôla Singapore USD United State Dollar Đồng Dollar Mỹ VAR Vector Autoregressions Vector tự hồi quy VEC Vector Error Correction Models Vector hiệu chỉnh sai số VECM Vector Error Correction Models Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam IPS Kiểm định Im, Pesaran, and Shin DTNN Đầu tư nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Aggregate bias Hiện tượng sai lệch dựa trên dữ liệu tổng An unrestricted conditional ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số điều kiện không giới hạn Cointegration Đồng liên kết Constant and trend Hằng số và độ dốc Deterministic variables Biến định trước Endogenous variables Biến nội sinh Error correction mechanism Cơ chế hiệu chỉnh sai số Exogenous variables Biến ngoại sinh p-value Giá trị p Restricted vector autoregression Mô hình vector tự hồi quy có điều kiện Stationary Chuỗi dữ liệu dừng Test with Common Unit Root Process Kiểm định nghiệm đơn vị chung Test with individual Unit Root Process Kiểm định nghiệm đơn vị riêng The price effect Hiệu ứng giá The volume effect Hiệu ứng khối lượng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Bảng 1.1: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác. 10 2 Bảng 1.2: Hệ số mô phỏng dài hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác 11 3 Bảng 1.3: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thương mại Malaysia và đối tác 12 4 Bảng 1.4: Hệ số mô phỏng dài hạn cán cân thương mại Malaysia và đối tác 13 5 Bảng 2.1: Bảng tính toán chỉ số GDP của Việt Nam 25 6 Bảng 2.2: Bảng tính toán chỉ số tỷ giá thực song phương Việt Nam-Nhật 26 7 Bảng 2.2: Bảng tính toán chỉ số tỷ giá thực song phương Việt Nam-Nhật 27 (tt) 8 Bảng 3.1: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1992- 2009 39 9 Bảng 3.2: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1994- 2009 40 10 Bảng 3.3: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1992-2009 40 11 Bảng 3.4: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1995-2009 41 12 Bảng 3.5: Kết quả mô phỏng cân bằng dài hạn cán cân thương mại Việt Nam với các đối tác. 41 13 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định giả thuyết Null 42 14 Bảng 3.7: Mô phỏng trạng thái ngắn hạn 43 15 Bảng 3.8: Tỷ trọng xuất khẩu của các đối tác 2008-2009 47 16 Bảng 3.9: Tỷ trọng nhập khẩu của các đối tác 2008-2009 47 17 Bảng 4.1: Tỷ giá thực đa phương giai đoạn 1999-2009 49 18 Bảng 4.2: Hệ số tương quan VND với các đồng tiền giai đoạn 1999-2009 53
  9. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ STT Nội dung Trang 1 Đồ thị 3.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992-2009 31 2 Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu 1992-2009 32 3 Đồ thị 3.3: Giá trị xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 2004-2009 33 4 Đồ thị 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2008-2009 34 5 Đồ thị 3.5: Tỷ trọng nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2008-2009 35 6 Đồ thị 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác 35 thương mại 2008-2009 7 Đồ thị 3.7: Chỉ số tỷ giá thực song phương (theo logarith) của Việt Nam và 36 các đối tác 1992-2009 8 Đồ thị 3.8: Kiểm định tính ổn định của các hệ số mô phỏng 44 9 Đồ thị 3.9: Cán cân thương mại và tỷ giá giữa Việt Nam – Hàn Quốc và 48 Việt Nam –Singapore 1992-2009 10 Đồ thị 4.1: Tỷ giá thực giai đoạn 1999-2009 54
  10. -1- TÓM LƯỢC Luận văn nghiên cứu hiệu ứng đường cong J đối với cán cân thương mại song phương của Việt Nam và năm đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore. Năm đối tác này có tỷ trọng thương mại chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại Việt Nam với thế giới. Và để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá đồng nội tệ lên các cán cân thương mại song phương, tác giả sử dụng mô hình kiểm định biên ARDL. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Từ khóa: đường cong J, tỷ giá, cán cân thương mại song phương, mô hình kiểm định biên ARDL, điều kiện Marshall-Lerner.
  11. -2- DẪN NHẬP Việc nghiên cứu về tỷ giá và cán cân thương mại đã là đề tài được rất nhiều học giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về độ co giãn truyền thống đạt được lần đầu bởi Bickerdike-Robinson-Metzler (BRM, 1920; 1947; 1948) và sau đó là điều kiện nổi tiếng mang tên Marshall-Lerner do tên hai nhà kinh tế là Alfred Marshall và Abba Lerner (1923; 1944) tìm ra. Hai tác giả này cho rằng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác động dương đối với cán cân thương mại khi tổng hệ số co giãn giá của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Tuy nhiên, việc giảm giá đồng nội tệ không có hiệu ứng tức thời lên cán cân thương mại. Theo hiệu ứng đường cong J, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt trong ngắn hạn trước khi giá trị này được cải thiện trong dài hạn. Krugman cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ có hai hiệu ứng tác động lên cán cân thương mại. Đó là hiệu ứng giá (the price effect) và hiệu ứng khối lượng (the volume effect). Hiệu ứng giá cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn và giá hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Và khi giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng lên trong tương lai và khối lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm đi khi giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá chiếm ưu thế so vói hiệu ứng khối lượng trong ngắn hạn và cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Và trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng chiếm ưu thế so với hiệu ứng giá và cán cân thương mại được cải thiện. Trong quá trình phát triển theo thời gian, đã có rất nhiều những tiến bộ trong nghiên cứu kinh tế học định lượng. Trước đó, để thực hiện kiểm định đồng liên kết giữa các biến được dựa vào kỹ thuật của Johansen (1988) và kiểm định nhân quả của Engle và Granger (1987). Và sau này là mô hình kiểm định biên do Pasaran, Shin và Smith (2001) thiết kế. Các biến trong mô hình gồm cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực song phương, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, tốc độ
  12. -3- tăng trưởng GDP của các đối tác, hai biến giả nhằm đánh giá tác động của khủng hoáng 1997 và 2008. Dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn dữ liệu hàng năm của Tổng cục thống kê; International financial statistics và Direction of trade statistics của IMF từ năm 1992-2009. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy việc giảm giá thực VND thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner trong trường hợp cán cân thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Nhật và Mỹ. Ngoài ra, tác giả tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ theo định nghĩa mở rộng của Rose và Yellen.
  13. -4- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là sự tương quan giá trị của hai đồng tiền với nhau hay có thể hiểu đó chính là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua đồng tiền còn lại. Theo đó, có một đồng tiền sẽ đóng vai trò đồng tiền yết giá và đồng tiền còn lại đóng vai trò đồng tiền định giá, trong đó đồng tiền yết giá có giá trị 1 đơn vị. Do vậy, có hai phương pháp yết giá mà đồng tiền yết giá là đồng ngoại tệ hay đồng nội tệ. Nếu đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá thì đó là phương pháp yết giá trực tiếp. Trong các giao dịch với các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng ở hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp này. Ngân hàng thực hiện niêm yết giá mua vào và bán ra được gọi là ngân hàng yết giá. 1.2 Điều kiện Marshall-Lerner Kết quả nghiên cứu về độ co giãn truyền thống đạt được lần đầu bởi Bickerdike- Robinson-Metzler (BRM, 1920; 1947; 1948) và sau đó là điều kiện nổi tiếng mang tên Marshall-Lerner do tên hai nhà kinh tế là Alfred Marshall và Abba Lerner (1923; 1944) tìm ra. Điều kiện Marshall-Lerner cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ không phải lúc nào cũng cải thiện tức thời cán cân thương mại. Điều kiện này chỉ ra rằng việc giảm giá đồng nội tệ có tác động dương đối với cán cân thương mại khi tổng hệ số co giãn giá của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Khi chúng ta định giá thấp đồng nội tệ nghĩa là giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm và số lượng cầu xuất khẩu sẽ tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên và cầu nhập khẩu sẽ giảm.
  14. -5- Tuy nhiên, tác động ròng đối với cán cân thương mại sẽ phụ thuộc vào hệ số co giãn giá. Nếu hàng xuất khẩu là co giãn đối với giá thì lượng cầu xuất khẩu sẽ tăng nhiều hơn so với việc giảm giá, và do vậy tổng giá trị xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu là co giãn thì cầu nhập khẩu giảm nhiều hơn so với việc giảm giá. Kết hợp cả hai điều này sẽ làm cải thiện cán cân thương mại. Cán cân thương mại được biểu thị như sau: TB = X-M=X-Qe (1.1) Với X là xuất khẩu, Q là sản lượng nhập khẩu, e là tỷ giá. Thực hiện lấy đạo hàm theo e, ta có: ∂TB ∂X ∂Q = −e −Q ∂e ∂e ∂e (1.2) ∂TB 1 ∂X 1 ∂Q 1 1 = −e −Q ∂e X ∂e X ∂e X X Tại trạng thái cân bằng thì X = eQ. Do đó: ∂TB 1 ∂X 1 ∂Q 1 1 = − − ∂e X ∂e X ∂e Q e ∂TB e ∂X e ∂Q e = − − 1 (1.3) ∂e X ∂e X ∂e Q ∂TB e = η X − ηM − 1 ∂e X Với ηX và ηM là hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu. Như vậy, để việc giảm giá đồng nội tệ tác động dương đối với cán cân thương mại thì: η X − η M − 1 > 0 hay η X + η M > 1 (1.4) 1.3 Hiệu ứng đường cong J Krugman cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ có hai hiệu ứng tác động lên cán cân thương mại. Đó là hiệu ứng giá (the price effect) và hiệu ứng khối lượng (the volume effect). Hiệu ứng giá cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm cho hàng
  15. -6- xuất khẩu trở nên rẻ hơn và giá hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Và khi giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng lên trong tương lai và khối lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm đi khi giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu sẽ vẫn chưa thay đổi tức thời trong ngắn hạn vì bởi lẽ các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu đã được ký trước đó. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu cũng chưa huy động đủ nguồn lực để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tăng lên cũng như những cư dân trong nước chưa sẵn sàng dùng hàng thay thế với giá rẻ hơn. Vì vậy trong ngắn hạn, hiệu ứng giá chiếm ưu thế so vói hiệu ứng khối lượng trong ngắn hạn và cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Trong dài hạn, những hợp đồng xuất khẩu mới được ký kết do giả cả của hàng hóa trong nước tính theo ngoại tệ có tính cạnh tranh hơn so với những hàng hóa khác và doanh nghiệp huy động đủ nguồn lực để phục vụ cho sản xuất. Và cư dân trong nước đã bắt đầu thích nghi với hàng thay thế hàng nhập khẩu và không chấp nhận hàng nhập khẩu với giá cao hơn. Do vậy, khối lượng xuất khẩu sẽ tăng lên và lượng nhập khẩu sẽ giảm xuống . Như vậy, trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng chiếm ưu thế so với hiệu ứng giá và cán cân thương mại được cải thiện. Hiệu ứng đường cong J được quan sát dựa trên sự đảo dấu trong mô phỏng ngắn hạn của biến tỷ giá khi biến này có giá trị âm ở các bậc độ trễ thấp và đảo dấu ở các bậc độ trễ cao hơn trong ngắn hạn và cần quan sát thêm tác động cải thiện cán cân thương mại có kéo dài đến hiện tại hay không qua các hệ số phân tích dài hạn có ý nghĩa. Tuy nhiên, theo định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J của Rose và Yellen (1989) cho rằng là (1) có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái ngắn hạn hoặc (2) có hiệu ứng dương khi phân tích dài hạn và đồng thời hệ số mô phỏng ngắn hạn âm có ý nghĩa hay hệ số ngắn hạn không có ý nghĩa.
  16. -7- 1.4 Những bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J Trước khi mô hình kiểm định biên ARDL do Pasaran, Shin và Smith (2001) thực hiện để kiểm định đồng liên kết giữa các biến thì trước đó, việc này được thực hiện dựa vào kỹ thuật của Johansen (1988) và kiểm định nhân quả của Engle và Granger (1987). Tác giả xin tóm lược một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai biến này, bao gồm: -Nghiên cứu về cán cân thương mại Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật dùng kỹ thuật Johansen trong mô hình hiệu chỉnh sai số VECM. -Nghiên cứu Thụy Điển với các đối tác thương mại dùng mô hình kiểm định biên ARDL. -Nghiên cứu Malaysia với các đối tác thương mại dùng mô hình kiểm định biên ARDL. 1.4.1 Cán cân thương mại Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật Nghiên cứu của tác giả Olugbenga Onafowora trong bài viết “Exchange rate and trade balance in east asia: is there a J−curve?” năm 2003 xác định mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực song phương của 3 nước Asean là Thailand, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật. Tác giả sử dụng dữ liệu từ 1980Q1 đến 2001Q4 và mô hình được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM- vector error correction model). Tác giả xác định tính động của cán cân thương mại bằng mô phỏng hàm đáp ứng xung được giới thiệu bởi Pesaran and Shin (1998) để xác định hiệu ứng đường cong J. Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1988) được sử dụng để xác định cân bằng dài hạn giữa cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực song phương và thu nhập quốc nội và thu nhập nước ngoài. Sau đó, kiểm định CUSUMQ được phát triển bởi
  17. -8- Brown, Durbin and Evans (1975) được thực hiện để xác nhận tính ổn định của các hệ số. Sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số để xử lý các biến trong mô hình, tác giả đánh giá một cách tổng quát các hàm đáp ứng để tìm hiệu ứng của tỷ giá thực song phương đối với tỷ lệ thương mại song phương. Trong tất cả các trường hợp thì phân tích đồng liên kết cho thấy mối tương quan chặt trong dài hạn giữa cán cân thương mại, tỷ giá thực, thu nhập thực quốc nội và nước ngoài. Kiểm định CUSUMSQ khẳng định mô hình là tương đối ổn định trong giai đoạn phân tích. Đối với thương mại song phương Indonesia và Malaysia với Mỹ và Nhật, và Thailand với Mỹ, tác giả tìm thấy có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Với việc giảm giá thực, nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm cán cân thương mại ban đầu kéo dài khoảng 4 quý nhưng sau đó là có sự cải thiện. Mẫu hình dáp ứng không ủng hộ giả thuyết đường cong J truyền thống nhưng phù hợp với mẫu đường cong S được mô tả bởi Backus et al (1994) và Marwah and Klein (1996). Ngoài ra, kết quả phân tích đáp ứng xung cho thấy điều kiện Marshall-Lerner được giữ trong dài hạn với mức độ khác nhau của hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Dựa vào điều kiện Marshall-Lerner, việc tiếp tục giảm giá đồng nội tệ của các nước Đông Nam Á với đồng USD và đồng Yen sẽ dẫn đến sự cải thiện cán cân thương mại của các nước này với Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, sự cải thiện này sẽ chỉ xảy ra sau khi giảm giá thực ba hay bốn quý. 1.4.2 Thụy Điển và các đối tác thương mại Trước đó, có hai nghiên cứu cán cân thương mại của Thụy Điển với thế giới là của hai tác giả Bahmani-Oskooee và Niroomand (1998) và sau này là nghiên cứu của Hatemi-J (2003). Họ đo lường tác động của tỷ giá thực đa phương đối với cán cân thương mại của Thụy Điển và thế giới. Tác giả có trích dẫn trong nghiên cứu này
  18. -9- rằng việc đánh giá dựa trên dữ liệu này sẽ bị hiện tượng sai lệch dựa trên dữ liệu tổng (Aggregate bias). Nghiên cứu trước đó của Hatemi-J và Irandoust (2005) thực hiện cho trường hợp Thụy Điển với 6 đối tác thương mại và sử dụng dữ liệu năm giai đoạn 1960-1999. Dựa trên hệ số co giãn thương mại song phương, hai tác giả cho rằng điều kiện Marshall-Lerner chỉ đúng ở trường hợp Thụy Điển với Đức. Năm trường hợp còn lại là Đan Mạch, Pháp, Na Uy, Anh và Mỹ thì việc giảm giá thực của đồng krona Thụy Điển không tác động có ý nghĩa đối với cán cân thương mại song phương giữa Thụy Điển với những nước này. Nghiên cứu của Bahmani-Oskooee et al. (2005) về thương mại giữa Úc và Thụy Điển đánh giá hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn được thực hiện bằng việc giảm giá thực đồng dollar Úc đối với cán cân thương mại song phương của 23 đối tác, trong đó có Thụy Điển. Kết quả cho thấy việc giảm giá thực đồng dollar Úc so với đồng krona Thụy Điển đã cải thiện trong ngắn hạn đối với cán cân thương mại song phương hai nước nhưng không kéo dài ở dài hạn. Và nghiên cứu của Irandoust (2006) trong trường hợp của Thụy Điển và 8 đối tác thương mại dựa trên dữ liệu hàng năm cho thấy điều kiện Marshall-Lerner chỉ đúng trong trường hợp Thụy Điển và hai đối tác là Pháp và Hà Lan. Các tác giả gồm Mohsen Bahmani-Oskooee và Artatrana Ratha thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J của Thụy Điển với 17 đối tác thương mại, sử dụng mô hình ARDL để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá thực đồng krona. Giai đoạn thực hiện nghiên cứu là Q1/1980:Q4/2005 và nguồn dữ liệu phân tích được lấy từ IMF. Kết quả phân tích ngắn hạn cho thấy hiện tượng đường cong J chỉ xảy ra trong 5 trường hợp, đó là Áo, Đan Mạch, Ý, Hà Lan và Anh khi các hệ số trong ngắn hạn là âm và theo sau đó là dấu dương. Ví dụ như trường hợp của Áo, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt trong 4 quý liên tiếp và sẽ cải thiện ở quý thứ 5 khi giảm giá thực đồng krona. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.1. Trong khi đó, Nhật, Na Uy và Mỹ có hiện tượng đảo ngược.
  19. -10- Bảng 1.1: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác Với mức ý nghĩa 10%, kết quả phân tích trạng thái dài hạn ở bảng (1.2) cho thấy tỷ giá thực song phương có tác động có ý nghĩa cải thiện cán cân thương mại trong trường hợp của Na Uy (hệ số của biến logREX dương) và không có ý nghĩa đối với trường hợp của Đức, Ý, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ. Vì vậy, các hiệu ứng âm trong ngắn hạn đã không thể kéo dài đến dài hạn đối với 5 trường hợp này.
  20. -11- Bảng 1.2: Hệ số mô phỏng dài hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác 1.4.3 Malaysia và 14 đối tác thương mại chính Báo cáo được thực hiện bởi Bahmani-Oskooee, Mohsen và Harvey, được xuất bản năm 2008 mang tiêu đề “The J-curve: Malaysia versus her major trading partners”. Tổng cộng 14 nước được nghiên cứu trong mô hình gồm Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines, Anh và Mỹ. Dữ liệu thực hiện lấy theo hàng quý từ 1973Q1 đến 2001Q3. Phương pháp kiểm định đồng liên kết được thực hiện theo mô hình kiểm định biên ARDL của Parasan, Shin, Smith. Kết quả phân tích ngắn hạn thể hiện ở bảng (1.3) cho thấy mẫu hình đường cong J xuất hiện chỉ trong trường hợp Đức khi ∆logREX xuất hiện giá trị âm tại độ trễ bậc 0 và đổi dấu sau một chu kỳ là 3 tháng. Trạng thái dài hạn được thể hiện ở bảng (1.4) cho thấy hệ số hồi quy có ý nghĩa ở mức 10% trong trường hợp Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Singapore. Theo định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J của Rose và Yellen (1989, trang 67) thì điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2