intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kỳ vọng lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định rằng xu hướng back-looking trong việc kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam là rất rõ ràng, điều này thể hiện qua mức độ và sự tác động dai dẳng của lạm phát quá khứ đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc dự báo kỳ vọng lạm phát trong việc kiểm soát lạm phát của nước ta bên cạnh việc thực thi những chính sách tiền tệ và tài khóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kỳ vọng lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- LÊ THỊ THÚY HẰNG KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỲ VỌNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh lạm phát tại Việt Nam ................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5 2. LÝ THUYẾT VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................ 7 2.1 Lý thuyết về kỳ vọng lạm phát ..................................................................... 7 2.2 Các phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát .......................................... 15 2.2.1 Đo lường trên cơ sở khảo sát ........................................................................ 15 2.2.2 Đo lường trên cở sở thị trường tài chính ....................................................... 16 2.2.3 Đo lường trên cơ sở mô hình định lượng ...................................................... 17 2.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về kỳ vọng lạm phát........ 17 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .............................................................. 23 3.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.1.1 Đo lường kỳ vọng lạm phát bằng mô hình ARIMA ...................................... 24 3.1.2 Kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát bằng mô hình hồi quy theo phương pháp LSE và mô hình VAR ........................................ 27 3.1.2.1 Phương pháp xây dựng mô hình từ tổng quát đến đơn giản theo trường phái LSE ......................................................................................................... 28 3.1.2.2 Mô hình tự hồi quy véc tơ -VAR…………………………………........ ....... 29
  3. 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 32 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 34 4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ...................................................... 34 4.2 Kết quả dự báo kỳ vọng lạm phát theo mô hình ARIMA có tính mùa ................................................................................................................ 35 4.3 Kiểm định các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát qua mô hình hồi quy xây dựng theo phương pháp từ tổng quát đến đơn giản và mô hình VAR ................................................................................................ 37 4.4 Kiểm định tính dừng của phần dư cho mô hình ...................................... 41 5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTW Ngân hàng Trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTK Tổng cục thống kê IMF International monetary Fund – Quỹ tiền tệ thế giới ADB Asian development bank – Ngân hàng phát triển Châu Á Thái Bình Dương IFS International foundation for science –Tổ chức khoa học quốc tế REER Real effective exchange rate – Tỷ giá thực hiệu lực CPI Consumer price index – Chỉ số giá tiêu dùng GDP Gross domestic product –Tổng sản lượng quốc nội NAIRU Non- Accelerating Inflation Rate of Unemployment – Tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) LSE London School Economics – Học viện Kinh tế Luân Đôn VAR Vector autoregression – Mô hình tự hồi quy véc-tơ ARIMA Autoregressive Integrated Moving Average–Mô hình tự hồi qui tích hợp trung bình trượt ADF Kiểm định Augmented Dickey – Fuller AIC Akaike information Criterion – Kiểm định Akaike SC Schwarz Information Criterion – Kiểm định Schwarz ACF Auto correlation Function - Hàm tự tương quan PACF Partial autocorrelation function - Hàm tự tương quan riêng từng phần
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Kiểm định tính dừng của các biến nghiên cứu Bảng 4.2. Kết quả lược đồ tự tương quan và tương quan riêng phần Bảng 4.3. Kết quả các mô hình ARIMA Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình ARIMA (1,0,12)(1,0,12)4 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định biến thừa cho mô hình Bảng 4.6. Kiểm định tính dừng cho phần dư của mô hình các yếu tố tác động kỳ vọng lạm phát Bảng 4.7. Kiểm định tính dừng cho phần dư của mô hình VAR DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam và các quốc gia khác giai đoạn 2000 – 2009 Hình 2.1. Đường cong Philips ngắn hạn và dài hạn Hình 2.2. Sự hình thành kỳ vọng lạm phát theo Ranyard và đồng sự (2008) Hình 2.3. Đóng góp của mỗi nhân tố trong việc neo kỳ vọng lạm phát tại Brazil Hình 4.1. Lạm phát thực và kỳ vọng lạm phát được mô phỏng từ mô hình ARMA Hình 4.2. Phản ứng của kỳ vọng lạm phát trước cú sốc của các biến
  6. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kiểm định tính dừng (nghiệm đơn vị) của các biến Phụ lục 2: Kết quả hồi quy mô hình ARIMA từ chuỗi lạm phát quá khứ Phụ lục 3: Các chỉ số thống kê mô tả của mô hình ARIMA (1,0,12)(1,0,12)4 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định phần dư từ mô hình ARIMA Phụ lục 5: Kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình các yếu tố tác động kỳ vọng lạm phát Phụ lục 6: Kết quả mô hình hồi quy tổng quát các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát Phụ lục 7: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã loại bỏ biến trong mô hình tổng quát Phụ lục 8: Kết quả kiểm định từ mô hình VAR Phụ lục 9: Kết quả kiểm định thừa biến – Wald Test
  7. TÓM TẮT Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường, dự báo kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam và các yếu tố tác động đến nó. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề như: Có thể ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam? Mức độ tác động của các yếu tố này đến kỳ vọng lạm phát như thế nào? Kỳ vọng lạm phát đóng vai trò như thế nào trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và lạm phát nói riêng. Bài luận văn này đã dùng mô hình trung bình trượt tự hồi quy (ARIMA) để đo lường kỳ vọng lạm phát từ chuỗi lạm phát quá khứ. Để kiểm định 7 yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam: lạm phát quá khứ, lỗ hổng sản lượng, chi tiêu của chính phủ, tỷ giá thực hiệu lực, lãi suất thực, giá dầu và giá gạo, luận văn đã sử dụng mô hình hồi quy được xây dựng theo phương pháp từ tổng quát đến đơn giản và mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến kỳ vọng lạm phát chính là độ trễ của lạm phát, kế đến là lãi suất thực và mức độ tăng trong chi tiêu của Chính phủ là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỳ vọng lạm phát. Các yếu tố còn lại là: thay đổi trong giá dầu, giá gạo, tỷ giá thực hiệu lực, lỗ hổng sản lượng cũng tác động đến kỳ vọng lạm phát nhưng không thực sự rõ nét. Qua kết quả này càng góp phần khẳng định rằng xu hướng back-looking trong việc kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam là rất rõ ràng, điều này thể hiện qua mức độ và sự tác động dai dẳng của lạm phát quá khứ đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc dự báo kỳ vọng lạm phát trong việc kiểm soát lạm phát của nước ta bên cạnh việc thực thi những chính sách tiền tệ và tài khóa.
  8. -1- 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh lạm phát tại Việt Nam Có thể nói, lạm phát luôn là nỗi “ám ảnh” đối với nền kinh tế và người dân nước ta. Nhìn vào hình 1.1 dưới đây, ta có thể thấy ngoại trừ giai đoạn 2000-2003 khi lạm phát thấp và ổn định ở mức 5% trở xuống, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thường xuyên cao hơn, lạm phát kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với lạm phát ở các nước láng giềng. Hình 1.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam và các quốc gia khác giai đoạn 2000 – 2009 Nguồn : Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) Việt Nam đã từng trải qua giai đoạn siêu lạm phát trong nửa cuối những năm 1980 với tỷ lệ lạm phát trên 300%/năm và trên 50%/năm đầu những năm 1990. Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là điều kiện thời tiết bất lợi, thiếu hụt lương thực, tốc độ tăng trưởng chậm trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp và hệ thống tài chính yếu kém trong suốt những năm 1980. Những cuộc khủng hoảng này được tiếp nối bởi sự tự do hóa hàng loạt các loại giá cả và một loạt các cải cách cơ cấu kinh tế khiến lạm phát tăng cao và trở thành khủng hoảng.
  9. -2- Đối mặt với những cuộc khủng hoảng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ với lãi suất tháng tăng lên đến 12% và tỷ giá được giữ cố định hoàn toàn so với USD. Kết quả của những chính sách này là lạm phát bắt đầu giảm mạnh xuống dưới 20% năm 1992 và gần 10% năm 1995. Chính phủ tiếp tục các chính sách vĩ mô thận trọng cùng với những cải cách sâu rộng nhằm tự do hóa giá cả trong nước và mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho thương mại và đầu tư quốc tế trong những năm 1990. Giai đoạn sau năm 1995 chứng kiến cuộc khủng hoảng Châu Á và hệ quả của nó, giá cả thế giới và tổng cầu (cầu về hàng hóa trong nước và cầu hàng Việt Nam từ quốc tế) giảm mạnh. Giai đoạn này được đánh dấu bởi tỷ lệ lạm phát thấp, thậm chí có thời kỳ giảm phát nhẹ đầu tiên vào năm 2000 với tỷ lệ lạm phát được tính là -0,5% mặc dù tiền tệ và tín dụng tăng rất nhanh (30-40%/năm) và đồng Việt Nam phá giá mạnh (khoảng 36%) trong giai đoạn 1997-2003. Lãi suất cũng dần được tự do hóa từ giữa những năm 1990 với lãi suất cơ bản được áp dụng thay cho trần lãi suất cho vay. Và từ năm 2002, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam được phép đặt lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm theo các điều kiện thị trường. Từ những năm 1996-2003, tỷ lệ lạm phát bình quân được duy trì trong khoảng từ 3%- 5% mỗi năm và khá ngang bằng với tỷ lệ lạm phát của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sau giai đoạn ổn định này thì lạm phát có xu hướng gia tăng trở lại và ngày một phức tạp hơn. Khởi đầu là năm 2004 với tỷ lệ lạm phát 9.5%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 6% mà Chính phủ đặt ra. Khi tiền tệ, tín dụng tăng thì lạm phát cũng tăng theo. Khi các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của khủng hoảng Châu Á giảm đi, cầu bắt đầu tăng lên. Cầu tăng lên cùng với sự tăng lên của tiền lương danh nghĩa ở cả khu vực nhà nước và khu vực FDI trong năm 2003 đã khiến giá cả tăng lên. Đóng góp thêm vào sự tăng giá này là các cú sốc cung do dịch cúm gà và thời tiết xấu gây ra. Chính phủ nghiêng về quan điểm coi các cú sốc cung này là các nguyên nhân gây lạm phát. Những cú sốc cung này chủ yếu ảnh hưởng đến giá lương thực thực phẩm với giá lương thực thực phẩm tăng 15,5% so với tỷ lệ lạm phát chung là 9,5% và lạm phát phi lương thực thực phẩm là 5,2% trong năm 2004.
  10. -3- Năm 2005 tỷ lệ lạm phát là 8,4% so với mục tiêu đề ra là dưới 6.5%. Và kể từ giai đoạn này lạm phát tại Việt Nam luôn ở mức cao và khá xa so với tỷ lệ lạm phát của các nước trong khu vực. Trước tình hình này, NHNN vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ và giữ cho tỷ giá gần như cố định. Nhưng thành công đã không lặp lại vì tỷ lệ lạm phát sau khi giảm nhẹ vào năm 2006 còn 6,6% đã tăng mạnh tới 12,57% năm 2007 và lên tới gần 20% năm 2008. Có nhiều lý do đã được đưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại của lạm phát trong những năm 2007-2008. Những lý do này bao gồm sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và không linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá chứng khoán và giá tài sản lên rất cao. Để giữ ổn định tỷ giá, NHNN đã phải bơm một lượng tiền đồng lớn vào nền kinh tế góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát. Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với kỳ vọng lạm phát thường dẫn đến lạm phát thực tế ở giai đoạn tiếp theo của chu kỳ kinh tế. Chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ không có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát. Sự gia tăng của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế trong cả thập kỷ qua đã rất mạnh, đặc biệt là vào năm 2007 khi tiền tệ tăng với tốc độ 47%/năm và tín dụng tăng 54% /năm. Cuối năm 2008 đầu năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra và những hậu quả của nó đã kéo theo tỷ lệ lạm phát Việt Nam xuống còn 6,88% trong năm 2009. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008. Khi các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền cũng bắt đầu tăng mạnh và tín dụng cũng có dấu hiệu tương tự. Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu hụt tiền mặt và đều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy, cuộc cạnh tranh lãi suất đã bắt đầu khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên cao (vượt trần lãi suất do các khoản phí cho vay).
  11. -4- Tuy nhiên, lãi suất thực vẫn là âm. Việc này không khuyến khích tiết kiệm và không khuyến khích người dân gửi tiền, làm cho lạm phát đã cao, càng cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ này không giữ được lâu, năm 2010 lạm phát lại tăng mạnh trở lại ở mức 11,75% so với mục tiêu đề ra là 7-8% và tỷ lệ lạm phát năm 2011 lên đến hơn 18% so với mục tiêu đề ra là 15% bất chấp hàng loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đã đưa ra. Chỉ đến năm 2012, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, rơi vào giai đoạn thiểu phát sâu thì tỷ lệ lạm phát mới được kéo xuống mức một con số (khoảng 6.8%). Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự gia tăng mạnh mẽ của lạm phát trong giai đoạn này như: việc phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010, biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là “lòng tin” của người dân vào các chính sách của Chính phủ đang giảm dần hay nói cách khác là “kỳ vọng lạm phát” của người dân vẫn tăng cao bất chấp mọi nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Chính vì điều này mà các biện pháp can thiệp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này đã không phát huy tác dụng như mong đợi. Nhìn chung khi lạm phát tăng cao tại Việt Nam thì các giải pháp đưa ra hầu hết tập trung vào việc thắt chặt tiền tệ và bỏ qua (hoặc xem xét chưa thích đáng) các nhân tố quan trọng khác. Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ thắt chặt là một giải pháp trong ngắn hạn đồng thời chi phí cơ hội lớn (do phải đánh đổi bằng tăng trưởng), đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vừa “chập chững” thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vì vậy, trong giai đoạn này chính sách tiền tệ thắt chặt đã góp phần kiềm chế được sự gia tăng của lạm phát trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì vẫn chưa giải quyết được triệt để đã làm cho lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn tại Việt Nam. Trước bối cảnh đó, việc xác định chính xác các nguyên nhân gây ra lạm phát từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp là một vấn đề rất quan trọng tại Việt Nam. Thời gian qua có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về nội dung này như: Camen (2006), Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010),... Tuy nhiên hầu hết các tác giả
  12. -5- đã bỏ qua hoặc chưa xem xét thích đáng tác động của yếu tố kỳ vọng lạm phát (Expectation inflation) hoặc chưa đưa ra các đánh giá mang tính định lượng liên quan đến kỳ vọng lạm phát. Trong khi đó, các nghiên cứu thực nghiệm từ các nền kinh tế phát triển Anh, Mỹ, Đức....đến các quốc gia mới nổi như Brazil, Ấn Độ,... đều cho thấy tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát. Đây làm một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc dự báo và kiểm soát lạm phát tại các quốc gia. Bên cạnh đó, việc đánh giá thích đáng vai trò của kỳ vọng lạm phát sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của Chính phủ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thời gian qua, vấn đề lạm phát lại nổi lên và trở thành tâm điểm tại các quốc gia, đặc biệt là các thị trường mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc giữ lạm phát ổn định, vừa phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu. Tại mỗi quốc gia khác nhau thì các nhân tố gây ra lạm phát cũng như cách thức hình thành lạm phát đều có những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu thực nghiệm từ các nền kinh tế phát triển Anh, Mỹ, Đức....đến các quốc gia mới nổi như Brazil, Ấn Độ ...đều cho thấy tầm quan trọng của nhân tố “kỳ vọng lạm phát”, đây làm một yếu tố cực kỳ quan trọng việc dự báo và kiểm soát lạm phát tại các quốc gia. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, vì vậy mục tiêu đề tài là tập trung vào việc đo lường kỳ vọng lạm phát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012, từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam. Giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các câu hỏi sau đây: (1) Có thể dự báo kỳ vọng lạm phát bằng phương trình định lượng ARIMA từ chuỗi lạm phát trong quá khứ như thế nào? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam? (3) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam như thế nào?
  13. -6- Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên luận văn được tiến hành qua các nội dung quan trọng như sau: Phần đầu, giới thiệu tổng quan về tình hình lạm phát tại Việt Nam và về đề tài. Phần hai, trình bày tóm tắt các khung lý thuyết quan trọng liên quan đến kỳ vọng lạm phát như: đường cong Philips, đường cong Philips hiệu chỉnh, lý thuyết kỳ vọng hợp lý, nội dung trường phái Keynes mới, các phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát. Trong phần này, luận văn cũng sẽ tổng kết các kết quả nghiên cứu có liên quan đến kỳ vọng lạm phát như: mô hình, cách thức hình thành kỳ vọng lạm phát, độ trễ kỳ vọng lạm phát và tập trung vào các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát dựa theo Patra và Partha Ray (2010). Phần ba, dựa vào các kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước đây, luận văn chọn phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam thông qua mô hình ARIMA (trung bình trượt tự hồi quy) có tính mùa vụ dựa trên số liệu lạm phát quá khứ. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng xác định được phương trình hồi quy gồm 7 yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam. Phần này tập trung trình bày các bước xây dựng mô hình ARMA, mô hình hồi quy theo phương pháp từ tổng quát đến đơn giản (còn gọi là phương pháp LSE) và mô hình VAR. Phần bốn, xử lý dữ liệu và phân tích các kết quả thu được từ mô hình ARIMA có tính mùa vụ và mô hình hồi quy theo phương pháp từ tổng quát đến đơn giản, hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR (Vec-tơ tự hồi quy) để kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam. Phần năm, luận văn tổng kết lại các kết quả đạt được và kiến nghị một số vấn đề trong quản lý lạm phát tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các hạn chế trong khuôn khổ của nghiên cứu này nhằm đề xuất các hướng mở cho các nghiên cứu sau.
  14. -7- 2. LÝ THUYẾT VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Lý thuyết về kỳ vọng lạm phát Năm 1958, từ những bằng chứng thực nghiệm, William Philips, một nhà kinh tế người Newzealand, trong một bài nghiên cứu với tựa đề: “The Relation between Unemployment and the Rate of Change of Money Wage Rates in the United Kingdom, 1861-1957” đăng trên tạp chí Economica, đã mô tả mối quan hệ ngược chiều giữa sự thay đổi tiền lương và thất nghiệp trong nền kinh tế Anh giai đoạn 1861 – 1957. Không lâu sau đó, mối quan hệ tương tự cũng được tìm thấy ở các quốc gia khác và năm 1960, Paul Samuelson và Robert Solow, hai nhà kinh tế người Anh, đã trình bày “Đường cong Philips” của nước Mỹ từ 1935 tới 1959 trong một bài báo đăng trên American Economic Review. Ngoài việc sử dụng dữ liệu nước Mỹ thay vì dữ liệu nước Anh, họ còn đo lường tỷ lệ lạm phát giá cả (thay vì tỷ lệ lạm phát tiền lương như của Philips) và họ tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Mối quan hệ ngược chiều này kết hợp cùng với lý thuyết về tiền lương, tiêu dùng, lãi suất và thất nghiệp của Keynes (1936) đã dẫn tới nhiều gợi ý chính sách quan trọng vào thời điểm đó. Keynes cho rằng chi tiêu của hộ gia đình tùy thuộc vào thu nhập khả dụng kỳ vọng, và chi tiêu hay đầu tư của doanh nghiệp thì phụ thuộc vào kỳ vọng của chủ doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong tương lai. Ngoài ra, Keynes cùng nhiều nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes khi đó còn trình bày những cách thức mà các chính sách của Chính phủ có thể tác động tới tổng cầu và từ đó tác động lên tổng sản lượng và mức nhân dụng trong điều kiện không vượt quá giới hạn sản xuất với niềm tin về một mối quan hệ ngược chiều bền vững giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp như đường cong Philips nêu ra. Họ cho rằng chính sách của Chính phủ sẽ thể hiện một sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa hoặc tiền tệ hoặc cả hai để kích thích kinh tế đạt tới một mức tổng cầu nhất định, dẫn
  15. -8- tới tăng GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp, chấp nhận một mức lạm phát cao hơn và xem đó như một chi phí để có được tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, trong những năm 1970s và đầu những năm 1980s, các nhà kinh tế bắt đầu nghi ngờ những kết luận từ đường cong Philips khi chứng kiến tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều cao trong giai đoạn này. Friedman (1968) và Phelps (1967) đã tấn công ý tưởng của đường cong Philips. Friedman cho rằng có tới 2 đường cong Philips: đường cong Philips trong ngắn hạn (SRPC – Short-Run Philips Curve) và đường cong Philips trong dài hạn (LRPC – Long Run Philips Curve). Theo đó đường cong Philips ngắn hạn sẽ có dạng dốc xuống, đường cong Phillips dài hạn có dạng là một đường thẳng đứng song song với trục tung (tỷ lệ lạm phát). Giải thích cho vấn đề này Friedman đưa ra khái niệm “thất nghiệp tự nhiên” theo đó khi thị trường lao động cân bằng thì vẫn có thất nghiệp, đây là dạng thất nghiệp tự nguyện. Vì vậy khi nền kinh tế cân bằng thì lạm phát bằng “0”, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn là con số dương (thất nghiệp tự nhiên). Trong ngắn hạn khi Chính phủ dùng các biện pháp để kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống (bằng cách tác động vào tổng cung) dẫn đến lạm phát gia tăng. Trong khi lạm phát tăng, tiền lương danh nghĩa không đổi dẫn đến tiền lương thực giảm vì vậy giảm nguồn cung lao động (hay tự nguyện thất nghiệp) vì vậy kéo tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại. Tập hợp các điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các mức tỷ lệ lạm phát liên tục bị đẩy lên cao tạo thành một đường thẳng đứng. Đường này được gọi là đường Phillips dài hạn hay còn gọi là đường NAIRU (Non- Accelerating Inflation Rate of Unemployment). Trước lập luận trên, Friedman cho rằng luôn luôn có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp nhưng sẽ không có sự đánh đổi trong dài hạn.Về dài hạn, người làm công sẽ tính toán đến lạm phát và trong hợp đồng lao động, tiền lương sẽ tăng ở mức gần bằng kỳ vọng lạm phát (tỷ lệ lạm phát trong tương lai mà thị trường dự báo, mong đợi) và ngoài ra, ông cho rằng kỳ vọng lạm phát giai đoạn tiếp theo sẽ bằng tỷ lệ lạm phát của những năm trước đó. Đây là giả định về “kỳ vọng thích nghi” của Friedman. Kỳ vọng thích nghi là cách thức các chủ thể kinh tế mong đợi về tương lai chỉ dựa vào các thông tin quá khứ. Nghiên cứu của Friedman không chỉ giới thiệu 2
  16. -9- dạng đường cong Philips mà còn mở ra một khía cạnh kinh tế vĩ mô “lý thuyết kỳ vọng”. Đó là kỳ vọng của người dân về các sự kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả kinh tế. Cùng với Friedman, Phelps (1967) đã cải biên đường cong Philip thành đường cong Philips điều chỉnh với kỳ vọng lạm phát được đưa vào xem xét. Phelps cho rằng khi kỳ vọng lạm phát tăng, đường cong Philips ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải và lúc này sẽ xảy ra tình trạng vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao. Hơn nữa, đường cong Philips trong dài hạn sẽ thẳng đứng. Hiệu quả chính sách của Chính phủ lúc bấy giờ sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng của người dân. Nếu kỳ vọng lạm phát người dân cao, chính sách kích thích kinh tế sẽ chỉ mang lại lạm phát cao hơn mà không làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đường cong Phillips dài hạn Tỷ lệ Lạm phát B C A Đường cong Phillips ngắn hạn mới Đường cong Phillips ngắn hạn Tỷ lệ thất nghiệp Hình 2.1: Đường cong Philips ngắn hạn và dài hạn Tuy đã có nhiều đóng góp vào việc giải thích kỳ vọng tác động như thế nào đến nền kinh tế, ý tưởng của Friedman và Phelps vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Các nhà kinh tế khác tranh luận rằng kỳ vọng của công chúng phức tạp hơn rất nhiều, không chỉ dựa trên những thông tin trong quá khứ mà còn xét đến cả những xu hướng trong tương lai.
  17. - 10 - Từ hạn chế đó, “lý thuyết kỳ vọng hợp lý” ra đời và được phát triển bởi Muth (1961). Lý thuyết được xây dựng trên kỳ vọng hợp lý còn được gọi là lý thuyết cổ điển mới. Kỳ vọng hợp lý là kỳ vọng mà các chủ thể kinh tế tạo thành dựa trên kinh nghiệm quá khứ và dự đoán của họ về những tác động ở hiện tại và tương lai của chính sách và các sự kiện kinh tế. Một khác biệt cơ bản giữa kỳ vọng thích nghi và kỳ vọng hợp lý là tốc độ mà kỳ vọng lạm phát thay đổi. Kỳ vọng thích nghi dựa trên thông tin quá khứ nên thay đổi chậm hơn kỳ vọng hợp lý do các chủ thể kinh tế phải chờ thông tin hiện tại trở thành thông tin quá khứ thì họ mới thay đổi kỳ vọng. Lý thuyết cổ điển mới đưa ra 2 giả định quan trọng để xem xét trong bối cảnh nếu như chính sách được dự đoán và khi chính sách không được dự đoán: (i) Kỳ vọng là hợp lý và (ii) Lương và giá cả thì linh hoạt. Nếu như chính sách không được dự đoán ví dụ như khi FED bất ngờ mua chứng khoán chính phủ dẫn tới tăng tổng cung tiền và tổng cầu, các chủ thể kinh tế sẽ mất cảnh giác và mức giá kỳ vọng của người dân không thay đổi ngay lập tức. Điều này trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp sẽ có sự đánh đổi và về dài hạn khi người dân đã dự đoán được lạm phát cao, lúc này họ sẽ yêu cầu một mức tăng lương tương ứng dẫn tới không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Nếu như chính sách được dự đoán, lúc này người lao động sẽ ngay lập tức dự đoán được giá cả sẽ tăng và do đó họ đòi một tỷ lệ tăng tương ứng của tiền lương. Kết quả là sẽ không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này ngụ ý là trong những điều kiện nhất định cụ thể là chính sách được dự đoán chính xác, kỳ vọng là hợp lý và giá cả cùng với tiền lương linh hoạt, cả 2 chính sách tài khóa và tiền tệ dùng để kích thích kinh tế đều không có hiệu quả trong ngắn hạn (không làm tăng được GDP thực lẫn giảm tỷ lệ thất nghiệp). Tranh luận này được gọi là “Mệnh đề Chính sách Vô Hiệu - Policy Ineffectiveness Proposition (PIP)”. Tuy nhiên những giả định của “lý thuyết kỳ vọng hợp lý” cụ thể như mọi người có kỳ vọng đồng nhất, hợp lý và có khả năng dự đoán chính sách ....liệu có phù hợp với thực
  18. - 11 - tại hay không? Chúng ta sẽ xem xét các nghiên cứu thực nghiệm để trả lời cho câu hỏi này. Mankiw và đồng sự (2003), đã dùng bộ dữ liệu khảo sát để kiểm tra sự tồn tại của giả định kỳ vọng hợp lý. Kết quả quan sát trên dữ liệu kỳ vọng trong năm tới cho thấy, khoảng phân vị của tỷ lệ kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng là từ 0 đến 5% và đuôi của phân phối khá dài với 5% người tiêu dùng kỳ vọng giảm phát và khoảng 10% cho rằng lạm phát sẽ ở mức 10%. Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế khoảng phân vị biến động ở mức 1,5% đến 3% và ít hơn 2% người trả lời dự báo về giảm phát. Tỷ lệ lạm phát cao nhất được các nhà kinh tế dự báo là hơn 3% (khoảng 5% số câu trả lời). Kết quả này cho thấy một sự khác biệt khá rõ trong kỳ vọng của người tiêu dùng và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – không giống với những gì giả định về kỳ vọng hợp lý đưa ra Pfajfa và Zakelj (2009), nghiên cứu cách thức thiết lập kỳ vọng lạm phát trên các chủ thể là cựu sinh viên và sinh viên hiện tại của trường đại học Tilbug – Hà Lan. Nghiên cứu cho thấy rằng kỳ vọng là không đồng nhất và tồn tại ở năm dạng khác nhau: hợp lý, thích nghi, tiếp thu mang tính thích nghi, xu hướng ngoại suy và thông tin cứng nhắc. Kết quả kiểm định trên dữ liệu khảo sát cho thấy có 40% chủ thể có kỳ vọng gần hợp lý, 35% mang xu hướng ngoại suy, 5% là kỳ vọng thích nghi và 20% còn lại sử dụng mô hình tiếp thu thích nghi và thông tin cứng nhắc. Hơn nữa, các chủ thể không sử dụng cùng một mô hình trong các giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu ở Anh của Mitchell và Weale (2007) chỉ ra chỉ có 40% người được khảo sát đưa ra kỳ vọng gần hợp lý so với 60% người được khảo sát còn lại. Blanchflower và MacCoille (2009), sử dụng số liệu từ việc khảo sát thực tế của NHTW Anh nhằm kiểm tra tác động của nhân khẩu học đối với việc thiết lập kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình thiết lập kỳ vọng phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính, thu nhập và vùng địa lý. Trong đó, khả năng dự báo chính xác cao hơn đối với nam giới, người có sở hữu nhà, người có trình độ văn hóa tốt, người giàu và những người sống ở phía Đông Nam nước Anh. Không những kỳ vọng
  19. - 12 - của người dân là không đồng nhất mà đôi khi còn thể hiện sự lệch lạc do tính lạc quan hoặc bi quan quá mức của họ. Do đó các dự báo sẽ bị lệch theo hướng quá tin tưởng hoặc ngược lại (dân chúng Anh trở nên quá lạc quan về tương lai khi thu nhập của họ gia tăng và ngược lại) Song song với các kết quả thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý do để giải thích tại sao thuyết kỳ vọng hợp lý lại không phù hợp. Blanchflower và MacCoille (2009) tóm tắt ba nguyên nhân chính của kỳ vọng không đồng nhất là: (i) các chủ thể dùng các mô hình khác nhau; (ii) tập hợp thông tin khác nhau; (iii) khả năng xử lý thông tin khác nhau. Kỳ vọng hợp lý có thể không bị bác bỏ bởi lý do các chủ thể dựa theo các quy luật bất định một cách mù quáng; mà bởi vì nó không đáng để họ đầu tư vào các mô hình phức tạp. Kỳ vọng là không thống nhất một cách hợp lý theo sự tối ưu hóa lợi ích của từng cá nhân. Sims (2009) đưa ra khái niệm sự thiếu chú ý hợp lý để giải thích lý do mà con người không sử dụng tất cả thông tin hoàn toàn miễn phí. Khái niệm được sử dụng để bác bỏ hai giả định của lý thuyết kỳ vọng hợp lý là phân phối xác suất đồng nhất và khả năng thu thập – xử lý thông tin tối ưu của chủ thể kinh tế. Tác giả cho rằng, ngay cả các thông tin miễn phí trên mạng cũng được truyền tải một cách hạn chế và phụ thuộc vào nhiều nhân tố đối với người sử dụng. Do đó, tồn tại một sự hạn chế về mặt sử dụng tối ưu các thông tin. Bên cạnh đó, các chủ thể hợp lý cũng có một sự chậm chạp, nhiễu và gián đoạn trong các dự báo của họ. Vì vậy, “lý thuyết thiếu chú ý hợp lý” cho rằng có một sự khác biệt về quan điểm của các chủ thể, dựa theo cách mà mỗi chủ thể tối đa hóa lợi ích và phương pháp mà họ xử lý thông tin. Một lý giải khác là dựa trên mô hình tiếp thu. Mô hình tiếp thu (learning) cho ta thấy sự không thực tế của giả định kỳ vọng hợp lý, thay vào đó các chủ thể sẽ thực hiện các suy luận mang tính thống kê các thông số không chắc chắn về sự phát triển của nền kinh tế. Kết quả thực nghiệm của Orphanides và Williams (2003) cho thấy hiện diện của sự tiếp thu đã làm gia tăng độ nhạy của kỳ vọng lạm phát và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trước các cú sốc kinh tế. Kỳ vọng lạm phát ít nhạy cảm hơn khi lạm phát mục
  20. - 13 - tiêu được áp dụng, điều này thể hiện được lợi ích của việc neo giữ kỳ vọng lạm phát có liên kết chặt chẽ với thành công của NHTW trong việc truyền đạt các mục tiêu. Đứng trước việc lý thuyết kỳ vọng đã bộc lộ những khiếm khuyết và không phù hợp với thực tế, không ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu kinh tế đã tìm cách bổ sung, hoàn thiện và phát triển những mô hình mới có khả năng diễn giải thực tại chính xác hơn. Trường phái “Keynes mới - New Keynesian” ra đời vào cuối thập niên 70, trường phái Keynes mới hệ thống lại và xây dựng nền tảng vi mô cho các lý thuyết về kỳ vọng trước đây, thay đổi một số biến quan trọng trong đó đáng kể nhất là thay thế biến số thất nghiệp thành “Lỗ hổng sản lượng - output gap”. Lỗ hổng sản lượng là sự khác biệt giữa GDP thực và GDP tiềm năng (GDP thực – GDP tiềm năng). Nếu lỗ hổng sản lượng là một số dương thì được gọi là lỗ hổng lạm phát và chỉ ra tăng trưởng của tổng cầu vượt quá tổng cung và có thể tạo ra lạm phát, nếu lỗ hổng sản lượng là một số âm thì được gọi là lỗ hổng suy thoái và có thể gây ra giảm phát. Nội dung về trường phái Keynes mới được trình bày trong nghiên cứu này chủ yếu tham khảo từ Kapinos (2009): A New Keynesian Workbook và trong khuôn khổ bài nghiên cứu nàychỉ nêu ra các kết quả nghiên cứu chính mà không trình bày chi tiết các mô hình định lượng. Trường phái Keynes mới bắt đầu với mô hình tĩnh (static) mô tả mối quan hệ giữa 3 nhân tố vĩ mô: lãi suất danh nghĩa, lỗ hổng sản lượng và lạm phát.Tương ứng với 3 nhân tố là sự thay đổi của 3 đường kinh tế cơ bản: IS - mô tả hành vi của hộ gia đình, AS (tổng cung) - thể hiện quyết định định giá của các doanh nghiệp và MR (quy luật tiền tệ) - thể hiện chính sách tiền tệ của NHTW. Khi có một cú sốc cung hay cú sốc cầu, các đường kinh tế này thay đổi (dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới). Để đối phó với các cú sốc, NHTW sẽ sử dụng công cụ lãi suất để đáp ứng mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát ở mức mong muốn và duy trì lỗ hổng sản lượng không đổi. Taylor đã đề xuất: NHTW nên gia tăng lãi suất danh nghĩa cao hơn 1% khi lạm phát gia tăng 1% (Taylor Principal). Mở rộng mô hình tĩnh ban đầu, yếu tố kỳ vọng được đưa vào phương trình với những giả định quan trọng. Ban đầu, kỳ vọng được giả định là hướng về quá khứ (backward –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1