Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản
lượt xem 3
download
Tác giả đã sử dụng phương pháp VECM để thực hiện bài nghiên cứu này, vì dữ liệu hàng tháng có nhược điểm là biến GDP, tỷ giá hiệu dụng thực chưa được tính toán chính thức từ các tổ chức có uy tín nên chúng tôi tiếp cận theo hai bước, với mô hình ban đầu dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa giá tài sản và chính sách tiền tệ thông qua sáu biến gồm chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu, GDP thực, tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực và cung tiền M2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VIỆT CHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ GIÁ TÀI SẢN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HCM, tháng 10/2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VIỆT CHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ GIÁ TÀI SẢN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TP. HCM, tháng 10/2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và nội dung luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Việt Chương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY...................................................................................................................................... 4 2.1. Cơ chế truyền dẫn của Chính sách tiền tệ .................................................................. 4 2.2. Tranh luận về chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá tài sản ............................. 6 2.3. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ bong bóng giá tài sản .............................................. 8 2.4. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và biến động giá trên thị trường chứng khoán .............................................................................................................. 9 3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu .................................................................................. 11 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) ................................................................. 12 3.3. Kiểm định đồng liên kết (Cointegration test) ........................................................... 13 3.4. Thiết lập mô hình nghiên cứu với sáu biến .............................................................. 13 3.5. Thiết lập mô hình nghiên cứu với ba biến................................................................ 14 CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU...................................................................................................... 16 4.1. Nguồn dữ liệu và lý giải việc lựa chọn số liệu ......................................................... 16 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu............................................................................................. 16 4.3. Kiểm định tính dừng................................................................................................. 18 4.4. Kiểm định đồng liên kết ........................................................................................... 20
- CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ .................................................................................................... 23 5.1. Kết quả kiểm định từ mô hình VECM với ba biến LOGCPI, RATE, LOGVNI ..... 23 5.2. Kết quả kiểm định từ mô hình VECM với sáu biến LOGCPI, RATE, LOGVNI LOGGDP, LOGM2, REER ................................................................................................ 36 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN .................................................................................................. 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4-1: Dữ liệu thống kê mô tả từ thời gian tháng 1. 2001 đến 05.2012. ...................... 16 Bảng 4-2: Dữ liệu thống kê mô tả từ thời gian tháng 7. 2007 đến 05.2012 ....................... 17 Bảng 4-3: Hệ số tương quan ............................................................................................... 18 Bảng 4-4: Kiểm định tính dừng .......................................................................................... 19 Bảng 4-5: Kiểm định đồng liên kết (mô hình 3 biến) ........................................................ 20 Bảng 4-6: Kiểm định đồng liên kết (mô hình 6 biến) ........................................................ 21 Bảng 5-1: Kết quả kiểm định nhân quả Granger (mô hình 3 biến) .................................... 23 Bảng 5-2: Xác định độ trễ tối ưu (mô hình 3 biến) ............................................................ 24 Bảng 5-3: Kết quả từ mô hình VECM với ba biến ............................................................. 25 Bảng 5-4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger (mô hình 6 biến) .................................... 36 Bảng 5-5: Xác định độ trễ tối ưu (mô hình 6 biến) ............................................................ 39 Bảng 5-6: Kết quả từ mô hình VECM với sáu biến ........................................................... 40
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2-1: Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ ......................................................... 5 Hình 5-1: Phản ứng của LOGCPI đến LOGCPI ................................................................ 30 Hình 5-2: Phản ứng của RATE đến LOGCPI .................................................................... 31 Hình 5-3: Phản ứng của LOGVNI đến LOGCPI ............................................................... 32 Hình 5-4: Phản ứng của LOGCPI đến RATE .................................................................... 33 Hình 5-5: Phản ứng của LOGCPI đến LOGVNI ............................................................... 34 Hình 5-6: Phản ứng của RATE đến LOGVNI ................................................................... 35 Hình 5-7: Phản ứng của LOGVNI đến LOGVNI .............................................................. 35
- TÓM TẮT Kể từ sau giai đoạn khủng hoảng bắt đầu vào mùa hè năm 2007, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của chính sách tiền tệ, các cuộc tranh luận về tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong vai trò ổn định giá tài sản được đề cập trong nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây. Với mục tiêu xem xét mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này trong giai đoạn từ tháng 01/2001 đến tháng 05/2012. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp VECM để thực hiện bài nghiên cứu này, vì dữ liệu hàng tháng có nhược điểm là biến GDP (chỉ được công bố hàng quý), tỷ giá hiệu dụng thực chưa được tính toán chính thức từ các tổ chức có uy tín nên chúng tôi tiếp cận theo hai bước, với mô hình ban đầu dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa giá tài sản và chính sách tiền tệ thông qua sáu biến gồm chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu, GDP thực, tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực và cung tiền M2. Sau đó, chúng tôi thiết lập mô hình ba biến gồm chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu với nguồn dữ liệu đáng tin cậy nhằm mục đích xem xét sự thay đổi so với mô hình gốc. Kết quả chúng tôi tìm được Ngân hàng trung ương nên để giá cả tự vận hành theo cơ chế thị trường. Và phải mất thời gian khá dài Chính sách tiền tệ mới tác động vào nền kinh tế nhằm mục đích ổn định giá cả.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Cuộc khủng hoảng kinh tế vào mùa hè năm 2007 bắt đầu từ Mỹ và mau chóng lan rộng ra toàn cầu, gây ra sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn tại nhiều quốc gia. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng được cho là do tình trạng quản lý lỏng lẻo hệ thống chính sách tiền tệ của Mỹ. Papademos (2009) đã phát biểu rằng đây là cuộc khủng hoảng với sức tàn phá lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930. Cuộc khủng hoảng đã gợi lại nhiều tranh luận sôi nổi với nhiều luồng quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng chính sách tiền tệ ổn định sẽ bảo đảm cho hệ thống tài chính ổn định, hàm ý các nhà làm chính sách không nên can thiệp vào hệ thống tài chính hay giá cả tài sản mà hãy để chúng vận động theo quy luật thị trường, Ngân hàng trung ương chỉ nên can thiệp vào nền kinh tế khi khủng hoàng tài chính xảy ra (điều mà rất hiếm khi xảy ra) với vai trò là người cho vay cuối cùng (Claudio và Lowe, 2002). Luồng quan điểm thứ hai cho rằng chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá tài sản có thể kích hoạt tính bất ổn hệ thống tài chính. Các nhà làm chính sách cần nhận thức được những thay đổi giá cả trong hoạt động giao dịch hàng ngày để có thể đưa ra các chính sách phù hợp. Nghiên cứu của Bean (2003) đã chỉ ra rằng giá tài sản ổn định trong giai đoạn kinh tế phát triển bền vững sẽ làm tăng niềm tin lạc quan về viễn cảnh tương lai tươi sáng của nền kinh tế và khuynh hướng tài sản sẽ được định giá cao, tạo nên bong bóng giá tài sản là nguyên nhân gây ra sự thiếu ổn định. Luồng quan điểm thứ ba, dẫn đầu bởi Tymoigne (2006) cho rằng không tìm thấy một chính sách tiền tệ phù hợp cho các Ngân hàng trung ương. Trong trường hợp này, tác giả đề nghị Ngân hàng trung ương nên chú trọng vào việc duy trì tính ổn định giá tài sản, các vấn đề khác của nền kinh tế thì nên được kiểm soát và tổ chức thực hiện bởi các tổ chức công chuyên biệt khác.
- 2 Tại Việt Nam không có nhiều nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản, một số ít các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng phương pháp OLS (ordinary least squares), Bùi Duy Phú (2007) đã nghiên cứu dữ liệu trong giai đoạn đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và tìm thấy khi cung tiền (M2) tăng 10% thì CPI tăng 3,33%. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, Việt Nam cũng sử dụng công cụ lãi suất như một công cụ chính trong điều hành nền kinh tế, cụ thể năm 2008, với tám lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, về mặt thực tế Ngân hàng trung ương đã kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên, thành quả có được là do công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương là hiệu quả, hay là do những nỗ lực khác từ Chính phủ trong việc hạ nhiệt chỉ số giá. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ với giá tài sản, thông qua mối quan hệ giữa lãi suất và chỉ số giá CPI để giải quyết câu hỏi nghiên cứu liệu Việt Nam có nên xem công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ là công cụ có tính quyết định trong việc ổn định giá cả. Giai đoạn khởi đầu của chuỗi dữ liệu mà chúng tôi quan sát, cũng là giai đoạn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động. Những diễn biến hàng ngày của thị trường chứng khoán thường được ví như biểu kế đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Vậy những thay đổi của chính sách tiền tệ có tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán và liệu rằng thông tin từ thị trường chứng khoán có hữu ích cho các nhà thực thi chính sách ban hành hay điều chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp với diễn biến từ thị trường chứng khoán. Đây là mục tiêu thứ hai của chúng tôi trong bài nghiên cứu này. Các dữ liệu về chỉ số giá (CPI), lãi suất (RATE), chỉ số giá chứng khoán (VNI) và cung tiền (M2) được chúng tôi thu thập từ kho dữ liệu IFS (International Financial Statistics) của IMF (International Monetary Fund), GDP (Gross Domestic Product) và tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực (REER) hàng tháng là số liệu tự tính toán. Dữ liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập từ tháng 01/2001 đến tháng 05/2012 trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam.
- 3 Vì mối quan hệ chúng tôi xem xét là mối quan hệ tương quan đồng thời (nghĩa là biến nghiên cứu vừa là biến độc lập, vừa là biến phụ thuộc trong một hệ phương trình đồng thời) và chúng tôi cũng tìm thấy tồn tại ít nhất hai chuỗi dữ liệu đồng liên kết, nên chúng tôi sử dụng phương pháp VECM (Vector Autogressive Error Correction Model) thay cho VAR (Vector Auto Regression) như các nghiên cứu khác. Cấu trúc của bài nghiên cứu được chúng tôi trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về bài nghiên cứu cùng với các mục tiêu mà chúng tôi sẽ đi tìm câu trả lời trong phần còn lại của bài nghiên cứu này. Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ với giá tài sản. Chương 3: Mô tả về phương pháp mà chúng tôi sử dụng để tìm câu trả lời cho các mục tiêu đề ra. Chương 4: Mô tả chi tiết về dữ liệu và đặc tính của dữ liệu. Chương 5: Kết quả. Chương 6: Kết luận, nơi chúng tôi đúc kết lại và đưa ra những giải pháp.
- 4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ chế truyền dẫn của Chính sách tiền tệ Có nhiều công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, dự trữ bắt buộc hay thông qua thị trường mở. Nhưng bằng công cụ nào thì mục đích của chính sách tiền tệ vẫn là tác động vào cung tiền và từ đó ổn định giá cả. Nyamongo và Misati (2010) đã dựa trên nhiều tài liệu nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả và chỉ ra rằng chính sách tiền tệ đi vào nền kinh tế thông qua 04 kênh chính là: Kênh lãi suất (interest rate channel), Kênh tỷ giá (exchange rate channel), Kênh tín dụng (credit channel) và Kênh kỳ vọng (expectations channel) được phác họa như hình 2-1. Kênh tín dụng – thông qua hoạt động cho vay cá nhân và doanh nghiệp. Khi Ngân hàng trung ương muốn ổn định giá cả bằng cách giảm lượng tiền đang lưu thông, Ngân hàng trung ương có thể yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng dự trữ và vì vậy giảm đi lượng tiền có thể cho vay. Khi cung tiền giảm các cá nhân và doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại trong hoạt động đầu tư tài sản. Mặc khác việc khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng sẽ đưa các doanh nghiệp và cá nhân tập trung vào các dự án có rủi ro cao (hiệu quả cao nhưng xác suất thành công thấp), gây ra những sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Và để tránh sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, các ngân hàng thương mại sẽ chủ động sàng lọc cẩn thận hơn các khách hàng của mình và điều này sẽ càng hạn chế lượng tiền từ các ngân hàng thương mại cung ra bên ngoài. Như vậy, hoạt động đầu tư giảm, làm giảm đầu ra và giảm tổng cầu của nền kinh tế từ đó giảm áp lực lạm phát góp phần ổn định giá tài sản. Lập luận này dựa trên giả định quan trọng là nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại là nguồn chính trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và cá nhân hình thành nên tài sản.
- 5 Hình 2-1: Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ Lãi suất ngắn hạn Lãi suất dài hạn Kỳ vọng Áp lực lạm phát Dự trữ ngân hàng Chính sách Tín dụng khu Cầu nội địa tiền tệ vực tư nhân Giá tài sản, vốn và Bất động sản Lạm phát Sự lựa chọn bất lợi, Tổng cầu rủi ro đạo đức Tỷ giá hối đoái Xuất khẩu ròng Chệch lệch lãi suất Cầu từ bên ngoài nội địa và bên ngoài Giá nhập khẩu Tài khoản vốn Nguồn: Nyamongo và Misati (2010) Kênh lãi suất – đây là kênh truyền thống và lãi suất cũng là công cụ quan trọng bậc nhất trong các công cụ của chính sách tiền tệ. Thông qua việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, Ngân hàng trung ương sẽ tác động vào lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và từ đó tác động đến lãi suất dài hạn được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại đến khách hàng của họ. Lãi suất trung dài hạn cao sẽ hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời chi phí vay cao cũng sẽ hạn chế các cá nhân mua sắm hàng hóa có
- 6 tính lâu bền, điều này sẽ làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế và qua đó sẽ làm giảm áp lực lạm phát và giữ cho giá cả ổn định. Kênh tỷ giá hối đoái – khi Ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất trong nước sẽ tăng tương đối so với lãi suất bên ngoài. Theo lý thuyết về ngang giá lãi suất, đồng nội tệ sẽ tăng giá và từ đó làm giảm xuất khẩu ròng và giảm tổng cầu trong nền kinh tế. Thêm nữa việc lãi suất đồng nội tệ cao hơn ngoại tệ sẽ càng thu hút dòng vốn vào và càng làm đồng nội tệ tăng giá. Kênh kỳ vọng và niềm tin – khi những thay đổi về lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu được Ngân hàng trung ương công bố sẽ làm thay đổi kỳ vọng của dân chúng về tương lai của nền kinh tế, và khi niềm tin này càng củng cố thì kỳ vọng càng có thể trở thành hiện thực. Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ làm thay đổi nhận thức của người tham gia vào thị trường tài chính và gián tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thực khó để có thể đo lường được các cách thức mà hiệu ứng kỳ vọng này hoạt động và tác động đến tổng cầu và giá tài sản. 2.2. Tranh luận về chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá tài sản Có nhiều lý thuyết giải thích về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản. Nhưng hầu như không có những tranh luận nào đưa ra được lý thuyết chung về mối quan hệ nhân quả giữa chúng, liệu chính sách tiền tệ sẽ là nền tảng để điều chỉnh giá tài sản, hay ngược lại giá tài sản là cơ sở để đưa ra các chính sách tiền tệ hay cả hai có mối tương quan đồng thời tác động qua nhau. Ổn định trong chính sách tiền tệ sẽ đảm bảo cho sự ổn định tài chính (Claudio và Lowe, 2002; Bordo và Wheelock, 1998). Lập luận này cho rằng nếu lạm phát thấp hơn so với mức kỳ vọng sẽ làm tăng giá trị thực của các khoản nợ và làm tăng khả năng vỡ nợ, ngược lại một sự gia tăng trong lạm phát sẽ khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy để thâu tóm tài sản dẫn đến sự phân bổ tài sản bất hợp lý và cả hai điều này sẽ làm tổn thương nền kinh tế. Điều này hàm ý có sự tương quan hai chiều giữa chính sách tiền tệ và ổn định giá
- 7 tài sản, khi giá tài sản được duy trì ổn định thì lãi suất sẽ trở nên dễ dự đoán hơn và phần bù lạm phát trong lãi suất trung hạn sẽ được tối thiểu hóa, hay nói cách khác lãi suất trung hạn và ngắn hạn sẽ rất gần nhau và điều này sẽ góp phần ổn định giá tài sản. Ngược lại, Garcia và Pedro (2003), Bean (2003) đã chỉ ra rằng chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả có thể kích hoạt sự bất ổn tài chính. Lập luận cho rằng chính sách tiền tệ giúp cho giá cả ổn định trong một thời gian dài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng thương mại sẽ dư thừa tiền và điều này sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay, các tài sản thế chấp giờ đây sẽ được định giá cao hơn, ở khía cạnh khác ổn định giá cả sẽ khiến cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư và làm sản lượng vượt quá nhu cầu của nền kinh tế gây ra lạm phát. Để kiểm soát lạm phát lãi suất cần điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời, nhưng các ngân hàng thương mại không thể ngay lập tức điều chỉnh lãi suất cân đối với rủi ro thị trường vì các hợp đồng tín dụng đã ký. Quan điểm thứ ba được đưa ra bởi Tymoigne (2006) cho rằng không nên tìm kiếm vai trò của ổn định giá tài sản đến các chính sách của Ngân hàng trung ương và ngược lại. Theo quan điểm này, Ngân hàng trung ương chỉ cần tập trung các nguồn lực vào duy trì tính ổn định tài chính, còn các vấn đề khác của nền kinh tế, hãy để các tổ chức công khác lo liệu. Lý do này được rút ra từ một định đề của Keynes (1936) và Fazzari với các cộng sự (1988), đã chỉ ra rằng Ngân hàng trung ương chỉ ảnh hưởng rất yếu vào lạm phát bởi vì họ không được toàn quyền kiểm soát dự trữ và cung tiền tệ, và quan trọng nhất lạm phát không phải là một hiện tượng kinh tế bị ảnh hưởng duy nhất bởi các chính sách tiền tệ. Hơn nữa, tác động của Ngân hàng trung ương vào đầu ra rất gián tiếp bởi vì phải thông qua hoạt động đầu tư, và hiệu quả của hoạt động tư mới quyết định đến sản lượng của nền kinh tế chứ không phải là lãi suất trung dài hạn. Ngoài các tranh luận còn nhiều tranh cãi như trên, các nghiên cứu về chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản, các tác giả còn chỉ ra các vấn đề như: Claudio và Lowe (2002) đã tìm thấy bằng chứng rằng áp lực lạm phát có thể dễ tìm thấy bằng chứng trong thị trường tài sản tài chính hơn là thị trường hàng hóa và những chính sách tháo gỡ nhằm tạo sự cân
- 8 bằng giá tài sản từ các thời kỳ trước sẽ tạo ra sự bất ổn ở thời điểm hiện tại, điều này hàm ý ngay chính bản thân giá tài sản từ các thời kỳ trước cũng ảnh hưởng đến chính chúng ở thời điểm hiện tại và gây ra sự bất ổn tài chính. 2.3. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ bong bóng giá tài sản Bordo và Olivier (2002) nhận định vẫn còn nhiều bất đồng trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để giải quyết tình trạng bong bóng giá tài sản. Liệu Ngân hàng trung ương nên có các hành động để làm xì hơi bóng bóng giá tài sản hay là để mặc bong bóng giá tài sản cho cơ chế tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng của thị trường. Nhiều tác giả trong đó có Prasad (2010) ủng hộ cho ý tưởng Ngân hàng trung ương nên theo sát diễn biến giá tài sản và cần có những hành động can thiệp khi bong bóng giá tài sản hình thành. Trong trường hợp này chính sách tiền tệ thắt chặt được xem là có hiệu quả trong việc làm xì hơi quả bóng giá tài sản. Theo Kontonikas và Montagnoli (2006) trong một thị trường không hoàn hảo, Ngân hàng trung ương nên thiết lập một mức giá mục tiêu, từ đó các chính sách tiền tệ sẽ phục vụ cho mục tiêu duy nhất này. Dù vậy, nhiều học giả khác lại cho rằng một chiến thuật “thuận theo chiều gió” sẽ là hữu ích trong việc giảm tính biến động mạnh của giá tài sản (Issing, 2009; De Grauwe, 2008). Papademos (2009) thì cho rằng Ngân hàng trung ương nên chú trọng vào vai trò của chính sách tiền tệ từ trước để có thể giảm thiểu tổn thất từ các cú sốc như khủng hoảng tài chính. Gregorio (2010) đại diện cho nhóm các học giả phản đối quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt là một công cụ hiệu quả để làm xì hơi quả bóng giá tài sản. Luận điểm cho rằng thực tế các thiết lập chính sách về lãi suất ngắn hạn và thị trường mở của Ngân hàng trung ương chỉ ảnh hưởng một tỷ lệ rất nhỏ đến thị trường vốn, những hành động này chỉ là truyền đi tín hiệu kỳ vọng của Ngân hàng trung ương, và rất khó để tìm ra cơ chế hoạt động giữa kỳ vọng của nhà đầu tư và chính sách tiền tệ thắt chặt. Nếu nhà đầu tư tin rằng có bong bóng tài sản hình thành trong tương lai. Tùy vào khẩu vị rủi ro, một số nhà đầu tư sẽ cho đây là cơ hội để gia tăng thu nhập, và vì vậy quá đơn giản khi nghĩ rằng việc gia
- 9 tăng lợi ích biên trong lãi suất có thể thay đổi quan điểm đầu tư của các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao này. Một vấn đề nữa là, Ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại không phải là nguồn cung tiền duy nhất trong nền kinh tế. Theo luận điểm này, để giải quyết vấn đề bong bóng giá tài sản cần giám sát chặt vào hệ thống tài chính hơn là chỉ dựa vào các công cụ của chính sách tiền tệ (Posen, 2006). 2.4. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và biến động giá trên thị trường chứng khoán Mansor và Hassanudddeen (2003), Kam và Mohammed (2006), Erra Floerkemeier (2006), Samkharadze (2008) đã chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của giá chứng khoán thông qua ba kênh. Hiệu ứng Tobin q: Trong mô hình Tobin q, nếu q cao hàm ý giá trị thị trường của công ty cao hơn so với các chi phí hoạt động và đầu tư tài sản mới, trong trường hợp này công ty sẽ phát hành cổ phiếu để trang trải cho các chi phí đầu tư. Nếu Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, việc nắm giữ trái phiếu sẽ không có lợi bằng việc nắm giữ cổ phiếu (do lãi suất thấp), điều này sẽ gia tăng nhu cầu về cổ phiếu, và làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Mishkin (2001) cho rằng khi giá cổ phiếu tăng các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội này để đầu tư thêm các tài sản dài hạn, làm tăng sản lượng đầu ra, có thể mô tả qua cơ chế như sau: M Ps q I Y (1) Hay M Ps c I Y (2) Theo đó, M đại diện cho chính sách tiền tệ, Ps là giá chứng khoán, q trong mô hình Tobin q, c là chi phí của vốn, I là đầu tư, Y là sản lượng đầu ra, đại diện cho việc gia tăng hoặc mở rộng đối với trường hợp đứng cạnh M và đại diện cho giảm. Hiệu ứng bảng cân đối kế toán: Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm lãi suất giảm, kích thích hoạt động đầu tư và làm gia tăng tiêu dùng, việc giảm lãi suất cũng làm giảm rủi ro
- 10 đạo đức trong vấn đề bất cân xứng thông tin, điều này làm cho bảng cân đối kế toán của công ty trở nên trong sạch và lành mạnh từ đó thúc đẩy tăng giá chứng khoán trên thị trường. Mishkin (2001) thì mô tả cơ chế chính sách tiền tệ thông qua thị trường chứng khoán tác động vào sản lượng đầu ra như sau: M Ps NW L I Y (3) Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (M) làm giá cổ phiếu tăng (Ps) và gia tăng giá trị của công ty (NW). Khi giá trị của công ty gia tăng đồng nghĩa vốn chủ sở hữu gia tăng và chủ doanh nghiệp lúc này sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao, làm giảm rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi, và như đã đề cập các ngân hàng thương mại sẽ không quá thận trọng trong việc cung cấp vốn cho công ty trong hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản (I) và cuối cùng sẽ làm sản lượng đầu ra gia tăng (Y). Ba nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán: Lkhagvajav và các cộng sự (2008) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán đã phát hiện ba nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Đầu tiên, những tin tức về việc chia cổ tức trong thời gian tới sẽ làm gia tăng giá chứng khoán. Thứ hai, những tin tức về việc tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Và cuối cùng, thông tin về những nhà đầu tư lớn đang chịu một phần bù rủi ro cao trong việc nắm giữ chứng khoán sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Như vậy, lãi suất cao sẽ làm giảm giá trị cổ tức khi chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại, lãi suất cao làm việc nắm giữ cổ phiếu không có lợi so với việc nắm giữ trái phiếu. Do vậy, Ngân hàng trung ương nên theo dõi động thái của các nhà đầu tư phản ứng như thế nào để có những chính sách phù hợp.
- 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu Trong khi các nhà kinh tế học vẫn còn nhiều tranh cãi về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản. Về mặt quan điểm chúng tôi cho rằng, tùy mỗi giai đoạn thời gian khác nhau và tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia mà mối quan hệ này có thể được giải thích hợp lý theo từng luồng quan điểm. Misati và Nyamongo (2012), đã sử dụng phương pháp VAR (vector auto regression) để xem xét mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản. Mô hình đã sử dụng sáu biến bao gồm logarit của GPD thực, logarit của chỉ số giá (CPI), logarit của cung tiền (M3), lãi suất ngắn hạn (R) và tỷ giá hối đoái hiệu lực danh nghĩa (NEER) với dữ liệu nghiên cứu từ Quý 1 năm 1996 đến Quý 2 năm 2009. Chúng tôi đánh giá phương pháp mà hai tác giả sử dụng có ưu điểm trong việc thu thập số liệu, tuy nhiên nhược điểm là chỉ có 56 quan sát và việc xác định độ trễ theo sáu biến sẽ làm hạn chế đi khả năng giải thích của mô hình. Sử dụng cùng ý tưởng xem xét mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản từ Misati và Nyamongo (2012), nhưng chúng tôi sử dụng phương pháp VECM (Vector Autogressive Error Correction Model – Phương pháp này đòi hỏi phải có tối thiểu một cặp chuỗi dữ liệu đồng liên kết) để ước lượng các hàm phản ứng (impulse response functions) theo hai bước. Bước một, chúng tôi kiểm định mối quan hệ giữa sáu biến gồm logarit của chỉ số giá (CPI), logarit của chỉ số giá chứng khoán (VNI), lãi suất tái chiết khấu được ban hành bởi Ngân hàng trung ương, logarit của cung tiền (M2), logarit của GDP được chuyển từ dữ liệu hàng quý sang hàng tháng bằng phương pháp Cubic Spline Interpolation, và tỷ giá hối đoái thực (REER) được chúng thu thập từ nguồn tự tính toán, nhược điểm của bước này là số liệu có độ tin cậy không cao, nhưng số biến đưa vào mô hình phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Do vậy, chúng tôi thực hiện bước thứ hai, kiểm định mối quan hệ của ba biến chính gồm logarit của chỉ số giá (CPI), logarit của chỉ số giá chứng khoán (VNI), lãi suất tái chiết khấu, mục tiêu của bước này là chúng tôi sử
- 12 dụng nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao từ IMF để ước lượng với các biến cần quan tâm, tuy nhiên nhược điểm của việc kiểm định này số biến được đưa vào mô hình quá ít so với các nghiên cứu khác. Nếu không có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các biến cần quan tâm trong hai mô hình, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình ba biến trong việc phân tích và đề xuất các gợi ý chính sách do dữ liệu có tính tin cậy cao hơn so với mô hình sáu biến. Ngoài ra, ưu điểm của VECM (cũng tương tự như VAR) so với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) là nó xem xét mọi mối tương quan đồng thời giữa các biến theo thời gian, theo đó phân tích được tác động trong ngắn hạn, cũng như quá trình điều chỉnh đến quan hệ ổn định trong dài hạn. Việc phân tích dữ liệu chuỗi thời gian (times series analysis) cũng tránh được một số yếu điểm của phương pháp OLS đơn thuần như hồi quy giả hay tự tương quan (Tô Trung Thành, 2012). 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) Các dữ liệu kinh tế Vĩ mô thường không dừng và nếu sử dụng dữ liệu không dừng trong hồi quy sẽ đưa ra kết quả hồi quy giả, kiểm định t và F sẽ không có ý nghĩa (Nelson và Plosser, 1982). Do vậy bước đầu tiên của việc nghiên cứu, chúng tôi sẽ kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu, với phương pháp ADF (Augmented Dickey-Fuller) và phương pháp kiểm định tính dừng của Philips – Perron thường được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu liên quan đến dữ liệu chuỗi thời gian như Liu, Margaritis và Tourani-Rad (2008) Mukhatar, Javed và Ilyas (2010), Misati và Nyamongo (2012), Tô Trung Thành (2012)…. Dựa trên phương trình kiểm định tính dừng được mô tả như sau: = α + βt + Фt +∑ + εt (4) Theo đó X là biến cần được kiểm tra tính dừng, được hiểu là lấy sai phân bậc một, t là biến xu thế theo thời gian, εt là sai số ngẫu nhiên tại thời điểm t, n là độ trễ tối ưu, việc lựa chọn độ trễ phải đảm bảo sai số (error term) là ngẫu nhiên (white noise). α, β, Ф, là các tham số được ước lượng từ mô hình. Nếu chúng tôi không thể bác bỏ giả thuyết không (Ф = 0), điều đó có nghĩa là chuỗi dữ liệu xem xét không dừng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn