intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả thực hiện bài nghiên cứu với mục tiêu xác định mối quan hệ của nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vai trò của từng loại hình đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư chủ yếu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng năm 2013 Tác giả luận văn Lê Nguyễn Quỳnh Phương
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các cụm từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt .....................................................................................................................................................1 1. Giới thiệu .............................................................................................................................................2 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây...........................................................................................5 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết ...............................................................................................5 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm .......................................................................................10 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................22 3.1. Mô hình ........................................................................................................................................22 3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................23 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................................................26 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu ................................................................................................30 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root Test) ..................................................................................30 4.2. Độ trễ tối ưu mô hình VAR..........................................................................................................32 4.3. Hồi quy mô hình VAR .................................................................................................................33 4.4. Kiểm định tự tương quan phần dư ...............................................................................................36 4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR ..................................................................................36 4.6. Quan hệ nhân quả Granger ...........................................................................................................38 4.7. Hàm phản ứng xung (IRF – Impulse Response Function) ...........................................................40 4.8. Phân rã phương sai (Variance Decomposition) ...........................................................................45 5. Kết luận ..............................................................................................................................................49 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt Outward Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment DI Domestic Investment Đầu tư trong nước GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Real gross fixed capital GFCF Tổng vốn cố định formation Vector Autoregression VAR Mô hình tự hồi quy vector Model Phương pháp OLS Ordinary Least Squares bình phương nhỏ nhất ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số Mô hình vector VECM Var Error Correction Model hiệu chỉnh sai số Autoregressive Phương pháp ARDL Distributed Lag phân phối trễ tự hồi quy FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định Mô hình hiệu ứng REM Random Effects Model ngẫu nhiên United Nations Conference Hội nghị liên hiệp quốc tế UNCTAD on Trade and Development về thương mại và phát triển WB World Bank Ngân hàng thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây Bảng 3.3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu Bảng 4.1.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnGDP Bảng 4.1.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnFDI Bảng 4.1.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnDI Bảng 4.2: Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Bảng 4.3: Hồi quy VAR Bảng 4.4: Kiểm định tự tương quan Bảng 4.5: Tính ổn định mô hình VAR Bảng 4.6: Kiểm định quan hệ nhân quả Bảng 4.7.1: Phản ứng xung của cú sốc trong GDP lên DI Bảng 4.7.2: Phản ứng xung của cú sốc trong DI lên GDP Bảng 4.7.3: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên GDP Bảng 4.7.4: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên DI Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai của biến GDP Bảng 4.8.1: Phân rã phương sai của biến GDP
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.5: Tính ổn định mô hình VAR Hình 4.7.1: Phản ứng xung của cú sốc trong GDP lên DI Hình 4.7.2: Phản ứng xung của cú sốc trong DI lên GDP Hình 4.7.3: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên GDP Hình 4.7.4: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên DI Hình 4.8.1: Biểu đồ phân rã phương sai của biến GDP
  8. 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư trong nước DI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2012. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy vector VAR thông qua các kiểm định thực nghiệm như kiểm định nghiệm đơn vị, quan hệ nhân quả Granger, hàm phản ứng xung và phân rã phương sai nhằm thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu xoay quanh đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa DI và tăng trưởng kinh tế, FDI có vai trò thúc đẩy DI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nắm bắt mối quan hệ giữa hai nguồn vốn DI, FDI với tăng trưởng tại Việt Nam giúp chính phủ xây dựng các chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cho từng thời kỳ. Nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hơn 10 năm đổi mới và vốn FDI 25 năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng và trong xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia đang phát triển nói chung, việc tận dụng nội lực và ngoại lực vượt qua khủng hoảng và duy trì mục tiêu tăng trưởng ổn định là một trong những mục tiêu hàng đầu.
  9. 2 1. Giới thiệu Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế, mở cửa và hội nhập các nền kinh tế quốc gia và khu vực trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Vấn đề tăng trưởng lâu bền, tốc độ cao và dịch chuyển cơ cấu trở thành quản lý phát triển cho mọi nền kinh tế hiện đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, đầu tư trong nước luôn là nguồn đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia chủ nhà, là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước, DI được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt DI cũng là một công cụ hiệu quả trong việc tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế… Bên cạnh yếu tố quyết định của nội lực thì nguồn vốn FDI trong 25 năm qua (Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày 29/12/1987. Hiệu lực: 09/01/1988) đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên đà tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Có rất nhiều nghiên cứu tranh luận về mối quan hệ giữa FDI và DI, FDI và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa FDI, DI và tăng trưởng kinh tế vẫn còn là một câu hỏi không rõ ràng, trong khi đó, nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố này cho một phân tích cụ thể với một quốc gia là rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm thiết kế các chính sách đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ nhân quả đồng thời của ba nhân tố FDI, DI và tăng trưởng kinh tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của hai trong ba nhân tố.
  10. 3 Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn của mình. Tôi thực hiện bài nghiên cứu với mục tiêu xác định mối quan hệ của nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vai trò của từng loại hình đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư chủ yếu này. Nghiên cứu sẽ lần lượt giải quyết các câu hỏi xoay quanh mối quan hệ nhân quả của nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế:  Có mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư FDI, DI tại Việt Nam hay không?  FDI thúc đẩy hay ấn át DI tại Việt Nam?  Có hay không mối quan hệ giữa DI với tăng trưởng kinh tế và giữa FDI với tăng trưởng kinh tế?  FDI, DI tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như thế nào? Đề tài sẽ thông qua phân tích thực nghiệm bằng mô hình VAR cho dữ liệu chuỗi thời gian hằng năm nghiên cứu tác động của các biến kinh tế FDI, DI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1988 - 2012.
  11. 4 Cấu trúc của luận văn gồm những phần chủ yếu sau: Phần 2: tổng quan về các bài ngiên cứu trước đây mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế. Phần 3: trình bày phương pháp nghiên cứu, lựa chọn mô hình, trình bày về kỹ thuật VAR cùng những ưu và nhược điểm, giải thích các biến và nguồn dữ liệu dùng trong mô hình. Phần 4: nội dung và các kết quả thực nghiệm tại Việt Nam. Phần 5: kết luận, khuyến nghị chính sách và hạn chế của bài nghiên cứu.
  12. 5 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết Trong lịch sử phát triển các nước và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải sử dụng chủ yếu nguồn lực nội bộ để phát triển kinh tế. Bằng cách sử dụng nguồn vốn trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia. Nguồn vốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì nguồn vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu cho sự phát triển. Điều này được thể hiện trên các vai trò bổ sung nguồn vốn cho đầu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Vai trò của vốn trong nước đối với bất kỳ một quốc gia là không thể phủ nhận, tuy nhiên với xu thế toàn cầu hóa trong thời đại mới, vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia đặc biệt là những quốc gia kém phát triển, đang phát triển, trong đó nguồn vốn FDI đang chiếm đa số (bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)). Trong những năm đầu 80, nghiên cứu về các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế đã thu hút được sự quan tâm mới các nhà kinh tế học. Đặc biệt, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề được nghiên cứu trong kinh tế phát triển, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer (1986), Lucas (1988), Barro (1991), Mankiw, Romer và Weil (1992), Barro và Sala-i-Martin (1995)) đều cho rằng FDI là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế về lâu dài, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi công nghệ. Lý thuyết này đặt nền tảng cho những
  13. 6 nghiên cứu sau này nhằm xác định các nhân tố chủ yếu giải thích sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia. Mặt khác, lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Mặc dù trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có xu hướng thấp tuy nhiên về lâu dài, tỷ lệ đầu tư được được nhận thấy có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia nếu tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư tài chính trong nước, sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài FDI được cho rằng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc phổ biến công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Borensztein và cộng sự (1998) chỉ ra rằng chính nguồn vốn FDI là một phương tiện quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ, góp phần tăng trưởng lớn hơn cả đầu tư trong nước. De Mello (1999) cho rằng vốn FDI có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo lao động và mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắp xếp tổ chức. Theo Rappaport (2000) , FDI có thể nâng cao năng suất không chỉ của các công ty nhận đầu tư, mà còn của tất cả các công ty của nước sở tại như một hệ quả của hiệu ứng lan tỏa công nghệ. De Gregorio (2003) cũng đã ghi nhận rằng có sự chuyển công nghệ và kiến thức từ các nhà đầu tư quốc gia kèm theo nguồn vốn FDI dẫn đến tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế. Ngoài ra, nguồn vốn FDI sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn trong nước sở tại và bổ sung cho DI khi dòng FDI vào
  14. 7 khu vực có nguy cơ cao hoặc các ngành công nghiệp mới, nơi nguồn DI đang còn hạn chế. Nguồn vốn FDI cũng có thể thúc đẩy DI trong các ngành công nghiệp liên quan phát triển, FDI có thể dẫn đến tăng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ các nước chủ nhà, giúp thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, một số lập luận khác cho rằng nguồn vốn FDI lấn át DI, và có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nghiên cứu của Huang (1998, 2003), Braunstein và Epstein (2002) cho thấy FDI có thể được xem là một chiến lược toàn cầu tích cực của các công ty đa quốc gia (MNCs) nhằm tăng cường năng lực độc quyền hơn các công ty bản địa. Những lợi thế sở hữu của các MNCs như công nghệ tiên tiến, bí quyết kỹ năng quản lý, giảm thiểu chi phí giao dịch và lợi thế vô hình khác có thể được chuyển thành sức mạnh độc quyền. Các MNCs có thể kiểm soát nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong ngành công nghiệp của nền kinh tế chủ nhà và đạt được những lợi ích từ trợ cấp thuế, do vậy có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh của các MNCs với các công ty nước chủ nhà và nguồn vốn FDI có thể thay thế nguồn vốn DI trong thời gian dài. Các ảnh hưởng thay thế này cũng có thể xảy ra khi các MNCs cạnh tranh và làm hạn chế cơ hội đầu tư trong nền kinh tế chủ nhà nhờ khai thác các chính sách ưu đãi và thậm chí có đặc quyền trong cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên khan hiếm ở địa phương. Một vấn đề gây tranh cãi lớn về tác động của FDI trên nước chủ nhà là liệu dòng vốn FDI lấn át hay thúc đẩy DI. Đầu tư trong nước cũng tác động rất lớn đến đầu tư nước ngoài là định hướng cho dòng chảy đầu tư đầu tư nước ngoài vào các ngành và lĩnh vực cần thiết. Tuy nhiên, những tác động lên DI sau khi mở cửa cho dòng vốn FDI có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường đầu tư trong nước và các chế độ thương mại của nước chủ nhà. Khi đầu tư trong nước được tập trung
  15. 8 tạo ra cơ sở hạ tầng, nguồn năng lực cho một ngành nhất định thì làm cho chi phí trung gian sản xuất trong ngành đó giảm đi, tỷ suất lợi nhuận trong ngành tăng lên làm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư vào ngành đó hơn. Tuy nhiên, một khi tạo được vị thế của mình trong nền kinh tế, FDI có thể lấn át DI khi không thể cạnh tranh với hoạt động hiệu quả hơn và công nghệ cao cấp hơn của các MNCs. Doanh nghiệp trong nước có thể không cạnh tranh cao khi các công ty nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn hoặc có thể hình thành độc quyền nhóm và bán với giá rẻ hơn so với doanh nghiệp trong nước. Các MNCs thường được tiếp cận với sản phẩm toàn cầu và thị trường vốn, trong khi doanh nghiệp trong nước phải dựa vào thị trường trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng lãi suất khi vay trên thị trường tài chính trong nước, kết quả là lấn át doanh nghiệp trong nước. Nếu FDI đầu tư vào các lĩnh vực mà trong đó sản xuất trong nước đang hoạt động, FDI có thể tận dụng các cơ hội đầu tư mà chỉ có sẵn cho các nhà sản xuất trong nước trước khi có các khoản đầu tư nước ngoài. FDI có thể lấn át DI bằng cách tạo ra hiệu ứng lan tỏa thông qua việc phổ biến các công nghệ mới và các mối liên kết sản xuất. DI trên cơ sở đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng căn bản, đầu ra, đầu vào…song lại thiếu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, mang tính cạnh tranh so với quốc tế để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.Với cơ sở hạ tầng sẵn có đó thì đầu tư nước ngoài trở nên an toàn và ít tính rủi ro hơn, vì bản chất của dòng đầu tư nước ngoài là tìm kiếm nơi có tỉ suất lợi nhuận cao hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn sẽ làm đầu tưnước ngoài tập trung nhiều hơn.
  16. 9 Tóm lại, nguồn vốn trong nước luôn là một nguồn lực chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn FDI cũng là nguồn lực tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của bất kỳ một quốc gia, vai trò của nguồn vốn này đối với tăng trưởng kinh tế cần được tìm hiểu sâu qua những nghiên cứu thực nghiệm. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư này cũng được khẳng định là mối quan hệ bổ sung, thay thế cho nhau, trong từng thời kỳ mà chúng có tác động qua lại ở những mức độ khác nhau, mức độ tác động này cũng không giống nhau cho từng quốc gia với những đặc điểm kinh tế riêng của quốc gia đó.
  17. 10 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm Choe (2003) sử dụng dữ liệu bảng nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng bằng phương pháp kiểm tra truyền thống được phát triển bởi Holtz-Eakin và cộng sự (1988) trong một tập dữ liệu của 80 quốc gia. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhưng ông nhận thấy tác động nhân quả của FDI tới tăng trưởng kinh tế là yếu. Hansen và Rand (2004) sử dụng một mẫu của 31 quốc gia đang phát triển và sử dụng dữ liệu bảng, kết quả cho thấy có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP. Họ giải thích kết quả này là bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng FDI có tác động đến GDP thông qua chuyển giao tri thức và áp dụng các công nghệ mới. Mahmoud al-Iriani và Fatima Al-Shami (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trong 6 quốc gia vùng Vịnh và sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai yếu tố. Kết quả này giúp củng cố giả thuyết tăng trưởng nội sinh của nhóm các quốc gia này. Nghiên cứu của Sevil ACAR, Bilge ERİŞ và Mahmut TEKÇE (2008), “The Effect of Foreign Direct Investment on Domestic Investment: Evidence from MENA Countries” Sevil ACAR, Bilge ERİŞ và Mahmut TEKÇE (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và DI được xem xét trên dữ liệu bảng cho 13 quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) cho giai đoạn 1980 - 2008. Sử dụng phương pháp GMM, mô hình được ước tính cho ba nhóm nước gồm tất cả các nước được lựa chọn là 7 quốc gia nhiều dầu mỏ và 6 quốc gia ít dầu mỏ. Khu vực MENA thể hiện một xu hướng tương tự và đã thu hút được mức độ cao hơn
  18. 11 của FDI đặc biệt là trong những năm gần đây. Nghiên cứu này nhằm mục đích để cho thấy tác động của những xu hướng dòng vốn FDI trên kết quả DI trong những quốc gia được lựa chọn của MENA. Sự khác biệt tại hai nhóm nước trong việc thu hút FDI. Phân tích cũng cho thấy rằng FDI lấn át DI (trong 13 quốc gia được lựa chọn để phân tích). Các kênh lấn át này có thể đa dạng. Nếu FDI hướng đến các dự án hiện có thông qua tư nhân hóa và không tạo ra đầu tư "mới", hiện tượng lấn át có thể xảy ra. FDI cũng có thể lấn át DI khi tham gia vào lĩnh vực trước đây bị chi phối bởi các công ty nhà nước (Mileva, 2008), là khá phù hợp cho trường hợp của MENA. Bên cạnh đó, hầu hết các nền kinh tế MENA đã được bảo hộ mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài và đã không thu hút được một số lượng quan trọng của FDI cho đến những năm 1990. Do đó các nhà đầu tư trong nước có thể không có khả năng để cạnh tranh hiệu quả hơn với các MNCs. Tuy nhiên, tính năng này của dòng vốn FDI vào các MENA cần nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là vào các động lực và các đặc điểm của đầu tư trong nước trong khu vực. Nghiên cứu của Leonce Ndikumana và Sher Verick (2008), “The Linkages between FDI and Domestic Investment: Unravelling the Developmental Impact of Foreign Investment in Sub-Saharan Africa”. Leonce Ndikumana và Sher Verick (2008) ngiên cứu về việc khuyến khích DI và DI bị ảnh hưởng bởi FDI như thế nào. Nghiên cứu với dữ liệu bảng cho 38 quốc gia châu Phi trong khoảng thời gian từ 1970 - 2005, sử dụng mô hình hồi quy OLS và FEM, bằng cách tách DI thành đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư công trong nước, kết quả của họ chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa FDI và DI, và có một tác động tích cực của DI lên FDI, đặc biệt là đối với trường hợp của đầu tư
  19. 12 tư nhân. Hiểu biết về mối quan hệ giữa FDI và thị trường yếu tố trong nước là chìa khóa để phát hiện ra các kênh mà thông qua đó cho thấy những ảnh hưởng của FDI đến hoạt động kinh tế, điều này giúp xác định các chính sách đòn bẩy có thể được kích hoạt để tối đa hóa cả dòng vốn FDI và các lợi ích từ FDI đối với nền kinh tế chủ nhà. Nghiên cứu về nguyên nhân và tác động của FDI trong nền kinh tế châu Phi bằng cách tập trung vào mối liên hệ giữa FDI và thị trường yếu tố trong nước. Đặc biệt, nghiên cứu điều tra xem DI thúc đẩy dòng vốn FDI và lần lượt bị ảnh hưởng bởi FDI. Trong khi các tài liệu đã cung cấp nhiều bằng chứng về các yếu tố quyết định của FDI (mặc dù ít nhiều vẫn còn được biết đến trong trường hợp của các nước châu Phi) và những tác động của FDI tới tăng trưởng, rất ít nghiên cứu về được cách thức FDI ảnh hưởng đến các thị trường yếu tố trong nước. Các bằng chứng hỗ trợ quan điểm cho rằng một trong những cách mà FDI có thể có một tác động tích cực đến tăng trưởng là bằng cách tăng cường tích lũy vốn trong nước. Nghiên cứu của Sumei Tang, E.A. Selvanathan và S. Selvanathan (2008), “Foreign Direct Investment, Domestic Investment and Economic Growth in China: A Time Series Analysis”. Nghiên cứu của Sumei Tang, E.A. Selvanathan và S. Selvanathan (2008) sử dụng mô hình VAR và ECM hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian hằng quý từ quý I/1988 đến quý III/2003 nghiên cứu mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa FDI, DI và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Trong tiến trình thực nghiệm các ông chú trọng kiểm tra quan hệ nhân quả Granger giữa các biến và chức năng của hàm phản ứng xung. Kết quả cho thấy thay vì lấn át DI, FDI có một mối quan hệ bổ sung cho DI. FDI không chỉ hỗ trợ trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn,
  20. 13 nó cũng đã kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung cho nguồn vốn DI ở Trung Quốc. Nguồn vốn DI của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan tích cực; tăng trưởng kinh tế lớn khuyến khích đầu tư trong nước lớn và ngược lại. DI của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế không có tác động nhiều vào dòng vốn FDI trong thời gian dài. Quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và DI là hai chiều, nhưng chỉ có một chiều hướng quan hệ nhân quả từ FDI lên DI và FDI lên tăng trưởng kinh tế. DI của Trung Quốc có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế hơn so với tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế khuyến khích và thúc đẩy tiết kiệm trong nước nên được ưu tiên hơn thu hút FDI trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư và các chính sách đầu tư vào Trung Quốc. Nghiên cứu của Yasmine Merican (2009), “Foreign Direct Investment and Growth in ASEAN-4 Nations”. Yasmine Merican (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế cho 4 quốc gia Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, và Philippines. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hằng năm trong thời kỳ 1970 – 2001 và sử dụng phương pháp ARDL (ARDL được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001) được xem là thích hợp nhất cho các nghiên cứu cỡ mẫu nhỏ và có thể nghiên cứu được mối quan hệ trong dài hạn hơn cả phương pháp VAR). Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng trong dài hạn, đối với trường hợp của Malaysia và Indonesia, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế là đáng kể hơn tác động của DI lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên kết quả này ngược lại đối với trường hợp của hai nước Thái Lan và Philippines khi khẳng định vai trò của DI lên tăng trưởng kinh tế là quan trọng hơn so với FDI.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2