Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; cụ thể là mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu và FDI. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---o0o--- Đào Định Phương M I N H GI DI VÀ CÁC Ế T KINH TẾ V M VI T N M LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---o0o--- Đào Định Phương M I N H GI DI VÀ CÁC Ế T KINH TẾ V M VI T N M Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 L ẬN VĂN THẠC S KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHO HỌC: PGS. TS Lê Thị Lanh TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi tới Quý thầy cô trường ĐH Kinh Tế TP.HCM đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi cũng như các học viên cao học trong thời gian qua để tôi có nền tảng tri thức và các kĩ năng để hoàn thành được luận văn thạc sĩ kinh tế. Và hơn hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành tới người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lê Thị Lanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn này có nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô cũng như các bạn đọc thông cảm và góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên Đào Định Phương
- LỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lê Thị Lanh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất kì sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Đào Định Phương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 GIỚI THI U .......................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài. ................................................................................................2 1.2 Mục tiêu của đề tài. .............................................................................................4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................4 1.4 Đóng góp của đề tài. ............................................................................................4 1.5 Bố cục đề tài .........................................................................................................5 CHƯƠNG 2 TỔNG N L TH ẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ TRƯỚC ĐÂ ..................................................................................................7 2.1 T ng an h ............................................................................................7 2.1.1 T ng an ề DI.............................................................................................7 2.1.2 T ng an ề c c ố inh m .........................................................13 2.2 Các nghiên cứu về mối an h gi a DI à c c ố inh m . .......14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ D LI U ...........................28 3.1 Mô hình nghiên cứu. .........................................................................................28 3.2 Mô tả bi n nghiên cứu. .....................................................................................28 3.3 Thu thập và xử lý d li u. ................................................................................29
- 3.4 Phương ph p định ượng. .................................................................................30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................34 4.1 K t quả kiểm định nghi m đơn ị ...................................................................35 4.2.2 Lựa chọn độ trễ. .............................................................................................38 4.2.3 Phân ích đồng liên k t cho mối quan h dài hạn. ......................................39 4.3 Phân tích mối quan h trong ngắn hạn – Mô hình ECM ..............................43 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ........................................................................................51 5.1 K t luận. .............................................................................................................51 5.2 Hạn ch của m hình, hướng nghiên cứu ti p theo........................................55 TÀI LI U THAM KHẢO Các tài liệu tiếng Việt Các tài liệu tiếng Anh PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT CPI: Chỉ số giá tiêu dùng. ECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số. ELG: Giả thuyết tăng trưởng xuất khẩu dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. EXP: Tổng sản phẩm xuất khẩu. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội. GLE: Giả thuyết tăng trưởng kinh tế thúc đẩy gia tăng xuất khẩu. GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế. MPI: Bộ kế hoạch và đầu tư. OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. OLS: Phương pháp bình phương bé nhất. UNCTAD: Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc VAR: Vector tự hồi qui. VECM: Mô hình vector điều chỉnh sai số. WB: Ngân hàng thế giới World Bank.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây Bảng 3.1 Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Bảng 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị - DF các chuỗi ữ liệu. Bảng 4.2 Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu. Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết. Bảng 4.4 Kết quả vector đồng liên kết đã chuẩn hóa. Bảng 4.5 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình V . Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra Lagrange – multiplier. Bảng 4.7 Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger.
- DANH MỤC BIỂ ĐỒ Biểu đồ 1.1 Biểu đồ dòng vốn FDI vào Việt Nam (1991-2012) Biểu đồ 4.1: Biểu đồ LGDP, LEXP, LFDI (Q1.2000-Q4.2013) Biểu đồ 4.2: Biểu đồ GGDP, GFDI, GEXP (Q1.2000-Q4.2013)
- TÓM TẮT Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Các yếu tố kinh tế vĩ mô cụ thể trong nghi n cứu này là tăng trưởng kinh tế được đại iện bởi tổng sản phẩm quốc nội DP và tổng kim ngạch xuất khẩu (EXP). Nghi n cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam sử ụng các biến nghi n cứu như sau: biến FDI đại diện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân hàng năm tại Việt Nam, biến GDP đại diện tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế và biến EXP đại diện cho tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Nghi n cứu sử ụng chuỗi số liệu thời gian thống k theo qu từ qu 1 năm 2000 đến qu 4 năm 2013. Nghiên cứu sử dụng mô hình đồng tích hợp và hiệu chỉnh sai số để đo lường mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến. Trong dài hạn, kết quả thực nghiệm cho thấy FDI, DP và EXP c một mối quan hệ trong ài hạn. Cả FDI và E P đều có tương quan ương đến tổng sản phẩm quốc nội và tác động thúc đẩy từ xuất khẩu đến tổng sản phẩm quốc nội thì lớn hơn đáng kể so với tác động của FDI đến tổng sản phẩm quốc nội. Nghi n cứu cung cấp th m bằng chứng ủng hộ giả thuyết tăng trưởng ựa vào xuất khẩu và giả thuyết FDI ẫn ắt tăng trưởng trong ài hạn. Về mối quan hệ trong ngắn hạn, kết quả nghi n cứu cho thấy c mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa GDP và E P, không c mối quan hệ nào giữu FDI và DP hay FDI và E P. Điều này cho thấy trong ngắn hạn FDI chưa c tác động đến tăng trưởng DP, ng vốn FDI gia tăng trong ngắn hạn chưa c tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế hay gia tăng xuất khẩu. M c ng vốn FDI chảy vào Việt Nam chủ yếu là để tận ụng các lợi thế so sánh của quốc gia để phát huy năng lực sản xuất, ẫn đến gia tăng sản xuất sản phẩm, gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, nhưng mối quan hệ này chỉ c thể nhận thấy trong ài hạn, c n trong ngắn hạn nghi n cứu chưa c được bằng chứng cho mối quan hệ này. 1
- CHƯƠNG 1 GIỚI THI U 1.1 L do chọn đề ài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hội nhập kinh tế là xu hướng nổi bậc của kinh tế thế giới đương đại. Viêt Nam bắt đầu mở cửa từ những năm 1986, đến cuối năm 1987 thì Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời. Qua 25 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nếu như DP trong giai đoạn đầu những năm 1988 -1990 chỉ đạt tăng trưởng bình quân 4,4%/ năm, đến những năm 1991-1995 thì tốc độ tăng trưởng DP đã tăng l n 8,2%/năm, trong những năm 1996-2000 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cũng đạt 6,9% năm m c dù vấp phải cuộc khủng khoảng tài chính châu Á 1997; tiếp đến những năm 2000-2005 nền kinh tế đang tr n đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng DP bình quân 7,5%/năm thì giai đoạn 2006-2012 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ c n 6,5%/năm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Song song với sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc quốc tế hóa sản xuất sẽ giúp khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của các quốc gia và doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và các hoạt động sáng tạo. Kết quả là, có một sự đồng thuận rộng rãi diễn ra trên toàn cầu là chính sách nên giảm ho c loại bỏ những trở ngại đối với FDI miễn là điều này không mâu thuẫn với mục tiêu chính sách hợp pháp khác. Cụ thể ở nước ta, trong 25 năm hội nhập và phát triển thì dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng được xem là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tổng số vốn FDI mà nền kinh tế Việt Nam đã thu hút được trong suốt thời gian 1988-2012 đã l n đến con số 246,339 triệu USD, trong tổng số vốn thực hiện là 100,192 triệu USD, số vốn giải ngân cũng l n đến 72,287 triệu USD. Số liệu vốn FDI đăng ký, thực hiện và giải ngân hàng năm c biến động tùy theo tình hình kinh tế, chính trị thế giới cũng như tình hình kinh tế, chính trị, chính sách của Việt Nam và các yếu tố khác n n biến động nhiều. Giai 2
- đoạn 1988-1990, nền kinh tế Việt Nam mới mở cửa nên giai đoạn này dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là khá nhỏ và số liệu FDI thực hiện không đáng kể, tuy nhiên tính từ năm 1991-2012 thì tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam bình quân đạt 24,9%/năm và tốc độ tăng trưởng FDI thực hiện hằng năm cũng ở mức tương ứng là 20,8%/năm; đây là những con số tăng trưởng mạnh mẽ, đáng ngưỡm mộ của dòng vốn FDI vào Việt Nam; từ đ Việt Nam được IMF đánh giá là nền kinh tế đang l n. Biều đồ 1.1 Biểu đồ dòng vốn FDI vào Việt Nam (1991-2012) 80.000 70.000 60.000 50.000 Triệu USD FDI đăng ký 40.000 FDI thực hiện 30.000 FDI giải ngân 20.000 10.000 00 19911993199519971999200120032005200720092011 Nguồn: GSO và UNCTAD Trong suốt hơn hai mươi năm qua, bằng tác động trực tiếp ho c gián tiếp FDI đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh ý nghĩa về nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì việc dòng vốn FDI vào Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích vô hình như vấn đề chuyển giao công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các oanh nghiệp Việt Nam… Các nghi n cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy các đ c điểm riêng của quốc gia như môi 3
- trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh tế đều có mối tương quan với dòng vốn FDI, mỗi quốc gia với các đ c điểm khác nhau thì khả năng thu hút dòng vốn FDI cũng khác nhau. Ở Việt Nam, để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thì nhà nước đã c nhiều ch nh sách ưu đãi, thu hút đầu tư .v.v.. nhưng liệu rằng ch nh sách ưu đãi hay thu hút đầu tư có phải là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút dòng vốn FDI. Ngoài việc ưu đãi trong đầu tư thì liệu rằng các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu, lạm phát, tỷ giá hối đoái hay chỉ số giá tiêu dùng có mối tương quan nào với dòng vốn đầu tư vốn FDI hay không? Và mối tương quan này là như thế nào, c ý nghĩa gì? Nhằm giải quyết các vấn đề trên, bài nghiên cứu sẽ kiểm định mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố tinh tế vĩ mô ở Việt Nam (GDP, EXP) trong giai đoạn 2000-2013. 1.2 Mục tiêu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; cụ thể là mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu và FDI. 1.3 Câ hỏi nghiên cứ . Đề tài nghiên cứu thực hiện với mong muốn trả lới câu hỏi nghiên cứu sau: FDI c mối quan hệ nào với các yếu tố kinh tế vĩ mô không? Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố vĩ mô là như thế nào? Trong ngắn hạn và ài hạn nếu c . 1.4 Đóng góp của đề tài. Đối với bất kỳ một quốc nào, là nước phát triển hay đang phát triển thì đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước ho c từ nước ngoài. Nguồn vốn trong nước thì thường có hạn, o đ , nguồn vốn đầu tư 4
- nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đầu tư nước ngoài là k nh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế. FDI không chỉ c tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người mà c n tác động mạnh mẽ đến gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Do đ , việc nghiên cứu mối quan hệ của các các yếu tố kinh tế vĩ mô và dòng vốn FDI vào Việt Nam, giúp các nhà kinh tế có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ này, hỗ trợ cho việc đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà. Đồng thời đề tài cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ giữa FDI, tổng sản phẩm quốc nội và xuất khẩu. Từ đ cho thấy đ ng góp quan trọng của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế nước ta. Kết quả cho thấy đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng trưởng kinh tế, giúp các nhà điều hành kinh tế c cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của FDI đến đến tăng trưởng kinh tế nước trong mối quan hệ FDI, tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. 1.5 Bố cục đề tài Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương. Chương 1: iới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và cấu trúc đề tài. Chương 2: Trình bày tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Chương 3: Trình bày phương pháp nghi n cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. 5
- Chướng 5: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài, hạn chế của nghiên cứu. 6
- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN L TH ẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ TRƯỚC ĐÂ 2.1 T ng an h 2.1.1 T ng an ề DI Định ngh a ề DI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment- FDI) là hình thức đầu tư ài hạn, nắm giữ quyền kiểm soát kinh tế của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác, ví dụ như thiết lập cơ sở sản xuất, kinh oanh…. cá nhân hay công ty nước ngoài đ sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Có rất nhiều khái niệm khác nhau trên thế giới, nhưng c thể kể đến các khái niệm sau: Theo tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization ) cho rằng “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước nước chủ đầu tư c được một tài sản ở một nước khác nước thu hút đầu tư c ng với quyền quản lý tài sản đ . Phương iện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đ quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đ , nhà đầu tư được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay các chi nhánh công ty.” Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 định nghĩa: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài" là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền ho c bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”. Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 c đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” nhưng không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhi n từ các khái niệm này c thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư o nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam 7
- ho c nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật c liên quan”. Thống kê của Việt Nam về số liệu FDI thì ta có các số liệu FDI đăng ký, FDI thực hiện, nhưng tr n thế giới thì FDI thường được nhắc đến là FDI giải ngân. FDI đăng ký là FDI theo giấy phép, bao gồm vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Mà vốn tự có gồm cả vốn nước ngoài và vốn góp của đối tác liên doanh trong nước, vốn vay ngân hàng cũng gồm vay ngân hàng nước ngoài và vay ngân hàng trong nước. FDI thực hiện là số vốn đã thực hiện theo báo cáo, trong đ bao gồm cả vốn nước ngoài và vốn trong nước. Còn FDI giải ngân, đây mới là dòng vốn thực sự đầu tư từ nước ngoài vào và thể hiện trên cán cân thanh toán quốc tế, không bao gồm số vốn của đối tác trong nước hay ngân hàng trong nước. Đ c điểm của d ng ốn DI Trong hình thức FDI, các chủ đầu tư nước ngoài phải đ ng g p một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định ho c vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát ho c tham gia kiểm soát oanh nghiệp nhận đầu tư. T y theo mỗi quốc gia mà tỷ lệ c khác nhau v ụ như luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và nh là 20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đ c biệt c thể giảm nhưng không ưới 20%, c n theo qui định của OECD 1996 thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường ho c quyền biểu quyết của oanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý oanh nghiệp. Tỷ lệ g p vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi b n, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia ựa vào tỷ lệ này. Chủ đầu tư tự quyết định các vấn đề tử đầu tư, tài trợ, sản xuất và phân phối lợi nhuận. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh oanh của oanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, n mang t nh chất thu 8
- nhập kinh oanh chứ không phải lợi tức. Chủ đầu tư vốn FDI là chủ sở hữu vốn và là một bộ phận của hình thức chu chuyển vốn quốc tế n n phải tuân thủ luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài ưới hình thức vốn điều lệ ho c vốn pháp định mà n c n bao gồm cả vốn vay của các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng ự án cũng như vốn đầu tư được tr ch lại từ lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinh oanh. Một oanh nghiệp FDI hình thành thì nguồn vốn ban đầu bao gồm cả nguồn vốn trong nước và ngoài nước, nguồn vốn tự c và nguồn vốn đi vay. Vốn FDI là vốn đầu tư phát triển ài hạn và hết sức cần thiết trong nền kinh tế của những nước tiếp nhận đầu tư. Nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh n ng nợ quốc gia, đây là ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác. Vai d ng ốn DI ào Vi Nam ong h i gian a Vốn FDI c tác động l n nước chủ nhà một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: xã hội, văn h a, ch nh trị, môi trường, nhưng trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các tác động sau: - B sung d ng ốn cho t ng vốn đầ ư xã hội: Một xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư, đầu tư đ được biểu hiện ưới dạng tiền gọi là vốn đầu tư. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, n cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ cần có cả vốn từ nước ngoài, trong đ c vốn FDI. Nguồn vốn của một quốc gia thì hạn chế o đ ng vốn thu hút từ nước ngoài c ý nghĩa khá quan trọng trong tổng vốn đầu tư. - Ti p h ình độ công ngh , ản c c ốc gia iên i n: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một quốc gia c cơ hội tiếp xúc với 9
- nền công nghệ kỹ thuật cao từ các quốc gia ti n tiến khác, từ đ thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh oanh mà các công ty này đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí và thời gian để t ch lũy và phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư c n phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của nước sở tại. Điển hình như tại Việt Nam, khu vực FDI sử dụng công nghệ cao hơn ho c bằng công nghệ tiên tiến đã c trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng ký, trong đ c 605 hợp đồng của oanh nghiệp FDI, chiếm 63,6%. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI đã g p phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như ầu kh , điện tử, viễn thông, tin học, cơ kh chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đ viễn thông, dầu kh được đánh giá c hiệu quả nhất. Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa oanh nghiệp FDI với DN trong nước, qua đ tạo điều kiện để oanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhìn chung, khu vực FDI c tác động lan tỏa gián tiếp tới khu vực oanh nghiệp sản xuất trong nước cùng ngành và oanh nghiệp dịch vụ trong nước khác ngành. Bên cạnh đ , thông qua mối quan hệ với oanh nghiệp FDI, oanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm/dịch vụ khác để tránh cạnh tranh. Đồng thời c tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động của các oanh nghiệp FDI. 10
- - FDI góp phần nâng cao năng ực quản lý kinh t , quản trị doanh nghi p, tạo thêm áp lực đối với vi c cải thi n m i ư ng kinh doanh: Thực tiễn FDI đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và DN, góp phần thay đổi tư uy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, ch nh sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập. - Thúc đẩy mở rộng quan h kinh t đối ngoại, hội nhập quốc t : Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đ cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ c cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Hoạt động thu hút FDI đã g p phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và nhiều nước. - Đóng góp ực i p vào nguồn thu ngân sách nhà nước: Đối với nhiều nước đang phát triển, ho c đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Đ ng g p của FDI vào ngân sách nước ta ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010 . Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô). - Tạo vi c làm, nâng cao chấ ượng nguồn nhân lực và ch ển dịch cơ cấ ao động: Vì một trong những mục đ ch của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn