intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM, phân tích các yếu tố đạt được và chưa đạt được trong công tác quản trị chất lượng thanh toán quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---o0o--- NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---o0o--- NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. Trần Hoàng Ngân Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM” là do chính Tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Tôi xin tự chịu trách nhiệm về tính xác thực và tham khảo tài liệu khác. TPHCM, ngày 20 tháng 10 năm 2013 Tác giả NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế của NHTM .............................................. 4 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế .................................................................... 4 1.1.2. Khái quát các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế ......... 4 1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền .................................................................. 5 1.1.2.2 Phương thức nhờ thu ......................................................................... 6 1.1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ L/C.................................................. 7 1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lƣợng hoạt động TTQT tại NHTM ............ 11 1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ .............................................................. 11 1.2.2 Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế ................................................ 15 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lựơng hoạt động thanh toán quốc tế ............... 15 1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính .............................................................................. 15 1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng ........................................................................... 17 1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM ................................................................................................. 17 1.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................. 17 1.3.1.1 Môi trường kinh tế – tự nhiên – xã hội ............................................. 17 1.3.1.2 Chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia ........................................ 18 1.3.1.3 Chính sách quản lý ngoại hối ............................................................ 18 1.3.1.4 Yếu tố khách hàng ............................................................................ 19
  5. 1.3.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 20 1.3.2.1 Tiềm lực của NHTM......................................................................... 20 1.3.2.2 Uy tín của NH trong nước và quốc tế ............................................... 20 1.3.2.3 Mạng lưới NH đại lý ......................................................................... 20 1.3.2.4 Trình độ nhân viên ............................................................................ 20 1.3.2.5 Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thanh toán ............................... 21 1.3.2.6 Hoạt động marketing NH .................................................................. 21 1.3.2.7. Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan ................................... 22 1.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM ..................................................................... 22 1.5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM 27 1.5.1 Ngân hàng HSBC ....................................................................................... 27 1.5.2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ............................................................ 27 1.5.3 Ngân hàng Công thương Việt Nam ............................................................. 28 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – SỞ GIAO DỊCH TP.HCM ... 30 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đông Á .......................................... 30 2.1.1.Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức .................................................... 30 2.1.2. Hoạt động huy động vốn ........................................................................... 34 2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn ............................................................................. 35 2.1.4. Kinh doanh ngoại tệ ................................................................................. 36 2.1.5. Hoạt động dịch vụ và thu phí .................................................................... 36 2.1.6. Kết quả kinh doanh .................................................................................... 37 2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á - Sở Giao Dịch TP.HCM ............ 37 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của SGD TP.HCM ........................................................... 38 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD TP.HCM ................................... 39 2.3. Thực trạng chất lƣợng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở Giao Dịch TP.HCM ................................................................................. 43
  6. 2.3.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................. 43 2.3.2 Tổ chức hoạt động TTQT tại DongA Bank ..................................... 44 2.3.3 Quy định về phí dịch vụ TTQT của DongA Bank ........................... 45 2.3.4 Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế đánh giá qua các chỉ tiêu45 2.3.4.1 Chỉ tiêu định tính ..................................................................... 45 2.3.4.2 Chỉ tiêu định lượng.................................................................. 47 2.4 Một số nhận xét về thực trạng chất lƣợng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP. HCM ...................................................... 52 2.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 52 2.4.2. Những hạn chế và tồn tại .......................................................................... 53 2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 55 2.4.4 Các nhân tố ả nh hư ở ng đế n chấ t lư ợ ng hoạ t độ ng TTQT tạ i Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dị ch TP. HCM ........................................................... 56 2.4.4.1 Nhân tố khách quan ................................................................. 56 2.4.4.2 Nhân tố chủ quan .................................................................... 60 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – SỞ GIAO DỊCH TP.HCM .......................................................................................................... 63 3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM................................................................................................. 63 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM ................................................................. 64 3.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác TTQT ............... 64 3.2.2 Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng .................................................... 66 3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ ....... 69 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................... 70
  7. 3.2.5 Đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ............................................ 71 3.2.6 Xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp ............................................. 71 3.2.7 Mở rộng quan hệ đại lý trong nước và các khu vực tiềm năng trên toàn thế giới ............................................................................................................. 73 3.2.8 Một số giải pháp khác ................................................................................ 73 3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................. 74 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ........................................................................... 74 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 76 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP. HCM ......... 77 3.3.4 Đối với khách hàng. ................................................................................. 77 Kết luận chương 3 .................................................................................................................... 78 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lụ c 01: Biể u phí dị ch vụ TTQT củ a DongA Bank Phụ lụ c 02: Bả ng so sánh phí dị ch TTQT Phụ lụ c 03: Quy đị nh, quy trình, hư ớ ng dẫ n liên quan đế n TTQT Phụ lụ c 04: Sả n phẩ m TTQT tạ i DongA Bank Phụ lụ c 05: Bả ng so sánh sả n phẩ m TTQT
  8. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại Ngân hàng Đông Á Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của DAB trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD Bảng 2.4: Doanh số phát sinh TTQT 2010-2013 của SGD Bảng 2.5: Tỷ trọng các phương thức TTQT 2010-2013 của SGD Bảng 2.6: Tỷ trọng phát sinh TTQT 2010-2013 của SGD Bảng 2.6: Số lượng KH giao dịch TTQT tại SGD HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của DAB Hình 2.2: Tỷ trọng các phương thức TTQT 2010-2013 của SGD
  9. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động DN : Doanh nghiệp DongA Bank : Ngân hàng TMCP Đông Á DV : Dịch vụ KH : Khách hàng NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NOSTRO : Tài khoản ngoại tệ của ngân hàng gửi tại nước ngoài SGD : Sở Giao Dịch SWIFT : Hiệp hội viễn thông quốc tế (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTQT : Thanh toán quốc tế USD : Đô la Mỹ WTO : Tổ chức thương mại thế giới XNK : Xuất nhập khẩu
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập hóa ngày càng sâu rộng trên quy mô khu vực và toàn thế giới làm đẩy mạnh mối quan hệ, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra mạnh mẽ hơn. Với tư cách là chất xúc tác và sợi dây trung gian cho sự phát triển thương mại quốc tế, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng, phát triển và đóng vai trò không thể thiếu được. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm và phải đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, nhất là các ngân hàng quốc tế với thực lực rất mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi hoạt động chủ yếu của các NHTM hiện nay là hoạt động tín dụng đang gặp nhiều khó khăn do sự kiểm soát chặt chẽ về lãi suất huy động và cho vay, các ngân hàng có xu hướng mở rộng và phát triển các dịch vụ khác nhằm đem lại nguồn thu an toàn, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế. Là một mắc xích không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại, qua hoạt động này các ngân hàng thương mại có cơ hội tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại và thương mại, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế bên cạnh tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh. Ngân hàng TMCP Đông Á tham gia hoạt động thanh toán quốc tế khá sớm và đã đạt được thành quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đông Á còn mới mẻ, chưa hoàn thiện cả về trình độ nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm thực tiễn, qui mô nhỏ bé và gặp không ít khó khăn. Để thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả đạt chuẩn mực quốc tế và khu vực thì việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á là rất cần thiết. Xuất
  11. 2 phát từ thực tế đó: “Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM” đã được chọn làm đề tài của bài luận văn. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến thanh toán quốc tế, chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế. Phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM trong thời gian vừa qua nhằm tìm ra những mặt đạt được và hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn tiếp theo. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng thanh toán quốc tế và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM giai đoạn 2010-2013.
  12. 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu qua các năm để nắm rõ tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á trong những năm qua. Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để theo dõi, nhìn nhận và thu thập thông tin hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM và các NHTM khác. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM, phân tích các yếu tố đạt được và chưa đạt được trong công tác quản trị chất lượng thanh toán quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM trong thời gian tới 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Sở giao dịch TP.HCM
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế của NHTM 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại đang diễn ra nhanh chóng và là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại cũng như các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất của thanh toán quốc tế, đồng thời tuân thủ một cách nghiêm túc trên nguyên tắc bình đảng – cùng có lợi. Như vậy: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác nhau để thúc đẩy một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. 1.1.2. Khái quát các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Trong thanh toán quốc tế người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bên tham gia sẽ đàm phán, thỏa thuận sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi. Sau đây là một số phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu tại các ngân hàng thương mại hiện nay:
  14. 5 1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Phương thức này áp dụng cho thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch. Liên quan đến phương thức thanh toán này bao gồm có các bên sau đây: - Người chuyển tiền – là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ. - Ngân hàng chuyển tiền – là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền. - Ngân hàng đại lý – là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền. - Người thụ hưởng – là người bán, người xuất khẩu hay là chủ nợ. Các hình thức chuyển tiền bao gồm: - Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện và được gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. - Chuyển tiền bằng thư: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư và được gửi cho Ngân hàng thanh toán. Ngoài ra, trên thực tế cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước. Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng. Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền: Ưu điểm của phương thức chuyển tiền: Đây là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn, phí thanh toán thấp, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian. Nhược điểm của phương thức chuyển tiền: Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người bán do đó dễ bị người mua chiếm dụng vốn trong thanh toán trả sau.
  15. 6 Tuy nhiên người mua cũng có thể gặp rủi ro trong trường hợp thanh toán trả tiền trước cho người bán mà không nhận được hàng như trong hợp đồng. 1.1.2.2. Phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán, theo đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối phiếu lập ra. Các bên tham gia thanh toán gồm: - Người yêu cầu uỷ nhiệm thu - Ngân hàng nhận uỷ thác thu - Ngân hàng xuất trình - Người trả tiền Phương thức nhờ thu bao gồm: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. - Nhờ thu trơn (Clean Collection): Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người mua không qua ngân hàng. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Điều kiện thanh toán của phương thức thanh toán nhờ thu: Khách hàng cần chỉ rõ với Ngân hàng về yêu cầu thanh toán của mình, cụ thể trả tiền theo điều kiện nhờ thu trả ngay (Documents against payment, D/P) hay nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A). - Nếu theo điều kiện D/P thì người mua phải thanh toán tiền trên hối phiếu mới nhận được chứng từ để nhận hàng.
  16. 7 - Nếu theo điều kiện D/A thì người mua nhận được bộ chứng từ khi họ đã ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu kỳ hạn. Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu: Ưu điểm: So với phương thức nhờ thu trơn phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt cho người bán khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người mua. Nhược điểm: Người bán thông qua ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa chứ chưa khống chế việc trả tiền của người mua. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ người bán, ngân hàng không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. 1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ L/C Phương thức tín dụng chứng từ là một cam kết trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó bảo vệ được quyền lợi của cả người mua lẫn người bán. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chúng từ - UCP”. Thư tín dụng ((Letter of Credit - L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện của L/C. Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người yêu cầu mở thư tín dụng (The Applicant for The Credit): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá. - Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu.
  17. 8 - Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng nhận L/C và thông báo cho người hưởng lợi. - Ngoài ra, trong từng trường hợp còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức này như ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả… Các loại thư tín dụng o Theo công dụng của thư tín dụng người ta phân ra: L/C có thể huỷ ngang ( Revocable letter of Credit). Là loại L/C có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi nhưng việc sửa đổi hay hủy bỏ phải được tiến hàng trước khi người bán giao hàng hay xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo. L/C không huỷ ngang (Irrevocable letter of Credit) Là loại L/C sau khi đã được mở và người xuất khẩu thừa nhận thì trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia. L/C xác nhận (Confirming L/C) Là loại L/C không huỷ ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán cho L/C trong trường hợp ngân hàng mở L/C không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các quy định của L/C. Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng trả tiền rồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì người bán không phải hoàn trả số tiền họ đã nhận được trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu và L/C: "Without recourse to drawers"
  18. 9 o Theo thời hạn thanh toán của thư tín dụng L/C trả ngay (Draft at sight L/C) Là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng cập cảng. L/C trả chậm (Deferred Payment L/C). Là loại L/C không huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C sau một thời gian khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. L/C chấp nhận (L/C Available by Acceptance) Là loại L/C, trong đó ngân hàng mở L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng mở L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận khi các điều kiện của L/C được đáp ứng đầy đủ. o Theo quan hệ đối tác: L/C trực tiếp (Straight L/C) Là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành L/C chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng L/C. Loại L/C này thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng phát hành L/C. L/C cho phép chiết khấu (L/C Available by Negotiation) Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành L/C uỷ quyền cho một ngân hàng khác hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. o Một số loại L/C đặc biệt: L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) Là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo để thực hiện ứng trước cho
  19. 10 người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng. Thông thường số tiền này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C). Là loại L/C không huỷ ngang trong đó người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai. Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong việc chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi đầu tiên chịu. L/C tuần hoàn (Revolving L/C). Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và thông tin được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Có hai L/C tuần hoàn: - L/C tuần hoàn có tích lũy – Cummulative revolving L/C. - L/C tuần hoàn không có tích lũy – Non Cummulative Revoling L/C. L/C giáp lưng (Back to Back L/C). Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu để hưởng số tiền thanh toán cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C được mở sau gọi là L/C giáp lưng, L/C đầu gọi là L/C gốc. Giữa 2 L/C có sự khác nhau: - Số chứng từ xuất trình của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc - Giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C gốc - Thời hạn giao hàng L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc
  20. 11 L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C không huỷ ngang này chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở có nghĩa là khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở thì nhà xuất khẩu phải mở L/C tương ứng với giá trị. L/C dự phòng (Standby L/C). Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở nhưng lại không có khả năng giao hàng. Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đồng thời bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho nhà nhập khẩu, nếu như nhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốn chi phí mở L/C hoặc đặt cọc một số tiền nhất định… Đặc điểm của thư tín dụng (L/C). - Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa dịch vụ. - Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C. - L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy thì được coi là không hủy ngang. - Nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản trong L/C hay mâu thuẫn với nhau thì chứng từ đó được coi là không phù hợp với các điều khoản trong L/C. - Ngân hàng được chỉ định nếu có hoặc ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc sau xuất trình chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp. - Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin. 1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động TTQT tại NHTM 1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Là một “sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0