intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Quận 12 - Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là: Phân tích và đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của các DNNVV tại Chi cục Thuế Quận 12. Đề xuất các giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNNVV tại Chi cục Thuế Quận 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Quận 12 - Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --o0o-- VÕ THỊ PHƯỢNG THU NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 TP HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An,Tháng 10 Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÕ THỊ PHƯỢNG THU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------- VÕ THỊ PHƯỢNG THU NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 TP HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 NĂM 2019 Long An, tháng 08 năm 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- VÕ THỊ PHƯỢNG THU NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 TP HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Thị Kỳ Long An, tháng 10 năm 2019
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Võ Thị Phượng Thu 1
  5. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt chân thành cảm ơn TS Trần Thị Kỳ đã tận tình hướng dẫn, giúp cho tôi hoàn thành được nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như làm luận văn. Trong suốt thời gian làm luận văn, tác giả đã luôn cố gắng, tiếp thu ý kiến đóng góp của người hướng dẫn khoa học và bạn bè cũng như các anh, chị đồng nghiệp, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./ Long An, tháng 10 năm 2019 Tác giả Võ Thị Phượng Thu 2
  6. TÓM TẮT Chi ngân sách nhà nước phụ thuộc vào thu NSNN, trong đó thu thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Thu thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương. Thời gian qua, Chi cục Thuế quận 12, thuộc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, về thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế TNDN của các DNNVV thuộc quản lý của Chi cục Thuế quận 12 còn bất cập, thể hiện: - Số lượng DNNVV có sai phạm bình quân năm là 406 doanh nghiệp, mức tăng tuyệt đối bình quân năm 50 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 13,91%, trong đó: (1) Sai phạm về thời gian đăng ký thuế, với mức tăng tuyệt đối bình quân năm 20 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 9,41%; (2) Sai sót, nhầm lẫn khi khai đăng ký thuế với mức tăng tuyệt đối bình quân năm 31 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 20,07% - Số thuế TNDN truy thu và phạt đối với DNNVV khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2014-2018 lần lượt là 75.593 triệu đồng; 65.836 triệu đồng; 48.797 triệu đồng; 43.243 triệu đồng; 43.562 triệu đồng… Hiện nay, Chi cục Thuế quận 12 đang thực hiện cơ chế quản lý thuế hiện hành, người nộp thuế chủ động tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Từ thực tế trên cho thấy, sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế TNDN đối với DN nói chung và DNNVV nói riêng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch, dự toán thu NSNN của Chi cục Thuế quận 12. Vì vậy, cần có sự nghiện cứu để đề xuất giải pháp thích hợp nên tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Quận 12 - Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. Dựa trên cách tiếp cận suy diễn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính để phân tích và đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận 12, giai đoạn từ năm 2014-2018, trên cơ sở dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động của chi cục. Nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp để nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải pháp do chi cục thuế quận 12 – Cục thuế thành phố 3
  7. Hồ Chí Minh thực hiện gồm: (1) Nâng cao kiến thức thuế cho doanh nghiệp; (2) Giải pháp về kiểm tra thuế; (3) Giải pháp tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; (4) Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. Đồng thời kiến nghị với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh; với UBND quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, để các giải pháp được khả thi, hiệu quả. Hạn chế của luận văn, chưa thực hiện khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm rõ hơn nguyên nhân vì sao vẫn còn doanh nghiệp có sai phạm các quy định về nghĩa vụ nộp thuế TNDN, nên các giải pháp có thể chưa toàn diện. 4
  8. ABSTRACT State budget expenditure depends on state budget revenue, in which tax revenue accounts for a large proportion of total revenue. Collecting taxes is one of the important tasks of tax authorities from the central to local levels. Recently, District 12 Department of Taxation, under the Ho Chi Minh City Department of Taxation, has achieved encouraging results, in terms of corporate income tax collection for small and medium-sized enterprises, but compliance with the tax payment obligation. The CIT of SMEs under the management of District 12 Tax Department is inadequate, showing: -The number of SMEs with an average error per year is 406 enterprises, the average absolute increase in 50 enterprises, the average annual growth rate of 13.91%, of which: (1) Error in registration time taxes, with the absolute average increase in 20 enterprises, the average annual growth rate of 9.41%; (2) Errors and mistakes when making tax registration with the average absolute increase of 31 enterprises, the average annual growth rate of 20.07% -The amount of CIT collected and fined for SMEs when inspecting at the enterprise's headquarters for the period of 2014-2018 is VND 75,593 million; 65,836 million dong; VND 48,797 million; 43,243 million dong; 43,562 million ... Currently, district 12 tax department is implementing a new tax administration mechanism, taxpayers are self-proclaimed, self-pay taxes and are responsible before the law for the implementation of tax obligations of businesses. From the above fact, the compliance with the obligation to pay corporate income tax for enterprises in general and SMEs in particular contributes significantly to the completion of the State budget tax revenue plan and estimate of district 12. Taxation. With the research to propose appropriate solutions, the author chose the topic: "Enhancing the compliance with the obligation of corporate income tax payment of small and medium-sized enterprises at District 12 Tax Department - City Tax Department Ho Chi Minh ”as a master's thesis in economics. Based on the deductive approach, this study uses qualitative methods to analyze and assess the status of tax compliance of small and medium-sized enterprises at the District 12 tax office, from 2014-2018, above. Secondary database from the departmental performance reports. The study proposes two groups of solutions to improve tax compliance of small and medium enterprises. Solutions implemented by District 12 Tax Department - Ho Chi Minh City Tax Department include: (1) Improving tax knowledge for businesses; (2) Solutions to tax examination; (3) Propagation solutions to support taxpayers; (4) Improve the operational efficiency of tax authorities. At the same time, propose to the Tax 5
  9. Department of Ho Chi Minh City; with People's Committee of Ho Chi Minh City 12, so that the solutions are feasible and effective. Limitations of the dissertation, the implementation of small and medium-sized enterprise surveys has not been conducted to clarify why the enterprises still violate the regulations on the obligation to pay CIT, so the solutions may not be comprehensive. . 6
  10. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 2 TÓM TẮT .......................................................................................................................... 3 ABSTRACT .......................................................................................................................... 5 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 7 DANH MỤC TỪ CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 10 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. 11 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... 11 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 12 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 12 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 13 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14 5. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan .................................................... 14 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................... 17 7. Kết cấu đề tài luận văn ........................................................................................ 17 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Lý luận về thuế ................................................................................................. 19 1.1.1. Khái niệm thuế ............................................................................................... 19 1.1.2. Vai trò của thuế ............................................................................................. 19 1.1.3. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế ........................................................... 20 1.1.4. Phân loại thuế ................................................................................................ 22 1.1.5. Tổng quan thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................... 22 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 24 1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................................. 24 1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 25 1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................. 26 1.3. Sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 28 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 28 1.3.2. Các tiêu chí xác định sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 29 7
  11. 1.4. Nhân tố tác động đến tuân thủ thuế TNDN đối với DNNVV…………….30 1.4.1 Nhân tố khách quan- Môi trường pháp lý ...................................................... 30 1.4.2 Nhân tố thuộc về người nộp thuế ................................................................... 36 1.4.3 Nhân tố thuộc về cớ quan thuế ......................................................................... 38 1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao sự tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 38 1.5.1. Đối với cơ quan thuế. ...................................................................................... 38 1.5.2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................... 38 1.5.3 Ý nghĩa đối với Nhà nước ................................................................................ 39 1.6. Bài học từ kinh nghiệm về nâng cao sự tuân thủ thuế ở một số nước trên Thế giới đối với Việt Nam và đối với Chi cục Thuế quận 12. TP.HCM ......................... 39 1.6.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ....................................................... 39 1.6.2 Bài học đối với Chi cục Thuế Quận 12 – Cục thuế TP.HCM....................... 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 – CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu về Chi cục Thuế quận 12 ............................................................ 45 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . ............................................................... 45 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................... 45 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế quận 12....................................... 47 2.1.4 Khái quát thực hiện kế hoạch thu tại Chi cục Thuế quận 12 ........................ 47 2.2. Thực trạng tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế quận 12 ........................................................ 48 2.2.1 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 12 ........................... 48 2.2.2 Thực trạng thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV ................... 49 2.2.3. Thực trạng về sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 12 ................................................................................................. 51 2.2.4 Quy trình tổ chức thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV .. ....... 59 2.3 Đánh giá thực trạng về sự tuân thủ thuế đối với DNNVV tại Chi cục Thuế quận 12, thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 60 2.3.1 Đánh giá kết quả đạt được về sự tuân thủ thuế của các DNNVV ................. 60 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của sự không tuân thủ thuế ........................ 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 67 8
  12. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN 12 3.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 12 ... ................................................................................................................................... 68 3.2 Giải pháp đối với chi cục thuế quận 12 – Cục thuế TP.HCM ..................... 68 3.2.1 Nâng cao kiến thức thuế cho doanh nghiệp .................................................... 68 3.2.2 Tăng cường kiểm tra, thanh tra ....................................................................... 69 3.2.3 Tích cực tuyên truyền & hỗ trợ cho doanh nghiệp ......................................... 70 3.2.4 Về hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan thuế........................................... 70 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 71 3.3.1 Đối với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 71 3.3.2 Đối với UBND quân 12 thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 72 3.3.3 Đối với Tổng cục Thuế ................................................................................... 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 73 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75 PHỤ LỤC SƠ ĐỔ TỔ CHỨC CHI CỤC THUẾ ..................................................... 76 9
  13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ CCN Cưỡng chế nợ CCT Chi cục thuế DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HCTVNS&AC Hành chính tài vụ nhân sự và ấn chỉ KKKTT Kê khai kế toán thuế KTT Kiểm tra thuế KTNB Kiểm tra nội bộ LP Liên phường NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước NVDT&TNCN Nghiệp vụ dự toán và Thu Nhập Cá Nhân QLAC Quản lý ấn chỉ TB&TK Trước bạ và thu khác TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTHT Tuyên truyền hỗ trợ 10
  14. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguồn vốn và lao động ........... 24 Bảng 2.1: Kết quả thực hiện thu thuế TNDN tại CCT quận 12 ............................... 46 Bảng 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng DN trên địa bàn quận 12 .... 47 Bảng 2.3: Cơ cấu DNNVV theo quy mô giai đoạn giai đoạn năm 2014 – 2018 ..... 48 Bảng 2.4: Tỷ trọng thu thuế TNDN các DNNVV tại Chi cục Thuế quận 12 .......... 48 Bảng 2.5: Số thuế TNDN của DNNVV tại Chi cục Thuế quận 12 .......................... 49 Bảng 2.6: Tuân thủ đăng ký thuế của DNNVV ....................................................... 50 Bảng 2.7: Tuân thủ kê khai thuế TNDN của DNNVV ............................................ 51 Bảng 2.8: DNNVV tại chi cục thuế quận 12 có khai thuế, nộp thuế TNDN ........... 52 Bảng 2.9: Nợ thuế TNDN của DNNVV tại Chi cục Thuế quận 12 .......................... 53 Bảng 2.10: Số nợ thuế TNDN có khả năng thu hồi từ DNNVV .............................. 54 Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra thuế TNDN các DNNVV tại trụ sở CCT quận 12 ...... 55 Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở DNNVV ......... 56 Bảng 2.13: Số thuế truy thu và phạt bình quân của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......... 58 Bảng 2.14: Số doanh nghiệp bình quân trên mỗi công chức kiểm tra ...................... 58 Bảng 2.15: Nhân sự quản lý kê khai thuế TNDN tại CCT quận 12 ......................... 65 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức CCT quận 12 ................................................................... 77 11
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và nộp thuế là nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân đối với Nhà nước. Do đó, nâng cao quản lý thuế thông qua thúc đẩy tính tuân thủ của người nộp thuế ở Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng rất cần sự quan tâm của các cơ quan quản lý có liên quan. Thời gian qua, nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ đối tượng DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên, quản lý thuế đối với DNNVV ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp do số lượng doanh nghiệp lớn, tính tuân thủ thuế thấp, tình trạng lợi dụng kẻ hở của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn thuế, chây ì, chậm nộp thuế, và tình hình này ngày càng trở nên phổ biến (Lý Phương Duyên, 2017). Để đảm bảo nguồn thu, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, yêu cầu quản lý thuế ngày càng được chú trọng, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế để phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi không tuân thủ quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Trên thế giới, tại nhiều quốc gia, số lượng DNNVV không chỉ chiếm tỷ trọng lớn, còn rất năng động và góp vào quỹ tiền tệ quốc gia số tiền không nhỏ, trong đó có Việt Nam (Lý Phương Duyên, 2017). Tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017). Số lượng DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn (172.979 Doanh nghiệp, Hợp tác xã gọi chung là doanh nghiệp), loại hình doanh nghiệp này đang đóng góp hơn 40% GDP và 15% tổng thu ngân sách của thành phố. Chi cục Thuế quận 12 là đơn vị trực thuộc Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2014-2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động quản lý thuế đảm bảo thu đúng và đủ, đồng thời đảm bảo tính tuân thủ và hợp lý của người nộp thuế, cụ thể: Theo báo cáo của Chi cục Thuế quận 12, giai đoạn từ năm 2014-2018, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách, lần lượt: 135,2%; 153,9%; 150,9%; 123,7% và 100,1%. Tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trên 10% so với tổng thu thuế (Cụ thể : 19,1%; 18,0%; 12
  16. 13,6%; 11,1% ; 11,2%), trong đó: Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao so với tổng thu thuế TNDN (lần lượt: 83,4%; 78,2%; 63,8%, 66,4%, 67,2%) Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế của DNNVV trên địa bàn quận 12 vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện : (1) Số lượng DNNVV có sai phạm bình quân năm là 406 doanh nghiệp, mức tăng tuyệt đối bình quân năm 50 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 13,91%, trong đó: (1) Sai phạm về thời gian đăng ký thuế, với mức tăng tuyệt đối bình quân năm 20 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 9,41%; (2) Sai sót, nhầm lẫn khi khai đăng ký thuế với mức tăng tuyệt đối bình quân năm 31 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm 20,07% (2) Số thuế TNDN truy thu và phạt đối với DNNVV khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2014-2018 lần lượt là 75.593 triệu đồng; 65.836 triệu đồng; 48.797 triệu đồng; 43.243 triệu đồng; 43.562 triệu đồng… Vì vậy, cần thiết nghiên cứu để tìm giải pháp phù hợp để cải thiện, từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Quận 12 - Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn kinh tế, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự tuân thủ thuế của các DNNVV thuộc sự quản lý tại chi cục thuế quận 12 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của các DNNVV tại Chi cục Thuế Quận 12. - Đề xuất các giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNNVV tại Chi cục Thuế Quận 12. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về không gian: tại Chi cục thuế Quận 12. 13
  17. 3.2.2 Về nội dung: Sự tuân thủ thuế TNDN của DNNVV. 3.2.3 Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu từ năm 2014-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Phương pháp diễn dịch, quy nạp sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của các DNNVV tại các chi cục thuế. Hệ thống phương pháp thống kê (số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân và các hình thức trình bày số liệu thống kê như: Bảng thống kê, biểu đồ) sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng sự tuân thủ thuế của các DNNVV tại các chi cục thuế quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để đề xuất các giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNNVV tại Chi cục Thuế Quận 12, TP.HCM. 5. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan 5.1 Các nghiên cứu ngoài nước Có nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế trên Thế giới, dưới đây khảo lược một số nghiên cứu nước ngoài cơ bản có liên quan đến đề tài: 1. Hauptman et al. (2014) thực hiện nghiên cứu “Cải thiện các dịch vụ quản lý thuế như là một nhân tố của việc tuân thủ luật thuế”: Trường hợp kiểm tra thuế” tại Slovenia. Theo nghiên cứu này, trốn thuế xuất phát từ hoạt động kinh tế ngầm và báo cáo không đầy đủ về thu nhập trong các bản khai thuế, dẫn đến phân phối lại không chủ định từ những người tôn trọng các quy tắc đối với những người không tôn trọng quy tắc đó và gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các bên chính thức và phi chính thức, làm suy yếu hơn đạo đức thuế và có thể dẫn đến trốn thuế nhiều hơn. Do đó, giảm tình trạng trốn thuế và cải thiện việc tuân thủ thuế là rất quan trọng. Mục tiêu của cơ quan thuế là thu toàn bộ số thuế và thuế phải nộp theo luật định. Cơ quan thuế nên nhắm vào giảm khoảng cách về thuế, đồng thời giảm thiểu chi phí quản lý thu thuế cho chính phủ (chi phí thu) và đóng thuế cho người nộp thuế (chi phí tuân thủ). Điều này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng các chính sách nhằm tạo điều kiện và kích thích tuân thủ “tự nguyện”, ngăn chặn và làm nản chí các ý định trốn thuế, phát hiện và chống gian lận thuế, thực thi tuân thủ cũng như thu nhập có hiệu quả các khoản thuế đến hạn và còn thiếu. Các 14
  18. chính sách này được liên kết với nhau: tạo điều kiện cho việc tuân thủ tự nguyện làm giảm nhu cầu thực thi, trong khi chính sách thực thi có hiệu quả sẽ đóng góp vào sự tuân thủ tự nguyện hơn. Nói chung, các chính sách nhằm tăng cường sự tuân thủ tự nguyện sẽ có tác động tích cực đến giảm gánh nặng hành chính, trong khi ngược lại có thể là các chính sách cưỡng chế. Tuy nhiên, một chính sách quản lý thuế cần phải bao gồm cả hai. Thách thức là phải cân bằng hai yếu tố này. 2. Jepkoech and Muya (2016) thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác động về nhận thức của người nộp thuế về thanh toán thuế và kiểm tra thuế đối với sự tuân thủ thuế trong số các cửa hàng lớn và đại siêu thị trong Quận kinh doanh trung tâm Eldoret (CBD)” tại Kenya. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố của tuân thủ thuế trong các cửa hàng lớn và đại siêu thị tại CBD. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là đánh giá tác động nhận thức của người nộp thuế đối với việc thanh toán thuế và xác định tác động của kiểm tra thuế đối với việc tuân thủ thuế. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức của người đóng thuế về thanh toán thuế có tác động tích cực đến việc tuân thủ thuế trong khi KTT tiêu cực không đáng kể lên việc tuân thủ thuế hay nói cách khác đi là có tác động ngược chiều. Nghiên cứu kết luận rằng, nhận thức về sự công bằng trong thanh toán thuế có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế, trong khi kiểm tra thuế ảnh hưởng không đáng kể đến việc tuân thủ thuế. Tóm lại: Vấn đề tuân thủ thuế đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trên Thế giới thực hiện. Tuân thủ thuế thể hiện sự quan tâm không chỉ của Nhà nước trong việc đạt được mục tiêu thu thuế, còn là sự quan tâm của nhà nghiên cứu khoa học để góp phần đảm bảo sự công bằng về thuế trong kinh doanh. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được khảo lược ở trên tập trung vào các yếu tố như nhận thức của người nộp thuế, công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế, chính sách cưỡng chế thuế, thuế suất, sự sẵn có của thông tin thuế, chi phí tuân thủ thuế, thái độ của người nộp thuế, giáo dục thuế về cơ chế thuế tự đánh giá, ưu đãi thuế. 5.2 Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang được quan tâm nhiều hơn nhưng các nghiên cứu về tuân thủ thuế trong các DNNVV tại Việt Nam chưa có nhiều. Dưới đây đề cập đến một số nghiên cứu tác giả thu thập: 15
  19. 1. Võ Thanh Sang (2015), luận văn thạc sỹ đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận 6, TP.HCM”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý nguồn dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát dưới hình thức phỏng vấn các Cán bộ thuế, kiểm định các giả thuyết đã đặt ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế chịu tác động của 2 nhân tố chính là "Kiểm soát thuế” và “Tin cậy” trong đó “Kiểm soát thuế” có tác động mạnh nhất. Những khuyến nghị: Ưu tiên cải thiện các nhân tố này góp phần nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế : (1) Nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi các doanh nghiệp thuộc địa bàn quận 6, TP.HCM do Chi cục Thuế quận 6 quản lý trực tiếp nên sự bao quát và tính đại diện chưa cao; (2) Nghiên cứu chỉ đánh giá được mức độ tuân thủ của người nộp thuế. 2. Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (7/2015, đăng trên Tạp chí Tài chính, 2) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” trên địa bàn TP.HCM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đồng thời, đã khuyến nghị cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. Tuy nhiện, nghiên cứu chỉ tập trung vào doanh nghiệp nói chung, chưa đi sâu vào sự tuân thủ thuế của DNNVV. Thêm nữa, nghiên cứu chủ yếu dựa trên các dữ liệu sơ cấp là chủ yếu trong khi dữ liệu thứ cấp từ thực tiễn phát sinh lại chưa được phân tích đầy đủ để đánh giá thực trạng. 3. Bùi Ngọc Toản (2017, nguồn Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, 126 (5A), 77-78) với chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp”. Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TP.HCM”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nộp thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: (1) Đặc điểm của cơ quan thuế; (2) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; (3) Yếu tố xã hội; (4) Yếu tố kinh tế; (5) Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; (6) Yếu tố pháp luật, chính sách về thuế; (7) Đặc điểm 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2