intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010. Kết quả khi sử dụng kiểm định nhân quả (Granger test) và kiểm định mô hình VAR (Vector Autoregression Model) cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa vốn khu vực tư, vốn khu vực công, lực lượng lao động, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân/GDP, tỷ lệ M2/GDP và tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- NGÔ QUANG MỸ THIÊN NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- NGÔ QUANG MỸ THIÊN NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Các thông tin, dữ liệu nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, thông tin tham khảo được đề cập chi tiết trong tài liệu tham khảo để người đọc kiểm chứng. Tác giả luận văn Ngô Quang Mỹ Thiên
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện học tập thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô, PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, Tôi chân thành cảm ơn những bạn bè đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Ngô Quang Mỹ Thiên
  5. MỤC LỤC Tóm tắt .............................................................................................................. 2 1. Giới thiệu....................................................................................................... 3 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 5 2.1 Quan điểm cho rằng phát triển tài chính làm tăng sản lượng, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế .............................................................. 5 2.2 Quan điểm khẳng định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ phát triển tài chính ............... 8 2.3 Quan điểm kết luận phát triển tài chính tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tuy nhiên không có tác động trong ngắn hạn . 9 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16 4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 20 4.1 Kiểm định mối quan hệ tác động trong dài hạn giữa các yếu tố tài chính đến GDP. ........................................................................................ 21 4.1.1 Kiểm định tương quan: ......................................................................... 21 4.1.2 Lựa chọn mô hình: ................................................................................ 22 4.1.3 Kiểm định tính dừng của các yếu tố: .................................................... 23 4.1.4 Kết quả kiểm định mô hình xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và tăng trưởng GDP trong mối quan hệ cân bằng dài hạn . 24 4.2 Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả về mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1995-2010. . 28 4.2.1 Kiểm định Đồng liên kết ....................................................................... 28 4.2.2. Kiểm định nhân quả Granger: .............................................................. 30 4.3 Kết luận về mô hình: ................................................................................. 35 5. Kết luận và gợi ý giải pháp ......................................................................... 36
  6. 5.1 Kết luận: .................................................................................................... 36 5.2 Gợi ý giải pháp: ......................................................................................... 38 5.2.1 Những giải pháp đối với đầu tư tài chính khu vực công (PUK): .......... 38 5.2.2 Những giải pháp đối với đầu tư tài chính khu vực tư (PRK)................ 43 5.2.3 Giải pháp phát triển thị trường lao động ............................................... 44 Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo ......................................................................... 46 Phụ lục 2: Tổng quan thực trạng tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2012: ..... 50 Phụ lục 3: Kết quả xây dựng mô hình (4.8) .................................................... 54 Phụ lục 4: Kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình (4.8)...................... 55 Phụ lục 5: Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mô hình (4.8) ............ 56 Phụ lục 6: Kiểm định tính ARCH mô hình (4.8) ............................................ 57 Phụ lục 7: Kết quả mô hình (4.9): ................................................................... 58 Phụ lục 8: Kiểm định tượng tương quan mô hình (4.9) .................................. 59 Phụ lục 9: Kiểm định phương sai thay đổi mô hình (4.9)............................... 60 Phụ lục 10: Kiểm định tính ARCH của mô hình (4.9) ................................... 61 Phụ lục 11: Phụ lục tính dừng cho GDP ......................................................... 62 Phụ lục 12: Phụ lục tính dừng cho biến LF..................................................... 64 Phụ lục 13: Phụ lục tính dừng cho biến M2Y ................................................. 66 Phụ lục 14: Phụ lục tính dừng cho biến PCY ................................................. 68 Phụ lục 15: Phụ lục tính dừng cho biến PRK ................................................. 70 Phụ lục 16: Phụ lục tính dừng đối với biến PUK............................................ 72 Phụ lục 17: Tính dừng phần dư của mô hình (4.8) ......................................... 74 Phụ lục 18: Kiểm định tính dừng phần dư mô hình (4.9) ............................... 75
  7. Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt - VAR : Mô hình tự hồi quy vector (Vector Autoregression Model). - M0 : Tổng lượng tiền mặt do Ngân hàng Trung ương phát hành đang được lưu thông (Tiền cơ sở, Tiền hẹp, tiền mặt có thể chi tiêu ngay lập tức). - M1 : M0 + Tiền mà các Ngân hàng Thương mại gửi tại Ngân hàng Trung ương. - M2 : M1 + Chuẩn tệ (Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn,…tại các tổ chức tín dụng). - M3 : M2 + Tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng (Trái phiếu quốc gia, tín phiếu …). - GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product). - GNP : Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product). - WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank). - ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank). - ED : Tăng trưởng kinh tế (Economic Development). - PRK : Vốn khu vực tư nhân (Private Capital). - PUK : Vốn khu vực công (Public Capital). - LF : Lực lượng lao động (Labor Force). - PCY : Tỷ lệ tín dụng khu vực tư/Tổng sản phẩm quốc nội (Private Credit/ Gross Domestic Product). - M2Y : Tỷ lệ (Tổng lượng tiền mặt do Ngân hàng Trung ương phát hành đang được lưu thông + Tiền mà các Ngân hàng Thương mại gửi tại Ngân hàng Trung ương + Chuẩn tệ (Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn,… tại các tổ chức tín dụng)) / Tổng sản phẩm quốc nội (M2/GDP). - ADF : Kiểm định Augmented Dickey – Fuller. - PP : Kiểm định Phillips – Perron. - KPSS : Kiểm định Kwiatkowiski-Phillips-Schmidt-Shin.
  8. - AIC : Kiểm định Akaike Info Criterion. - ARDL: Mô hình phân bố trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag). - SBC : Kiểm định Schwarz Bayesian Criterio. - ARCH:Mô hình tự hồi quy với những biến động bất thường (AutoRegressive Conditional Heteroshedasticity). - Prob : Giá trị xác suất. - BOT : Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao. - BTO : Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh. - BT : Hợp đồng xây dựng-chuyển giao. - ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance). - FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment).
  9. Danh mục các bảng biểu Bảng 3.1: Bảng tổng hợp số liệu của mô hình tại Việt Nam giai đoạn 1995- 2012 ................................................................................................ 19 Bảng 4.1: Kiểm định tương quan giữa các yếu tố trong mô hình .................. 21 Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng của các yếu tố trong mô hình tại Việt Nam giai đoạn 1995-2012 ..................................................................... 24 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp tác động của các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1995 – 2012 ......................... 26 Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết ................................................................ 29 Bảng 4.5: Kiểm định nhân quả Granger ........................................................ 30
  10. 1 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 4.1: Mối liên hệ giữa Log(GDP) và các nhân tố còn lại của mô hình ...................................................................................................... 23 Biểu đồ PL2.1: Biến động về GDP của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 (Tỷ đồng)……………………………………………………………50 Biểu đồ PL2.2: Biến động về vốn khu vực công và vốn khu vực tư nhân của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 .................................................... 52 Biểu đồ PL2.3: Biến động của Tỷ lệ cung tiền so với GDP và Tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân so với GDP tại Việt Nam giai đoạn 1995-2012 53
  11. 2 Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010. Kết quả khi sử dụng kiểm định nhân quả (Granger test) và kiểm định mô hình VAR (Vector Autoregression Model) cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa vốn khu vực tư, vốn khu vực công, lực lượng lao động, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân/GDP, tỷ lệ M2/GDP và tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng chứng minh rằng phát triển tài chính có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng không có tác động trong ngắn hạn.
  12. 3 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được đề cập từ lâu trong lý thuyết kinh tế. Trong khi những học giả như Schumpeter, 1912; Robinson, 1952; Hicks, 1969; McKinnon, 1973; Fry, 1995 thảo luận về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở lý thuyết thì đến thập niên 1980, nhờ vào sự phát triển của máy tính cho phép phân tích dữ liệu kinh tế của nhiều quốc gia từ đó đưa ra những bằng chứng thực nghiệm chứng minh những lý thuyết này. King và Levine (1993 a,b,c) đưa ra một chuỗi nghiên cứu thực nghiệm vào những năm thập niên 1990. Tổng quan của những nghiên cứu thực nghiệm này đều chứng minh phát triển tài chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính làm dấy lên những tranh cãi về việc phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế không. Vấn đề này trở thành đề tài nóng bỏng không chỉ đối với giới học thuật mà cả những nhà hoạch định chính sách. Phát triển một nền tài chính vững mạnh theo chiều sâu đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: (1) Nghiên cứu về mối liên hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế; (2) Khảo sát thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; (3) Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm để rút ra những gợi ý giải pháp phát triển hệ thống tài chính Việt Nam theo chiều sâu.
  13. 4 Đối tượng nghiên cứu là chiều sâu tài chính thể hiện qua chỉ tiêu M2/GDP, Tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân/GDP và các nhân tố khác như vốn khu vực công, vốn khu vực tư nhân, lao động tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu nghiên cứu gồm số liệu thống kê của Việt nam trong giai đoạn 1995 – 2012 được thu thập từ nguồn Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổng cục thống kê Việt Nam. Giới hạn của đề tài: Do tác giả không thu thập được dữ liệu M3/GDP của Việt Nam nên không mở rộng được phần nghiên cứu chiều sâu tài chính qua chỉ tiêu M3/GDP ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả chỉ thu thập được đầy đủ dữ liệu từ năm 1995 đến năm 2012 tức là 18 quan sát. Kết cấu của đề tài gồm năm phần như sau: 1. Giới thiệu luận văn sẽ trình bày. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới làm cơ sở phân tích thực nghiệm và so sánh đối chiếu với nghiên cứu này. 3. Phương pháp nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu. 5. Kết luận và gợi ý giải pháp.
  14. 5 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trƣởng kinh tế 2.1 Quan điểm cho rằng phát triển tài chính làm tăng sản lƣợng, tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế King, Robert G. và Levine, Ross (1993a): Nghiên cứu chứng minh quan điểm của Josph Schumpeter (1912) rằng hệ thống tài chính phát triển làm kinh tế tăng trưởng. Sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989. Dữ liệu được chia trung bình thành 3 quan sát tương ứng với ba thập niên, thập niên 1960, 1970 và 1980. Những thước đo mức độ phát triển tài chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ tích lũy vốn. Nghiên cứu đưa ra bốn chỉ số thể hiện mức độ phát triển tài chính. Thứ nhất là chỉ số thanh khoản nợ của hệ thống tài chính trên GDP, viết tắt là LLY (Liquid liabilities consist of the financial system to GDP). Thứ hai, tỷ lệ giữa tiền gửi tài sản nội địa trên tiền gửi tài sản nội địa cộng tài sản nội địa của ngân hàng trung ương, gọi là BANK. Thứ ba, tỷ lệ giữa vốn khu vực tư nhân phi tài chính trên tín dụng nội địa, gọi tắt là PRIVATE. Thứ tư là tỷ lệ giữa vốn khu vực tư nhân phi tài chính trên GDP, gọi tắt là PRIVY. Ngoài nghiên cứu mối quan hệ giữa bốn chỉ số tài chính trên với tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trong dài hạn (Average long-run real per capita GDP growth: GYP), công trình này còn nghiên cứu mối quan hệ giữa bốn chỉ số tài chính này với tăng trưởng kinh tế. Phương trình như sau: y = kαx (2.1) y: GDP thực bình quân đầu người (Real per capita GDP).
  15. 6 k: Vốn thực bình quân đầu người (The real per capital physical capital stock). x: Tăng trưởng những yếu tố khác (Other determinants of per capita growth). Lấy logarit phương trình (2.4) trở thành: GYP = α(GK) + EFF (2.2) GYP: Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trong dài hạn (Average long-run real per capita GDP growth). GK: Tốc độ tăng trưởng vốn thực bình quân đầu người (The growth rate of the real per capital physical capital stock). EFF: Tốc độ tăng trưởng những yếu tố khác (The growth rate of everything else). Nghiên cứu này cho thấy (i) những chỉ số thể hiện mức độ phát triển tài chính như mối quan hệ giữa khu vực tài chính trung gian và GDP, vai trò quan trọng của ngân hàng đối với ngân hàng trung ương, phần trăm tín dụng khu vực tư nhân và tỷ lệ giữa tín dụng khu vực tư nhân trên GDP có mối tương quan mạnh mẽ với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tích lũy vốn; (ii) những chỉ số phát triển tài chính này dự báo những chỉ số tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa cao. Dựa trên những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này chứng minh Schumpeter đúng khi khẳng định vai trò quan trọng của tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Levine, Ross (1997): Kế thừa nguồn dữ liệu và nghiên cứu của Robert G. King và Ross Levine (1993a), Ross Levine vẫn giữ bốn nhân tố thể hiện mức độ phát triển tài chính là:
  16. 7 DEPTH: chỉ số thanh khoản nợ của hệ thống tài chính trên GDP (Liquid liabilities to GDP). BANK: tỷ lệ giữa tiền gửi tài sản nội địa trên tiền gửi tài sản nội địa cộng tài sản nội địa của ngân hàng trung ương. PRIVATE: tỷ lệ giữa vốn khu vực tư nhân phi tài chính trên tín dụng nội địa. PRIVY: tỷ lệ giữa vốn khu vực tư nhân phi tài chính trên GDP. Tăng trưởng sản lượng (Productivity Growth): Tăng trưởng GDP thực bình quân trên đầu người (Real Per Capital GDP Growth) – (0.3) * Tăng trưởng vốn thực bình quân trên đầu người (Real Per Capital Stock Growth). Ngoài ra, Ross Levine tiếp tục bổ sung thêm những biến giải thích khác trong mô hình hồi quy như: log của thu nhập ban đầu, log của tỷ lệ nhập học ban đầu, tỷ lệ chi tiêu dùng của chính phủ trên GDP, tỷ lệ lạm phát, và tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP. Công thức hồi quy như sau: G(j) = α + βF(i) + γx + ε (2.3) Trong đó: G(j): Giá trị chỉ số tăng trưởng thứ j (tăng trưởng GDP bình quân đầu người, tăng trưởng vốn bình quân đầu người hay tăng trưởng sản lượng) trung bình giai đoạn 1960 – 1989. F(i): Giá trị của chỉ số phát triển tài chính thứ i (DEPTH, BANK, PRIVY, PRIVATE) trung bình giai đoạn 1960 – 1989. X: Một ma trận thông tin điều kiện để kiểm soát các yếu tố khác liên quan đến tăng trưởng kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, chính
  17. 8 trị ổn định, các chỉ số của tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, tài chính và tiền tệ). Kết quả hồi quy cho thấy chiều sâu tài chính vào năm 1960 có mối tương quan cao với mỗi chỉ số tăng trưởng trung bình giai đoạn 1960-1989. Phát triển tài chính là một nhân tố dự báo tốt sự tăng trưởng kinh tế, tích lũy vốn và cải thiện kinh tế 30 năm tiếp theo sau khi kiểm soát được các biến thu nhập, giáo dục, chính trị ổn định, các chỉ số của tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, tài chính và tiền tệ. 2.2 Quan điểm khẳng định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ phát triển tài chính Rioja Felix và Valev Neven (2004): Dựa trên nghiên cứu của Ross Levine, Norman Loayza, Thorsten Beck (2000), nghiên cứu này chỉ ra rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào mức độ phát triển tài chính. Ở những quốc gia mà tài chính phát triển rất kém, phát triển tài chính không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ở những quốc gia mà tài chính phát triển mạnh thì phát triển tài chính có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Đối với những quốc gia có nền tài chính phát triển rất cao thì phát triển tài chính tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế tuy nhiên tác động này nhỏ. Rousseau, Peter L. và Wachtel, Paul (2005): Nghiên cứu sử dụng phương pháp bảng động phân tích dữ liệu và các chỉ số tài chính vĩ mô của 84 quốc gia giai đoạn 1960-2003. Dữ liệu được lấy năm 2004 từ nguồn Ngân hàng Thế giới. Nghiên cứu sử dụng ba thước đo quen thuộc của phát triển tài chính là M3/GDP, M3-M1, và tín dụng khu vực tư.
  18. 9 Phương trình hồi quy như sau: Yit = α0 + αFit + βXit + uit (2.4) Yit: Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người. Fit: Thước đo phát triển tài chính. Xit: Biến giải thích bao gồm log của GDP thực bình quân đầu người và log của tỷ lệ nhập học ban đầu, tỷ lệ chi tiêu dùng của chính phủ trên GDP và tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP. Phân tích dữ liệu những năm gần đây kết quả cho thấy mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không mạnh mẽ như những nghiên cứu trước sử dụng dữ liệu từ năm 1960 đến năm 1989. Điều này có thể được giải thích bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là do đặc trưng những thập niên 1970, 1980 xảy ra những cú sốc tài chính trên khắp thế giới. Thứ hai, tự do hóa tài chính vào những thập niên 1980 làm tăng chiều sâu tài chính ở những quốc gia mà luật pháp còn thiếu cũng như quản lý cơ sở hạ tầng làm bùng nổ phát triển tài chính. Ở những quốc gia nghèo, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là tích cực, tuy nhiên mối quan hệ này biến mất đối với những quốc gia giàu có. Đối với những quốc gia có GDP bình quân đầu người từ 3.000 USD đến 12.000 USD (năm 1995) thì phát triển tài chính làm kinh tế tăng trưởng. 2.3 Quan điểm kết luận phát triển tài chính tác động mạnh mẽ đến tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn tuy nhiên không có tác động trong ngắn hạn
  19. 10 Levine, Ross; Norman Loayza, Thorsten Beck (2000): Levine, Loayza và Beck sử dụng phương pháp bảng động phân tích dữ liệu của 74 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1995 theo mô hình hồi quy sau: yi,t – yi.t-1 = (α – 1)yi,t-1 + β’Xi,t + ηi + εi,t (2.7) Trong đó: y: Logarit tự nhiên của GDP thực tế bình quân đầu người. X: Đại diện cho tập hợp các biến giải thích. η: Quốc gia không quan sát được tác động. ε: Sai số. i: Quốc gia quan sát. t: Dữ liệu từ năm 1961 đến năm 1995 được chia trung bình mỗi giai đoạn năm năm. Như vậy mỗi nước sẽ có bảy quan sát. t chỉ một giai đoạn thời gian, đại diện cho một trong những trung bình năm năm. Kết quả của nghiên cứu khẳng định mối quan hệ chặt chẽ và tích cực giữa mức độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dimitris K. Christopoulos, Efthymios G. Tsionas (2004): Nghiên cứu này kiểm chứng mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế theo mô hình sau: yit = β0i + β1iFit + + β2iSit + β3i˙pit + uit (2.8) yit: Sản lượng đầu ra thực của quốc gia i vào thời gian t. Fit: Chiều sâu tài chính. Sit: Vốn đầu tư.
  20. 11 ˙p it: Lạm phát. uit: Sai số. Dữ liệu được lấy từ Báo cáo thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000. Dữ liệu mười nước đang phát triển gồm Colombia, Paraguay, Peru, Mexico, Ecuador, Honduras, Kenya, Thái Lan, Cộng hòa Dominican và Jamaica. Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị trên số liệu bảng (Panel unit root test) và kiểm định Johansen Cointegration chứng minh rằng có mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng không tồn tại mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. James B.Ang (2007): James B.Ang có nhiều lý do để chọn Malaysia làm nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau khi chuyển đổi nền công nghiệp diễn ra trong những thập niên 1970 và 1980, Malaysia trở thành một trong những nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây. Cùng với sự tăng trưởng này, hệ thống tài chính cũng phát triển đáng kể. Thực tế, nếu dùng chỉ tiêu Tín dụng khu vực tư nhân/GDP là tiêu chuẩn đo lường thì Malaysia là một trong những nước có nền tài chính phát triển nhanh nhất thế giới năm 2000, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Cộng Hòa Síp, Thụy Sỹ và Hồng Kông. Thứ hai, Malaysia có một lịch sử lâu đời về cải cách khu vực tài chính. Những chương trình tái cấu trúc tài chính để đạt được một hệ thống tài chính tốt hơn đã được đưa ra từ những năm thập niên 1970. Tuy nhiên, có ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng những nhà hoạch định chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2