intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là vận dụng lý luận về HTX vào khảo sát thực tiễn hoạt động của các HTX ở tỉnh Hải Dương và đề xuất các phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy các HTX ở Hải Dương phát triển mạnh, đúng hướng, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC Q UỐ C GIA HÀ NỘI TỈUNG TÂM ĐÀO TẠO, B ổi DƯỜNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ — Cũn— TẠ TH Ị THUÝ NGÂN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VÃN THẠC s ĩ KHOA HỌC KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tê chính trị Mã sỏ: 5.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. T rần Q uang Lâm ĐAI H Ọ C Q U Ố C G IA HA N o . I TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆN ' ~\Ị-1. 0/0 0 4 $ ? I HÀ NỘI - 2004
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 5 1.1. ^Sự cần thiết phát triển HTX trong nền KTTT định hưóng XHCN 5 1.2. i)ặ c điểm của HTX trong nền KTTT định hướng XHCN 21 1.3. Nhũng nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của HTX 29 1.4. Khái quát về kinh nghiệm phát triển HTX ở một số nước trên thế giới 33 Chương 2 : Thực trạng kinh tế HTX ở Hải Dương trong thời gian 41 vừa qua/và những vấn đề đặt ra hiện nay 2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH và quá trình hình thành, phát triển 41 kinh tế hợp tác và HTX ở Hải Dương 2.2. Thực trạng kinh tế HTX ở Hải Dương trong thời gian vừa qua 50 ỵ 2.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những khó khăn, tổn 75 tại cần giải quyết nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của các HTX trên địa bàn Hải Dương trong nền KTTT định hướng XHCN Chương 3 : Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp cơ 84 bản nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới .• 3.1. Quan điểm và mục tiêu đối với HTX 84 3.2. Phương hướng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của HTX 87 3.3. Các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả 94 của HTX trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 Danh mục tài liệu tham khảo
  3. QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCH TW: Ban chấp hành Trung ương 2. CNTB: Chủ nghĩa tư bản 3. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 4. CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5. CTCP: Công ty cổ phần 6. CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn 7. DN: Doanh nghiệp 8. DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9. HTX: Hợp tác xã 10. KT1T: Kinh tế thị trường 11. KT - XH: Kinh tế - xã hội 12. KTQD: Kinh tế quốc dân 13. LLSX: Lực lượng sản xuất 14. Nxb: Nhà xuất bản 15. PTSX: Phương thức sản xuất 16. QHSX: Quan hệ sản xuất 17. sx , KD: Sản xuất kinh doanh 18. TLSX: Tư liệu sản xuất 19. UBND: Uỷ ban nhân dân 20. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn Việt Nam cho thấy: HTX là một loại hình tổ chức kinh tế, tồn tại khách quan ở nhiều PTSX và có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Hiện nay, các HTX và các tổ chức của HTX tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của HTX có ý nghĩa đặc biệt. Ở nước ta, các loại hình tổ chức hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng xuất hiện từ rất sớm. Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong nền kinh tế xuất hiện những hình thức hợp tác mới, các HTX được thành lập ở hầu hết các ngành kinh tế và phát triển khá mạnh cùng với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, HTX đã có vai trò lịch sử rất quan trọng trong phát triển KT - XH, kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước... Khi bước vào cơ chế thị trường, trên phạm vi cả nước cũng như ở Hải Dương, những hạn chế, yếu kém của mô hình hợp tác hoá trong cơ chế cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ, dẫn đến một bộ phận lớn HTX lâm vào khủng hoảng, bị tan rã hoặc tồn tại mang tính hình thức, trở thành lực cản đối với sự phát triển. Tuy nhiên, trong tình trạng suy giảm đó cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác đa dạng. Ở nhiều địa phương, một số HTX đã tìm kiếm các giải pháp thiết thực để củng cố và chuyển đổi hình thức tổ chức, quản lý nhằm thích ứng với cơ chế mới. Điều đó khẳng định việc phát triển kinh tế hợp tác và HTX là nhu cầu khách quan do đòi hỏi tất yếu kinh tế trong quá trình phát triển. Trước sự cạnh tranh ngày càng lớn của KTTT và yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo hướng CNH, HĐH, việc đổi mới và phát triển các HTX là một tất yếu và cấp bách. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi HTX cũ và xây dựng HTX mới thời gian qua còn chậm, chưa tương xứng vói yêu cầu phát triển sức sản xuất, phần nhiều HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển biến nhiều về nội 1
  5. dung hoạt động, nội lực của HTX còn yếu, hiệu quả sx , KD thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hộ xã viên và đòi hỏi của thị trường. Thực tế đang đặt ra vấn đề cấp thiết là phải nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện, khách quan thực trạng các HTX trên địa bàn Hải Dương, xác định rõ nguyên nhân, từ đó tìm ra được những cơ chế tác động hợp qui luật, những giải pháp cần thiết nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển có hiệu quả HTX trong nền KTTT định hướng XHCN. Do đó, tác giả chọn đề tài: "Phát triển HTX trên địa bàn tình Hải Dương trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Phát triển HTX là vấn đế lớn, mang tính chiến lược, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện thông qua đường lối, chủ trương, chính sách và đầu tư nhiều mặt của Đảng, Nhà nước cho khu vực kinh tế tập thể (nòng cốt là các HTX). Vấn đề này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều nhà khoa học, hoạch định chiến lược trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các công trình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau: sách nghiên cứu, các bài phát biểu (của các lãnh tụ), đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, bài viết trên các báo, tạp chí, một số luận án có liên quan đến đề tài... như: PTS. Nguyễn Văn Bích: "Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 1997; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW: "Kinh nghiệm của một số HTX tiêu biểu trong các ngành kinh tế", Hà nội. 1996; Trần Thanh Hà: "Kinh tế hợp tác trong nền KTTT ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội. 2000... Các công trình trên đã đưa ra nhiều nhận định, đánh giá chung, những định hướng lớn hoặc nghiên cứu HTX ở những khía cạnh nhất định, dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp nông thôn... Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu HTX ở Hải Dương dưới góc độ kinh tế chính trị. 2
  6. Với luận văn này, chúng tôi muốn kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, đồng thời thông qua thực tiễn ở Hải Dương để tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế HTX phù hợp với đặc thù của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Mục đích. Vận dụng lý luận về HTX vào khảo sát thực tiễn hoạt động của các HTX ở tỉnh Hải Dương và đề xuất các phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy các HTX ở Hải Dương phát triển mạnh, đúng hướng, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ. - Làm rõ phát triển HTX là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nển kinh tế tò sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu đi lên sản xuất lớn XHCN ở nước ta hiện nay. - Khảo sát, nghiên cứu làm rõ thực trạng của HTX ở Hải Dương hiện nay. - Đề ra phương hướng và giải pháp phát triển HTX phù hợp vói thực tiễn ở Hải Dương. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở lý luận. Luận văn vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đổi mới của Đảng, các luật như Luật HTX, Luật đất đai và những chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam về HTX. Luận văn còn kế thừa kết quả nghiên cứu, những thành quả nghiên cứu về HTX của một số nhà khoa học trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận vãn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, các phương pháp nói chung của khoa học kinh tế, đặc biệt coi trọng phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Luận vãn nghiên cứu HTX trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng trọng tâm hướng vào các HTX trong nông nghiệp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3
  7. *- Ý nghĩa lý luận: Luận vãn đã làm rõ hơn tính tất yếu, vai trò của HTX trong nền KTTT ở nước ta hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn hoặc vận dụng trong công tác giảng dạy lý luận khoa học kinh tế-chính trị. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: HTX trong nền KTTT định hướng XHCN. Chương 2: Thực trạng kinh tế HTX ở Hải Dương trong thời gian vừa qua và những vấn đề đặt ra hiện nay. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới 4
  8. Chương 1. HỢP TÁC XÃ TRONG NEN k in h t ê t h ị t r ư ờ n g đ ịn h HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiểu thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, việc đổi mới và phát triển HTX trở thành đòi hỏi tất yếu khách quan có ý nghĩa rất quan trọng. Công cuộc đổi mới trong những năm qua thực sự đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phong trào HTX; một mặt cho thấy tuyệt đại đa số các HTX kiểu cũ đã bộc lộ tính không phù hợp với yêu cầu đổi mới; mặt khác, thực tế cũng khẳng định nhu cầu họp tác là tất yếu để hỗ trợ, giúp đỡ nhau tạo ra sức mạnh cho các hộ kinh tế tự chủ và cá nhân kinh doanh có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.1. Sự cần thiết phát triển HTX trong nền KTTT định hướng XHCN. 1.1.1. HTX và những đặc trưng cơ bản của HTX trong nền KTTT định hướng XHCN. Sau nhiều năm nghiên cứu, soạn thảo và trình lên Quốc hội, ngày 20/3/1996 Luật HTX của Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Trong hầu hết Luật HTX của các nước, tại chương đầu tiên đều ghi rõ khái niệm hoặc định nghĩa về HTX để xác định và khẳng định HTX là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng và tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc chặt chẽ. Qua Luật HTX của một số nước trên thế giới, người ta có thể hiểu HTX là tổ chức kinh tế của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết vói nhau, với một mục đích chung, nhu cầu chung, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả theo những nguyên tắc của HTX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Muốn tăng gia sản xuất thì cần làm tập thể, nhưng vì từ trước tới nay, nông dân ta quen làm ăn riêng rẽ từng nhà, không 5
  9. qien tập thể, không quen tổ chức. Để tiến bộ mãi thì đường đi của nông dân phải có mấy bước, bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước" [18, tr.538]. Do vậy, "trước hết cần nhận rõ mục đích của việc tổ chức HTX là gì ? Là để cải thiện đời sống nông dân được ấm no, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dìn giàu, nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Đó là mục đích riêng và mục ách chung của việc xây dựng HTX" [19, tr. 637]. Thấu suốt tư tưởng của Bác Hồ và đường lối đổi mới của Đảng, có sự chọn loc tinh hoa của kinh nghiệm quốc tế, Luật HTX của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về HTX ngay tại điều 1 của Luật HTX là: "HTX là tổ chức kinh tế tự chủ cb những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp síc lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sx, KD, (Ịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển KT - XH của đất nước" [21, ti.5 - 6]. Tuy nhiên, đến Luật HTX sửa đổi năm 2003 có nhấn mạnh thêm: "HTX li tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hô gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên)... lập ra" và "HTX hoạt động như một loại hình DN" [7, tr.3]. Theo định nghĩa này, HTX là một tổ chức kinh tế có tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân được đăng ký kinh doanh theo qui định của luật pháp. Đó là một t
  10. Khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các thể nhân, HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sx, KD, trang trại, DNV&N thuộc các thành phần kinh tế...), cả người có ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo qui định của pháp luật về HTX. HTX không thủ tiêu tính tự chủ sx, KD của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển. Thành viên tham gia HTX vẫn là những "đơn vị kinh tế tự chủ". Thứ hai: v ề quan hệ sở hữu Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các thành viên được phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập thể mua sấm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham gia HTX không phải góp TLSX, mà điểu kiện tiên quyết là phải góp vốn theo qui định của Điều lệ HTX, có thể góp sức khi HTX có nhu cầu; suất vốn góp không hạn chế, song được khống chế một tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp của các thành viên nhằm bảo đảm tính chất của HTX (theo Luật HTX hiện hành thì không quá 30%). Vốn góp của thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên ra khỏi HTX. Thứ ba: v ề quan hệ quản lý trong HTX Trong các HTX kiểu mới, quan hệ giữa HTX và thành viên là quan hệ bình đẳng, thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sx, KD. Hoạt động sx, KD của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sx, KD của thành viên, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Thành viên tham gia quyết định những công việc quan trọng của HTX như phương án sx, KD, phương án phân phối thu nhập trong HTX... Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi thành viên một phiếu bầu, không phân biệt vốn góp ít hay nhiều. 7
  11. Thứ tư: v ề quan hệ phân phối Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo mức độ tham gia dịch vụ. Người lao động là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao động, còn được nhận lãi chia theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; vốn góp càng lớn, mức độ tham gia dịch vụ càng nhiều, thì thu nhập càng cao. Có thể thấy rõ qua sơ đồ sau: Sơ đồ so sánh phân phối thu nhập của HTX nông nghiệp kiểu mới và cũ HTX nông nehiêp kiểu củ HTX nông nshiêp kiểu mới Thứ năm: v ề cơ chế quản lý đối với HTX 8
  12. Các HTX kiểu mới đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. HTX đã thực sự là một đơn vị kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sx, KD, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế khác, cũng như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sx, KD, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của HTX. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đối với HTX được chuyển qua việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX. Thứ sáu: v ề qui mô và phạm vi hoạt động Qui mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn như trước. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghể khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính. Chẳng hạn, các HTX làm dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu... về nguyên tắc, không bị bó hẹp vào đom vị hành chính theo qui mô thôn, xã. Do đặc điểm của sản xuất hàng hoá nông nghiệp trong một chức năng lại đòi hỏi phải "liền canh" (dịch vụ thuỷ nông, phòng trừ sâu bệnh), còn xuất phát từ truyền thống, các hộ nông dân tham gia HTX thường "liền cư". Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, địa bàn hoạt động của HTX cũng không nhất thiết trùng vào địa giới hành chính. Thứ bẩv: Về hiệu quả hoạt động của HTX Cũng như các tổ chức kinh tế khác trong nền KTTT, hoạt động của HTX phải thích ứng với điểu kiện KTTT, phải chấp nhận cạnh tranh, do đó, kinh doanh trở thành phương thức để tồn tại, phát triển và thông qua đó mà đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX. Tuy nhiên, HTX còn có vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng... Do đó, mọi hoạt động của HTX phải được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp, cả về kinh tế, chính trị, xã hội; cả hiệu quả của tập thể và của thành viên. 9
  13. Thứ tám: v ề mô hình HTX Mô hình HTX kiểu mới linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành; với nhiều trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sx, KD của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các DN của mình (Luật DN cho phép HTX được thành lập CTTNHH 1 thành viên); từ HTX phát triển thành Liên hiệp HTX. Không thể áp dụng rập khuôn, máy móc một kiểu tổ chức HTX đơn điệu cho tất cả các vùng khác nhau của đất nước. Theo Lênin, chế độ HTX với tư cách là CNTB nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH trước khi có những HTX văn minh, thì phải rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung hợp tác, phải đi dần từ thấp đến cao; phải căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX; phải căn cứ vào đặc điểm công nghệ, kỹ thuật, trình độ quản lý trong từng ngành nghề; phải căn cứ vào những tất yếu kinh tế buộc những hộ gia đình xã viên tự nguyện tham gia vào HTX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng: "Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng một HTX. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy HTX. Cũng không phải có HTX này thì không được lập HTX kia. Chẳng qua, theo hoàn cảnh nơi nào lập được HTX nào, và có khi hai HTX - mua và bán - lập chung cũng được. Nếu nhiều noi đã lập thành HTX như nhau, thì các HTX ấy nên liên lạc với nhau, thế lực càng mạnh hơn..." [10, tr. 256 - 257]. HTX kiểu mới trong nông nghiệp có thể được thiết lập theo chiều dọc hoặc ngang, hoặc đan xen giữa ngang và dọc. Hình thức phổ biến là hình thành các HTX gắn với các hộ nông dân theo chiều dọc để cùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm cuối cùng của nông nghiệp. Khi đó, HTX sẽ đảm nhận một hay một số chức năng nhất định của đầu vào hay đầu ra cho các hộ nông dân. Các HTX sẽ trở nên đa dạng vể các chức năng cũng như qui mô hoạt động của từng dịch vụ nông nghiệp. Chẳng hạn, trong ngành trồng trọt, để tăng qui mô diện tích canh tác nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả (điều này xảy ra trong trường hợp diện tích canh tác nhỏ hẹp, kinh doanh kém hiệu quả song hộ nông dân nào cũng 10
  14. muốn giữ quyền sở hữu (hay sử dụng) ruộng đất của mình, không chuyển giao cho người khác). Con đường giải quyết mâu thuẫn này là các hộ hợp tác với nhau để cùng kinh doanh trên một diện tích canh tác lớn hơn, có hiệu quả hơn, nhưng vẫn bảo vệ quyền sở hữu (sử dụng) của mình về đất đai. Để hiểu rõ hơn những đặc trưng của HTX kiểu mới, có thể xem xét sự so sánh ở Biểu 1 sau : Biểu 1; So sánh các đặc trưng kinh tế cơ bản của mô hình HTX kiểu cũ và mới HTX kiểu cũ HTX kiểu mới 1. Điều kiện ra đòi Kinh tế hiện vật Kinh tế hàng hoá 2. Chủ thể tham gia Thể nhân Thể nhân + pháp nhân 3. Mức độ tự nguyện Thấp Cao (do chủ trương của cấp trên) (do nhu cầu của kinh tế hộ) 4. Quan hệ sở hữu Sở hữu tập thể Sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân được phân định rõ 5. Cơ chế quản lý - Nhà nước can thiệp sâu - Nhà nước ít can thiệp - Lãnh đạo cấp trên + vai trò - Các xã viên quyết định của Ban chủ nhiệm - Tính dân chủ hạn chế - Tính dân chủ cao 6. Quan hệ phân phối Vừa theo hoạt động, vừa Theo vốn, theo lao động và mang tính bình quân theo mức độ tham gia dịch vụ 7. Địa bàn hoạt động Địa bàn hành chính (làng, Không phụ thuộc địa giới xã) hành chính 8. Hình thức tổ chức Đơn nhất Đa dạng 9. Nội dung kinh Toàn bộ hoạt động sx, KD Có thể chỉ ở từng khâu công doanh của các thành viên việc, từng công đoạn (chủ yếu khâu dịch vụ) Như vậy, những chuyển biến của các HTX kiểu cũ cho phù hợp với điều kiện mới, những HTX giản đơn và những HTX kiểu mới đang hoạt động trên 11
  15. từng lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực nảy sinh do các hộ tự nguyện lập nên ở nhiều nơi trong cả nước, chứng tỏ HTX kiểu mới là một hình thức tổ chức kinh tế có ưu thế và phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Vai trò của HTX trong nền KTTT định hướng XHCN. Ngay từ khi CNTB ra đời, cùng với cuộc cách mạng kỹ thuật, sự cạnh tranh trong sx, KD được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt, để tổn tại, tiêu thụ được những sản phẩm làm ra và phát triển, những người nghèo, người kém thế lực về kinh tế đã cùng nhau hợp tác lại, giúp đỡ, tương trợ nhau sx, KD, tạo ra sản phẩm tốt hom, giá rẻ hơn và có sức mạnh hom để chống đỡ sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản và cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ: năm 1726, 28 thợ dệt nước Anh đã rủ nhau thành lập 1 Hội làm vải cho tốt và bán giá trung bình trong hàng xóm, đó là một trong những HTX đầu tiên trên thế giới [6, tr. 94]. Đến năm 1825 Chính phủ Anh ban hành Luật HTX Nhiều năm đã trôi qua, HTX ngày càng khẳng định được vai trò của mình và được xây dựng, phát triển ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước chậm phát triển cũng như phát triển. Thông qua một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã khẳng định vai trò to lớn của HTX trong việc xây dựng chế độ kinh tế mới. Các-Mác và F.Ảng-ghen khi phê phán các nhà XHCN không tưởng vẫn chưa thấy được vai trò to lớn của HTX đối với hình thái KT - XH tương lai. Hai ông nghĩ rằng, có thể chuyển trực tiếp từ CNTB lên CNXH không cần có bước quá độ trung gian. Nhưng sau đó xuất phát từ thực tiễn lịch sử và sự hình thành của các "HTX nông nghiệp" sau cách mạng dân chủ tư sản ở Châu Âu (1808- 1894), hai ông đã dần dần thấy được vai trò to lớn của HTX . Trong quyển III của bộ "Tư bản", Mác cho rằng, các HTX lao động ở các cấp độ khác nhau nhưng đều là "điểm chuyển tiếp" sang sản xuất theo kiểu liên hợp, hợp tác, và các HTX lao động không chỉ là "điểm chuyển tiếp" mà còn là "lỗ thủng đầu tiên" trong PTSX TBCN. Các-Mác đã tóm tắt lại rằng, các tập thể lao động hợp tác đó "cho 12
  16. ta thấy rằng, đến một giai đoạn phát triển nhất định của các LLSX vật chất và của những hình thái sản xuất xã hội tương ứng với những LLSX đó, thì tất nhiên là một PTSX mới phải nảy sinh và phát triển trên cơ sở một PTSX cũ" [24, tr.44]. Ảng -ghen cũng đã khẳng định: "Trong bước quá độ lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta phải áp dụng nền sản xuất HTX coi như một giai đoạn trung gian trên qui mô rộng lớn, về việc này, tôi và Mác không bao giờ hoài nghi cả" [11, tr. 19]. Lê-nin cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển những quan điểm của Các-Mác và Ăng-ghen về HTX. Lúc đầu Lê-nin chỉ thừa nhận loại HTX tiêu thụ với tính cách là: "Bộ máy duy nhất có tính chất quần chúng để phân phối có kế hoạch mà thôi". HTX kiểu như vậy thực chất là một kiểu HTX - Nhà nước, một bộ phận của kinh tế XHCN theo hướng tập trung. Thực tiễn nước Nga sau nội chiến đã đưa Lê-nin đến nhận thức mới: Từ bỏ quan niệm quá độ thẳng trực tiếp lên CNXH. Lê-nin đề ra "Chính sách kinh tế mới" (NEP), trong đó, ông thừa nhận rằng những HTX với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập, hạch toán kinh tế gắn với tự do trao đổi. Khi bàn về HTX tiêu dùng và sản xuất, Lê-nin đã nói rõ ý nghĩa, tác dụng của HTX đối với việc phân phối và phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ trong nền KTQD như sau: "HTX tiêu dùng là sự tập hợp của công nhân và nông dân, nhằm mục đích cung cấp và phân phối những sản phẩm cần thiết cho họ. HTX sản xuất là sự tập hợp những người tiểu nông hoặc thợ thủ công nhằm mục đích sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm vừa nông nghiệp (chẳng hạn như rau, sản phẩm sữa...) vừa phi nông nghiệp (sản xuất công nghiệp đủ mọi loại, đồ bằng gỗ, bằng sắt, bằng da)" [13, tr. 301]. Trong tác phẩm nổi tiếng: "Bàn về chế độ HTX", tháng giêng năm 1923, Lê-nin đã đưa ra những kết luận cực kỳ quan trọng: - "Chế độ kinh tế hợp tác - (Người trích) có ý nghĩa đặc biệt, trước hết là về phương diện nguyên tắc (Nhà nước nắm quyền sở hữu TLSX), sau nữa là về phương diện bước quá độ sang chế độ mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân" [14, tr. 422]. 13
  17. - Chỉ khi nào phát triển đến "chế độ của những xã viên HTX văn minh" thì mới là chếđộXHCN" [14, tr. 425], Như vậy: Tư tưởng của Các-Mác, Ăng-ghen, Lênin đã chỉ rõ vai trò to lớn của HTX trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp. Đó là con đường đơn giản nhất, dễ tiếp thu nhất để dẫn dắt người sản xuất nhỏ đi lên trong quá trình xây dựng chế độ kinh tế mới. Hồ Chí Minh - Người tiếp thu, truyền bá, vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến HTX. Ngay từ những năm 1927, trong tác phẩm "Đường kách mệnh", Người cũng đã có hẳn một chương viết về "HTX". Sau khi phân tích 4 cách hợp tác, Người đi đến kết luận: "Nói tóm lại là HTX rất có lợi cho nên dân các nước làm nhiều lắm. Thử xem các hãng buôn, sở dĩ mà giàu có, chẳng qua bớt ngược, bớt xuôi của dân. HTX là để khỏi bị hãng buôn ăn bớt" [17, tr. 318]. Kháng chiến chống Pháp thành công, miền Bắc bước vào xây dựng chế độ mới, xuất phát từ một nước nông nghiệp: "đa số dân ta là nông dân", Hổ Chí Minh chỉ rõ: "Chúng ta nhất định phải nâng cao đời sống của đồng bào nông dân. Nhưng nếu nông dân cứ làm ăn riêng thì đời sống không thể nâng cao. Muốn nâng cao đời sống thì chỉ có một cách tổ chức nông dân làm ăn tập thể, tức là tổ chức nông dân vào HTX nông nghiệp" [19, tr. 409]. Như vậy, nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX trong quá trình xây dựng, phát triển HTX của chúng ta hiện nay là một đòi hỏi mang tính nguyên tắc. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn luôn quan tâm đến phát triển HTX, coi đây là bộ phận nòng cốt của kinh tế tập thể. Ngay từ những năm 1955 - 1957, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp, khuyến khích, vận động nông dân tham gia các tổ đổi công giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất. Trên cơ sở sơ kết công tác thí điểm xây dựng HTX nông nghiệp, Đảng ta tiếp tục chủ trương củng cố các HTX thí điểm và đến năm 1958, phong trào hợp tác hoá được tiến hành trên toàn miền Bắc. Từ năm 1961 - 1965, đây là 14
  18. thời kỳ miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Chủ trương của Đảng lúc này là củng cố HTX, mở rộng qui mô HTX, phát triển sản xuất toàn diện, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ mở rộng qui mô HTX từ bậc thấp lên bậc cao. Bước sang thời kỳ 1965 - 1967, HTX tiếp tục đẩy mạnh công cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật. Sau khi miền Nam giải phóng, Đảng và Nhà nước chủ trương: đối với miền Bắc tiếp tục cải tiến quản lý HTX, mở rộng qui mô HTX; đối với miền Nam, Đảng triển khai công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp theo mô hình đã thực hiện ở miền Bắc. Đến giai đoạn này (cuối thập kỷ 70), HTX lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Chỉ thị 100/CT-TW của Ban Bí thư về "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động" đã đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi của nông dân. Từ Đại hội VI (tháng 12/1986) đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, kinh tế HTX cũng đang được đổi mới, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị "về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" (tháng 4/1988), và gần đây nhất là Nghị quyết TW 5 của BCH TW Đảng (khoá IX) về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" (tháng 3/2002). Từ những quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác và đổi mới của Đảng, chúng ta có thể thấy việc phát triển HTX trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất: Kinh tế hợp tác là kết quả khách quan của phát triển LLSX và phân công chuyên môn hoá. Từ xa xưa, khi con người sống ở trong các bầy đàn nguyên thuỷ thì hoạt động lao động của họ đã bắt đầu dựa trên cơ sở hợp tác, dù là hợp tác giản đơn (hợp tác chưa có sự phân công, ở đây cùng một lúc nhiều người sẽ cùng làm một công việc như nhau). Phân công xuất hiện là một bước tiến lớn trong đời sống xã hội loài người với hình thức nguyên sơ nhất là phân công tự nhiên. Cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ nhất đã tạo ra sự phân công, hợp tác giữa nghề trổng trọt và chăn nuôi. Việc tách nghề thủ công ra khỏi nghề nông là đặc trưng của cuộc đại phân công xã hội lần thứ hai, từ đó dẫn đến sự hợp tác giữa nghề nông, nghề chăn nuôi 15
  19. và thủ công. Sự xuất hiện tầng lớp thương nhân không trực tiếp sản xuất mà chỉ kinh doanh, trao đổi sản phẩm là nội dung của cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ ba. Khi phân công xuất hiện, buộc con người phải hợp tác với nhau. Nếu không có sự hợp tác thì mọi sự phân công sẽ trở nên vô nghĩa. Phân công và hợp tác là hai mặt có liên hệ hữu cơ với nhau của quá trình phát triển LLSX. Phân công lao động càng sâu sắc, thì quan hệ hợp tác càng chặt chẽ. Chính quan hệ hợp tác tạo điều kiện để phát huy hiệu quả của phân công. Phân công và hợp tác là đòi hỏi khách quan của cuộc sống kinh tế. Hợp tác diễn ra ở các khâu, các công đoạn trong quá trình sản xuất và phát triển dần đến các ngành dịch vụ có liên quan. Khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, chủ yếu là hợp tác giản đơn. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, do sự phát triển của phân công lao động xã hội, do yêu cầu của qui luật cạnh tranh nên đã phát triển đa dạng các loại hình HTX. Sở dĩ như vậy là vì, khi chuyển sang nền KTTT thì mọi hoạt động sx, KD đều do thị trường chi phối, quyết định. Để giải quyết những khó khăn cho từng hộ gia đình (vốn, điều kiện sản xuất, thông tin trên thị trường...), thì càng cần thiết phải có sự hợp tác với nhau. HTX sẽ là hình thức gần gũi, phù hợp với hoạt động kinh tế của các hộ gia đình để họ thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình. Thứ hai: HTX sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển: Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, phát triển HTX là một tất yếu, một điểu kiện để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Vì rằng, để tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, có những khâu, những việc mà kinh tế hộ không làm được hoặc làm kém hiệu quả hơn so với HTX. Chẳng hạn, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng ở nông thôn như thuỷ lợi, đường giao thông, nước sạch, thông tin bưu điện... là việc làm đem lại lợi ích kinh tế, văn hoá cho từng hộ nhưng không phải là nhiệm vụ riêng của mỗi hộ. Do đó phải sử dụng năng lực sản xuất chung của các hộ, của những người lao động dưới sự lãnh đạo của các cơ quan chính quyền. Tuy nhiên, sự tồn tại của HTX không phải 16
  20. là hình thức tổ chức kinh tế thủ tiêu kinh tế hộ, trái lại đó là hình thức thực hiện sự phát triển của kinh tế hộ, lấy sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ làm cơ sở. Ví dụ: ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, HTX Hợp Tiến tập hợp xã viên nuôi lợn chất lượng cao. HTX tổ chức: cùng mua con giống, cùng chăn nuôi, cùng sử dụng dịch vụ thú y, cùng bán sản phẩm, do vậy đã giảm chi phí rất nhiều so với chăn nuôi riêng lẻ của từng hộ. Nhu cầu liên kết sản xuất trong lĩnh vực này còn rất lớn và mô hình này đang được tiếp tục nhân rộng ở Hải Dương và Bắc Ninh. Theo kết quả khảo sát ở Hải Dương, các hộ nông dân cần đến dịch vụ của HTX như sau: làm đất 67%, thuỷ lợi 100%, bảo vệ thực vật 96%, thú y 63%, cung ứng vật tư, giống cây, con 76%, điện 100%, chế biến nông sản 50%, tín dụng 53%, tiêu thụ sản phẩm 92%... Đây là vấn đề chủ yếu của kinh tế hộ trong nông nghiệp [29, tr. 7]. Lợi ích của HTX mang lại cho các hộ nông dân trong thời gian qua cũng đã có những kết quả đáng khích lệ. Qua điều tra 100 hộ ở Hải Dương thì kết quả thu được kết quả theo Biểu 2 như sau: Biểu 2: Kết quả điều tra ý kiến của nông dân về lợi ích mà HTX mang lại cho họ Lợi ích Sô ý kiến trả lời HTX Tỷ trọng (%) có mang lại lợi ích - Kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất 53 53% - Hỗ trợ vốn 36 36% - Cung ứng vật tư nông nghiệp 23 23% - Cung cấp giống cây, con 18 18% - Tiêu thụ sản phẩm 10 10% Nguồn : Tỉnh uỷ Hải Dương (7/2001), báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX5 năm ị1996-2000), trang 7. Như vậy, HTX đã có tác dụng tích cực trong việc giúp đỡ các thành viên hiểu biết kỹ thuật và có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt những nơi có ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỔ Ị I _ỈRUNG TẨM THCWG TIM THU VIÊN :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2