intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia trong thời gian gần đây: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:143

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Australia. Phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa hai nước trong thời gian 2006 - 2016. Nêu lên triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia trong thời gian gần đây: Thực trạng và giải pháp

  1.  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA  TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:   THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại BÙI THU HƯỜNG
  2. Hà Nội ­ 2017
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­o0o­­­­ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA  TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:   THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 Họ và tên học viên: Bùi Thu Hường Người hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn
  4. Hà Nội ­ 2017
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và  được sự  hướng dẫn của TS. Vũ Thành Toàn. Các số  liệu được sử  dụng trong   luận văn phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự tìm hiểu, thu thập từ  các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên   cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu   nào khác.
  6. Học viên Bùi Thu Hường
  7. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả  quý thầy cô đã giảng dạy, hỗ  trợ  chương trình đào tạo thạc sĩ Khóa 22 chuyên   ngành Kinh doanh thương mại; những người đã giúp em trang bị  tri thức, tạo   điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại   trường Đại học Ngoại thương. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ   Vũ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận   văn. Mặc dù đã có nhiều cố  gắng để  thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh   nhất, song do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế  nên luận văn không thể  tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự  góp ý  của các nhà khoa học, quý thầy cô trong và ngoài trường để luận văn được hoàn  thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017 Học viên Bùi Thu Hường
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN QUAN   HỆ   THƯƠNG   MẠI   VIỆT   NAM   –   AUSTRALIA   TRONG    THỜI GIAN GẦN ĐÂY:                                                                          ....................................................................      1  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP                                                               ..........................................................      1 QUAN   HỆ   THƯƠNG   MẠI   VIỆT   NAM   –   AUSTRALIA   TRONG    THỜI GIAN GẦN ĐÂY:                                                                          ....................................................................      3  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP                                                               ..........................................................      3 LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ 5 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Vũ Thành Toàn. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự tìm hiểu, thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác........................................................................ 5 Học viên............................................................................................................................................ 6 Bùi Thu Hường................................................................................................................................ 6 MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 8 ......................................................................................................................................................... 9 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... 12 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AUSTRALIA VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – AUSTRALIA............................................................ 6 1.3. Sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt   Nam ­ Australia                                                                                                    ................................................................................................       30  1.3.3. Lợi thế so sánh của mỗi nước                                                         ....................................................       33 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM –AUSTRALIA.....37  2.1. Thực trạng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Australia                ............       39  2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia            39 .......       2.1.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu                                                      ..................................................       39
  9.  2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục                            ........................       78 3.2.3.2. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu                                                                                                              107 ...........................................................................................................     KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. i I.Tài liệu tiếng Việt............................................................................................................................ i 1.Ban Quan hệ Quốc tế, VCCI, Hồ sơ thị trường Ô-xtrây-li-a, Hà Nội 2016. ................................ i 2.Báo kinh tế Bnews, Lượng du khách đến Australia lập mức cao kỷ lục, tại địa chỉ: http://bnews.vn/luong-du-khach-den-australia-lap-muc-cao-kyluc/28486. html, truy cập ngày 07/04/2017.......................................................................................................................................... i 3.Báo News Việt Úc, Ngành du lịch Úc tăng trưởng kỷ lục trong hai năm qua, tại địa chỉ:http://newsvietuc.com/du-lich-uc/nganh-du-lich-uc-tang-truong-ky-luc-trong-hai-nam- qua.html, truy cập ngày 07/04/2017................................................................................................ i 4.Báo quốc tế, Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC, tại địa chỉ: http://bao quocte.vn/preview_article/bWluaHR1YW4=/tong-quan-ve-21-nen-kinh-te-thanh-vien-apec- 45907.html, truy cập ngày 25/03/2017............................................................................................. i 5.Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Asean – Australia – Newzealand, Hà Nội 2010................................................................................................................................................... i 6.Bộ Công thương, Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản công thương 2015. ...........i 7.Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội 1998. ...................i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  
  10. DANH MỤC BẢNG  LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ 5 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Vũ Thành Toàn. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự tìm hiểu, thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác........................................................................ 5 Học viên............................................................................................................................................ 6 Bùi Thu Hường................................................................................................................................ 6 MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 8 ......................................................................................................................................................... 9 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... 12 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AUSTRALIA VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – AUSTRALIA............................................................ 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. i Tài liệu tiếng Việt.............................................................................................................................. i Ban Quan hệ Quốc tế, VCCI, Hồ sơ thị trường Ô-xtrây-li-a, Hà Nội 2016.................................... i Báo kinh tế Bnews, Lượng du khách đến Australia lập mức cao kỷ lục, tại địa chỉ: http://bnews.vn/luong-du-khach-den-australia-lap-muc-cao-kyluc/28486. html, truy cập ngày 07/04/2017.......................................................................................................................................... i Báo News Việt Úc, Ngành du lịch Úc tăng trưởng kỷ lục trong hai năm qua, tại địa chỉ:http://newsvietuc.com/du-lich-uc/nganh-du-lich-uc-tang-truong-ky-luc-trong-hai-nam- qua.html, truy cập ngày 07/04/2017................................................................................................ i Báo quốc tế, Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC, tại địa chỉ: http://bao quocte.vn/preview_article/bWluaHR1YW4=/tong-quan-ve-21-nen-kinh-te-thanh-vien-apec- 45907.html, truy cập ngày 25/03/2017............................................................................................. i Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Asean – Australia – Newzealand, Hà Nội 2010. ........................................................................................................................................................... i Bộ Công thương, Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản công thương 2015. ...........i Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội 1998. ......................i
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  12. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Agreement Establishing the  Hiệp định thành lập khu vực  AANZFTA ASEAN ­ Australia – New  thương mại tự do ASEAN ­  Zealand Free Trade Area Australia – New Zealand ABS Australian Bureau of Statistics Cơ quan thống kê Australia Khu vực thương mại tư do  AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN Asia ­ Pacific Economic  Diễn đàn Hợp tác Kinh tế  APEC Cooperation châu Á – Thái Bình Dương Association of South East Asian  Hiệp hội các quốc gia Đông  ASEAN Nations Nam Á AUD AUSTRALIAN Dollar Đồng Đô la Úc CNHT Công nghiệp hỗ trợ Department of foreign affairs  Bộ Ngoại giao và Thương  DFAT and trade mại Australia EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment ̀ ư trực tiêp n Đâu t ́ ước ngoài Hiệp định Thương mại Tự  FTA  Free Trade Agreement    do General Agreement on Tariffs  Hiệp định Chung về Thuế  GATT and Trade quan và Thương mại General Agreement on Trade in  Hiệp định chung về Thương  GATS Services mại Dịch vụ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người IMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ tối huệ quốc Organization for Economic Co­ Tổ chức Hợp tác và Phát  OECD operation and Development triển Kinh tế PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua Regional Comprehensive  Hiệp định đôi tác kinh t ́ ế toàn  RCEP Economic Partnership diện khu vực (ASEAN + 6) Santitary and Phytosanitary  Các biện pháp vệ sinh và  SPS Measures kiểm dịch
  13. Hàng rào kỹ thuật đôi v ́ ới  TBT  Technical Barriers to Trade thương mại Trans­Pacific Partnership   Hiệp định đối tác xuyên Thái  TPP Agreement Bình Dương Cơ quan nghiên cứu du lịch  TRA Tourism research Australia Australia USD UNITED STATES Dollar Đồng Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  14. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN  Luận văn đi sâu nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam ­ Australia và  được chia thành 3 chương. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được  những kết quả sau: Thứ nhất, phân tích được sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương  mại song phương giữa Việt Nam và Australia. Thứ hai, đánh giá thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hóa và thương  mại dịch vụ  song phương giữa Việt Nam và Australia trong giai đoạn 2006 ­  2016; chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại trong mối quan hệ thương   mại giữa hai nước và phân tích những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc  phục. Thứ   ba,   nêu   lên   những   triển   vọng   phát   triển   thương   mại   hàng   hóa   và  thương mại dịch vụ  đồng thời đề  xuất ba nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy, tăng  cường mối quan hệ  thương mại song phương Việt Nam – Australia trong thời   gian tới.  Nhóm giải pháp về phía Chính phủ bao gồm:  Xây dựng, bổ  sung, hoàn thiện các hệ  thống chính sách tạo thuận lợi cho  việc phát triển ngoại thương  Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu  Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ  Nâng cao khả năng ứng phó với hàng rào phi thuế quan của Australia và hỗ  trợ thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp  Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Australia đầu   tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo  Phát triển và hoàn thiện các lĩnh vực thương mại dịch vụ  Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
  15.  Nhóm giải pháp về phía Hiệp hội bao gồm:  Đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất  Tăng cường các dịch vụ  hỗ  trợ  doanh nghiệp phát triển thương hiệu và   xúc tiến thương mại  Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp bao gồm:  Nâng cao khả  năng cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh xuất  khẩu lâu dài sang thị trường Australia  Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu  Nâng cao chất lượng con người trong hoạt động doanh nghiệp  Nắm rõ tập quán thị  trường và những khó khăn có thể  gặp phải tại thị  trường Australia       Với những giải pháp đưa ra, rất mong Việt Nam sẽ có hướng đi đúng đắn  trong   thời   gian   tới   để   tiếp   tục   đưa   quan   hệ   thương   mại   giữa   Việt   Nam   –   Australia lên một bước phát triển mới.  
  16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng, việc   thúc đẩy mở  rộng các hoạt động kinh tế  đối ngoại đã trở  thành xu thế  khách  quan của các quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài xu thế  đó.  Hiện nay, Việt  Nam có sự giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực với hầu hết các nước trên thế giới.  Có thể  thấy rằng, quan hệ  đối ngoại ngày càng được Việt Nam chú trọng và  đang trong thời kỳ  mở  rộng hơn bao giờ  hết.   Bên cạnh việc tham gia các diễn  đàn hợp tác quốc tế đa phương, Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh những mối  quan hệ song phương.  Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á   ­ Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt phải kể đến Australia. Việt Nam thiết lập  quan hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973. Hơn 40 năm qua, quan  hệ  ngoại giao Việt Nam và Australia đã trải qua nhiều thử  thách, thăng trầm  trước khi đi đến giai đoạn  ổn định và đạt nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, khi  Hiệp   định   thành   lập   khu   vực   thương   mại   tự   do   ASEAN   ­   Australia   –   New   Zealand (AANZFTA) được kí kết và có hiệu lực từ  1/1/2010, đã mở  ra thêm   nhiều cơ hội cho hợp tác giữa hai nước về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu  tư, du lịch, giáo dục,… Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước trong nh ững năm gần  đây đã có những bước tiến quan trọng, tuy nhiên, so với một số  quốc gia trong   khu vực ASEAN, trao đổi thương mại của Việt Nam với Australia vẫn còn khiêm  tốn. Việt Nam xếp thứ 5 trong khối ASEAN về kim ngạch xuất nhập khẩu với   Australia, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia với khoảng cách tương  đối xa. Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam ­ Australia đang trên đà phát triển và   đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các công trình nghiên cứu về quan hệ thương   mại song phương giữa hai nước vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm  
  17. 2 năng vốn có. Do đó việc nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là  hết sức cần thiết.  Đề  tài: “Quan hệ  thương mại Việt Nam­ Australia trong thời gian gần   đây: Thực trạng và giải pháp” nghiên cứu về  thực trạng quan hệ  thương mại   Việt Nam – Australia giai đoạn 2006 ­ 2016 để đánh giá những thành tựu đạt được,  những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân, từ  đó đề  ra các giải pháp thúc đẩy   quan hệ thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Australia trong thời   gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong thời gian qua, có một số đề tài nghiên cứu, bài báo, ấn phẩm chuyên  ngành đề  cập tới mối quan hệ  thương mại Việt Nam – Australia nh ưng ch ỉ đề  cập tới quan hệ thương mại Việt Nam – Australia trên bình diện tổng thể chung   hay liên quan tới quan hệ  thương mại Việt Nam – Australia trên các khía cạnh  xúc tiến thương mại và tận dụng những ưu đãi của hiệp định AANZFTA để đẩy  mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như: Bộ   Ngoại  giao   Việt  Nam,  Giới  thiệu   quốc   gia   Australia,   Hà   Nội   1995.  Cuốn sách giới thiệu sơ  lược về  đất nước Australia đồng thời khái quát mối   quan hệ song phương Việt Nam ­ Australia.  Vũ Tuyết Loan, Australia ngày nay, Hà Nội 1998. Cuốn sách đem đến cho  người đọc cái nhìn tổng quan về  đất nước, con người, lịch sử, truyền thống,   chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, quan hệ  ngoại giao... của Australia. Đồng  thời   tác   giả   cũng   tổng   kết   chặng   đường   25   năm   mối   quan   hệ   Việt   Nam   ­   Australia từ 1973 đến 1998.  Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội  1998. Cuốn sách chỉ tập trung đánh giá, tổng kết thành tựu hợp tác giữa hai nước  trong lĩnh vực thương mại – đầu tư  và chỉ  rõ những lĩnh vực, các ngành và mặt  hàng là ưu thế của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với Australia.
  18. 3 Đỗ  Thị  Hạnh, Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ  sau Chiến tranh Thế   giới lần hai đến giữa thập niên 90, Luận án Tiến sĩ sử  học,  Trường Đại học  Khoa học xã hội và nhân văn ­ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí  Minh 1999. Tác giả đánh giá về quá trình hình thành, phát triển và thay đổi trong   chính sách đối ngoại của Australia. Phần quan hệ Australia – Việt Nam tuy được  đề cập nhưng cũng chỉ chiếm phần nhỏ.  Vũ Tuyết Loan, Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến nay:   Hiện trạng và triển vọng, Hà Nội 2004. Cuốn sách cung cấp những kiến thức về  chính sách của Australia theo các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an   ninh quốc phòng và những dự báo về xu hướng phát triển trong quan hệ với ASEAN  thời kì đầu  thế  kỉ XXI. Phần quan hệ Australia với Việt Nam cũng được đề  cập  tới. Bộ   Công   thương,  Tận   dụng   ưu   đãi   trong   hiệp   định   thương   mại   tự   do   ASEAN – Úc – Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam , Nhà  xuất bản công thương 2015. Cuốn sách đã đề cập tới tình hình thực thi Hiệp định  AANZFTA, bài học kinh nghiệm của một số  nước ASEAN tận dụng  ưu  đãi  trong Hiệp định như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia có thể  vận dụng   cho Việt Nam, phân tích thực trạng, đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc   đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia và New Zealand. Ngoài ra nhiều bài viết về quan hệ thương mại Việt Nam ­ Australia được  đăng trên báo, tạp chí. Tiêu biểu là bài: “25 năm mối quan hệ sôi động” của Trần  Văn Tùng – Đại sứ  Việt Nam   tại Australia, “Quan hệ  Australia – Việt Nam   (1973 – 2002)” của Trịnh Thị Định, “ 30 năm quan hệ Việt Nam – Australia (1973   – 2003)” của Vũ Tuyết Loan. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Tại  Australia,  quan hệ  Australia với Đông Nam Á được chú ý nghiên cứu  trong những thập niên gần đây. Tiêu biểu là bộ: “Australia and the World Affairs”  có nội dung đề  cập tới mối quan hệ  ngoại giao của Australia với các nước trên  thế  giới trong hai thập niên 70 và 80 của thế  kỉ  XX. Đặc biệt, trong tác phẩm:  
  19. 4 “Australian   Foreign   Relations   in   the   World   of   the   1990s”   của   Nguyên   Ngoại  trưởng Australia Evans Gareth và nhà nghiên cứu Bruce Grant dành một chương   bàn về chính sách đối với Đông Dương của Australia.  Những công trình khác bàn về quan hệ thương mại Australia – Việt Nam của   Nguyên Ngoại trưởng Australia Evans Gareth khi bàn về  các vấn đề  có liên quan  như: “Australia, Indochina and the Cambodian Peace Plan” năm 1991, “Australia,  Viet Nam and the Region” năm 1991. Ngoài ra, công trình tiêu biểu nhất có nội dung  đề  cập đến quan hệ  Australia – Việt Nam là: “Australia and Việt Nam 1950 –   1980” của Frank Frost và Carlyle. Tác phẩm này dành nhiều thời lượng bàn về  chính sách của Australia đối với Việt Nam hơn là quan hệ  thương mại giữa hai   nước. Như  vậy, cả  Việt Nam và Australia đều có các công trình nghiên cứu về  quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên các công trình này đều mang tính  tổng quan, không thực sự đi sâu và nghiên cứu riêng đầy đủ  về quan hệ  thương   mại Việt Nam – Australia dưới gốc độ  phân tích về  quy mô, thị  phần thương  mại cũng như cơ cấu hàng hóa và dịch vụ song phương giữa hai quốc gia và chỉ  ra nguyên nhân của thành công cũng như  hạn chế  trong mối quan hệ  trên. Do  vậy, luận văn góp phần giải quyết khoảng trống này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất, chỉ ra sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại song  phương Việt Nam – Australia. Thứ hai, phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hóa và thương  mại dịch vụ giữa hai nước trong thời gian 2006 ­ 2016. Thứ  ba, nêu lên triển vọng và đề  xuất một số  giải pháp nhằm phát triển  quan hệ thương mại song phương Việt Nam ­ Australia trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam   và Australia trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
  20. 5 Phạm vi nghiên cứu: ­ Về  nội dung: nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại  dịch vụ giữa Việt Nam và Australia ­ Về thời gian: giai đoạn 2006­2016 ­ Về không gian: chỉ đề cập tới quan hệ thương mại hàng hóa và thương   mại dịch vụ giữa hai nước Việt Nam và Australia 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn có sử  dụng các phương pháp trong nghiên cứu như: thống kê,  phân tích và tổng hợp, áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu. Tham  khảo và kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan tới chủ  đề nghiên cứu của luận văn. 6. Những đóng góp mới của đề tài  Bằng việc đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại  dịch vụ  song phương giữa hai quốc gia trong giai  đoạn 2006­2016, chỉ  ra được  những thành tựu và hạn chế trong mối quan hệ trên, luận văn đã nêu lên triển vọng  và đề  xuất những giải pháp từ  phía Chính phủ, các Hiệp hội và doanh nghiệp   nhằm   thúc   đẩy   tăng   cường   quan   hệ   thương   mại   song   phương   Việt   Nam   –   Australia trong thời gian tới. 7.   Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục cụm từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở  đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung nghiên cứu được kết cấu  thành 3 chương như sau: Chương I:   Khái quát chung về  Australia và sự  cần thiết nhằm thúc đẩy  quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ  thương mại giữa   Việt Nam ­ Australia 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2