intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ. Ngoài ra còn quan sát phản ứng của các ngân hàng trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ dựa trên sức mạnh tài chính, tăng trưởng tiền gửi cũng như các đặc điểm thể chế và pháp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- TRẦN THỊ THANH HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH NGÂN HÀNG ĐẾN HIỆU LỰC TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH NGÂN HÀNG CHO VAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- TRẦN THỊ THANH HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH NGÂN HÀNG ĐẾN HIỆU LỰC TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH NGÂN HÀNG CHO VAY Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu đều được cập nhập từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép một cách bất hợp lệ và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Ký tên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH ............................................................................... TÓM LƯỢC ................................................................................................................ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ..................................................................2 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................3 1.5 Kết cấu của luận văn .........................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................4 2.1 Khung lý thuyết về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ ..................................4 2.1.1 Chính sách tiền tệ (Monetary policy) .........................................................4 2.1.2 Truyền dẫn chính sách tiền tệ ..................................................................10 2.1.2.1 Kênh lãi suất (Interest rate chancel – IRC) .......................................10 2.1.2.2 Kênh giá giá tài sản khác (Asset Price Channel – APC) ..................12 2.1.2.4 Kênh tín dụng (Credit channel - CC) ................................................14 2.1.3 Thắt chặt chính sách tiền tệ, cơ chế truyền dẫn và nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính .......................................................................................16 2.2 Truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh Ngân hàng cho vay ................17 2.2.1 Cơ chế truyền dẫn ....................................................................................17 2.2.2 Điều kiện tồn tại .......................................................................................18 2.3.3 Các yếu tố tác động đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay .....................................................................................................................18
  5. 2.3 Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay. ..................................................................................................20 2.3.1 Cạnh tranh ngân hàng và các phương pháp đo lường ..............................20 2.3.2 Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực của CSTT qua kênh ngân hàng cho vay .............................................................................................25 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm...........................................................................27 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................27 2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ....................................................29 2.5 Tóm lượt các nghiên cứu trước đây và động cơ nghiên cứu...........................31 Kết luận chương 2 ...................................................................................................33 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................34 3.1 Đánh giá mức độ cạnh tranh ngân hàng ..........................................................34 3.2 Mô hình nghiên cứu tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn CSTT thông qua kênh cho vay. ......................................................................34 3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................34 3.2.2 Mô tả biến và các giả thuyết ....................................................................35 3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................40 3.2.4 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................40 Kết luận chương 3 ...................................................................................................47 CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG THỰC NHIỆM ...................................................48 4.1 Kết quả đo lường sức mạnh thị trường/mức độ cạnh tranh ............................48 4.1.1 Ước lượng hồi quy hàm tổng chi phí .......................................................48 4.1.2 Kết quả đo lường sức mạnh thị trường của hệ thống NHTM Việt Nam. 53 4.2 Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng tín dụng. ..............................................55 4.2.1 Thống kê mô tả các biến đối với mô hình chính ......................................55 4.2.2 Tương quan giữa các biến ........................................................................57 4.2.3 Kiểm định các giả thuyết cơ sở và lựa chọn mô hình phù hợp ................60 4.2.3.1 Kiểm định các giả thuyết cơ sở .........................................................61 4.2.3.2 Lựa chọn mô hình phù hợp ...............................................................63 4.2.4 Phân tích kết quả hồi quy .........................................................................65 4.2.4.1 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến tăng trưởng tín dụng. ..............................................................................................................65
  6. 4.2.4.2 Phân tích và lựa chọn mô hình cho kết quả phù hợp nhất ................68 4.2.4.3 Tác động biên của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn CSTT ......69 4.2.5 Kiểm định tính phù hợp và sự ổn định của mô hình ...............................70 Kết luận chương 4 ...................................................................................................72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................73 5.1 Kết luận ...........................................................................................................73 5.2 Hạn chế của đề tài ...........................................................................................74 5.3. Gợi ý về mặt chính sách .................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67 PHỤ LỤC .................................................................................................................73
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ tiếng Việt Từ tiếng Anh CSTT Chính sách tiền tệ Monetary policy NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá OMO Nghiệp vụ thị trường mở Open market operations Pooled OLS Hồi qui bình phương nhỏ Pooled Ordinary Least nhất thông thường kết hợp Square tất cả các quan sát FEM Hồi quy ảnh hưởng cố định Fixed Effect Model REM Hòi quy ảnh hưởng ngẫu Random Effect Model nhiên twostep System GMM GMM hệ thống 2 bước 2-steps System Generalized Method Moments FGLS Phương pháp bình phương Generald Least Square tối thiểu tổng quát TTCK Thị trường chứng khoán M Cung tiền
  8. ir Lãi suất thực I Đầu tư Y Sản lượng XK Xuất khẩu Pe Mức giá cả dự tính πe Lạm phát dự tính P Giá cổ phiếu C Tiêu dùng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng ......................... 43 Bảng 4.1: Kết quả hồi quy hàm tổng chi phí bằng Pooled OLS; FEM và REM ... 47 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng hàm tổng chi phí bằng FGLS ................................. 50 Bảng 4.3: Mức độ tập trung/cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 ............................................................................................................ 51 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến (mô hình chính) ............................................. 52 Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữ các biến (mô hình chính) ................................ 55 Bảng 4.6: Tương quan giữa các biến quản trị quốc gia ......................................... 56 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................. 57 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 58 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng hồi quy mô hình tăng trưởng tín dụng bằng phương pháp FGLS ............................................................................................................. 59 Bảng 4.10:Kết quả ước lượng hồi quy mô hình tăng trưởng tín dụng bằng phương pháp GMM ............................................................................................................. 60 Bảng 4.11 Phần trăm thay đổi trong cho vay khi lãi suất chính sách thay đổi ...... 65 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Arellano-Bone và Sargan – Hansen ....................... 67
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ chế truyền dẫn lãi suất ...................................................................... Hình 4.1: Kiểm định Breusch................................................................................. 47 Hình 4.2: Kiểm định Hausman Test ....................................................................... 48 Bảng 4.3: Kiểm định VIF ....................................................................................... 49 Hình 4.4: Kiểm định Wooldridge........................................................................... 49 Hình 4.5: Kiểm định Modified Wald ..................................................................... 50 Hình 4.6: Chỉ số tự do tài chính của Việt Nam và thế giới .................................... 53
  11. DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH (2.1). Công thức tính Hệ số tập trung CR ................................................................ 25 (2.2.) Công thức tính Chỉ số Herfindahl Hirschman ................................................ 25 (2.3) Mô hình Panzar & Rosse ................................................................................. 27 (2.4) Công thức tính chỉ số H- Statistic.................................................................... 27 (2.5) Hàm tổng chi phí ....................................................................................... …..28 (2.6) Hàm chi phí biên ............................................................................................. 28 (2.7) và (3.3) Công thức tính chỉ số Lerner........................................................ 20,30 (2.8) Mô hình ước tính Chỉ số Boone ...................................................................... 29 (3.1) Mô hình hồi quy tăng trưởng tin dụng ............................................................ 38 (3.2), (3.3), (3.4) Công thức tính các đặc điểm của ngân hàng ................................ 40 (4.1) Đo lường tác động biên ................................................................................... 64
  12. TÓM LƯỢC Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của cạnh tranh ngân hàng đối với chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay, đồng thời cũng xem xét các đặc tính ngân hàng (gồm quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thanh khoản), tăng trưởng tiền gửi và các đặc điểm thể chế, pháp lý tác động đến cho vay như thế nào khi có cú sốc chính sách tiền tệ. Đánh giá cấu trúc thị trường ngân hàng Việt Nam qua các biện pháp đo lường khác nhau (trên cả hai hướng tiếp cận: cấu trúc và phi cấu trúc để đo lường cạnh tranh gồm: CR5, HHI, Lerner và Boone) thấy được có sự cạnh tranh nhưng không cao và còn tập trung nhiều vào một số ngân hàng lớn. Nghiên cứu còn tập trung xem xét cạnh tranh ngân hàng đến hiệu quả chính sách tiền bằng phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước (2-steps System Generalized Method Moments) được thực hiện với dữ liệu bảng không cân bằng thu thập gồm 31 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016. Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng tín dụng với bốn biện pháp đo lường cạnh tranh (CR5, HHI, Lerner và Boone) không hoàn toàn thống nhất với nhau, trong đó, mô hình sử dụng chỉ số Lerner được xem là phù hợp nhất. Từ kết quả này cho thấy trong một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh sẽ làm tăng hiệu lực của chính sách tiền tệ. Từ khóa: cạnh tranh, truyền dẫn chính sách tiền tệ, kênh ngân hàng cho vay
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Friedman và Schwartz trong một hội thảo năm 1963 khởi đầu cho thấy tầm ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thực. Các nghiên cứu sau đó bắt đầu tìm hiểu và phát hiện ra chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông qua một số kênh truyền dẫn như kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản, và kênh tín dụng. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có một mối quan tâm mới về vai trò của tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ dưới kênh ngân hàng cho vay (là một trong hai cơ chế riêng của kênh tín dụng) được đề xuất đầu tiên bởi Bernanke và Blinder (1988). Trong khuôn khổ kênh ngân hàng cho vay, phần lớn các nghiên cứu, tài liệu tập trung xem xét sự tồn tại, tiềm năng của kênh truyền dẫn này hay kiểm tra tác động của các đặc tính ngân hàng (quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản), tăng trưởng tiền gửi tác động như thế nào đến sự truyền dẫn chính sách tiền tệ (Kashyap và Stein, 2000; Ehrmann et al, 2003; Nguyễn Phúc Cảnh, 2016). Gần đây các nghiên cứu bắt đầu hướng đến xem xét vai trò của cạnh tranh ngân hàng đối với chính sách tiền tệ cũng như xem xét đến tầm quan trọng của nó. Mức độ cạnh tranh ngân hàng có tác động đến tăng trưởng tín dụng, thông qua đó ảnh hưởng đến hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Vì vậy, cấu trúc thị trường có tác động quan trọng đến việc lựa chọn mục tiêu chính sách tiền tệ. Do đó, việc xem xét tác động của cạnh tranh ngân hàng đến sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay là thật sự cần thiết để giúp thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả hơn. Tại Việt Nam có rất ít bài viết tìm hiểu sâu vào kênh ngân hàng hàng cho vay và gần như chưa có một nghiên cứu nào xem xét về tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực của chính sách tiền tệ. Vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu về “Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay” .
  14. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ. Ngoài ra còn quan sát phản ứng của các ngân hàng trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ dựa trên sức mạnh tài chính, tăng trưởng tiền gửi cũng như các đặc điểm thể chế và pháp lý. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu này, cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Có hay không tồn tại kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua ngân hàng cho vay tại Việt Nam? 2) Mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và tác động của nó đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay như thế nào?. 3) Các đặc tính ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi và các đặc điểm thể chế, pháp lý sẽ tác động đến cho vay như thế nào khi có sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này kiểm tra kênh truyền dẫn thông qua ngân hàng cho vay của chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2016 1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ áp dụng cả hai biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc để đo lường sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Sau đó sử dụng các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS và mô hình động với phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước để lựa chọn mô hình phù hợp nhằm xem xét tác động của sự cạnh tranh và các đặc điểm ngân hàng, các đặc điểm thể chế, pháp lý đến kênh ngân hàng cho vay thông qua dữ liệu bảng không cân bằng theo năm trong giai đoạn 2005 - 2016.
  15. 3 1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hai nhóm dữ liệu: dữ liệu vĩ mô Việt Nam và dữ liệu vi mô thu thập từ Vebsite Vietstock, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam và từ Wordbank trong giai đoạn 2005 – 2016. 1.5 Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Dữ liệu – phương pháp nghiên cứu Chương 4: Bằng chứng thực nghiệm Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Khung lý thuyết về sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ 2.1.1 Chính sách tiền tệ (Monetary policy) Theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Điều 3: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”. Chính sách tiền tệ (CSTT) là các quyết định của cơ quan tiền tệ - Ngân hàng trung ương (NHTW) thông qua các công cụ và cơ chế truyền dẫn để chi phối, điều tiết quá trình cung ứng và lưu thông tiền tệ nhằm hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, toàn dụng lao động và ổn định tỷ giá hối đoái ….(Friedman, 1999, Blinder et al., 2008). CSTT có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, CSTT mở rộng, NHTW các nước sẽ theo đuổi chính sách giảm lãi suất với hy vọng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, tạo thêm công ăn việc làm giải quyết tình trạng thất nghiệp trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái và giúp cải thiện kinh tế. Ngược lại, CSTT thắt chặt, NHTW các nước sẽ theo đuổi chính sách tăng lãi suất để làm giảm sự tăng lên của lạm phát mà xuất phát từ tăng trưởng nóng1 của nền kinh tế (Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Duy Nhựt, 2013). Mặc dù sẽ có sự khác nhau trong điều hành CSTT ở các nước nhưng nhìn chung việc xây dựng khuôn khổ CSTT ở các nước đều dựa trên cơ sở các mục tiêu, NHTW sẽ điều tiết thông qua các công cụ CSTT của mình nhằm hướng đến mục tiêu đó, bao gồm các bước chính: (1) lựa chọn hệ thống mục tiêu CSTT, (2) xác 1 Tăng trưởng nóng là sự tăng trưởng tương đối cao so với tình trạng kinh tế của nước đó, làsự tăng trưởng kinh tế do quy mô chứ không phải do năng suất, diễn ra trong thời gian ngắn, đột ngột, với tốc độ rất nhanh, vượt ra khỏi khả năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, tiềm ẩn yếu tố khủng hoảng.
  17. 5 định cơ chế truyền tải của CSTT và (3) lựa chọn các công cụ của CSTT để điều hành.  Mục tiêu của chính sách tiền tệ Các mục tiêu chính của CSTT bao gồm: - Mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền – kiểm soát lạm phát: đây là mục tiêu hàng đầu và dài hạn. Các NHTW thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Thông qua CSTT, NHTW kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định sức mua của đồng tiền. - Giải quyết việc làm: tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTT. Thông qua CSTT mở rộng hay thắt chặt, NHTW tác động vào khối tiền cung ứng cho nền kinh tế, từ đó tác động vào quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư của người dân, qua đó tác động đến số việc làm được tạo ra trong xã hội. - Tăng trưởng kinh tế: CSTT sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định (ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế, khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế…). Vì vậy, nhà nước và NHTW các quốc gia sẽ thông qua các công cụ của CSTT để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mong muốn. - Ổn định tỷ giá hối đoái: Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước với nước ngoài về mặt giá cả. - Ổn định lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất
  18. 6 sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. - Ổn định thị trường tài chính: Thị trường tài chính được xem là nơi góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia. NHTW với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính. Phần lớn các quóc gia coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn các mục tiêu thường được lượng hóa cụ thể phù hợp với diễn biến kinh tế và tiền tệ, đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Điều đó cho thấy rằng trong quá trình thực hiện CSTT không thể tuyệt đối hoá một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô.  Công cụ chính sách tiền tệ Để thực thi CSTT, NHTW phải sử dụng các công cụ để tác động trực tiếp đến cung tiền, từ đó tác động đến lãi suất thị trường và các yếu tố kinh tế khác nhằm đạt được các mục tiêu của CSTT. - Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): “là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”2. Căn cứ vào mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ và tình hình thừa hoặc thiếu vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD), NHTW quyết định việc mua hoặc bán các các chứng từ có giá (CTCG) trên thị trường tiền tệ giúp NHTW có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các TCTD và kiểm soát lãi suất, nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. 2 Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2003
  19. 7 - Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì (dưới dạng dự trữ) theo một tỷ lệ nhất định do NHTW quy định trên lượng tiền gửi mà các ngân hàng huy động được. Dự trữ bắt buộc không đơn thuần là công cụ nhằm đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng mà quan trọng hơn đó chính là công cụ để NHTW tác động đến khối tiền của nền kinh tế thông qua số nhân tiền tệ. Vì tỷ lệ này có liên quan đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Việc tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTW có thể hạn chế hay mở rộng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có thể cung ứng cho nền kinh tế và tác động mạnh đến giá cả, tổng cầu và sản lượng quốc gia. - Công cụ lãi suất: mục tiêu CSTT thông qua công cụ lãi suất sẽ tác động rất lớn đến các quyết định đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm, từ đó sẽ tác động đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Khi đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua chính sách lãi suất, NHNN sẽ tăng các mức lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…) nhằm hướng các NHTM thắt chặt tín dụng, kiểm soát các khoản cho vay không hiệu quả; hướng các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán về hiệu quả kinh doanh và hạn chế những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả để tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các dự án hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Kết quả là đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định hướng tốc độ tăng trưởng đầu tư chậm dần, từ đó kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng. - Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái có tác động rất nhanh đến mức giá cả trong nền kinh tế (giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng) và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khu vực ngoại thương, theo đó tác động đến sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ bổ trợ quan trọng trong điều hành CSTT của các quốc gia. Trước sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường và diễn biến nền kinh tế, NHTW sẽ can thiệp để điều tiết quan hệ cung – cầu tiền tệ thông qua việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ can thiệp và điều tiết tỷ giá (như mua bán ngoại hối, điều chỉnh lãi suất/biên độ dao động tỷ giá, phá giá/nâng giá đồng nội tệ, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối v.v…), từ đó có thể tác động
  20. 8 đến lãi suất thị trường và các biến vĩ mô của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đặt ra.  Vận dụng các công cụ chính sách tiền tệ tại Việt Nam Thực thi và vận dụng các công CSTT tại Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn cuối năm 2007 – đầu năm 2008, giai đoạn xảy những bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước có những biểu hiện xấu, là dấu hiệu của tăng trưởng nóng: nhập siêu 5 tháng đầu năm cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD, lạm phát tăng mạnh (tháng 12/2007, lạm phát tăng lên 2 con số đạt mức 12,6% và tiếp tục tăng trong năm 2008 với 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995) và vẫn còn tăng trong những tháng kế tiếp), cung tiền từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 luôn ở mức tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến nền kinh tế, mức tăng mạnh của lạm phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó có thể dẫn đến những vấn đề xã hội. Do đó, chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này. Chính Phủ đã ban hành một loạt các văn bản3 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm phản ứng với tình hình thế giới, kìm chế lạm phát trong nước thông qua kết hợp các công cụ chính sách để điều tiết lượng vốn khả dụng của các NHTM và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2009). Cụ thể: + Phát hành tín phiếu bằng VND dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (theo quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện vào ngày 17/3), với tổng giá trị là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm. 3 số 75/TTg-KTTH ngày 15/01/2008; số 319/TTg-KTTH ngày 03/3/2008; Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 với 8 giải pháp đồng bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2