intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng và quản trị rủi ro giá cho ngành cà phê Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:241

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cà phê và ngành kinh doanh cà phê lâu đời trên thế giới, cũng như xem xét quá trình phát triển của ngành cà phê vẫn còn non trẻ ở Việt Nam – với sự tập trung vào vấn đề rủi ro giá và tín dụng. Từ cơ sở kiến thức cả về các công cụ thị trường, kinh nghiệm các nước lẫn hoạt động kinh doanh đặc thù của ngành cà phê, luận văn đưa ra 3 gợi ý giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng và quản trị rủi ro giá cho ngành cà phê Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN HOÀNG MỸ PHƯƠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CHO NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN NGỌC THƠ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời cam đoan Nguyễn Hoàng Mỹ Phƣơng
  3. TÓM TẮT Giá cà phê dao động không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những lao động trong ngành cà phê, mà còn ảnh hưởng đến thu nhập, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái và giá trị tín dụng của Chính phủ. Do đó, nghiên cứu các phương thức phòng hộ lẫn cung cấp tín dụng là yêu cầu cần thiết – đây cũng là hai mặt không thể tách rời nhau khi quản trị rủi ro giá cho ngành cà phê Việt Nam. Với câu hỏi nghiên cứu là tìm hiểu kinh doanh cà phê trên thế giới và tại Việt Nam – tập trung vào hai khía cạnh tín dụng và quản trị rủi ro giá, và câu hỏi hành động (strategic question)là làm thế nào để cung cấp tín dụng (đầu tư trồng, kinh doanh và các khoản ký quỹ) cũng như quản trị rủi ro giá cà phê một cách bền vững bằng các công cụ thị trường trong bối cảnh tự do hóa thương mại, bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với việc bổ sung thêm một số nguồn số liệu lấy ý tưởng từ tác phẩm “Tư duy Kinh tế Việt Nam 1975 – 1989” của tác giả Đặng Phong cùng với phương pháp phân tích, giải thích các sự việc thông qua việc hiểu các mối quan hệ và cơ chế hoạt động của chúng (critical realism) được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn (sơ cấp lẫn thứ cấp), luận văn bắt đầu nghiên cứu tập trung các công cụ thị trường có thể được sử dụng để cung cấp tín dụng và quản trị rủi ro giá hàng hóa, mà cụ thể là cà phê, và kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này. Song song đó, luận văn cũng mở rộng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cà phê và ngành kinh doanh cà phê lâu đời trên thế giới, cũng như xem xét quá trình phát triển của ngành cà phê vẫn còn non trẻ ở Việt Nam – với sự tập trung vào vấn đề rủi ro giá và tín dụng. Từ cơ sở kiến thức cả về các công cụ thị trường, kinh nghiệm các nước lẫn hoạt động kinh doanh đặc thù của ngành cà phê, luận văn đưa ra 3 gợi ý giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam.
  4. 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... 8 DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ 9 DANH MỤC CÁC HỘP ........................................................................................ 10 DẪN NHẬP ........................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 15 1.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16 1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 16 1.3 Phƣơng pháp phân tích ............................................................................ 17 1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18 1.5 Vai trò của ngƣời nghiên cứu ................................................................... 18 1.6 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn .......................................... 18 1.6.1 Nghiên cứu tổng quát về cà phê......................................................... 19 1.6.2 Nghiên cứu về sở giao dịch hàng hóa ................................................ 19 1.6.3 Nghiên cứu về công cụ phái sinh ....................................................... 23 1.7 Hƣớng nghiên cứu của luận văn ............................................................... 23 CHƢƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ THỊ TRƢỜNG SỬ DỤNG ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ VÀ CUNG CẤP TÍN DỤNG .................................................................. 25 2.1 Rủi ro giá đối với từng thành phần trong chuỗi cung ............................... 26 2.1.1 Nông dân ............................................................................................ 26 2.1.2 Thƣơng lái, công ty xuất khẩu, công ty kinh doanh kho hàng, ngân hàng ............................................................................................................ 27 2.1.3 Ngƣời tiêu dùng ................................................................................ 28 2.1.4 Cả chuỗi cung ................................................................................... 29 2.2 Công cụ phái sinh ..................................................................................... 29
  5. 3 2.2.1 Thống nhất từ ngữ sử dụng ................................................................ 29 2.2.2 Định nghĩa .......................................................................................... 31 2.2.3 Các loại công cụ phái sinh ................................................................. 32 2.2.4 Mục đích của thị trƣờng phái sinh ..................................................... 33 2.2.5 Tranh luận về thị trƣờng phái sinh ..................................................... 36 2.3 Các hợp đồng đƣợc sử dụng để quản trị rủi ro về giá .............................. 37 2.3.1 Hợp đồng hàng thực........................................................................... 37 2.3.2 Hợp đồng phái sinh ............................................................................ 41 2.4 Những công cụ thị trƣờng khác dùng để quản trị rủi ro giá ..................... 48 2.5 Sở giao dịch hàng hóa............................................................................... 49 2.6 Các vấn đề liên quan đến sở giao dịch kỳ hạn.......................................... 50 2.6.1 Sở giao dịch kỳ hạn............................................................................ 50 2.6.2 Trách nhiệm của sở giao dịch kỳ hạn ................................................ 53 2.6.3 Cơ chế thanh toán hằng ngày ............................................................ 54 2.6.4 Phòng hộ và đầu cơ ............................................................................ 61 2.6.5 Rủi ro basis ....................................................................................... 65 2.6.6 Lợi ích của sở giao dịch dịch kỳ hạn ................................................. 66 2.6.7 Các trở ngại tham gia vào thị trƣờng kỳ hạn ..................................... 67 2.6.8 So sánh sở giao dịch đã thành lập từ lâu và sở giao dịch mới thành lập ............................................................................................................ 69 2.7 Các phƣơng thức truyền thống cung cấp tín dụng nông nghiệp ............... 70 2.7.1 Phƣơng thức cung cấp tín dụng chính thức ....................................... 70 2.7.2 Phƣơng thức cung cấp tín dụng không chính thức ............................ 71 2.7.3 Phƣơng thức cung cấp tài chính bán chính thức ................................ 71 2.8 Phƣơng thức cung cấp tín dụng chính thức – chứng thƣ gửi kho ............ 72 2.8.1 Khái niệm ........................................................................................... 73 2.8.2 Phân loại ............................................................................................ 73 2.8.3 Cách thức cung cấp tín dụng thông qua chứng thƣ gửi kho .............. 75 2.8.4 Phân loại kho hàng ............................................................................. 76
  6. 4 2.8.5 Lợi ích của chứng thƣ gửi kho ........................................................... 78 2.9 Kinh nghiệm các nƣớc quản trị rủi ro giá ................................................. 80 2.9.1 Brazil .................................................................................................. 81 2.9.2 Colombia ............................................................................................ 95 2.9.3 Costa Rica .......................................................................................... 96 2.9.4 Guatemala .......................................................................................... 97 2.9.5 Ấn Độ ............................................................................................... 100 2.9.6 Mexico ............................................................................................. 101 2.9.7 Nicaragua ......................................................................................... 102 2.9.8 Tanzania ........................................................................................... 102 2.9.9 Nhận xét kinh nghiệm quản trị rủi ro giá tại các nƣớc .................... 103 CHƢƠNG 3: NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM ..................................................... 107 Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................. 107 3.1 Quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam .......................................... 108 3.2 Kinh doanh cà phê tại Việt Nam ............................................................ 119 3.2.1 Cấu trúc kinh doanh cà phê (coffee marketing chain) ..................... 119 3.2.2 Mua bán trong nƣớc ......................................................................... 124 3.2.3 Kinh doanh xuất khẩu cà phê ........................................................... 131 3.2.4 Nguồn vốn trồng và kinh doanh cà phê – tình hình quản trị rủi ro giá 135 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO .......................................................... 146 THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM.................................................................. 146 4.1 Công ty “mẫu” ........................................................................................ 148 4.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 148 4.1.2 Lý do thực hiện ................................................................................ 148 4.2 Giải pháp 1: Giải pháp cho vấn đề ký gửi cà phê ................................... 150 4.2.1 Trình bày giải pháp .......................................................................... 150 4.2.2 Phân tích SWOT .............................................................................. 152 4.3 Giải pháp 2: Nhà nƣớc đóng vai trò trung gian bán quyền chọn bán ..... 153
  7. 5 4.3.1 Trình bày giải pháp .......................................................................... 153 4.3.2 Phân tích SWOT .............................................................................. 155 4.4 Giải pháp 3: Mô hình cấu trúc 4 thành phần .......................................... 157 4.4.1 Trình bày giải pháp .......................................................................... 157 4.4.2 Phân tích SWOT .............................................................................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 173
  8. 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Các ký hiệu, Tiếng Anh Tiếng Việt từ viết tắt Association of Coffee Producer Hiệp hội những nƣớc sản xuất ACPC Countries cà phê Công ty cổ phần môi giới và ATB Asia Trade Brokerage JSC. thƣơng mại châu Á Bank of Brazil (tiếng Bồ Đào BB Ngân hàng Brazil Nha: Banco do Brasil) Brazil Commodity Exchange BBM (tiếng Bồ Đào Nha: Bolsa Sở giao dịch hàng hóa Brazil Brasileira de Marcadorias) Buonmathuot Coffee Exchange Trung tâm giao dịch cà phê BCEC Center Buôn Ma Thuột Bank for Investment and Ngân hàng đầu tƣ và phát triển BIDV Development of Vietnam Việt Nam Brazilian Mercantile and Futures Exchange (tiếng Bồ BM&F Sở giao dịch kỳ hạn Brazil Đào Nha: Bolsa de Mercadorias & Futuros) CBOT Chicago Board of Trade Sở giao dịch hàng hóa Chicago CHDC Cộng hòa dân chủ Coffee Futures Exchange of Sở giao dịch kỳ hạn cà phê Ấn COFEI India Độ DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân GBE Grean bean equivalence Tƣơng đƣơng cà phê nhân GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nƣớc ha Héc ta ICA International Coffee Agreement Hiệp định Cà phê Quốc tế ICE Intercontinental Exchange Sở giao dịch liên lục địa International Coffee ICO Tổ chức cà phê quốc tế Organization ld Pound Pao (tƣơng đƣơng 0,4536 kg) London International Financial Sở giao dịch hàng hóa Luân LIFFE Futures and Options Exchange Đôn Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Maritime Bank hàng hải Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Nông nghiệp và Phát triển NN&PTNN Nông thôn Sở giao dịch hàng hóa New NYBOT New York Board of Trade York
  9. 7 Sở giao dịch chứng khoán New NYSE New York Stock Exchange York OTC Over-the-counter Thị trƣờng phi tập trung PTBF Price-to-be-fixed Chốt giá sau Swiss Agency for Development Tổ chức Hợp tác Phát triển SDC and Cooperation Thụy Sĩ Sở giao dịch chứng khoán SGX Singapore Exchange Ltd. Singapore Singapore Commodity Sở giao dịch hàng hóa SICOM Exchange Singapore Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Techcombank Kỹ Thƣơng Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD United State Dollar Đô la Mỹ Vietnamese Bank of Ngân hàng Nông nghiệp và VBARD Agriculture and Rural phát triển nông thôn Việt Nam Development Vietnam Coffee and Cocoa Hiệp hội cà phê ca cao Việt Vicofa Association Nam Công ty cổ phần đầu tƣ và xuất Vincafe BMT nhập khẩu cà phê Tây Nguyên VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam Sở Giao dịch hàng hóa Việt VNX Vietnam Commodity Exchange Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các cơ chế giải quyết rủi ro về giá ......................................................... 26 Bảng 2.3 Cách thức phòng hộ bằng hợp đồng kỳ hạn ........................................... 42 Bảng 2.4 So sánh hợp đồng giao sau, kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn ................ 48 Bảng 2.5 Thay đổi giá và dòng tiền chuyển hằng ngày trên tài khoản .................. 58 Bảng 2.6 Tác động và khắc phục các rào cản đối với tín dụng nông nghiệp thông qua chứng thƣ gửi kho ........................................................................................... 78 Bảng 4.1 Sản xuất cà phê Việt Nam từ năm 1930 – 1994 ................................... 110 Bảng 4.2 Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 1981 - 2001 ............................. 112 Bảng 3.1 Sản lƣợng thế giới (chia theo Arabica và Robusta) giai đoạn 2004/05 – 2009/10 (đơn vị tính: triệu bao, 1 bao = 60 kg) ................................................... 176 Bảng 3.2 Xuất khẩu cà phê thế giới (theo giá trị và sản lƣợng) từ 1997/98 – 2009/10 ................................................................................................................. 191 Bảng 3.3 Xuất khẩu từ các quốc gia trồng cà phê (theo loại cà phê) từ 2005/06 – 2009/2010 (đơn vị tính: ngàn bao, 1 bao = 60 kg) ............................................... 193 Bảng 3.4 Tiêu thụ nội địa của các quốc gia trồng cà phê - niên vụ 2009/10 (ƣớc lƣợng) (đơn vị: ngàn bao, 1 bao = 60 kg, làm tròn đến 1.000) ............................ 195 Bảng 3.5 Tiêu thụ tại các nƣớc/khu vực nhập khẩu từ 2005/06-2009/10 (đơn vị: ngàn bao, 1 bao = 60 kg, làm tròn đến 1.000)...................................................... 196 Bảng 3.6 Ví dụ ký kết hợp đồng chốt giá sau, ngƣời bán chốt giá ...................... 203 Bảng 3.7 Ví dụ 1, ký kết hợp đồng chốt giá sau, ngƣời mua chốt giá ................. 207 Bảng 3.8 Ví dụ 2, ký kết hợp đồng chốt giá sau, ngƣời mua chốt giá ................. 208 Bảng 3.9 Khối lƣợng giao dịch hợp đồng kỳ hạn hằng năm so với nhập khẩu cà phê gộp của thế giới (đơn vị tính: triệu tấn) ......................................................... 219
  11. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Phân loại các công cụ phái sinh .............................................................. 32 Hình 2.3 Cách thức cung cấp tín dụng thông qua chứng thƣ gửi kho ................... 75 Hình 2.4 CPR hàng thực ........................................................................................ 87 Hình 2.5 CPR tài chính .......................................................................................... 88 Hình 2.6 Cơ chế giao dịch CPR hàng thực ............................................................ 93 Hình 2.7 Cơ chế giao dịch CPR tài chính .............................................................. 93 Hình 4.1 Hệ thống kinh doanh cà phê tại Việt Nam - cuối năm 1998 ................. 121 Hình 4.2 Kênh tiêu thụ cà phê tại Daklak - năm 2002 ......................................... 122 Hình 4.3 Kênh tiêu thụ cà phê tại Tây Nguyên – năm 2007 ................................ 123 Hình 5.1 Nhà nƣớc đóng vai trò trung gian bán quyền chọn bán ........................ 153 Hình 5.2 Mô hình 4 thành phần ........................................................................... 158 Hình 5.3 Sự cung cấp nguồn vốn của hai công cụ theo thời gian trồng trọt ........ 161 Hình 3.1 Sự chuyển dịch sản lƣợng Arabica và Robusta trung bình 5 năm giữa giai đoạn 1981/82 – 1985/86 và giai đoạn 2005/06 – 2009/10. .................................. 174 Hình 3.2 Tỷ lệ đóng góp kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một số nƣớc trồng cà phê (giai đoạn 2000-2010) ................................. 193
  12. 10 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1 Hợp đồng quyền chọn bán của Chính phủ Brazil ............................................ 84 Hộp 2.2 Bảng tóm tắt các thông tin về CPR .................................................................. 91 Hộp 3.1 Lộ trình áp dụng TCVN 4193-2005 (Bộ NN&PTPT đề xuất) ...................... 182 Hộp 4.1 Quy trình gửi cà phê, ứng tiền và chốt giá ..................................................... 129
  13. 11 DẪN NHẬP Ngành cà phê Việt Nam quy tụ khoảng 300.000 hộ gia đình mỗi năm, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. Nhƣ vậy, số lao động của ngành cà phê chiếm 1.83% tổng lao động trên toàn quốc nói chung và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng.1 Giá dao động không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của những lao động trong ngành cà phê, khiến họ khó có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng để mua đầu vào và tăng năng suất, buộc họ phải sử dụng công nghệ năng suất thấp và rủi ro cao, do đó, làm giảm thu nhập; hơn nữa, ở cấp độ vĩ mô, dao động giá cả có thể ảnh hƣởng đến thu nhập của Chính phủ, cán cân thƣơng mại, tỷ giá hối đoái và giá trị tín dụng của Chính phủ. Dao động giá cũng làm suy yếu khả năng của Chính phủ trong việc duy trì một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để triển khai chính sách và các chƣơng trình trợ giúp ngƣời nghèo một cách có hiệu quả (Nguyễn Văn Nam 2005). Do đó, nghiên cứu các phƣơng thức phòng ngừa rủi ro giá lẫn cung cấp tín dụng là yêu cầu cần thiết – và cũng là mục đích của luận văn. Với câu hỏi nghiên cứu (research question)2- tìm hiểu kinh doanh cà phê trên thế giới và tại Việt Nam – tập trung vào hai khía cạnh tín dụng (credit) và quản trị rủi ro giá (price risk management) và câu hỏi hành động (strategic question)3 là làm thế nào để cung cấp tín dụng (đầu tƣ trồng, kinh doanh và các 1 http://www.vicofa.org.vn/a/news?t=7, truy xuất ngày 13/11/2011. 2 Câu hỏi nghiên cứu đa số đều ám chỉ đến cái gì đã và đang xảy ra, thƣờng quan tâm đến việc miêu tả và giải thích sự việc, hiện tƣợng hơn là đề xuất điều gì đó nên đƣợc thực hiện. Các câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu có thể không nêu đƣợc những hành động nên thực hiện nhƣng chúng có thể xây dựng một nền tảng vững chắc để đánh giá và ra quyết định. Câu hỏi nghiên cứu có thể trả lời bằng cách nghiên cứu, còn câu hỏi hành động chỉ có thể đƣợc trả lời thông qua hành động phán xét và quyết tâm. 3 Câu hỏi hành động là những câu hỏi có mối quan tâm đến điều gì nên thực hiện trong một tình huống cụ thể; nghĩa là có nhu cầu cần câu trả lời cho các vấn đề hoặc khó khăn đang gặp phải. Một ngƣời đối mặt với câu hỏi hành động sẽ phải vận dụng tất cả những gì họ biết, giúp họ đánh giá xem điều gì tốt nhất nên làm. Có thể họ cũng chẳng quan tâm đến bao nhiêu nghiên cứu đã đƣợc thực hiện.
  14. 12 khoản ký quỹ) cũng nhƣ quản trị rủi ro giá cho ngành cà phê Việt Nam một cách bền vững bằng các công cụ thị trƣờng, trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại, luận văn bắt đầu nghiên cứu tập trung các công cụ thị trƣờng có thể đƣợc sử dụng để cung cấp tín dụng và quản trị rủi ro giá hàng hóa, mà cụ thể là cà phê, và kinh nghiệm của các nƣớc trong vấn đề này. Song song đó, luận văn cũng mở rộng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cà phê và ngành kinh doanh cà phê lâu đời trên thế giới, cũng nhƣ xem xét quá trình phát triển của ngành cà phê vẫn còn non trẻ ở Việt Nam – với sự tập trung vào vấn đề rủi ro giá và tín dụng. Từ cơ sở kiến thức cả về các công cụ thị trƣờng, kinh nghiệm các nƣớc lẫn hoạt động kinh doanh đặc thù của ngành cà phê, luận văn đƣa ra 3 gợi ý giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp định tính (qualitative research) kết hợp với việcbổ sung thêm một số nguồn số liệulấy ý tƣởng từ tác phẩm “Tư duy Kinh tế Việt Nam 1975 – 1989” của tác giả Đặng Phong. Và để phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc từ nhiều nguồn - cả sơ cấp (phỏng vấn trực tiếp) lẫn thứ cấp (các tài liệu lý thuyết, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nƣớc, tra cứu tài liệu trên Internet), giải thích các sự việc thông qua việc hiểu các mối quan hệ và cơ chế hoạt động của chúng (critical realism)đƣợc sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 1: Mở đầu Chƣơng này giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích đƣợc sử dụng, phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ vai trò của ngƣời nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn, từ nghiên cứu về cà phê, đến sở giao dịch hàng hóa và công cụ phái sinh, cũng sẽ đƣợc trình bày tóm tắt trong chƣơng này. Câu hỏi hành động quan tâm đến tƣơng lai – điều gì nên đƣợc thực hiện? Đó là lý do vì sao mà câu hỏi hành động khác với câu hỏi nghiên cứu. Không thể nào nghiên cứu đƣợc những sự việc chƣa diễn ra (tuy nhiên, có thể nghiên cứu đƣợc điều mà mọi ngƣời nghĩ là có thể xảy ra trong tƣơng lai).
  15. 13 Hƣớng nghiên cứu cụ thể của luận văn đƣợc rút ra dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đó kết hợp với xem xét tình hình kinh doanh cà phê tại Việt Nam. Chương 2: Các công cụ thị trường sử dụng để quản trị rủi ro giá và cung cấp tín dụng Chƣơng 2 đề cập rủi ro rủi ro giá mà từng thành phần trong chuỗi cung gặp phải. Tiếp đó, trình bày các kiến thức về quản trị rủi ro giá. Công cụ phái sinh, các hợp đồng đƣợc sử dụng nhằm quản trị rủi ro giá (hợp đồng hàng thực và hợp đồng phái sinh), và sở giao dịch hàng hóa cũng nhƣ sở giao dịch kỳ hạn lần lƣợt đƣợc giới thiệu. Trong các nội dung này, tập trung nghiên cứu sâu hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, sở giao dịch kỳ hạn và các vấn đề liên quan đến hoạt động của sở. Đối với nội dung liên quan đến việc cung cấp tín dụng, các phƣơng thức cấp tín dụng truyền thống đƣợc giới thiệu sơ lƣợc, riêng phƣơng thức cung cấp tín dụng thông qua chứng thƣ gửi kho đƣợc trình bày chi tiết – từ khái niệm, phân loại chứng thƣ gửi kho cho đến cách thức hoạt động, các loại kho hàng và lợi ích của chứng thƣ gửi kho. Phần cuối cùng của chƣơng 2 giới thiệu kinh nghiệm rủi ro giá tại một số nƣớc trồng cà phê – trong đó, tập trung xem xét kinh nghiệm của Brazil mà cụ thể là quyền chọn bán và CPR (một loại trái phiếu hàng hóa – commodity-backed bond), cũng nhƣ trình bày các bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra. Chương 3: Ngành cà phê Việt Nam Chƣơng 3 trình bày một số nét chính của quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam. Qua đó, cho thấy những thay đổi từ trƣớc tới nay trong cấu trúc kinh doanh cà phê cũng nhƣ các phƣơng thức kinh doanh mua bán trong nƣớc lẫn xuất khẩu.
  16. 14 Chƣơng cũng đề cập đến những thay đổi trong việc cung cấp nguồn vốn trồng và kinh doanh cà phê từ chỗ đƣợc nhà nƣớc cấp thông qua các nông trƣờng quốc doanh cho tới hiện nay - vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Quá trình quản trị rủi ro giá đƣợc giới thiệu từ giai đoạn mà quản trị rủi ro giá vẫn chƣa là mối quan tâm đáng kể - do giao dịch cà phê đƣợc thực hiện cơ sở hàng đổi hàng với khối Xô Viết trƣớc đây, cho đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức cung cấp các dịch vụ giao dịch hợp đồng kỳ hạn. Mặc dù trong quá trình thực hiện, việc phòng hộ bằng hợp đồng kỳ hạn vẫn chƣa đúng đắn, nhƣng sự quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro ngày càng gia tăng. Chƣơng kết thúc với một ví dụ thực tế về sử dụng hợp đồng kỳ hạn tại ICE của một ngƣời nông dân ở Lâm Đồng. Chương 4: Nhận xét và gợi ý giải pháp Từ cơ sở kiến thức cả về các công cụ thị trƣờng, kinh nghiệm các nƣớc lẫn hoạt động kinh doanh đặc thù của ngành cà phê, trên nền tảng công ty “mẫu” - có sự liên kết giữa tổ chức có tiềm lực về tài chính, công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ và ngƣời nông dân, luận văn đƣa ra 3 gợi ý giải pháp, đó là: (1) sử dụng giá tham khảo (reference price) mà cụ thể là giá hợp đồng kỳ hạn trên thế giới (tại LIFFE, ICE hoặc những sở giao dịch khác, tùy thỏa thuận) để chốt giá trong hoạt động kinh doanh cà phê trong nƣớc; (2) sử dụng hợp đồng quyền chọn bán nhằm đảm bảo mức giá mục tiêu (có thể là mức giá sàn); và (3) sử dụng mô hình của Brazil với sự phối hợp của 4 thành phần chính: một tổ chức nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là nhà tạo lập thị trƣờng, các tổ chức đầu tƣ và cuối cùng là thị trƣờng kỳ hạn trong nƣớc - vừa cung cấp nguồn tín dụng vừa quản trị rủi ro giá và dựa vào sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan.
  17. 15 CHƢƠNG 1:MỞ ĐẦU Tóm tắt chƣơng 1 Chƣơng 1 giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng, phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ vai trò của ngƣời nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn, từ nghiên cứu về cà phê, đến sở giao dịch hàng hóa và công cụ phái sinh, cũng sẽ đƣợc trình bày tóm tắt trong chƣơng này. Hƣớng nghiên cứu cụ thể của luận văn đƣợc rút ra dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đó kết hợp với xem xét tình hình kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
  18. 16 1.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm giải pháp để cung cấp tín dụng (đầu tƣ trồng, kinh doanh và các khoản ký quỹ) cũng nhƣ quản trị rủi ro giá cho ngành cà phê Việt Nam một cách bền vững bằng các công cụ thị trƣờng, trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại. 1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu (Research Methodology) Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính4kết hợp với việc bổ sung thêm một số nguồn số liệu, lấy ý tƣởng từ tác phẩm “Tư duy Kinh tế Việt Nam 1975 – 1989” của tác giả Đặng Phong5. 4 Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp sử dụng các câu hỏi, hƣớng mục tiêu vào tập hợp sự hiểu biết sâu về hành vi con ngƣời và lý do chi phối hành vi đó. Phƣơng pháp định tính thƣờng hƣớng vào câu hỏi tại sao đƣa ra quyết định và đƣa ra bằng cách nào, chứ không chỉ là cái gì, khi nào và ở đâu. Do đó, mẫu nhỏ nhƣng tập trung thì thƣờng cần thiết hơn là mẫu lớn. Phƣơng pháp định tính mang lại thông tin tập trung vào những trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kỳ kết luận chung nào thì cũng là những thành phần chứ không phải toàn bộ. Phƣơng pháp định tính có thể sử dụng để tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía kinh nghiệm cho giả thuyết nghiên cứu. Cách tiếp cận định tính có lợi thế là cho phép sự đa dạng hơn trong trả lời cũng nhƣ khả năng đáp ứng với những phát triển hoặc vấn đề mới trong quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính có thể tốn kém chi phí và thời gian, nhiều lĩnh vực nghiên cứu sử dụng kỹ thuật định tính đƣợc phát triển riêng biệt nhằm cung cấp kết quả cô đọng, hiệu quả về chi phí và thời gian hơn. http://en.wikipedia.org/wiki/Qualitative_research, truy xuất ngày 13/6/2011. 5 Ví dụ 1: Để chứng minh nhận định “Ngay từ năm 1977, đặc biệt là năm 1978, hàng loạt các sự kiện quốc tế, rồi thiên tai, địch họa… đã làm đảo lộn rất nhiều những dự kiến ban đầu của kế hoạch”, Đặng Phong đã sử dụng cách mô tả thực tế tình hình kinh tế những năm 1979-1980 với các sự kiện:  Chiến tranh biên giới Tây Nam;  Hai trận lũ lớn ở đồng bằng Nam Bộ; và  Đầu vào từ các nƣớc xã hôi chủ nghĩa giảm sút đột ngột. Và dùng số liệu khối lƣợng nhập khẩu 1976-1980 bằng hiện vật, GDP 1977-1980, tổng sản phẩm trong nƣớc 1975-1985, tranh ảnh biếm họa, số liệu từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản… để minh họa mức độ mà các sự kiện đó đã ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội thời kỳ đó nhƣ thế nào. (tr. 140 – 157) Ví dụ 2: Với nhận định “cả phong cách sống, làm việc và tư duy của Lê Duẩn đã in dấu ấn đậm nét lên đường lối kinh tế, chính sách kinh tế và thực tiễn kinh tế của Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ”, Đặng Phong đã:  Hỏi ngƣời trong gia đình về thuở thiếu thời, Lê Duẩn nhƣ thế nào;  Trong những năm tù ở Côn Đảo, ông đã thể hiện nhƣ một nhà lãnh tụ về tƣ tƣởng ra sao thông qua lời kể của các bạn tù (Trần Văn Giàu, Bùi Công Trừng); và  Thời kỳ kháng chiến, các quyết định nào của ông thể hiện phong cách tƣ duy độc lập, sáng tạo… Nghĩa là ở từng giai đoạn, tác giả Đặng Phong liệt kê, tìm hiểu sự kiện và phỏng vấn những ngƣời có liên quan tới nhận định trên về Lê Duẩn với tiêu chí lựa chọn có mục đích – chọn các sự kiện và nhân vật điển hình để chứng minh. (tr. 72 – 80)
  19. 17 1.3 Phƣơng pháp phân tích (Analysis Methodology) Giải thích các sự việc thông qua việc hiểu các mối quan hệ và cơ chế hoạt động của chúng (critical realism) – đó là phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong luận văn.6 6 Theo phƣơng pháp này, thế giới là khách quan, và sự hiểu biết của chúng ta về thế giới có thể chỉ là chủ quan và không hoàn toàn chắc chắn.  Kinh nghiệm (Experience): Kinh nghiệm ám chỉ cái mà chúng ta nhìn và trải nghiệm thế giới. Điều này có thể chủ quan và hạn chế. Ta có thể “thấy” mọi vật từ một khía cạnh riêng lẻ hoặc có thể không nhìn thấy tất cả các sự vật. Ở cấp độ này, chúng ta có thể đang là những nhà duy danh (nominalists) - kinh nghiệm mà chúng ta có chƣa hẳn là hình ảnh trung thực của thực tế.  Sự kiện (Events): Sự kiện là những việc xảy ra trong thế giới mà chúng ta nhận thức đƣợc thông qua kinh nghiệm của chúng ta đối với chúng. Chúng là những sự việc xảy ra và đƣợc đề cập đến, và là cấp độ thứ hai của hiện thực. Xem xét ở cấp độ này là chủ nghĩa hiện thực siêu hình (metaphysical realism) với quan điểm cho rằng thế giới bên ngoài có một thực tế vật chất (physical reality).  Cơ chế (Mechanisms): Tuy nhiên, sự kiện không tự nhiên xuất hiện mà không có lý do. Cơ chế là những nguyên nhân của sự kiện và là mức độ thứ ba - mức độ sâu nhất của hiện thực. Nhà chủ nghĩa hiện thực phê phán cho rằng có nhiều cơ chế tồn tại ở cấp độ này. Chúng có thể là, ví dụ, các giả định cấu thành nên cá tính của một ngƣời nào đó, sự mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế hoặc những cƣỡng ép của văn hóa tổ chức. Các công tắc bật tắt cơ chế này là những kết hợp phức tạp và chúng mang đến cho chúng ta những sự kiện mà chúng ta trải nghiệm. Một đặc điểm chính của các cơ chế này là chúng không thể đƣợc trải nghiệm một cách trực tiếp mà chỉ có thể suy luận một cách logic từ các sự kiện. Cách nhìn nhận nhƣ thế có thể đƣợc xem là duy danh, nhƣng nhà hiện thực biện chứng cho rằng bởi vì chúng là những cơ chế có khả năng tạo ra các sự kiện thực nên chúng cũng là thực. Sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa hiện thực đƣợc khắc phục ở cấp độ này của hiện thực. Cấp độ thứ ba là hiện thực “thực” mà những ngƣời nghiên cứu cần phải khám phá ra. Nếu nghiên cứu những trƣờng hợp mâu thuẫn, chúng sẽ dẫn dắt chúng ta đến một sự hiểu biết thực tế sâu hơn – thƣờng đƣợc ẩn giấu từ cách nhìn/quan điểm. Thực tế sâu hơn này là các cơ chế nền tảng (underlying mechanisms) đang gây ra những thay đổi trong xã hội nói chung và trong một tổ chức nói riêng. Những cơ chế nền tảng, theo các nhà tƣ tƣởng theo phƣơng pháp phân tích này, là sự tồn tại có thực và chắc chắn. Trƣờng phái hiện thực phê phán vì vậy kết hợp sự tin tƣởng các lực lƣợng xã hội thực với sự hiểu biết về bản chất xã hội của ngôn ngữ (vạn vật) mà chúng ta sử dụng khi thảo luận chúng. Ví dụ, trong luận văn này, sự kiện (event) là vận động bà con sử dụng sở giao dịch hàng hóa/sở giao dịch kỳ hạn (commodity/futures exchange), theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thì đây là một mô hình rất tốt; kinh nghiệm (experience) là bà con nông dân, đại lý... thấy toàn các sự kiện phá sản vì sàn, đầu cơ trên sàn nhan nhản trong quá khứ và thế là họ sợ không muốn tham gia. Họ chỉ thấy đƣợc khía cạnh không tốt của sàn.6 Hiểu đƣợc nhƣ vậy thì có thể giải pháp là làm “mẫu”. Một mô hình “mẫu” – cho mô hình mẫu đó thực hiện các chiến lƣợc quản trị rủi ro có kỷ luật nhằm đảm bảo đƣợc giá cao cho nông dân, thì về sau ngƣời ta tin, rồi sẽ đƣợc bắt chƣớc và nhân rộng. Ngƣời viết chọn các phƣơng pháp phân tích này bởi vì đây là đề tài mang tính gợi mở, kết hợp lý thuyết cho phù hợp với tình hình thực tế. Mà thực tế thì muôn hình vạn trạng, cho nên cần phải hiểu đƣợc những thành phần tham gia, mối quan hệ giữa những ngƣời đó và suy nghĩ, cách hành động, cách họ hiểu về mình và thế giới.
  20. 18 1.4 Phạm vi nghiên cứu Luận văn xem xét ngành cà phê Việt Nam dƣới các khía cạnh: quá trình phát triển của ngành, tập quán kinh doanh, ý kiến của các thành phần trong chuỗi cà phê cũng nhƣ các thành phần có liên quan đến ngành cà phê. Các thành phần phỏng vấn là những ngƣời thuộc cấu trúc kinh doanh cà phê lẫn những ngƣời có liên quan.7 Với câu hỏi phỏng vấn là câu hỏi mở, đƣợc chuẩn bị trƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn và nghiên cứu, phát sinh nhiều vấn đề, các câu hỏi tiếp tục đƣợc đặt ra nhằm làm rõ vấn đề. 1.5 Vai trò của ngƣời nghiên cứu Ngƣời nghiên cứu không tham gia (non-involved) và hữu hình (visible) trong quá trình nghiên cứu – có nghĩa là ngƣời đó đang thực hiện nghiên cứu một/nhiều tổ chức mà ngƣời đó không tham gia vào trừ phi có ai đó cho phép họ tập hợp thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu. Lợi thế của vai trò này là ngƣời nghiên cứu không có lý do cá nhân gì để xen vào công việc, nhƣng tiềm ẩn một nguy cơ là những ngƣời đang đƣợc nghiên cứu có thể sử dụng ngƣời nghiên cứu để hỗ trợ họ và/hoặc các dự án của họ trong các hoạt động chính trị của tổ chức. Bất lợi chính là dự án của ngƣời nghiên cứu có thể bị đặt sau các ƣu tiên khác của tổ chức và có thể không đƣợc tiếp cận thông tin cũng nhƣ gặp khó khăn về thời gian hoàn thành. 1.6 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngành cà phê Việt Nam – từ tổng quan ngành cà phê, ảnh hƣởng của ngành cà phê đến ngƣời trồng và nền kinh tế, cho tới các sở giao dịch hàng hóa và các công cụ phái sinh. Các 7 Xem Phụ lục 1 danh sách đối tƣợng phỏng vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1