intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở góc độ nhà đầu tư cá nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu về khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của cá nhân như thế nào. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả sau đó kiểm định giải pháp trong thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở góc độ nhà đầu tư cá nhân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ************* Võ Thái Phong XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ở GÓC ĐỘ NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ************* Võ Thái Phong XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ở GÓC ĐỘ NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GVHD : TS. Hay Sinh TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành. Kết quả nghiên cứu này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2011 Tác giả i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 1.1 Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM ................................................ 5 1.2 Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz............................................... 8 1.3 Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày đặc biệt.............................. 11 1.4 Phân loại nhà đầu tư và khẩu vị rủi ro .............................................. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Th c trạng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân ....................................... 17 2.1.1 Thị trư ng thiếu minh bạch ...................................................... 18 2.1.2 Nhà đầu tư thiếu t nh chuy n nghiệp ........................................ 20 2.1.3 Thị trư ng bị thao t ng cục b b i m t số cá nhân và tổ ch c . 21 2.1.4 Hệ thống quy định pháp luật về ch ng khoán, cơ chế vận hành quản lý thị trư ng còn nhiều bất cập và hạn chế ..................... 23 2.2 Khảo sát th c trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hư ng đến hiệu quả của cá nhân tr n thị trư ng ch ng khoán Việt Nam ......................... 26 2.2.1 Kết quả khảo sát ....................................................................... 32 2.2.2 Nhận t và kết luận từ quá trình phân t ch kết quả khảo sát.. 51 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN ii
  5. 3.1 Giải pháp cải thiện t nh chuy n nghiệp ............................................. 58 3.1.1 Bước 1. Thu thập dữ liệu ch ng khoán .................................... 58 3.1.2 Bước 2. L a chọn cổ phiếu theo mô hình CAPM ...................... 59 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.................................................. 61 3.2.1 Quy trình phân bổ đầu tư tối ưu .............................................. 61 3.2.2 N i dung th c hiện giải pháp nâng cao hiệu quả ...................... 64 3.3 Vận dụng và kiểm nghiệm quy trình vào điều kiện đầu tư th c tế tr n sàn GDCK TP.HCM ......................................................................... 68 3.3.1 Vận dụng quy trình đầu tư vào điều kiện th c tế tr n sàn GDCK TP.HCM .................................................................................. 69 3.3.2 Kết quả hoạt đ ng danh mục đầu tư mô phỏng ........................ 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 91 PHỤ LỤC Phụ lục số 01 Bảng câu hỏi khảo sát ....................................................... 93 Phụ lục số 02 Phân t ch mô tả b ng SPSS ............................................... 95 Phụ lục số 03 Phân t ch bảng crosstab b ng SPSS ................................ 101 Phụ lục số 04 Phân t ch tương quan b ng SPSS ................................... 121 Phụ lục Số 05 Phân t ch hồi qui b ng SPSS .......................................... 130 Phụ lục Số 06 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật A ......... 154 Phụ lục Số 07 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật A ......... 156 Phụ lục Số 08 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật B ......... 158 iii
  6. Phụ lục Số 09 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật B ......... 160 Phụ lục Số 10 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 3 chiến thuật C ......... 162 Phụ lục Số 11 Giải ma trận hiệp phương sai cấp 2 chiến thuật C ......... 164 iv
  7. DANH SÁCH CÁC HÌNH STT Tên Trang 1.1 Đồ thị thỏa dụng theo thu nhập 13 2.1 Phân nhóm các biến quan sát 27 2.2 Sơ đồ phân tích khảo sát 31 2.3 Tỷ trọng “nhóm nghề” 33 2.4 Đồ thị phân phối đ tu i 35 3.1 Đồ thị SML và nhóm chiến thuật đầu tư 60 3.2 Đồ thị SML sàn HOSE thời điểm 27/01/2006 75 3.3 Đồ thị tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và thực tế so với kỳ gốc 85 DANH SÁCH CÁC BẢNG STT Tên Trang 2.1 Danh sách câu hỏi khảo sát và biến đại diện 29 2.2 Tần suất “giới tính” 32 2.3 Tần suất “nhóm nghề” 33 2.4 Tần suất tu i 34 2.5 Phân tích bảng “giới tính” 36 2.6 Phân tích bảng “nghề nghiệp” 38 2.7 Phân tích bảng “đ tu i” 39 2.8 Hệ số tương quan “tính chuyên nghiệp” 41 2.9 Hệ số tương quan “kh u vị r i ro” 42 2.10 Hệ số tương quan “hiệu quả đầu tư” 43 2.11 Hệ số tương quan “hiệu quả đầu tư” với “tính chuyên 43 nghiệp” và “kh u vị r i ro” 2.12 Tóm tắt kết quả hồi qui “tính chuyên nghiệp” 45 2.13 Tóm tắt kết quả hồi qui “kh u vị r i ro” 47 2.14 Tóm tắt kết quả hồi qui “hiệu quả đầu tư” 49 2.15 Tóm tắt kết quả hồi qui “hiệu quả đầu tư” với “tính chuyên 50 nghiệp” và “kh u vị r i ro” 3.1 Giá chứng khoán – P HOSE năm 2005 70 3.2 T ng lượng điều chỉnh – D HOSE năm 2005 71 3.3 Giá điều chỉnh – Pdc HOSE năm 2005 72 3.4 Tỷ suất sinh lợi thực tế – Rtt HOSE năm 2005 73 v
  8. 3.5 Chỉ số tại ngày 27/01/2006 74 3.6 Tỷ suất sinh lợi bình quân - Rbq tại ngày 27/01/2006 76 3.7 Phân b tài sản tối ưu tại ngày 27/01/2006 80 3.8 Tỷ lệ tiết kiệm và tỷ suất sinh lợi thực tế so với kỳ gốc 83 3.9 Kết quả hoạt đ ng quỹ đầu tư c phiếu mô phỏng 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT K hiệu viết tắt Diễn giải SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NHNN Ngân hàng Nhà nước UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước vi
  9. MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Thị trường chứng khoáng Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm nghiêm trọng do chịu ảnh hưởng chung của hai cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2008 với hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục bùng phát với quy mô còn lớn hơn rất nhiều. Trong bối cảnh đó cùng với những vấn đề nội tại chưa được giải quyết như: tính minh bạch, hiện tương làm giá, sự thiếu chuyên nghiệp, hệ thống khung pháp lý chưa hoàn thiện đã làm cho tình hình càng thêm trầm trọng, giá cổ phiếu liên tiếp lập đáy, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm,…hậu quả tất yếu làm mất đi chứng năng kênh dẫn vốn của thị trường chứng khoán. Khi xu hướng thoái vốn của một số quỹ nước ngoài đang dần hình thành nhằm bù đắp cho những khoản lỗ trên thị trường các nước phát triển thì vai trò của các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần phải được thể hiện rõ rệt để làm chủ tình hình, bảo toàn vốn đầu tư và bảo vệ thị trường. Tuy nhiên do hạn chế về tính chuyên nghiệp và khuynh hướng đầu tư mang tính “bầy đàn” nên hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân còn chưa cao. Bài nghiên cứu được viết nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết này, đó là nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc độ nhà đầu tư cá nhân. Không dừng lại ở đó bài nghiên cứu còn có giá trị trong việc cung cấp một quy trình đầu tư cổ phiếu có thể được triển khai mở rộng bằng công nghệ thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm đầu tư tự động áp dụng cho các quỹ, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính chuyên nghiệp. 1
  10. - Mục tiêu nghiên cứu: nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đầu tư theo cảm tính và thiếu sự chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư từ đó nâng cao vai trò của họ cũng như tự phòng vệ trước rủi ro trong bối cảnh hiện tại. Bằng cách khảo sát thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của cá nhân từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, bài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:  Nghiên cứu về khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của cá nhân như thế nào.  Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của cá nhân bằng việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả sau đó kiểm định giải pháp trong thực tiễn. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở phạm vị khu vực thành phố Hồ Chí Minh; - Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp định tính: dựa vào ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm đầu tư để lập bảng câu hỏi khảo sát thực trạng đầu tư;  Phương pháp định lượng: thiết kế bảng câu hỏi với đáp án trả lời được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ; sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS trong việc phân tích hiện trạng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân bằng phương pháp phân tích mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi qui tuyến tính; xây dựng và quản trị danh mục đầu tư mô phỏng thực tế điều kiện thị trường. 2
  11. - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: bài nghiên cứu có một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý thị trường chứng khoán như sau:  Giúp cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có cách nhìn tổng thể về hiện trạng đầu tư của cá nhân từ đó có những chính sách, định hướng điều chỉnh phù hợp.  Nâng cao hiệu quả đầu tư cho cá nhân bằng cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả. Mặt khác giảm thiểu thiệt hại của nhà đầu tư, từ đó bảo vệ thị trường trong bối cảnh đang suy giảm nghiêm trọng.  Cung cấp một quy trình đầu tư chứng khoán có thể áp dụng cho các thành phần tham gia trên thị trường. - Những điểm nổi bật: khả năng áp dụng thực tế cao không chỉ giới hạn ở phạm vi nhà đầu tư cá nhấn mà còn có thể áp dụng để xây dựng quy trình, chiến thuật đầu tư cho tổ chức, đặc biệt có thể mở rộng triển khai bằng công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm đầu tư tự động hóa. - Kết cấu của luận văn: đề tài được chia thành 3 chương:  Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: trình bày cơ sở lý luận của những lý thuyết được áp dụng trong bài nghiên cứu, bao gồm: mô hình định giá tài sản vốn – CAPM; lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư Markowitz…  Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: trình bày thực trạng đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, sau đó tiến hành khảo sát đối với các nhà đầu tư cá nhân trên phạm vi TP.HCM và phân tích kết quả; 3
  12.  Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN: đề xuất giải pháp thông qua việc thực hiện quy trình đầu tư bằng cách vận dụng kết hợp mô hình CAPM và lý thuyết Markowitz sau đó kiểm định quy trình bằng cách xây dựng và quản trị danh mục cổ phiếu mô phỏng với điều kiện thực tế. 4
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Hiệu quả đầu tư của cá nhân hoặc tổ chức trên thị trường chứng khoán sẽ do các nhân tố khách quan và chủ quan tác động. Các nhân tố khách quan bao gồm: các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: tỷ giá, lạm phát, lãi suất, tăng trưởng,… và các nhân tố vi mô nội tại doanh nghiệp: kết quả kinh doanh, tính minh bạch, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực hoạt động,…Các nhân tố chủ quan của nhà đầu tư bao gồm: khẩu vị rủi ro, tính chuyên nghiệp trong đầu tư, khả năng về tài chính,… Do các nhân tố khách quan nằm ngoài ý chí chủ quan của nhà đầu tư đồng thời tác động chung cho toàn thể các thành phần tham gia trên thị trường nên trong cùng một điều kiện về tài chính thì hiệu quả đầu tư sẽ do khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư quyết định, đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những nhà đầu tư với nhau. Thị trường chứng khoán suy cho cùng là một trò chơi có tổng lợi nhuận bằng 0, đồng nghĩa với việc phần thắng luôn thuộc về những người chơi chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm. Mặt khác dưới góc độ của nhà đầu tư cá nhân thì họ chỉ quan tâm đến những yếu tố mà mình có thể tác động hoặc kiểm soát. Trên giác độ đó bài viết nhằm nghiên cứu hiệu quả đầu tư chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan bao gồm khẩu vị rủi ro và tính chuyên nghiệp của bản thân nhà đầu tư, vì vậy các nội dung lý thuyết có liên quan sẽ bao gồm như sau: 1.1 Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường có tính rủi ro như thị trường chứng khoán thì luôn tuân thủ nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, 5
  14. cơ sở lý thuyết của vấn đề này được trình bày cụ thể trong mô hình định giá tài sản vốn – CAPM của tác giả William Sharpe. Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM do William Sharpe phát triển, mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng theo công thức sau: R = Rf + phần bù rủi ro = Rf +  x (Rm - Rf) Trong đó: Rf: lãi suất phi rủi ro, theo thông lệ trên thế giới lãi suất phi rủi ro được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có kỳ hạn 5 năm, đối với Việt Nam thì lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 2 năm. : Bêta là hệ số đo lường mức độ biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ biến động tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường. Bêta cổ phiếu được tính bằng công thức sau:  βi = бim/бm2 = Cov(Ri ,Rm)/Var(Rm) o Cov(Ri,Rm) : hiệp phương sai của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu i với tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường. o Var(Rm) : phương sai của tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường. Rm: Tỷ suất sinh lợi danh mục cổ phiếu thị trường. Đối với Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thì R m chính là tỷ suất sinh lợi của chỉ số VNIndex. Đường thị trường chứng khoán (SML): là tập hợp các điểm được hình thành bởi Bêta của tất cả chứng khoán tương ứng với từng mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Đối với từng cổ phiếu riêng lẻ nếu tỷ suất sinh lời thực tế cao hơn tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ nằm cao hơn đường SML đồng nghĩa việc bị thị trường định giá thấp là cơ hội để mua vào. Ngược lại với cổ phiếu có tỷ suất sinh lời thực tế thấp hơn tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ nằm phía dưới đường SML bị thị trường định giá cao là cơ hội bán ra. 6
  15. Chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế và tỷ suất sinh lời kỳ vọng là hệ số Alpha, ký hiệu α được tính bằng công thức sau:  α = Rtt - Rcapm o Rtt = (Pt – Pt-1 + Dt)/Pt-1 : Tỷ suất sinh lời thực tế của cổ phiếu sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của tất cả những sự kiện điều chỉnh vào giá chứng khoán. Với:  Pt : giá cổ phiếu thời điểm t;  Pt-1 : giá cổ phiếu kỳ trước;  Dt : tổng lượng điều chỉnh vào giá cổ phiếu trong thời kỳ t. o Rcapm : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng theo mô hình CAPM  α > 0 : cổ phiếu bị định giá thấp, cơ hội mua vào, α < 0 : cổ phiếu bị định giá cao, cơ hội bán ra. Ưu điểm của mô hình định giá tài sản vốn – CAPM - Giải thích một cách sâu sắc mối quan hệ giữ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng, giúp cho nhà đầu tư có một cách nhìn toàn diện về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. - Đơn giản, dễ áp dụng trong điều kiện thực tế, hữu ích đối với nhà đầu tư trong việc: xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng theo khẩu vị rủi ro, lựa chọn cổ phiếu khi thị trường định giá thấp hoặc cao. Nhược điểm của mô hình định giá tài sản vốn – CAPM - Hạn chế bởi nhiều giả định nên khi áp dụng vào thực tế một số giả định bị vi phạm làm cho tính đúng đắn của mô hình bị ảnh hưởng; - Giới hạn bởi hai nhân tố là lãi suất phi rủi ro và tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường đã bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng khác; - Rủi ro phi hệ thống có ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong thực tế. 7
  16. Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM là cơ sở lý thuyết để người viết vận dụng trong việc lựa chọn cổ phiếu theo khẩu vị rủi ro và tỷ suất sinh lợi phụ trội (α) sẽ được đề cập ở các chương sau. Sở dĩ mô hình CAPM được sử dụng do tính đơn giản dễ tính toán đồng thời lượng hóa được khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thông qua việc lựa chọn chỉ số Bêta của cổ phiếu. 1.2 Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz Liên quan đến vấn đề về tính hiệu quả của một danh mục đầu tư tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, cở sở lý luận của vấn đề này là toàn bộ nội dung lý thuyết danh mục đầu tư của tác giả Harry Markowitz. Lý thuyết danh mục đầu tư do Harry Markowitz giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1952 và xuất bản thành sách năm 1959, nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu về rủi ro, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và danh mục đầu tư. Trong đó đặc biệt đi sâu giải quyết vấn đề phân bổ tài sản hiệu quả của danh mục đầu tư bằng cách kết hợp một hay nhiều tài sản rủi ro và phi rủi ro với nhau. Danh mục đầu tư sẽ có tỷ trọng phân bổ tài sản hiệu quả theo lý thuyết Markowitz khi với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước thì phương sai/độ lệch chuẩn của danh mục thấp nhất, hoặc với một phương sai/độ lệch chuẩn chấp nhận cho trước thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục cao nhất. Trong nghiên cứu này người viết áp dụng theo ý thứ nhất đối với việc kết hợp nhiều tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro. Danh mục đầu tư P bao gồm N tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro có các thông tin như sau: - Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho trước của danh mục P: R kv - Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro: Rf - Tỷ lệ đầu tư vào tài sản phi rủi ro: w0 8
  17. - Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản rủi ro i: Rbqi - Phương sai tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản rủi ro i: бii = бi2 - Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời của tài sản rủi ro i và : бij - Tỷ lệ đầu tư vào tài sản rủi ro i: wi - Giải bài toán tối ưu xác định tỷ trọng đầu tư hiệu quả:  бp 2 = ∑∑бijwiwj => min  Rkv = Rfw0 + ∑wi Rbqi (1)  w0 + ∑wi = 1  Với i, = 1…N Đặt các ma trận đại diện như sau: w1 Rbq1 б 11 б 12 … б 1N w2 Rbq2 б 21 б 22 … б 2N W= R= ∆= … … … … … … wN RbqN б N1 бN2 … бNN Thế vào (1) ta có bài toán tối ưu dạng ma trận như sau:  бp 2 = WT∆W => min (1)   Rfw0 + RTW = Rkv (2)  w0 + 1TW = 1 Giải ma trận (2) ta có:  W* = [(Rkv – Rf)/(A * Rf2 – 2*B*Rf + C )]*[ ∆-1 * (R - Rf * 1)]  бp 2 = W*T∆W* Với: 9
  18.  A = 1 T * ∆-1 * 1  B = 1T * ∆-1 * R  C = RT * ∆-1 * R Ưu điểm của lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz - Giải quyết một cách trọn vẹn vấn đề về tính hiệu quả của danh mục đầu tư và là một hệ thống cơ sở lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của kinh tế tài chính nói chung; - Đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế, đặc biệt hữu ích đối với cá nhà quản lý quỹ trong việc phân bổ tài sản tối ưu. Nhược điểm của lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz - Dựa trên nền tản lý thuyết toán thống kê về phân phối chuẩn nên bị giới hạn bởi mô hình này, đặc biệt là hiện tượng tỷ suất sinh lợi của các tài sản tài chính phân phối phi chuẩn đã ảnh hưởng lớn đến kết quả của mô hình; - Tính chất thống kê từ dữ liệu quá khứ chỉ cho kết quả tối ưu thể hiện những gì đã xảy ra trong lịch sử không hoàn toàn phản ánh toàn bộ tương lai; - Giới hạn bởi một số giả định có thể bị vi phạm trong thực tế. Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz được vận dụng trong bài nghiên cứu này nhằm mục đích phân bổ tài sản tối ưu giữa các loại chứng khoán với tiền gửi tiết kiệm sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau. Đồng thời lý thuyết Markowitz cũng chỉ ra được tính hiệu quả của danh mục đầu tư được đo lường bởi hai đại lượng là tỷ suất sinh lợi và độ lệch chuẩn tuy nhiên trong thực tế tính hiệu quả của một danh mục đầu tư thông thường được đo lường bằng tỷ suất sinh lời của danh mục so với chỉ số thị trường, đây cũng chính là 10
  19. một tiêu chí báo cáo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các quỹ đầu tư trên thị trường. 1.3 Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày đặc biệt Nhằm phục vụ cho việc tính toán các chỉ số trong mô hình CAPM và lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz được chính xác, phản ánh đầy đủ giá trị doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến vấn đề về giá cổ phiếu vào những ngày đặc biệt. Ngày đặc biệt trong bài viết này đề cập là ngày giao dịch không hưởng quyền của những quyền mà làm thay đổi giá tham chiếu cổ phiếu không phải do yếu tố cung cầu trên thị trường quyết định. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các quyền sẽ được điều chỉnh kỹ thuật vào giá tham chiếu cổ phiếu bao gồm: quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận thưởng/cổ tức bằng tiền mặt, quyền nhận thưởng/cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu không loại trừ các yếu tố điều chỉnh kỹ thuât này thì các chỉ số Bêta, Alpha, tỷ suất sinh lợi, phương sai, độ lệch chuẩn sẽ bị sai dẫn đến việc áp dụng mô hình CAPM và Markowitz hoàn toàn không có ý nghĩa. PRt-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt Ptc = ---------------------------------------------------------------------------------------------- 1+ I1 + I2 + I3 Trong đó : PRt-1 : là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền Ptc : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu I2 : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu I3 : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức bằng cổ phiếu TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu TTHt : Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu 11
  20. Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu Gọi D là tổng lượng điều chỉnh vào giá tại ngày đặc biệt, ta có: D = PRt-1 - Ptc Trên thực tế có thể căn cứ vào bảng giao dịch điện tử để tính nhanh tổng lượng điều chỉnh D theo công thức sau: D = Giá đóng cửa của phiên liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền + lượng giá giảm – lượng giá tăng – Giá đóng cửa tại ngày giao dịch không hưởng quyền Tổng lượng điều chỉnh sẽ được loại trừ khỏi giá cổ phiếu khi tính toán chỉ số của mô hình. 1.4 Phân loại nhà đầu tư và khẩu vị rủi ro Phân loại nhà đầu tư: nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung nếu xét theo tiêu chí tính cá nhân hay tập thể của chủ thể tham gia thị trường thì được phân thành 2 loại: - Nhà đầu tư tổ chức: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư tài chính,…bao gồm tất cả những tổ chức tham gia đầu tư mua bán trên thị trường; - Nhà đầu tư cá nhân: bao gồm tất cả những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi và điều kiện tài chính tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Sự khác biệt về danh mục đầu tư của cá nhân và tổ chức nằm ở hai yếu tố đó là tính chuyên nghiệp và khả năng tài chính, trong khi danh mục đầu tư của tổ chức được xây dựng bài bản hoặc chí ít do những người có kiến thức, kinh nghiệm đầu tư xây dựng cùng với lượng vốn dồi dào thì danh mục đầu tư của cá nhân hoàn toàn ở phía ngược lại. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2