Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy<br />
định của pháp luật Việt Nam : \ Luận<br />
văn ThS. Luật: 60 38 50 \ Phạm Thị<br />
Ngoan ; Nghd. : TS. Vũ Quang<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
2.1.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.4.<br />
2.4.1.<br />
2.4 2.<br />
2.5.<br />
2.6.<br />
<br />
TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT<br />
BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TẬP TRUNG<br />
KINH TẾ<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.1.4.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.2.4.<br />
<br />
Những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế<br />
Sự hình thành và phát triển của hiện tượng tập trung<br />
kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam<br />
Khái niệm và bản chất pháp lý của tập trung kinh tế<br />
Các hình thức tập trung kinh tế<br />
Tác động của tập trung kinh tế đối với nền kinh tế<br />
Kiểm soát bằng pháp luật đối với tập trung kinh tế<br />
Các luận cứ cho việc kiểm soát tập trung kinh tế<br />
Vai trò của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế<br />
Những yếu tố chi phối hoạt động về kiểm soát tập trung<br />
kinh tế<br />
Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tập<br />
trung kinh tế một số nước trên thế giới và Việt Nam<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT<br />
TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
5<br />
<br />
31<br />
40<br />
40<br />
45<br />
51<br />
52<br />
56<br />
61<br />
61<br />
62<br />
64<br />
66<br />
68<br />
<br />
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT<br />
TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM<br />
<br />
9<br />
10<br />
12<br />
15<br />
15<br />
17<br />
20<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
23<br />
<br />
3.2.3.<br />
<br />
31<br />
<br />
Các quy định về tập trung kinh tế trong hệ thống pháp<br />
luật Việt Nam<br />
Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế<br />
Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật các nước<br />
Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật<br />
Việt Nam<br />
Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế<br />
Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật các nước<br />
Trình tự, thủ tục xem xét tập trung kinh tế theo Luật<br />
cạnh tranh Việt Nam<br />
Tố tụng cạnh tranh (vụ việc tập trung kinh tế)<br />
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh<br />
Trình tự tố tụng cạnh tranh (vụ việc về tập trung kinh tế)<br />
ở Việt Nam<br />
Xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế<br />
Cơ quan quản lý cạnh tranh trong kiểm soát tập trung<br />
kinh tế<br />
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />
<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
<br />
Một số căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện pháp luật về tập trung kinh tế ở Việt Nam<br />
Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm<br />
soát tập trung kinh tế ở Việt Nam<br />
Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung<br />
kinh tế<br />
Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong<br />
kiểm soát tập trung tế<br />
Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật kiểm soát tập trung<br />
kinh tế<br />
<br />
68<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
86<br />
88<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
2<br />
<br />
69<br />
70<br />
78<br />
82<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
91<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Tập trung kinh tế là một hiện tượng bình thường trong đời sống kinh tế,<br />
là hành vi của doanh nghiệp. Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị<br />
trường xuất phát điểm từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, các doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ chiếm một số lượng chủ yếu thì việc các doanh nghiệp đó tìm cách<br />
liên kết, tập trung lại với nhau là một điều tất yếu và rất cần thiết. Mặt khác,<br />
trong bối cảnh chúng ta đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đã xuất hiện<br />
các công ty đa quốc gia, với tiềm lực mạnh mẽ về kinh tế các công ty đa<br />
quốc gia này đã, đang và sẽ tiến hành các vụ tập trung kinh tế nhằm hình<br />
thành vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp<br />
Việt Nam bị loại khỏi thương trường, gây tác hại tiêu cực đến nền kinh tế thị<br />
trường non trẻ Việt Nam. Rõ ràng các hành vi tập trung kinh tế có các tác<br />
động khác nhau và tác động trực tiếp đến sự vận hành của thị trường - cần<br />
thiết phải được pháp luật điều chỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của<br />
việc tập trung kinh tế dẫn đến độc quyền nên hầu hết các quốc gia trên thế<br />
giới đều ban hành pháp luật để kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế.<br />
Bài học đầu tiên đối với Việt Nam là học tập kinh nghiệm của các<br />
nước có nền kinh tế thị trường trong việc kiểm soát các hành vi tập trung<br />
kinh tế và phải điều chỉnh, ban hành kịp thời các quy định pháp luật cụ<br />
thể về vấn đề này. Tuy nhiên các quy định pháp luật về kiểm soát tập<br />
trung kinh tế ở Việt Nam còn mới mẻ, khoa học pháp lý có ít những công<br />
trình nghiên cứu toàn diện, công phu. Vì vậy tác giả đã mạnh dạn lựa<br />
chọn nghiên cứu đề tài: "Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của<br />
pháp luật Việt Nam".<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Hiện tượng tập trung kinh tế nói riêng và cạnh tranh nói chung đều<br />
được các quốc gia trên thế giới quan tâm và kiểm soát bằng nhiều cách<br />
khác nhau như: chính sách thuế, kiểm soát giá cả, quốc hữu hoá, ban<br />
hành pháp nhau trong đó việc các quốc gia ban hành pháp luật được xem<br />
là công cụ hữu hiệu nhất.<br />
5<br />
<br />
Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày<br />
03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Đây cũng là lần đầu tiên vấn<br />
đề về kiểm soát tập trung kinh tế mới được quy định một cách có hệ<br />
thống. Do vậy dưới giác độ khoa học pháp lý, công việc nghiên cứu về<br />
kiểm soát tập trung kinh tế mới chỉ dừng lại trong một số bài viết cho các<br />
tạp chí, các báo điện tử hoặc với tính chất là một chuyên đề trong đề tài<br />
khoa học cấp trường, cấp Bộ mà chưa có công trình nào khảo cứu chuyên<br />
sâu, được xem xét một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể. Như vậy, tính<br />
đến thời điểm mà tác giả lựa chọn và bảo vệ đề tài: "Kiểm soát tập trung<br />
kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam" thì có thể được coi là vấn<br />
đề còn mới ở Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa việc tác giả phải đối<br />
mặt, song hành với nhiều cơ hội thách thức và khó khăn.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br />
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất, nội dung của tập trung<br />
kinh tế và pháp luật cạnh tranh kiểm soát hành vi tập trung kinh tế, từ đó<br />
đưa ra phương hướng và các giải pháp khi xây dựng, hoàn thiện và nâng<br />
cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh điều chỉnh vấn đề này. Để đạt<br />
được mục đích trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau:<br />
Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế.<br />
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh kiểm soát các<br />
hành vi tập trung kinh tế ở Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với pháp<br />
luật cạnh tranh ở một số nước trên thế giới.<br />
Đưa ra phương hướng và một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện<br />
pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế để đảm bảo tính hệ thống, đồng<br />
bộ với các quy định của pháp luật hiện hành về cạnh tranh và hài hòa với<br />
pháp luật quốc tế.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
Mặc dù người viết có tinh thần quyết tâm cao muốn tìm hiểu việc<br />
pháp luật kiểm soát hành vi tập trung kinh tế trong tổng thể các mối quan<br />
hệ pháp luật khác nhau nhưng theo yêu cầu và giới hạn của luận văn tốt<br />
6<br />
<br />
nghiệp cao học luật, người viết không thể có tham vọng nghiên cứu sâu<br />
tất cả các vấn đề pháp luật liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế mà<br />
chỉ ở một số các quy định trong Bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật<br />
đầu tư, luật chứng khoán. Nhưng chủ yếu tác giả nghiên cứu cụ thể và<br />
luận giải bằng hệ thống các quy phạm trong Luật cạnh tranh. Hy vọng<br />
một ngày không xa tác giả sẽ được quay trở lại nghiên cứu đề tài mà<br />
mình yêu thích này ở mức độ hoàn thiện, toàn diện hơn.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát<br />
hóa, so sánh luật học kết hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về<br />
nhà nước và pháp luật, đồng thời quán triệt sâu sắc các đường lối, chủ<br />
trương, chính sách của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa để giải quyết những mục đích, nhiệm vụ do<br />
đề tài đặt ra.<br />
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn<br />
Luận văn đã lý giải được cơ sở khoa học về sự ra đời của tập trung<br />
kinh tế, làm rõ đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế và ảnh hưởng của<br />
tập trung kinh tế đến nền kinh tế.<br />
Luận văn đã phân tích khá toàn diện quá trình kiểm soát tập trung<br />
kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam và pháp luật cạnh tranh một<br />
số nước trên thế giới.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở<br />
Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật<br />
về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam.<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG<br />
VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT<br />
ĐỐI VỚI TẬP TRUNG KINH TẾ<br />
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế<br />
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hiện tượng tập trung kinh tế trên thế<br />
giới và ở Việt Nam<br />
* Tập trung kinh tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:<br />
Thứ nhất, do nhu cầu tăng hiệu quả kinh tế và nắm vị thế độc quyền<br />
trên thị trường.<br />
Thứ hai, do tác động của cạnh tranh và nhu cầu chia sẻ rủi ro trong<br />
kinh doanh<br />
Thứ ba, do các cuộc khủng hoảng kinh tế.<br />
* Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động tập trung kinh tế:<br />
<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm soát tập trung kinh<br />
tế và kiểm soát bằng pháp luật đối với tập trung kinh tế.<br />
<br />
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do tác động của tiến bộ khoa học<br />
kỹ thuật đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và đẩy nhanh quá trình<br />
tích tụ, tập trung tư bản, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Như<br />
vậy, tập trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản. Tập<br />
trung kinh tế được thể hiện dưới các hình thức sáp nhập, mua lại xí<br />
nghiệp: các xí nghiệp lớn luôn tìm cách mua lại các xí nghiệp nhỏ, yếu<br />
hơn; còn các xí nghiệp nhỏ liên kết, sáp nhập với nhau để tránh nguy cơ<br />
bị các xí nghiệp lớn thôn tính. Ở Mỹ nửa đầu thập kỷ 1980 đã diễn ra<br />
hàng loạt những vụ hợp nhất bắt đầu từ các công ty hoạt động trong<br />
ngành công nghiệp, sau đó lấn sang toàn bộ nền kinh tế và cuối cùng tràn<br />
ra toàn thế giới.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng<br />
cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật cạnh tranh trong quá trình kiểm soát<br />
các hành vi tập trung kinh tế ở nước ta.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ<br />
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
Việt Nam hình thức tập trung kinh tế xuất hiện đầu tiên là các Tổng<br />
công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90 và 91/TTg của<br />
Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3//1994 (gọi tắt là Tổng công ty 90 và 91).<br />
Song thực chất, việc tính thành các Tổng công ty 90 và 91 lại là sự liên<br />
minh, sáp nhập theo thể thức hành chính chứ không mang bản chất của hành<br />
vi tập trung kinh tế theo quy định của hệ thống pháp luật cạnh tranh.<br />
<br />
Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại<br />
hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản<br />
phẩm và không gian).<br />
<br />
Khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật đầu tư<br />
nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 đã xuất hiện<br />
các vụ sáp nhập, hợp nhất, liên doanh.. Trong suốt thời gian qua trước<br />
khi có Luật cạnh tranh 2004, chúng ta đã giảm số lượng từ trên 13000<br />
doanh nghiệp nhà nước xuống còn trên 3000 doanh nghiệp thông qua<br />
việc hợp nhất các doanh nghiệp lại với nhau<br />
<br />
Tập trung kinh tế theo đường chéo là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại,<br />
liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường<br />
sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau.<br />
<br />
1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của tập trung kinh tế<br />
Tập trung kinh tế ở Việt Nam được xem xét theo ba cách tiếp cận cơ bản:<br />
Thứ nhất: Với tính chất là quá trình gắn liền với hơn hình thành và<br />
thay đổi của cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế được hiểu là quá trình<br />
mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm<br />
đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng<br />
trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất.<br />
Thứ hai: Với tính chất là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung<br />
kinh tế (còn gọi là tập trung tư bản) được hiểu là sự gia tăng tư bản do<br />
hợp nhất nhiều tư bản lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác<br />
Thứ ba: Dưới góc độ pháp luật, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định<br />
các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 quy<br />
định tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh. Chỉ có<br />
các trường hợp tập trung kinh tế tạo ra trên 50% thị phần kết hợp trên thị<br />
trường liên quan mới tiềm ẩn nguy cơ hạn chế cạnh tranh,<br />
1.1.3. Các hình thức tập trung kinh tế<br />
<br />
Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại<br />
hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người<br />
bán với nhau.<br />
<br />
1.1.4. Tác động của tập trung kinh tế đối với nền kinh tế<br />
Tập trung kinh tế là một hiện tượng kinh tế xuất hiện trong môi<br />
trường tự do cạnh tranh. Sự ra đời của hiện tượng tập trung kinh tế có tác<br />
động nhất định tới cơ cấu nền kinh tế nói chung và cạnh tranh nói riêng.<br />
Tuy nhiên tác động của tập trung kinh tế tới cạnh tranh cũng được đánh<br />
giá theo hai mặt tích cực và tiêu cực của nó.<br />
- Tập trung kinh tế tạo ra quy mô kinh doanh lớn (đặc biệt hữu ích đối<br />
với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia tập trung kinh tế<br />
- Tập trung kinh tế giúp thúc đẩy tiến Bộ khoa học kỹ thuật: Với sự<br />
phát triển như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã<br />
rút ngắn chu kỳ sống của các thế hệ công nghệ, vì vậy để đứng vững và<br />
giành được ưu thế trên thương trường bắt buộc các doanh nghiệp luôn<br />
phải đầu tư đổi mới công nghệ.<br />
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi đối với nền kinh tế, tập<br />
trung kinh tế cũng có những mặt tiêu cực sau: "Tự do cạnh tranh đẻ ra<br />
tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một<br />
mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền". Như vậy tập trung kinh tế là<br />
"cửa ngõ" tạo ra những doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể<br />
hoặc tăng quyền lực của thị trường mà doanh nghiệp duy nhất đã vốn có<br />
hoặc tán ra sự độc quyền.<br />
<br />
Tập trung kinh tế bao gồm tập trung theo chiều ngang, tập trung theo<br />
chiều dọc hoặc tập trung theo đường chéo (tập trung hỗn hợp).<br />
<br />
- Tập trung kinh tế còn làm giảm đối thủ cạnh tranh độc lập trên thị<br />
trường và tạo điều kiện "thúc đẩy" những doanh nghiệp còn lại tham gia<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />