Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp và thực tế các thương vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, để từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÚY NGA MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÚY NGA MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Thúy Nga i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của thầy cô trong tổ bộ môn, các phòng ban của Khoa Luật, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Lan Hương đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Luật cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ phòng Đào tạo, Bộ môn Luật Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN ...............................................10 1.1. Tổng quan về mua bán doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển .......................................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm mua bán doanh nghiệp .............................................10 1.1.2. Đặc thù mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ...........................13 1.1.3. Lợi ích của mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển.......................15 1.2. Tổng quan pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ................16 1.2.1. Khái niệm pháp luật về mua bán doanh nghiệp .........................................16 1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp ......................18 1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển .................................................................................................19 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới .........................................................................................................22 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ ..................................................................................23 1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .........................................................................25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN .........................................................................................29 2.1. Chủ thể tham gia mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển.....................29 2.1.1. Chủ thể bán .................................................................................................29 iii
- 2.1.2. Chủ thể mua ................................................................................................30 2.2. Hình thức mua bán doanh nghiệp ......................................................................32 2.2.1. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp ..................................................................32 2.2.2. Mua bán một phần doanh nghiệp...............................................................34 2.3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp ......................................................................40 2.4. Định giá trong mua bán doanh nghiệp ...............................................................43 2.4.1. Định giá trong giao dịch mua toàn bộ doanh nghiệp ..................................43 2.4.2. Định giá trong giao dịch mua một phần doanh nghiệp...............................45 2.4.3. Một số phƣơng pháp định giá trên thế giới.................................................46 2.5. Các vấn đề liên quan hậu mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ................47 2.5.1. Chuyển đổi doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc ....................47 2.5.2. Nghĩa vụ thuế của bên mua và bên bán ......................................................49 2.5.3. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác của doanh nghiệp .............................51 2.6. Một số thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển điển hình tại Việt Nam ...................................................................................................................52 2.6.1. Thƣơng vụ mua bán giữa Grab và Uber .....................................................52 2.6.2. Thƣơng vụ mua bán giữa Qantas Airways và Pacific Airlines ..................59 2.6.3. Thƣơng vụ mua nợ của doanh nghiệp và chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu ...64 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN ..................................................................................................................69 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển .......................................................................................................................69 3.1.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế tƣ nhân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài..........69 3.1.2. Chính sách phát triển hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ...................................................................................................................71 3.1.3. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển .................................................................................................74 iv
- 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ......................................................................................................78 3.2.1. Kiến nghị về chủ thể mua doanh nghiệp không thuộc sở hữu 100% vốn nhà nƣớc ................................................................................................................78 3.2.2. Kiến nghị về hình thức mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ....79 3.2.3. Kiến nghị về định giá trong mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển....81 3.2.4. Kiến nghị về tỷ lệ cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm kiểm soát doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển .............................................................................82 3.2.5. Kiến nghị về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế ......................................84 3.2.6. Kiến nghị về việc ứng dụng công nghệ trong quản lý của Nhà nƣớc........85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................87 KẾT LUẬN ...............................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................90 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCP : Công ty Cổ phần DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DATC : Vietnam Debt and Asset Trading Corporation FTC : US Federal Trade Commission GATS : General Agreement on Trade in Services HTX : Hợp tác xã JFTC : Japan Fair Trade Commission TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAMC : Vietnam Asset Management Company VOSCO : Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company WTO : World Trade Organization vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới các vụ mua bán doanh nghiệp đã có sự khởi đầu mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2018 và năm 2018 đƣợc dự đoán là năm phá vỡ kỷ lục về những vụ mua bán doanh nghiệp đã từng đƣợc ghi nhận trong năm 2007. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia khác nhau lại có những diễn biến khác nhau, kết quả nghiên cứu của Công ty kiểm toán và tƣ vấn tài chính quốc tế EY có trụ sở tại London (Anh) cho biết tại Thụy Sĩ 6 tháng đầu năm 2018 đã có 7 thƣơng vụ mua lại hay đầu tƣ mua cổ phần từ các nhà đầu tƣ Trung Quốc. Minh chứng thêm về xu hƣớng này, dữ liệu trong báo cáo do hãng tin Thomson Reuters cung cấp, các giao dịch trị giá hơn 5 tỷ USD tăng 226%. Tổng giá trị các vụ giao dịch mua bán doanh nghiệp nói chung đã tăng tổng cộng 64% trong nửa đầu năm. Trong khi thị trƣờng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam cũng ngày càng trở nên sôi động, giai đoạn 2009-2018 đã có 4.353 thƣơng vụ, với tổng giá trị đạt 48,8 tỷ USD đƣợc thực hiện. Trong đó, tổng giá trị năm 2017 đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trƣớc đến nay và tăng trƣởng 175% so với năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp đạt 3,55 tỷ USD (bằng 155% cùng kỳ năm 2017) [70] và tổng giá trị các thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp năm 2018 đạt 7,64 tỷ USD bằng 74,9% so với năm 2017. Thống kê 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp đƣợc công bố tại Việt Nam đạt 1,9 tỷ (bằng 53% năm 2018). Giá trị các thƣơng vụ mà bên mua là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua lại cổ phần trong nƣớc theo một thống kê của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2,64 tỷ USD [78]. Mặc dù có sự giảm về giá trị thƣơng vụ so với năm 2017, nhƣng năm 2018 và năm 2019 thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp vẫn diễn ra mạnh mẽ so với giai đoạn trƣớc năm 2017. Mua bán doanh nghiệp không còn là vấn đề xa lạ với các thƣơng nhân và doanh nghiệp trong nƣớc khi có 10 năm tồn tại và phát triển. Hiện nay, mua bán doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn khi thực hiện giao dịch thông qua các sàn 1
- mua bán doanh nghiệp của ICE Bank, Lạc Việt, TigerInvest… Đây là nơi giúp ngƣời bán tìm đƣợc nhà đầu tƣ phù hợp và ngƣời mua có nhiều cơ hội lựa chọn đầu tƣ, tận dụng đƣợc thƣơng hiệu, nhân lực, hệ thống vận hành của doanh nghiệp mà họ mua lại với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, mua bán doanh nghiệp góp phần rút ngắn quá trình xây dựng thƣơng hiệu cho các nhà đầu tƣ hơn là thành lập công ty mới. Đồng thời, với những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển, có nguy cơ phá sản, hoặc cần một nguồn lực mới về tài chính, nhân sự, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... thì việc bán doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả. Ngoài những ý nghĩa tích cực nêu trên, việc một doanh nghiệp lớn có lợi thế cạnh tranh, gây sức ép, mua lại các doanh nghiệp nhỏ nhằm thống lĩnh hay việc thực hiện giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích trốn nợ thuế nhà nƣớc đều gây nguy hại, ảnh hƣởng đến nền kinh tế của quốc gia và ngƣời tiêu dùng. Mua bán của các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển cũng không nằm ngoài sự vận động này. Các thƣơng vụ mua bán của các tập đoàn lớn đã để lại nhiều ảnh hƣởng đối với nƣớc ta, đặc biệt thƣơng vụ mua bán giữa Grab và Uber gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu và các nhà làm luật khi họ cho rằng việc mua bán này có thể sẽ tạo thế độc quyền trong thị trƣờng vận chuyển sử dụng công nghệ, cũng nhƣ việc xử lý hậu mua bán doanh nghiệp nhƣ vấn đề thu thuế đối của các bên tham gia thƣơng vụ. Một điển hình vừa nêu chƣa thể kết luận đƣợc những tác động cũng nhƣ hậu quả của thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển đối với nền pháp lý và kinh tế của Việt Nam. Do vậy, luận văn đƣợc thực hiện sẽ nghiên cứu quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp, nghiên cứu một số thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, chỉ ra những bất cập từ đó đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp tại thị trƣờng Việt Nam. Công trình nghiên cứu với tên đề tài “Mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển theo pháp luật Việt Nam” có tính cấp thiết, giá trị pháp lý và tính thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu là gợi mở quan trọng đối với các nhà đầu tƣ, doanh 2
- nghiệp tham khảo để xây dựng chiến lƣợc phù hợp trong hoạt động mua bán doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng gợi mở cho các nhà làm luật những bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật, xây dựng khuôn khổ pháp lý đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, tránh những diễn biến của tổn thất cho lợi ích công và các lợi ích xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai. 2. Tình hình nghiên cứu Trong kinh doanh, các giao dịch mua bán hầu hết đều chịu sự điều chỉnh đơn của pháp luật chuyên ngành, nhƣng mua bán doanh nghiệp lại phức tạp và phát sinh vô số vấn đề trên phạm vi rộng từ quy định về chủ thể, hình thức liên quan đến pháp luật doanh nghiệp; hợp đồng, định giá liên quan đến pháp luật dân sự; chào bán cổ phần liên quan đến pháp luật chứng khoán; xử lý vấn đề nộp thuế sau mua bán doanh nghiệp liên quan đến pháp luật thuế,... và thậm chí hoạt động mua bán doanh nghiệp còn ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế xã hội và nền tài chính quốc gia. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ những ảnh hƣởng tiềm ẩn rủi ro của hoạt động mua bán doanh nghiệp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới và ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến một số công trình khoa học sau: Công trình nghiên cứu liên quan đến mua bán doanh nghiệp của các tác giả nước ngoài “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z” của Andrew J.Sherman, Milledge A.Hart, Nxb Tri Thức, Hà Nội 2009 cung cấp cái nhìn tổng quát về các bƣớc quan trọng khi tiến hành các thƣơng vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, những bài học và hƣớng dẫn cơ bản trong lần đầu tiên thực hiện thƣơng vụ mua bán và sáp nhập với các nội dung sau: Thứ nhất, giải thích thuật ngữ và nêu ra các hình thức của mua bán doanh nghiệp là mua tài sản của doanh nghiệp, mua cổ phiếu, mua lại doanh nghiệp dựa trên vốn vay nợ, mua lại doanh nghiệp để giữ quyền quản lý. Thứ hai, cuốn sách giới thiệu chủ thể tham gia thƣơng vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, mục tiêu, động cơ của các bên. 3
- Thứ ba, cuốn sách cũng đã nêu những công việc cần thiết phải làm để thực hiện việc mua bán và ký kết hợp đồng cũng nhƣ bảo mật một số nội dung thông tin trong thƣơng vụ mua bán và sáp nhập. Thứ tư, cuốn sách giới thiệu phần cốt lõi của thƣơng vụ mua bán và sáp nhập là công việc thẩm định chi tiết doanh nghiệp mục tiêu của bên mua. Quá trình này sẽ xem xét toàn diện cẩn trọng về mặt pháp lý, tài chính và chiến lƣợc, quan hệ hợp đồng, lịch sử hoạt động và cấu trúc tổ chức của bên bán. Thứ năm, cuốn sách nêu ra vấn đề định giá doanh nghiệp, bao gồm phƣơng pháp định giá tiêu chuẩn theo nguyên tắc nhất định và phù hợp với giá thị trƣờng. Thứ sáu, cuốn sách chỉ ra các vấn đề tài chính để thực hiện thƣơng vụ mua bán và sáp nhập bao gồm chi phí vốn và nguồn tài chính sau các thƣơng vụ mua bán và sáp nhập, trong khi đây là những thông tin có tính bảo mật cao không đƣợc công bố rộng rãi. Thứ bảy, dẫn ra các quy định và vai trò của nhà nƣớc trong việc điều tiết chung đối với tất cả các thƣơng vụ mua bán và sáp nhập nhƣ chống độc quyền, môi trƣờng, chứng khoán và các vấn đề phúc lợi nhân viên. Thứ tám, các vấn đề sau mua bán và sáp nhập cũng đƣợc cuốn sách viết rất cụ thể chi tiết. Có thể nói đây là một cuốn sách gối đầu giƣờng của các nhà đầu tƣ khi muốn thực hiện các hoạt động mua bán doanh nghiệp bởi sự cụ thể, chi tiết. Cuốn sách đƣợc đánh giá có vai trò nhƣ nhà tƣ vấn pháp lý, tài chính, đầu tƣ, và cả vai trò của một nhà tâm lý học cho các chủ thể muốn thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp. Tuy đƣợc đánh giá cao, nhƣng các vấn đề mà cuốn sách đề cập đều mang tính khái quát ở tầm vĩ mô, và đƣợc đề cập ở khía cạnh kinh tế. Trong khi thị trƣờng mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển cũng nhƣ các quy định pháp luật ở mỗi nƣớc về lĩnh vực này là khác nhau. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chƣa đề cập đến những tác động và ảnh hƣởng của hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển đối với nền kinh tế, tài chính của một quốc gia ở mỗi giai đoạn khác nhau. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu, phân tích quy định pháp luật và một số vụ việc thực tế diễn ra tại một quốc gia cụ thể, để từ đó rút ra nhận xét về những 4
- bất cập pháp lý và lỗ hổng pháp luật trong hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Đồng thời đƣa ra những kiến nghị cụ thể để thúc đẩy phát triển thị trƣờng mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Xuất phát từ tình hình nêu đã nêu học viên đƣa ra ý tƣởng nghiên cứu luận văn. Các công trình nghiên cứu liên quan đến mua bán doanh nghiệp của các tác giả trong nước: + Ấn phẩm sách, bài viết: Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì đề tài “Việt Nam M&A review 2011-2012”. Đây là ấn phẩm đánh giá toàn cảnh bức tranh về hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Trong đó nổi bật với một số bài nghiên cứu của T.S. Vũ Anh Dũng “Để không rơi vào “bẫy” cộng hưởng” và Nguyễn Việt Khôi “Định giá nhãn hiệu trong hoạt động M&A”. Phạm Trí Hùng, Đặng Thế Đức “M&A - Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam - Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán”, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 2011 là cuốn sách phân tích các thƣơng vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam với các nội dung sự cần thiết sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp, khuôn khổ pháp lý để thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp. Cùng các mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp, chuyển nhƣợng cổ phần, biên bản ghi nhớ. Cuốn sách đƣợc ghi nhận là nguồn tƣ liệu cung cấp thông tin cho bên bán doanh nghiệp. + Luận văn, luận án: Mai Vân Anh (2009), Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, ĐHQGHN; Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Huyền (2017), Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài: Kinh nghiệm nước ngoài và gợi ý đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, ĐHQGHN; 5
- Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2009), Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, ĐHQGHN. Các công trình nghiên cứu trên đều đƣợc nghiên cứu ở góc độ khoa học pháp lý, có những công trình đã có hƣớng nghiên cứu về mặt thực tiễn nhƣng là hƣớng dẫn cơ bản các quy định, trình tự, thủ tục pháp luật mà chƣa nghiên cứu về thực tiễn áp dụng với các trƣờng hợp mua bán doanh nghiệp cụ thể trong lĩnh vực vận chuyển. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu rõ hơn về hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Đây là một công trình nghiên cứu mới nhƣng sẽ là một mảnh ghép hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp và thực tế các thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, để từ đó đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển tại Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, pháp luật và thực tiễn về mua bán doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, lợi ích của mua bán doanh nghiệp đối với các bên tham gia quan hệ mua bán, nghiên cứu nội dung pháp luật về mua bán doanh nghiệp nhƣ chủ thể, hình thức, hợp đồng, định giá, đặc biệt luận văn nghiên cứu vấn đề xử lý sau thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp. Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển và đƣa ra nhận xét về những bất cập, lỗ hổng pháp lý của thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển đó trên thị trƣờng Việt Nam. Thứ ba, luận văn đƣa ra quan điểm, định hƣớng, chính sách phát triển ngành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển tại Việt Nam trong thời gian tới. 6
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp và nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu một số trƣờng hợp mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển trên thị trƣờng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu số liệu qua các năm. Đồng thời nghiên cứu diễn biến về thời gian của một số thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp diễn giải quy nạp cùng với phân tích lý luận và thực tiễn. Phƣơng pháp lịch sử: bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tƣợng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tƣợng. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng I của luận văn. Phƣơng pháp so sánh: đƣợc dùng liên tục trong quá trình phân tích số liệu, tài liệu cũng nhƣ xây dựng nghiên cứu tại chƣơng II của luận văn. Phƣơng pháp diễn giải, quy nạp: đƣợc sử dụng để đƣa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển thị trƣờng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng III của luận văn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Trên cơ sở sự kế thừa có chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu trƣớc về mua bán doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài. Bên cạnh sự chủ động, tích cực của bản thân. Luận văn là kết quả của học viên với quá trình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc đƣa ra một số tính mới và đóng góp sau: 7
- Thứ nhất, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Trong khi, những công trình nghiên cứu đã công bố trƣớc thuần khoa học pháp lý thì luận văn của học viên đƣa ra một góc nhìn thực tế của hoạt động mua bán doanh nghiệp trong đó có hoạt động mua bán của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực vận chuyển. Thứ hai, luận văn đƣa ra khái niệm mua bán doanh nghiệp và số liệu cho thấy sự phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Chỉ ra những lợi ích của mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Tổng quan các nội dung pháp lý chính liên quan đến mua bán doanh nghiệp và chỉ ra những bất cập tồn tại trong các quy định về chủ thể mua bán, hình thức mua bán, hợp đồng mua bán, định giá doanh nghiệp và các quy định về xử lý sau mua bán doanh nghiệp. Thứ ba, luận văn đƣa ra đặc thù của hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Phân tích thực trạng các loại hình mua bán doanh nghiệp. Phân tích thực tiễn một số thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển ở Việt Nam và đƣa ra nhận xét riêng cho từng thƣơng vụ mua bán. Tất cả đều là điểm sáng của luận văn, đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể và bài bản về vấn đề này. Thứ tư, luận văn đƣa ra quan điểm, định hƣớng và kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển tại thị trƣờng Việt Nam. Qua đó giải quyết vấn đề còn hạn chế, thúc đẩy hoạt động mua bán doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu khi Việt Nam đang mở cửa cho các hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Thứ năm, luận văn gợi mở những vấn đề cần nghiên cứu trong tƣơng lai nhƣ chính sách phát triển ngành vận chuyển và hoạt động mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển trên cao và vận chuyển dƣới lòng đất. Đồng thời, đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho những gợi mở đã nêu. Đây là tính mới, điểm sáng trong nghiên cứu của luận văn. 8
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục, Luận văn chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển và pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. Chƣơng 3: Định hƣớng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển. 9
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN CHUYỂN 1.1. Tổng quan về mua bán doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm mua bán doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp Xu hƣớng mở rộng, thống lĩnh thị trƣờng là xu hƣớng tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để mở rộng sức ảnh hƣởng của mình buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau, một là tự thân doanh nghiệp phát triển, hai là giảm thị phần của doanh nghiệp đối thủ bằng cách mua lại, theo đó thị trƣờng tồn tại các hình thức mua bán doanh nghiệp nhƣ mua bán toàn bộ, mua bán một phần doanh nghiệp. Có nhiều cách hiểu khác nhau về mua bán doanh nghiệp trên thế giới và tên gọi quốc tế của nó là M&A (Mergers and Acquisitions). David L.Scott trong một tác phẩm xuất bản năm 2003, đề cập tới mua bán với cách dùng từ là mua lại, “Mua lại được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và không hình thành nên một pháp nhân mới. Mua lại xảy ra khi công ty mua lại giành được quyền kiểm soát công ty mục tiêu. Đó có thể là quyền kiểm soát cổ phiếu của công ty mục tiêu, hoặc giành được quyền kinh doanh hoặc tài sản của công ty mục tiêu” [85]. Thuật ngữ tài chính Investopedia định nghĩa “Mua lại là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với hình thức sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về cổ phiếu hay có sự hình thành một doanh nghiệp mới. Và dưới góc độ pháp lý, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt sự tồn tại và công ty mua sẽ thâu tóm toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu”. 10
- Theo một nghiên cứu trong nƣớc cũng đƣa ra khái niệm “Mua lại là hoạt động của một doanh nghiệp khi muốn nắm giữ hoặc tìm cách kiểm soát hoạt động của một doanh nghiệp khác thông qua hoạt động mua một phần tài sản hoặc cổ phần chi phối đủ để khống chế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu” [59, tr.118]. Thực tế cách hiểu về mua bán doanh nghiệp của công trình trong nƣớc chịu sự ảnh hƣởng nhiều từ thuật ngữ Acquisitions. Trong khi, các văn bản pháp luật Việt Nam lại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Luật Doanh nghiệp năm 2014, tại khoản 1 Điều 187 quy định về bán doanh nghiệp tƣ nhân “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác”. Luật Cạnh tranh năm 2018, tại khoản 4 Điều 29 quy định “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Nghị định 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014, tại khoản 1 Điều 3 quy định “Bán doanh nghiệp là việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền”. Từ các quan điểm khác nhau về mua bán doanh nghiệp, có thể khái quát về mua bán doanh nghiệp nhƣ sau: Mua bán doanh nghiệp, là việc một bên có thể là doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức mua lại một doanh nghiệp mục tiêu hoặc mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp của doanh nghiệp mục tiêu. Bản chất của mua bán doanh nghiệp là phản ánh việc bên bán chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua và bên mua có quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đã mua lại. Thực tế, khi đề cập đến mua bán doanh nghiệp, mục tiêu của bên mua là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp ở mức độ nhất định, hoặc quản lý toàn bộ doanh nghiệp, nó không còn đơn thuần là sở hữu một phần vốn góp hay năm giữ cổ phần nhƣ hoạt động đầu 11
- tƣ thông thƣờng. Khi nhà đầu tƣ đạt đƣợc mức sở hữu doanh nghiệp đủ để tham gia và có quyền đƣa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó có thể coi đây là hoạt động mua bán doanh nghiệp. Cơ sở tạo động lực cho hoạt động mua bán doanh nghiệp chính là nền tảng của kinh tế quy mô và khả năng tích tụ nhanh sức mạnh của doanh nghiệp ngay sau đó. Một thực tế điển hình là khi đặt chân vào Việt Nam, sự lựa chọn ƣu tiên của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong những ngày đầu hay cho đến thời điểm hiện tại vẫn là tìm kiếm doanh nghiệp mục tiêu để liên doanh hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm của mua bán doanh nghiệp Thứ nhất, chủ thể của quan hệ mua bán doanh nghiệp. Chủ thể bán doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp trong nƣớc và chủ sở hữu doanh nghiệp có vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. Chủ thể mua doanh nghiệp là các cá nhân, tổ chức trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp đƣợc quy định theo pháp luật Việt Nam. Thứ hai, đối tƣợng của quan hệ mua bán doanh nghiệp chính là các công ty đang hoạt động. Các công ty này có thể là doanh nghiệp trong nƣớc hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong mối quan hệ mua bán doanh nghiệp thì “doanh nghiệp” chính là loại hàng hoá đặc biệt, do yếu tố cấu thành doanh nghiệp bao gồm: tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch, các quyền và nghĩa vụ kinh doanh đƣợc ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ, có hệ thống bộ máy quản trị doanh nghiệp cùng hệ thống nhân sự, bên cạnh đó một số loại hình doanh nghiệp còn có tƣ cách pháp nhân. Nhƣ vậy, chủ đầu tƣ sẽ mua toàn bộ hệ thống cấu thành nên doanh nghiệp hay mua một phần yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp và bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp mục tiêu. Thứ ba, mua doanh nghiệp dẫn đến hệ quả bên mua doanh nghiệp đƣợc kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại. Đây là đặc điểm quan trọng của mua bán doanh nghiệp. Một thƣơng vụ mua bán doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định
17 p | 139 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn