intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là phân tích và làm rõ cơ sở pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung trong đó có lao động nữ làm việc ở một số thị trường cụ thể như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ lao động nữ hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ NGUYỆT QUẾ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM KHI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI Chuyên ngành: Luâ ̣t Quố c tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHƢ MAI HÀ NỘI – 2013
  2. MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................................. Mục lục .................................................................................................................... MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI .................................................................................................. 10 1.1. Thực trạng lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài............................... 10 1.1.1. Hình thức làm việc ........................................................................................ 10 1.1.2. Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ................... 12 1.1.3. Thực trạng lao động nữ tại một số thị trường lao động nước ngoài ............. 13 1.2. Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của lao động nữ làm việc ở nước ngoài ........... 18 1.3. Một số vấn đề hạn chế ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài .............................................................................. 20 1.4.Nguyên nhân ..................................................................................................... 23 1.5. Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam ở nước ngoài ...... 23 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI ......... 25 2.1. Quy định pháp luật ........................................................................................... 25 2.1.1. Pháp luật Việt Nam ....................................................................................... 25 2.1.2. Pháp luật quốc tế ........................................................................................... 41 2.1.2.1. Các công ước quốc tế ................................................................................. 41 2.1.2.2. Pháp luật một số nước ................................................................................ 46 2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về lao động đi làm việc ở nước ngoài................ 49 2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài .... 49 2.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài ..... 50 2.3. Một số biện pháp bảo vệ quyền lợi của lao động nữ ở nước ngoài ................. 53
  3. 2.4. Thực tiễn ở một số quốc gia trong hoạt động quản lý lao động nước ngoài và bảo vệ lao động ở nước ngoài ................................................................................. 65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI . PHƢƠNG HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................... 71 3.1. Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ lao động nữ làm việc ở nước ngoài....... 71 3.1.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 71 3.1.2. Vấn đề hạn chế đang tồn tại .......................................................................... 72 3.1.2.1. Quy định của pháp luật .............................................................................. 72 3.1.2.2. Thực thi pháp luật ...................................................................................... 74 3.1.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 75 3.2. Phương hướng hoàn thiện ................................................................................ 78 3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật .......................... 81 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về lao động.................................................................. 81 3.3.2. Công tác thực thi pháp luật ........................................................................... 83 3.3.3. Vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm ................................................ 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 91
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gầ n đây, xu hướng hô ̣i nhâ ̣p của đấ t nước đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan hệ hơ ̣p tác quố c tế về lao đô ̣ng giữa Viê ̣t Nam với nhiề u quố c gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cũng được mở rộng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn. Thông qua hoạt động xuất khẩu lao động, Việt Nam đã đưa hàng trăm ngàn lượt lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn. Số lượng lao động Việt Nam nói chung và lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng theo thời gian và theo cả nhu cầu của cuộc sống. Khách quan nhìn nhận thì việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã mang đến sự đổi thay rõ rệt về đời sống kinh tế của họ và gia đình, giải quyết việc làm và đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế quốc dân. Mặt khác trong quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động cũng được tiếp xúc với công nghệ sản xuất hiện đại, cải thiện tay nghề, nền văn hóa đa dạng của thế giới giúp nâng cao chất lượng lao động. Lao đô ̣ng nữ chiế m tỷ lê ̣ lớn trong tổ ng số người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm việc ở nước ngoài . Hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao đô ̣ng đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lê ̣ khoảng 30%. Từ năm 2000 đến 2010, đã có 213 nghìn lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Trong số đó, lao động nữ làm việc tập trung làm việc chủ yếu ở một số thi ̣trường trọng điểm là Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 61%, Malaysia trên 20%, Macao (Trung Quốc) 3,6%, số còn lại phân tán ở các thị trường lao động khác [9]. Hiệu quả kinh tế từ việc lao động nữ làm việc ở nước ngoài theo các chương trình xuất khẩu lao động trong thời gian qua khá rõ nét. Đời sống gia đình người lao động ổn định, sung túc hơn, con cái được đi học đầy đủ,... 1
  5. Tuy nhiên do nhu cầu của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng nhiều, lợi nhuận thu được từ việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc rất lớn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động được mở ra và hoạt động trên khắp các tỉnh, thành phố. Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp này là tìm kiếm nguồn lao động có nhu cầu để đưa đi làm việc ở một số thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây nên một số doanh nghiệp dịch vụ đã lợi dụng tình hình để trục lợi, thiếu trách nhiệm dẫn đến các hệ lụy không mong muốn từ hoạt động này. Bên cạnh các chương trình đưa người đi làm việc ở nước ngoài thành công thì trên thực tế cũng đã phát sinh những mặt trái từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, lao động nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và phải đối mặt với những thiệt thòi và rủi ro nhiều hơn so với lao động nam giới. Đã có nhiều trường hợp lao động nữ phải làm việc trong điề u kiê ̣n không đảm bảo thiếu an toàn dẫn đến tai nạn lao động , bê ̣nh nghề nghiê ̣p; chế đô ̣ bảo hiể m xã hô ̣i và y tế không có hoặc không được thực hiện đúng; thời gian làm viê ̣c dài , bị chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận , bị bạo hành gia đình, bỏ rơi , lạm dụng tình dục....thâ ̣m chí trong thời gian qua đã có mô ̣t số lao đô ̣ng nữ bi ̣chủ sử du ̣ng lao đô ̣ng hành hung gây thương tâ ̣t hoă ̣c bi ̣ chế t. Ngoài ra, một số lao đô ̣ng nữ còn bị một số doanh nghiệp dịch vụ hoạt động không có giấy phép lừa đảo xuấ t cảnh đi làm viê ̣c ở nước ngoài gây tổ n thấ t nă ̣ng nề không chỉ về tài chính mà còn cả tổn thương tinh thần mà dư luâ ̣n xã hô ̣i rấ t bức xúc trong thời gian qua. Hơn nữa tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nói chung và với lao động nữ nói riêng diễn ra trong thời gian qua chưa được giải quyết thoả đáng gây tác động xấu đến t âm lý người lao đô ̣ng và có nguy cơ ảnh sự hơ ̣p tác tố t đe ̣p giữa Viê ̣t Nam và các quố c gia liên quan. 2
  6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều lý do và xuất phát từ nhiều phía nhưng một phần trong đó là do hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này chưa hoàn thiện, cơ chế thực thi pháp luật cũng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế . Hiê ̣n nay , sự phố i hơ ̣p giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lao đô ̣ng của Viê ̣t Nam với cơ quan chức năng có thẩ m quyề n của nước ngoài chưa thực sự chă ̣t chẽ nên kế t quả giải quyế t các vu ̣ viê ̣c phát sinh thoả đáng chưa nhiều. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản điều chỉnh lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có nhiều nội dung bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, Bộ Luật Lao động năm 2012 là những văn bản pháp luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho hoạt động xuất khẩu lao động cũng như bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động Việt Nam nói chung khi đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên lao động nữ lại có những đặc thù riêng cần sự điều chỉnh cụ thể hơn nữa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản luật chính thức nào quy định riêng bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ khi làm việc ở nước ngoài. Người lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải được quan tâm đúng mức và bảo vệ đặc biệt. Điều này vừa có ý nghĩa đảm bảo về mặt kinh tế cho người lao động nữ vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy vấn đề nghiên cứu để làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan đến quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài là một nhu cầu thực tế và hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu vấn đề, Luận văn sẽ đánh giá và đưa ra được một cách toàn diện và sâu sắc về thực trạng áp dụng pháp luật lao động nói chung và đối với lao động nữ nói riêng; đồng thời làm rõ các nguyên nhân, khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn từ đó đưa ra các phương hướng và đề xuất 3
  7. hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục kịp thời các bất cập để bảo hộ người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài , đă ̣c biê ̣t là đố i với người lao đô ̣ng nữ – đố i tươ ̣ng dễ bi ̣tổ n thương nhấ t , góp phần hoàn thiện pháp luật về lao động trong tình hình mới. Là một cán bộ làm công tác quản trị nhân sự cho doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài nên bản thân tác giả rất quan tâm đến pháp luật lao động nói chung và pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ nói riêng. Do đó tác giả đã lựa cho ̣n thực hiê ̣n đề tài “ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Viê ̣t Nam khi làm viê ̣c ở nước ngoài” làm luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của mình. Nô ̣i dung đề tài luâ ̣n văn sẽ tâ ̣p trung nghiên cứu và giải quyế t các vấ n đề sau: Thực tra ̣ng lao đô ̣ng nữ Viê ̣t Nam làm viê ̣c ở nư ớc ngoài, dẫn chứng ở một số thị trường trọng điểm như Hàn Quố c , Đài Loan (Trung Quố c ) và Malaysia; các quyền lợi cơ bản của lao động nữ cần được bảo vệ khi đi làm việc ở nước ngoài; cơ sở pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ; đánh giá những hiệu quả đã đạt được và những vấn đề bất cập, hạn chế trong công tác bảo vệ lao động nữ hiện nay; phương hướng và đề xuất hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật trong ho ạt động đưa lao đô ̣ng nữ Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là phân tích và làm rõ cơ sở pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung trong đó có lao động nữ làm việc ở một số thị trường cụ thể như Hàn Quố c , Đài Loan (Trung Quố c ) và Malaysia. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ lao động nữ hiện nay. Luận văn cũng đưa ra phương hướng và một số giải pháp cụ thể mang tính chất đề xuất nhằ m bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của lao đô ̣ng nữ Viê ̣t 4
  8. Nam khi đi làm việc tại các thị trường lao động nước ngoài trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay và sắp tới. Mục đích của luận văn khi đề cập đến vấn đề pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ còn hướng đến việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luâ ̣t trong hoa ̣t đô ̣ng đưa lao đô ̣ng Viê ̣t Nam nói chung và lao đô ̣ng nữ nói riêng đi làm viê ̣c ở nước ngoài . Việc hoàn thiện pháp luật sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt để thúc đẩy hơn nữa quan hê ̣ hơ ̣p tác quố c tế lao đô ̣ng giữa Viê ̣t Nam và các quố c gia khác. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng hy vọng sẽ cung cấ p một tư liê ̣u có giá trị nhất định trong liñ h vực nghiên cứu khoa ho ̣c luâ ̣t về lao đô ̣ng , xã hội trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p quố c tế của Viê ̣t Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ hướng vào giải quyết những nội dung sau: - Phân tích và đánh giá tổng quát thực tra ̣ng lao đô ̣ng nữ Viê ̣t Nam làm việc ở nước ngoài, qua đó đưa ra những vấ n đề quan trọng đang phát sinh trên thực tế ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động nữ. - Nghiên cứu , phân tić h các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài và công tác thực thi pháp luật hiện nay bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và bảo vệ lao động nói chung và lao động nữ nói riêng của nước ta hiện nay. Làm rõ những ưu điểm, thành quả đạt được và cả một số điểm hạn chế, bất cập cần phải khắc phục kịp thời. - Nghiên cứu pháp luật quốc tế về bảo vệ quyề n lơ ̣i của lao động nữ và kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia khác trong lĩnh vực bảo hộ người lao động làm việc ở nước ngoài. Thông qua đó rút ra những điểm tương đồng có thể ứng dụng đối với Việt Nam. 5
  9. - Đưa ra hướng giải quyế t một số vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài: tình trạng vi phạm pháp luật phát sinh liên quan đến hơ ̣p đồ ng lao đô ̣ng với lao động nữ; bảo đảm các quyền lợi bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, thu nhập và chế độ làm việc của lao động nữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo của lao đô ̣ng nữ Viê ̣t Nam trong quá trình làm viê ̣c ở nước ngoài ; giải quyết tranh chấp phát sinh; sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động của Việt Nam và cơ quan quản lý lao động tại nước ngoài nơi có lao động nữ Việt Nam làm việc. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài * Tính mới của đề tài: Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động nói chung và hoạt động đưa người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài nói riêng mới đươ ̣c phát triển về quy mô trong khoảng gầ n mô ̣t thâ ̣p kỷ trở la ̣i đây nhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, luật gia, người làm công tác quản lý lao động và toàn cộng đồng xã hội. Do vâ ̣y, ở Việt Nam trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu khoa h ọc xã hội và khoa học luậ t đề câ ̣p đế n lĩnh vực này như Luận án tiế n sĩ “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Viê ̣t Nam ra làm viê ̣c ở nước ngoài ”, tác giả Lê Hồ ng Huyên cán b ộ Ban kinh tế Trung ương (2007); “Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Một số vấn đề pháp lý” - Tạp chí Dân chủ Pháp luật, 01/2003. Tác giả: Ths Lê Thi ̣Hoài Thu (Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i ); Luận văn tha ̣c sĩ “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước v ề xuấ t khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay ”, tác giả Bùi Sỹ Tuấn (2006); “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế”, tác giả PGS.TS Nguyễn Tiệp (Đại học lao động xã hội - 2009); “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động”, tác giả PGS.TS Phan Huy Đường (2009); “Những vấn đề pháp lý về đưa và 6
  10. tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia-Thực trạng và giải pháp”, tác giả Mai Đức Tân (2006). Các công trình nghiên cứu, đề tài nêu trên đã đề cập đến vấn đề tổng quát là công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nói chung hoặc một số vấn đề phát sinh thường gặp đối với người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng và sâu sắc về vấn đề bảo hộ lao đô ̣ng nữ Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài. Do vâ ̣y, đề tài luận văn thạc sỹ “ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Viê ̣t Nam khi làm viê ̣c ở nước ngoài” đươ ̣c tác giả lựa cho ̣n thực hiê ̣n là hướng nghiên cứ u hoàn toàn mới và có ý nghĩa thực tiễn cao . Nô ̣i dung luâ ̣n văn sẽ nghiên cứu toàn diện pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó luận văn sẽ phân tích quy định pháp luật về lao động nước ngoài ở một số quốc gia , vùng lãnh thổ là thi ̣trường lao đô ̣ng trọng điểm mà lao động nữ Viê ̣t Nam tập trung làm viê ̣c nhiề u nhấ t là Hàn Quố c, Đài Loan (Trung Quố c) và Malaysia. * Đóng góp của đề tài: - Phân tích nội dung quy định của pháp luật và đánh giá thực tra ̣ng thực thi pháp luâ ̣t Việt Nam đối với hoạt động đưa người lao đô ̣ng Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài , bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong đó có lao động nữ. - Đưa ra một số ý kiến hướng đến hoàn thiê ̣n chiń h sách , pháp luật Việt Nam và tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động nói chung và lao động làm việc ở nước ngoài nói riêng. - Dẫn chứng một số kinh nghiê ̣m quản lý và sử du ̣ng lao đô ̣ng nước ngoài của một số quốc gia , có thể vận dụng đối với Việt Nam trong thời kỳ mới. 7
  11. - Làm cơ sở tư liệu bổ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu lao đô ̣ng ta ̣i Hàn Quố c, Đài Loan và Malaysia. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cƣ́u Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quy phạm pháp luật của Viê ̣t Nam về hoạt động đưa người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài, pháp luật về bảo vệ lao động nữ; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ phụ nữ, lao động nữ; hoạt động quản lý nhà nước về lao động. Bên cạnh đó luận văn cũng tập trung nghiên cứu và đánh giá thực tra ̣ng làm việc của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia. Đề tài chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hơ ̣p đồ ng, không đề câ ̣p tới đố i tươ ̣ng lao động nữ là chuyên gia, cán bộ ngoại giao , người thực hiê ̣n công vu ̣ khác hoặc làm việc theo hình thức lao động khác. Phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng giới hạn ở một số quyền lợi cơ bản của lao động nữ Việt Nam đang bị xâm phạm nhiều nhất hoặc đang rất cần phải có cơ chế bảo vệ kịp thời như: bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động. Thời gian và tư liệu làm cơ sở nghiên cứu của luận văn được xác định từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một nhà nước xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 8
  12. Khi thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp duy vâ ̣t biê ̣n chứng và duy vật lịch sử ; Đồng thời vâ ̣n du ̣ng các ph ương pháp cu ̣ thể : phân tić h - tổ ng hơ ̣p, thống kê, khảo sát, so sánh. 6. Kế t cấ u của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Chương 2: Quy định pháp luật và quản lý nhà nước về bảo vệ lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Chương 3: Phương hướng và đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 9
  13. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.Thực trạng lao động nữ Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài 1.1.1.Hình thức làm việc Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức quy định tại Điều 6 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2006 như sau: 1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; 4. Hợp đồng cá nhân. Trên thực tế số lượng lao động nữ Việt Nam hiện nay đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là lớn nhất. Một cách gọi khác là lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua dịch vụ môi giới là phổ biến nhất so với các hình thức khác. 10
  14. Theo hình thức nêu trên, có thể tồn tại ba loại hợp đồng ràng buộc trong quan hệ lao động và đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động nữ khi đi làm việc ở nước ngoài: Loại thứ nhất, hợp đồng cung ứng lao động. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp dịch vụ với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động đi làm việc ở nước ngoài. Loại thứ hai, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Loại thứ ba, hợp đồng lao động. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động thường tuân theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc. Ngoài ra, lao động nữ Việt Nam còn làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân. Về tính chất, hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên nước ngoài được hiểu là một bên của hợp đồng là doanh nghiệp, tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân. Thời hạn hợp đồng thường được ký với thời hạn từ 02 đến 03 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động có thể được gia hạn thêm một kỳ hạn nữa hoặc thanh lý hợp đồng. Hiện nay các tranh chấp lao động về quyền, lợi ích liên quan đến lao động nữ khi đi làm việc tại nước ngoài phát sinh nhiều nhất ở hình thức làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng cá nhân. 11
  15. 1.1.2.Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Về địa vị pháp lý: Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cùng một lúc chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau gồm các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước người lao động đến làm việc, ngoài ra còn có các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam, nước tiếp nhận lao động là thành viên. Về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là khá trẻ từ 18 đến 35 tuổi. Về trình độ văn hóa: Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phần lớn là lao động phổ thông, số lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động nữ có khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp trong quá trình làm việc và tiếp cận thông tin tại nước sở tại tốt chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Tỷ lệ lao động nữ có kiến thức pháp luật, nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân khi làm việc ở nước ngoài không nhiều, phần lớn lao động nữ thiếu kiến thức pháp luật và khả năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các rủi ro trước, trong và cả sau quá trình làm việc ở nước ngoài. Về thành phần lao động: Lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ lớn. Về cơ cấu ngành nghề: Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), từ năm 2000 đến năm 2010 có khoảng 251.000 lao động nữ đi làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tập trung chủ yếu trong 12
  16. ngành phục vụ cá nhân và xã hội (52,95%), công nghiệp (42,2%), nông nghiệp, thủy sản, lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ [10]. Lao động nữ Việt Nam được các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài ưa thích bởi tính cần cù, chịu khó, sáng tạo và nhanh chóng hòa nhập với môi trường sinh hoạt và làm việc. Bên cạnh đó giá thuê nhân công rẻ cũng là một lợi thế của lao động Việt Nam nói chung và lao động nữ nói riêng tại thị trường nước ngoài. Trên thực tế, ra nước ngoài lao động là nhu cầu có thật của một bộ phận phụ nữ nhằm cải thiện cuộc sống gia đình. Dù được đánh giá là cần cù, nắm bắt công việc nhanh,… nhưng đa phần các chị em xuất phát từ nông thôn, trình độ văn hóa và tay nghề còn thấp, kỷ luật lao động chưa cao, kỹ năng giao tiếp, kiến thức pháp luật và xã hội hạn chế cũng đang là trở ngại rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng lao động cũng như sự hòa nhập giữa lao động nữ với môi trường làm việc ở nước ngoài. Đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng lao động nữ bị xâm phạm lao động, quyền và lợi ích chính đáng bị vi phạm, trong thời gian gần đây thì số vụ việc phát sinh tăng theo cấp số nhân. 1.1.3. Thực trạng lao động nữ tại một số thị trường lao động nước ngoài Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của nước ta, nơi có số lao động nữ Việt Nam tập trung làm việc nhiều nhất. Ngoại trừ Hàn Quốc, thị trường Đài Loan và Malaysia có yêu cầu chất lượng nguồn lao động không cao nên phù hợp với số đông trình độ của lao động nước ta, hơn nữa chi phí để đưa một người lao động đến làm việc cũng ít hơn các thị trường khác. Theo Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã đưa đi khoảng 45.862 lao động sang làm 13
  17. việc ở nước ngoài, trong đó có 15.514 lao động nữ. Trong đó thị trường Đài Loan đạt 17.512 lao động (8.245 nữ); Hàn Quốc đạt 11.186 lao động (1.373 nữ); Malaysia 5.074 lao động (2.260 nữ), Nhật Bản 2.833 lao động (718 nữ); Ả rập xê út 2.416 lao động (24 nữ); Lào 2.162 lao động (776 nữ); Campuchia 1.394 lao động (546 nữ); Macao 1.100 lao động (1.044 nữ),… Ba thị trường lao động nêu trên có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng nhưng mức thu nhập trung bình hoặc trung bình khá. Điều kiện làm việc cũng như điều kiện chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm các quyền lợi của lao động nữ cũng không cao. Tỷ lệ lao động nữ bị cưỡng bức, xâm phạm lao động ở các thị trường này cũng cao hơn thị trường lao động khác. 1.1.3.1. Malaysia Malaysia được xem là thị trường dễ tính vì không yêu cầu lao động có trình độ quá cao. Lĩnh vực nghề nghiệp có số lượng người lao động Việt Nam tập trung làm việc khá đông là may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí, chế biến gỗ, nông nghiệp. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002. Để đưa lao động sang làm việc tại Malaysia một cách có trật tự, phù hợp với luật pháp hai nước, ngày 01/12/2003, Việt Nam và Malaysia đã ký Bản Ghi nhớ về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Từ đó đến nay, đã có khoảng 190.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, trong đó lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo (khoảng 70%); số lao động Việt Nam làm việc trong các ngành nghề khác chỉ chiếm khoảng 30% [10]. Số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002 đến 2011 [10]: 14
  18. Xuất cảnh STT Năm Tổng số Nữ 1 2002 19.965 5.161 2 2003 38.227 6.069 3 2004 14.567 3.340 4 2005 24.605 6.660 5 2006 37.941 17.468 6 2007 26.704 9.054 7 2008 7.810 4.158 8 2009 2.792 1.604 9 2010 11.741 5.502 10 5 tháng đầu năm 2011 4.293 1.941 Tổng cộng 188.528 61.047 Chính phủ Malaysia mới điều chỉnh thu nhập và các chế độ đãi ngộ đối với lao động nước ngoài tại nước này, trong đó có lao động Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế đang tồn tại ở thị trường lao động nhiều tiềm năng này dẫn đến quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo đúng mức như: Thứ nhất, một số doanh nghiệp sử dụng lao động chưa đảm bảo cơ sở vật chất để tiếp nhận lao động: điều kiện ăn ở kém, không hợp vệ sinh; điều kiện làm việc chưa đảm bảo an toàn lao động,… dẫn đến phát sinh nhiều khiếu kiện của người lao động. Để ngăn ngừa tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần khảo sát kỹ các điều kiện tiếp nhận lao động, phối hợp với doanh nghiệp tiếp nhận chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi đưa lao động đến làm việc. Thứ hai, một số doanh nghiệp tiếp nhận lao động không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và trong các cam kết khi thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp nhận lao động Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Khi người lao động sang làm việc, có nhiều trường hợp phải ký hợp đồng với các 15
  19. điều kiện khác với các điều kiện đã cam kết trong hồ sơ gửi Đại sứ quán và trong hợp đồng ký với doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động làm việc với đối tác để yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. Nếu không giải quyết được, phải báo cáo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và các cơ quan có thẩm quyền của Malaysia để can thiệp. Thứ ba, một số doanh nghiệp Malaysia không quan tâm đến việc làm thủ tục gia hạn giấy phép làm việc cho người lao động, dẫn đến trường hợp nhiều người lao động bị quá thời hạn làm việc ghi trên giấy phép trở thành lao động bất hợp pháp. Các doanh nghiệp Việt nam đưa lao động đi cần theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp tiếp nhận kịp thời làm các thủ tục cho người lao động. Thứ tư, một số doanh nghiệp Việt Nam làm chưa tốt công tác tuyển chọn, đào tạo người lao động, dẫn đến lao động khi sang làm việc tại Malaysia không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động; vi phạm pháp luật, quy định và các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Thứ năm, có tình trạng người lao động đi làm việc tại Malaysia phải chịu chi phí cao hơn so với các quy định của pháp luật hai nước. Đặc biệt là có tình trạng các đối tác Malaysia thu tiền môi giới quá cao, gây tổn thất kinh tế cho người lao động. Thứ sáu, một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Malaysia hợp tác với nhau cho người lao động vay tiền để trang trải các chi phí trước khi đi, nhưng sau khi người lao động sang làm việc tại Malaysia đã bị khấu trừ từ tiền lương một cách không hợp lý hoặc tùy tiện. 1.1.3.2. Đài Loan Đài Loan bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam từ tháng 11 năm 1999, cho đến nay Đài Loan vẫn luôn được xem là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam. Hiện nay có khoảng 97 nghìn người lao động Việt Nam đang làm 16
  20. việc ở thị trường lao động này [11]. Về thời hạn được lưu trú và làm việc tại Đài Loan, theo quy định của pháp luật Đài Loan, chủ thuê lao động được ký hợp đồng với lao động nước ngoài mỗi lần là hai năm, khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp, chủ được xin gia hạn thêm một năm. Những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật trong ba năm đó có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm ba năm nữa, nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc. Lao động nữ Việt Nam làm việc tại Đài Loan chủ yếu làm giúp việc gia đình, y tá, điều dưỡng viên ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người già, người bệnh. So với các thị trường lao động khác, tỷ lệ lao động nữ Việt Nam làm việc ở thị trường Đài Loan đông nhất và tình trạng làm việc ổn định hơn. Trong thời gian qua số vụ lừa đảo, tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật lao động xảy ra ở thị trường này đối với lao động nữ Việt Nam không nhiều. 1.1.3.3. Hàn Quốc Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1993. Từ năm 2007 đến nay hoạt động cung ứng lao động đến làm việc ở Hàn Quốc được triển khai theo ba hình thức: - Lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS). Chương trình EPS là chương trình phi lợi nhuận. Lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao động bản địa: được tăng lương mỗi năm một lần theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, được hưởng các chế độ bảo hiểm. Kể từ tháng 8 năm 2005, tất cả lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc phải thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động Việt Nam tổ chức. Các nước đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) với Hàn Quốc mới được cung cấp lao động theo Chương trình EPS.Việt Nam và Hàn Quốc ký Bản Ghi nhớ đầu tiên vào ngày 01/6/2004. Tháng 8/2008, 2 nước đã ký lại Bản Ghi nhớ. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0