intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY PH¸P LUËT VÒ VÖ SINH M¤I TR¦êNG §¤ THÞ ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY PH¸P LUËT VÒ VÖ SINH M¤I TR¦êNG §¤ THÞ ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THU HẠNH HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết cam đoan này và đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi được bảo vệ Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Người cam đoan Nguyễn Thị Thúy
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ........................................................ 7 1.1. Khái quát về môi trường đô thị ........................................................ 7 1.1.1. Khái niệm môi trường đô thị ................................................................ 7 1.1.2. Sự cần thiết phải vệ sinh môi trường đô thị ....................................... 10 1.2. Lý luận pháp luật vệ sinh môi trường đô thị ................................. 13 1.2.1. Khái niệm pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị............................. 13 1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ...... 15 1.2.3. Vai trò của pháp luật môi trường trong vệ sinh môi trường đô thị ......... 18 1.3. Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị của một số quốc gia trên thế giới và một số gợi mở đối với Việt Nam........................... 20 1.3.1. Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị của Singapore ...................... 20 1.3.2. Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Nhật Bản ........................... 23 1.3.3. Một số gợi mở với Việt Nam ............................................................. 25 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 27 2.1. Thực trạng pháp luật vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 27 2.1.1. Tổng quan các quy định pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị....... 27 2.1.2. Các quy định pháp luật cụ thể về vệ sinh môi trường đối với đô thị, vệ sinh môi trường nơi công cộng và vệ sinh môi trường đối với các hộ gia đình tại đô thị .............................................................. 29
  5. 2.1.3. Nhận xét, đánh giá về pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ............................................................................................ 46 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 53 2.2.1. Kết quả, ưu điểm thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam .................................................................................... 53 2.2.2. Hạn chế, yếu kém trong thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ................................................................... 58 2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém ............................................ 61 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM........................................ 65 3.1. Yêu cầu và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ......................................................... 65 3.1.1. Yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ............................................................................................ 65 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam .................................................................................... 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ....................................... 72 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 72 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam ................................................................... 81 Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BVMT Bảo vệ môi trường ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức QCVN Quy chuẩn Việt Nam VPHC Vi phạm hành chính
  7. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo vệ môi trường (BVMT) để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng nâng cao thì lượng chất thải càng tăng nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Ngày nay, khi con người càng phát triển thì cũng là lúc mà chúng ta càng tác động nhiều đến môi trường, trong đó phần lớn là những tác động xấu. Chính vì thế, môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia. Nguy cơ về môi trường cực kỳ nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà nhu cầu hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống. Những tổn thất này đang là mối đe doạ cho toàn nhân loại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vân đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề vệ sinh môi trường nói chung là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết, cụ thể là vệ sinh môi trường đô thị. Dân số đô thị ở Việt Nam đang gia tăng với tốc độ thuộc nhóm nhanh nhất ở châu Á, được tiếp sức bởi một nền kinh tế đang mở rộng dựa chủ yếu vào công nghiệp hóa. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt nhất là với sức khỏe con người. Các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng ồn và ô nhiễm chất thải rắn. 1
  8. Ngày nay, vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Bằng những chính sách và biện pháp khác nhau, Nhà nước ta đang quản lý các hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để duy trì vệ sinh môi trường đô thị. Xuất phát từ tầm quan trọng của vệ sinh môi trường đô thị, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ nên bên cạnh những ưu điểm của những quy định về vệ sinh môi trường đô thị không tránh khỏi những bất cập, những thiếu sót. Việc hoàn thiện những quy định về vệ sinh môi trường đô thị sẽ góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời kỳ hiện nay. Hơn nữa, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam, do đó nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học, với hy vọng qua nghiên cứu, trình bày một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam sẽ đưa ra được một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam. 2
  9. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát, phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra ưu điểm, hạn chế của các quy định (nhóm quy định) pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị; cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam và nguyên nhân của nó. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện thi hành pháp luật trong lĩnh vực này. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn là vấn đề còn khá mới ở nước ta. Ở Việt Nam có rất ít công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhất là nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý. Phần lớn các công trình đã công bố chủ yếu nghiên cứu về đô thị trên phương diện đô thị học và quản lý đô thị, trong đó có đề cập vấn đề môi trường nên không nghiên cứu sâu về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị. Hay các công trình đã công bố nghiên cứu về pháp luật bảo về môi trường nói chung hoặc các mảng pháp luật môi trường như pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, pháp luật về bảo tồn di sản, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí,… Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa nhất định trong việc làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị, thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước, những nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng, hoàn thiện chính 3
  10. sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị; tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Thực tiễn vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam. - Các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam. - Thực tiễn thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, Luận văn nghiên cứu các quy định liên quan đến pháp luật vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam và việc thực hiện các quy định đó ở Việt Nam hiện nay. Về thời gian, Luận văn nghiên cứu pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam kể từ khi Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực từ ngày 01/11/2015 cho đến nay. Về không gian, Luận văn nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường đô thị trên phạm vi cả nước; đồng thời tập trung phân tích kết quả thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở một số địa phương. 2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật vệ sinh môi trường đô thị Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam 4
  11. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, về pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường đô thị nói riêng. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp,... 2.3. Địa điểm nghiên cứu Tính đến tháng 12/2016, cả nước đã có 795 đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 35,2%. Tốc độ đô thị hóa nhanh đã dẫn tới hạ tầng đô thị bị quá tải, gây tác động xấu cho môi trường. Trong những năm qua, công tác quản lý môi trường đô thị có những bước tiến đáng kể, các chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị được hoàn thiện; việc đầu tư, huy động các nguồn lực bảo vệ môi trường đô thị được tăng cường; nhiều dự án, chương trình cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm được triển khai; chất lượng môi trường không khí, nước tại một số đô thị có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thách thức trong công tác quy hoạch, kiểm soát ô nhiễm làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn tiếp tục xảy ra. Công tác quản lý môi trường nói chung, môi trường đô thị nói riêng đã được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã điều chỉnh, bổ sung một số quy 5
  12. định về quản lý môi trường đối với nước, không khí, chất thải rắn. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường đang tiếp tục được rà soát, điều chỉnh và ban hành mới. Đây là những bước tiến lớn trong việc xây dựng và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường nói chung, môi trường đô thị nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những văn bản quy định đặc thù đối với một số lĩnh vực như quản lý chất thải rắn, quản lý môi trường không khí... Đặc biệt, từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến việc triển khai thực thi các quy định còn có khoảng cách; việc triển khai chưa hiệu quả, các đơn vị thi hành thực hiện chưa nghiêm túc. 6
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1.1. Khái quát về môi trường đô thị 1.1.1. Khái niệm môi trường đô thị Môi trường đô thị là khái niệm được tạo thành từ các khái niệm môi trường và khái niệm đô thị. Trong đó: - Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, không khí, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… [28]. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng chịu sự tác động của con người. Đó là ánh sánh mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Theo nghĩa hẹp, môi trường không bao gồm tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ có các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội… Dưới góc độ ghi nhận trong pháp luật, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [14]. 7
  14. - Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Quan điểm chung này được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Trên thực tế, sự phát triển của phân công lao động xã hội, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của công nghiệp và thương mại đã dẫn tới sự hình thành và phát triển một loại hình kết cấu kinh tế - xã hội mới là các điểm dân cư gắn với hoạt động sản xuất tập trung có tính công nghiệp, mang tính chuyên môn hóa và mang sắc thái khác với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó là hình thái ban đầu của đô thị. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đô thị được định nghĩa là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp [28]. Dưới góc độ pháp lý, đô thị được hiểu là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Từ những khái niệm về môi trường và đô thị nêu trên, chúng ta có thể hiểu môi trường đô thị là môi trường sống, nơi cư trú và diễn ra các hoạt động của dân cư đô thị. Môi trường đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người tại các điểm dân cư trong đô thị. Môi trường đô thị gồm rất nhiều thành phần khác nhau như nhà ở, các công trình công cộng, hạ tầng giao thông, công viên, cây xanh, các công 8
  15. xưởng nhà máy, các tòa nhà thương mại, hạ tầng môi trường đô thị (cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, quản lý rác thải…). Đặc điểm của môi trường đô thị được nhận biết qua đặc điểm của môi trường, đặc điểm của đô thị, gồm: Thứ nhất, môi trường đô thị là không gian sống của cư dân đô thị [26]. Chức năng này đòi hỏi môi trường đô thị phải có một phạm vi không gian thích hợp với cuộc sống của cư dân đô thị. Do đó, môi trường đô thị phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan, xã hội… Yêu cầu về không gian sống của người dân đô thị thường cao hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, với quy mô dân số lớn, trình độ phát triển cao, các hoạt động sống của con người tại đô thị như sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… chủ yếu mang lại các tác động xấu đến môi trường đô thị dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đô thị ngày càng gia tăng. Thứ hai, môi trường đô thị là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết Môi trường đô thị cung cấp tài nguyên cần thiết như ánh sáng, đất, nước, không khí... cho cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân đô thị [26]. Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các khu vực khác nên nhu cầu về tài nguyên của đô thị cũng cao hơn, cả về số lượng và chất lượng nên môi trường đô thị chịu áp lực về tài nguyên giới hạn. Tính bình quân đầu người, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa...) gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn. Thứ ba, môi trường đô thị là nơi chứa đựng rất nhiều chất phế thải do cư dân đô thị tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây bệnh tật cho cuộc sống của con người [26] Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người luôn đào thải ra các 9
  16. chất thải vào môi trường, nhất là tại các khu đô thị, với số lượng dân cư đông, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy các chất thải, do đó chất lượng môi trường sẽ giảm, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có khả năng gây bệnh cho con người. Môi trường đô thị phụ thuộc vào loại đô thị, vùng miền của đô thị đó và mức độ đô thị hóa. Những nơi tập trung ít dân cư, mức độ đô thị hóa chậm, môi trường đô thị sẽ trong lành hơn, ít bị xáo trộn hơn và ngược lại, những nơi dân cư tập trung đông đúc, hoạt động giao thương diễn ra tấp nập, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, môi trường đô thị khó kiểm soát hơn, biến đổi nhanh hơn và chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro cho cuộc sống của con người hơn. Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh còn có nhiều ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đô thị và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái như tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước... Như vậy, bên cạnh yêu cầu chung về vệ sinh môi trường đối với mọi đô thị, còn có yêu cầu riêng đối với từng loại, nhóm đô thị. Tùy từng loại đô thị khác nhau mà các yêu cầu về vệ sinh môi trường cũng khác nhau. Ví dụ như các loại đô thị loại II trở lên cần phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. 1.1.2. Sự cần thiết phải vệ sinh môi trường đô thị Hiện tại, môi trường đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 - chuyên đề “Môi trường đô thị”, hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm bụi [20]. Mức độ ô nhiễm giữa các đô thị có sự khác biệt, phụ thuộc vào quy mô đô thị, mật độ dân số, đặc biệt là mật độ giao thông và tốc độ xây dựng. Mức độ ô nhiễm biểu hiện rõ nhất ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí 10
  17. Minh, tiếp đến là các đô thị loại I. Nhóm các đô thị còn lại có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Cụ thể như sau: Thứ nhất, ô nhiễm môi trường đất đô thị. Ô nhiễm môi trường đất là kết quả hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt quá giới hạn sinh thái của các quần thể sống trong đất [24]. Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các hóa chất độc hại có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép. Đó là các hoạt động của con người gây ra như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều… với các chất gây ô nhiễm đất phổ biến là hydrocacbon, kim loại nặng, các loại hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm đất tại các đô thị do rất nhiều nguyên nhân gây ra [24]. Chất thải rắn là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm đất đô thị. Chất thải rắn đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn: chất thải sinh hoạt, chất thải từ khu thương mại; từ các công trình xây dựng; từ các hoạt động nông nghiệp; từ các cơ quan, bệnh viện, trường học… Bên cạnh đó, khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản trong vùng đô thị theo nước mưa chảy xuống, thấm vào lòng đất khiến cho chất lượng đất đô thị ngày càng xấu [24]. Thêm nữa là ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do việc quản lý kém cũng đang làm cho ô nhiễm đất đô thị gia tăng. Thứ hai, ô nhiễm môi trường nước đô thị. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật [21]. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do 11
  18. tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hoặc nếu có thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu [21]. Bởi vậy, tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước. Thực trạng các đô thị ở Việt Nam cho thấy, nhiều sông, hồ bao quanh các đô thị không đảm bảo các tiêu chuẩn để khai thác cung cấp nước sạch cho đô thị (do chất độc hóa học, vi trùng, độ đục quá cao…). Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe của con người có thể thông qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Thứ ba, ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi [21]. Đó là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon monoxit, đioxit lưu huỳnh, các chất cloroflocacbon, và oxit nito là chất thải của công nghiệp và các phương tiện giao thông. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây ung thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Đặc biệt, ở các đô thị, khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản, mùi hôi thối của các cống rãnh, kênh mương tiêu thoát nước đã làm cho ô nhiễm không khí đô thị gia tăng. Thứ tư, ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc các loài động 12
  19. vật. Tai người không thể chịu đựng được những âm thanh phát ra với cường độ quá lớn. Thông thường, khi mức cường độ âm thanh đạt tới 140 decibel thì người nghe sẽ cảm thấy chói tai. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác. Ô nhiễm tiếng ồn phổ biến ở hầu hết các đô thị [23]. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan, sau đó mới đến cư quan thính giác. Vì thế ô nhiễm tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hành vi của con người, làm cho con người có thể mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh điếc, gây chứng mất ngủ, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng… và còn có thể gây ra bệnh tâm thần nếu thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn [22]. Như vậy, quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người tại các đô thị tác động rất lớn đến môi trường đô thị, ô nhiễm môi trường đô thị nằm trong tình trạng đáng báo động. Do đó, vệ sinh môi trường đô thị mang tính cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng, giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, giảm áp lực cho các ngành y tế, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.2. Lý luận pháp luật vệ sinh môi trường đô thị 1.2.1. Khái niệm pháp luật về vệ sinh môi trường đô thị Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân [14]. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư... 13
  20. Vệ sinh môi trường đô thị là một nội dung của công tác vệ sinh môi trường nên chúng ta có thể hiểu vệ sinh môi trường đô thị là các hoạt động do cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân tiến hành nhằm đạt được các mục đích sau: Một là, giữ cho môi trường đô thị trong lành, sạch đẹp. Vì môi trường là không gian sống của con người nên có vai trò rất quan trọng, ý nghĩa quyết định đến sức khỏe, tính mạng của con người. Tại các đô thị là nơi tập trung số lượng lớn dân cư, việc giữ gìn sự trong lành của môi trường càng trở nên cần thiết. Con người tiến hành nhiều hoạt động vệ sinh môi trường đô thị, bảo vệ các thành phần của môi trường, trong đó có các biện pháp, hành động nhằm đảm bảo sự trong lành của môi trường không khí, đảm bảo độ trong sạch của nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị,... [14]. Hai là, hạn chế tác động xấu đối với môi trường đô thị, ứng phó sự cố môi trường. Hiện nay, trong xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đã tạo nên sức ép đối với môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng [14]. Vì vậy, để vệ sinh môi trường đô thị, vấn đề hết sức quan trọng là phải phòng ngừa những tác động xấu của đô thị hóa, của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đối với sức khỏe con người tại các khu vực này, ứng phó kịp thời các sự cố môi trường, bảo vệ môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư đô thị. Ba là, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường đô thị. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, nhất là từ khi xuất hiện nền sản xuất hàng hóa loài người đã gây ra nhiều biến đổi cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường sống. Tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn, môi trường không khí bị ô nhiễm... là những thách thức lớn mà con người phải đối đầu cho sự tồn tại và phát triển của mình [14]. Vì vậy, việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, phục hồi và cải thiện, nâng cao 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0