intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số" là nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên: LUẬT KINH TẾ Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên : LUẬT KINH TẾ Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập do chính tôi thực hiện thể hiện tính kế thừa và có dẫn nguồn đầy đủ. HỌC VIÊN LÊ NGUYỄN
  4. ii LỜI CÁM ƠN Để có được luận văn như ngày hôm nay thì phải nhờ tới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào đã cho những lời khuyên chia sẻ về cách làm. Bên cạnh đó, để có được nền tảng kiến thức thì cũng phải kể đến công lao của các thầy cô đã giảng dạy trong suốt thời gian học vừa qua tại trường. Vì thế, tôi rất cảm ơn thầy cô của trường Đại học Ngân hàng đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại đây.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Từ khóa : bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính Tóm tắt: Kể từ khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực vào tháng 7/2006 trải qua ba lần sửa đổi bổ sung và cập nhật đến nay là phiên bản mới nhất là Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực vào ngày 01 thang 01 năm 2023 đã thể hiện một quyết tâm luôn đổi mới và xem quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản giúp phát triển đất nước của Nhà nước. Chương trình máy tính là một tác phẩm đặc biệt trong thời đại số và đang được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cũng như các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên, điển hình là TRIPS, Berne, WCT. Bên cạnh đó, quyền tác giả đối với chương trình máy tính còn được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nếu đáp ứng được về tiêu chí giải pháp kỹ thuật. Đồng thời, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì những biện pháp nào đang được áp dụng để bảo vệ tác giả, chủ sỡ hữu. Vì thế, luận văn “Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Chương Trình Máy Tính Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số” sẽ giúp làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm bảo hộ, giới hạn bảo hộ, đối quyền tác giá đối với chương trình máy tính ; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả.
  6. iv ABSTRACT Key word: computer program protection under Viet Nam Intellectual Property Law, The means of author’s right protection to computer programs The first version of Viet Nam Intellectual Property Law issued on 2006 and be effective on July 2006 after being upgraded, modified many versions and the latest one is enacted on 2022. Vietnamese Government consider intellectual Property as a treasure to develop economics on digital era. According to Viet Nam Intellectual Property Law, computer program is a special work protected as author’s right, whether any protection mechanism to protect to computer program, and what protection measures are currently applied? Therefore, the thesis “Viet Nam Intellectual Property Law on the protection of author’s right for computer program in the digital age” clarify definition, limit of protection of author’s right. and obligation of compensation for damages due to infringement behavior.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Tiếng Việt Từ viết tắt 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 BLDS Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số Luật HS năm điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 2017 2 Chương trình máy tính CTMT 3 Quyền tác giả QTG 4 Phần mềm máy tính PMMT 5 VBHN về Luật Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH ban SHTT năm hành 8/7/2022 về Luật Sở hữu trí tuệ 2022 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 26 tháng 4 năm 2023 hướng dẫn NĐ 17/2023 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan 7 VBHN Văn bản hợp nhất 380/VBHN-BVHTTDL năm 380/VBHT- 2022 về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan BVHTTDL do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Tiếng Việt Tiếng Anh 1 World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Organization (Wipo) 2 Wipo Copyright Treaty Hiệp ước bản quyền của WIPO (WCT) 3 Gnu General Public Giấy phép công cộng GNU License (GPL) 4 Trí thông minh nhân tạo Artificial Intelligence (AI) DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH 1 Hình 1.1 Các bước xây dựng một chương trình máy tính 2 Hình 1.2 Tuyên bố về mã nguồn mở theo giấy phép GPL quy định 3 Hình 2.1 Chứng nhận quyền tác giả phần mềm Unikey 4 Hình 3.1 Tỉ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân khi cài trái phép
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH .............................................................................. vi MỤC LỤC .......................................................................................................................... vii MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH .......................................................................................................... 10 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ..................... 10 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chương trình máy tính .............................................................. 10 1.1.1.1 Khái niệm về chương trình máy tính ....................................................................... 10 1.1.1.2 Đặc điểm của chương trình máy tính ...................................................................... 12 1.1.2 Phân loại chương trình máy tính ................................................................................ 14 1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ................... 19 1.2.1 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ........................... 19 1.2.2 Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.................................. 22 1.3 Vai trò của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số ............................................................................................................................................. 24 1.4 Quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới và các công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.................................................................................. 26 1.4.1 Vương quốc Anh ........................................................................................................ 26 1.4.2 Hoa Kỳ........................................................................................................................ 28 1.4.3 Singapore ................................................................................................................... 30 1.4.4 Các công ước quốc tế ................................................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 34
  10. viii CHƯƠNG 2 : QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ ........................................................................................................................................ 35 2.1 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ............................................................................ 35 2.2 Chủ thể của quyền tác giả .............................................................................................. 36 2.2.1 Tác giả của chương trình máy tính ............................................................................. 36 2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính .......................................... 40 2.3 Nội dung về quyền tác giả đối với chương trình máy tính ............................................ 41 2.3.1 Quyền nhân thân ......................................................................................................... 41 2.3.2 Quyền tài sản .............................................................................................................. 43 2.3.3 Thời hạn bảo hộ đối với chương trình máy tính ......................................................... 47 2.4 Hình thức bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính .................................... 48 2.5 Giới hạn việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính .............................. 54 2.6 Các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính ....................................................................................................................................... 56 2.6.1 Biện pháp tự bảo vệ .................................................................................................... 56 2.6.2 Biện pháp dân sự ........................................................................................................ 59 2.6.3 Biện pháp hình sự ....................................................................................................... 62 2.6.4 Biện pháp hành chính ................................................................................................. 64 2.6.5 Biện pháp kiểm soát biên giới .................................................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 67 CHƯƠNG 3 :THỰC TIỄN VIỆC BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ............................................................. 68 3.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam ............................................................................... 68 3.1.1 Tình hình các vụ án liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT ..................... 70 3.1.2 Đánh giá thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ................... 77
  11. ix 3.1.2.1 Những ưu điểm ........................................................................................................ 77 3.1.2.2 Nhược điểm ............................................................................................................. 79 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.................................................................................. 80 3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật ............................................................................... 80 3.2.2 Kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật......................................................... 82 3.2.3 Cần tạo một cơ chế bảo hộ riêng chương trình máy tính ........................................... 84 3.2.4 Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, và người sử dụng ............ 86 3.2.5 Tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi bảo hộ quyền tác giả ........................... 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 90 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ i PHỤ LỤC BẢN ÁN ........................................................................................................... vii
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trí tuệ không tự nhiên mà có mà được hình thành từ thực tiễn do lao động, do nhận thức lý tính về các sự vật hiện tượng bên ngoài khi đó tích trữ được từ một lượng những nhận thức nhất định và có một bước nhảy làm biến đổi ra một chất mới được biểu hiện cụ thể như bài hát, bức tranh, quy trình sản xuất, chương trình máy tính,…Tất cả sản phẩm trí tuệ này đều do con người tạo ra. Tuy nhiên, nếu có những người muốn chiếm đoạt hay cắt xén chỉnh sửa tài sản trí tuệ của người khác để vụ lợi thì cần phải có sự can thiệp từ pháp luật của Nhà nước. Vì thế cơ chế bảo hộ cho sáng tạo được ra đời. Ngày nay lập trình phần mềm là một lĩnh vực giải trí đem lại nguồn thu cao nhưng nếu ai đó đánh cắp mã nguồn hay tự ý sao chép ra thành nhiều bản sao để kinh doanh riêng khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hay tác giả thì sẽ gây thiệt hại đến tác giả. Rõ ràng khi xã hội càng phát triển thì hành vi đánh cắp cũng được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm nhưng không phải cứ phần mềm được tạo ra đều có mục đích không tốt mà vẫn có mặt tích cực. Những chiếc điện thoại thông minh, laptop…hay bất kỳ thiết bị thông minh nào ta dùng đều liên quan đến rất nhiều đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ. Có thể gói gọn trong hai phần: một là tài sản hữu hình tức các thiết bo mạch tích hợp, thiết kế kiểu dáng công nghiệp…. nhưng để máy có thể nhận diện khuôn mặt, giọng nói, chụp hình thì còn cần cả phần mềm nói riêng và chương trình máy tính nói chung được tích hợp vào phần cứng có thể gọi phần thứ hai là tài sản vô hình, phần mềm đã đề cập ở trên theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì được xem là chương trình máy tính. Do đó, “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số” là đề tài nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về cách mà quyền tác giả sẽ được bảo hộ ra sao trong thời đại kỹ thuật số.
  13. 2 2.Tính cấp thiết của đề tài Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, tình trạng vi phạm quyền tác giả diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau tại Việt Nam điển hình như lĩnh vực điện ảnh, biểu diễn âm nhạc, lập trình phần mềm… đã gây thiệt hại làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế- văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, tình trạng sử dụng các phần mềm về đồ họa Adobe, Winrar giải nén, bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office,… tải bản crack trên mạng không trả tiền thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đang diễn ra ngày một nhiều ảnh hưởng đến tâm lý những người sáng tạo khiến họ trở nên dè đặt, không còn động lực để tiếp tục sáng tạo bởi những đứa con tinh thần của họ vừa ra đời ngay lập tức bị sao chép, ăn cắp và họ không đủ kinh phí để phát triển tài năng của mình. Môi trường kỹ thuật số tạo sức lan tỏa rất nhanh đó chính là cơ hội cho người dùng tiếp cận những phần mềm một cách nhanh nhất từ chính thống cho tới các phiên bản phi pháp, song các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng khá phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Chưa bao giờ các vấn đề liên quan đến chương trình máy tính lại đặt ra cấp bách như hiện nay. Trong thời gian qua Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo hộ nhưng thực tiễn áp dụng chưa mang lại hiệu quả cao. Gần đây tại điểm b khoản 2 mục III của Quyết định số 130/QĐ-TTg về ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 : “Hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư máy móc thiết bị, sản phẩm mẫu, bản vẽ thiết kế, phần mềm, đào tạo, thuê chuyên gia tư vấn, sáng chế, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, kiểm định kết quả đối với các dự án hợp tác nghiên cứu công nghệ cao giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.” Với định hướng này cho thấy được sự quan tâm của Chính phủ đặt nền móng cho việc kiện toàn hành lang pháp lý về mảng chương trình máy tính. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật
  14. 3 Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số” để làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nhiệm vụ thứ nhất: phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với chương trình máy tinh, phân biệt thế nào là phần mềm, thế nào là chương trình máy tính. -Nhiệm vụ thứ hai : nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo hình thức bí mật kinh doanh hay là sáng chế. - Nhiệm vụ thứ ba: trên cơ sở thực trạng bảo hộ, luận văn đề xuất phương hướng và kiến nghị nhằm giúp phần nào hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được câu hỏi sau: - Một là, quyền tác giả là gì? chương trình máy tính có những đặc điểm gì đặc trưng so với các loại hình tác phẩm khác? phân biệt giữa phần mềm và chương trình máy tính. - Hai là, chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính là ai? - Ba là, chương trình máy tính có thể được bảo hộ theo những hình thức nào? - Bốn là, tác giả có những quyền gì đối với tác phẩm của mình?
  15. 4 - Năm là, thực trạng thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam như thế nào? - Sáu là, cần làm gì để hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam trong thời gian tới? 5. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: trong phạm vi của luận văn thạc sĩ luật, tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính để từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác thực thi pháp luật nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam hiện nay. Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu các quy định luật về quyền tác giả đối với chương trình máy tính áp dụng tại Việt Nam đồng thời tham khảo quy định tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra thêm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Về mặt thời gian: tác giả tiếp cận và phân tích, bình luận các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành trong vòng năm năm trở lại từ 2019 – 2024. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích được sử dụng tại chương 1 khi tìm hiểu những vấn đề chung của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Phương pháp đánh giá, diễn giải, tổng hợp, quy nạp được sử dụng tại chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật, nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, ở Việt Nam hiện nay.
  16. 5 Tại chương 3, tác giả áp dụng phương pháp tư duy biện chứng, phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình nêu lên một vài vụ án tiêu biểu để thấy rõ hơn hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với CTMT. 8. Nội dung nghiên cứu Nội dung chương 1: tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính cũng như quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Nội dung chương 2: luận văn nêu lên thực trạng pháp luật và phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực; các nguyên nhân vi phạm pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính nhằm rút ra kết luận từ việc nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật; đồng thời đưa ra những định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời gian tới ở Việt Nam. Nội dung chương 3 : tác giả đánh giá thực trạng thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam qua đó đề ra phương hướng hoàn thiện và đề xuất hoàn thiện quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. 9. Đóng góp của đề tài Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập môn học luật sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo cũng như trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Về thực tiễn: sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ là tài liệu hữu ích để phục vụ cho công việc sau này của tác giả, cũng như là nguồn tài liệu cho những học giả cần nghiên cứu. 10. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính là một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm hiện nay, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số. Việc bảo hộ đạt hiệu quả cao thì sẽ giúp gia tăng lợi ích của tác giả, cộng đồng, và lợi ích của quốc gia nên do đó nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý.
  17. 6 Thời gian vừa qua có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu như sau: Nhóm đề tài nghiên cứu về đối tượng bảo hộ và các hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính : Luận án Tiến Sĩ về “Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Trương Thị Tường Vy, bảo vệ luận án tiến sỹ luật học tháng 5 năm 2022, Trường ĐH Kinh tế Luật TP.HCM. Luận án đề cập những điểm sau : chỉ ra khái niệm CTMT, đặc điểm phân loại; chỉ ra ưu điểm của bảo hộ CTMT bằng QTG sẽ tốt hơn so với bảo hộ dưới dạng sáng chế hay bí mật kinh doanh; chỉ ra bảo hộ QTG cho CTMT phải cân bằng lợi ích giữa các chủ thể là Nhà nước, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người tiêu dùng; xác định được phạm vi bảo hộ QTG chỉ bảo hộ những biểu hiện của CTMT không bảo hộ quy trình, phương pháp, hệ thống cấu trúc chức năng. Luận văn Thạc Sĩ về “Bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Nguyễn Việt Giao, bảo vệ luận văn thạc sỹ năm 2021, Học Viện Khoa Học Xã Hội. tác giả nêu lên các biện pháp bảo vệ quyền như quyền tự bảo vệ, biên pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp hành chính; và kiến nghị cân bằng lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích chung của xã hội để thúc đẩy sự phát triển; khuyến nghị tạo ra cơ chế bộ riêng cho phần mềm máy tính để tương thích với đặc tính kỹ thuật của loại hình này và cả thời gian bảo hộ để phù hợp với tuổi thọ khai thác kinh tế vừa đem lại chủ sở hữu vừa có thể cung cấp cho công chúng cơ hội tiếp cận; đề xuất cho tạo bản sao nếu máy tính được cài đặt phần mềm bi hư hỏng thì có thể dùng bản sảo để cài tiếp trên thiết bị mới; sửa đổi thuật ngữ từ “biện pháp kỹ thuật” thành “biện pháp công nghệ”. Bài viết “Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam: Thực tiễn và thách thức”, tác giả Trần Kiên báo đăng trên Tạp chí Khoa Học Đại Học Quốc Gia Hà Nội : Luật học tập 34, số 4 năm (2018) 51-61, ngày đăng 24 tháng 12 năm 2018 với nội dung: Phân biệt thế nào là CTMT, thế nào là PMMT; chỉ ra được ba mô
  18. 7 hình bảo hộ CTMT là bằng cơ chế riêng, bằng bảo hộ cơ chế quyền tác giả, bảo hộ theo sáng chế. Bài viết ”Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế”, tác giả Th.s Phạm Thanh Nga đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày đăng 01/07/2023: tác giả nêu lên phương thức bảo hộ chương trình máy tính theo bằng độc quyền sáng chế khi phần mềm được bảo hộ phải đáp ứng được tính mới, có thể áp dụng công nghiệp, có tính sáng tạo và có những ngoại lệ ở một số quốc gia phần mềm bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế phải có liên quan tới đạc tính kỹ thuật tức phải tạo ra hiệu quả kỹ thuật; hoặc bảo hộ chương trình máy tính theo quyền tác giả và điều kiện để được bảo hộ phải có tính nguyên gốc và luật không bảo sự thể hiện ý tưởng và thuật toán. Bên cạnh đó, bảo hộ theo quyền tác giả thì thời hạn bảo hộ lên tới năm mươi năm theo Công ước Berne là dài so với chương trình máy tính vì sự phát triển của công nghệ rất nhanh sẽ làm chương trình bị lỗi thời nên cần giảm thời hạn bảo hộ. Bài viết “Quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong hợp đồng có yếu tố lao động” tác giả Đặng Nguyễn Phương Uyên đăng tên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 53/2022, Trường đại học luật, Đại học Huế. Tác giả nêu quan điểm như sau. chương trình máy tính hiện đang chịu sự bảo hộ theo một số mô hình sau một là bảo hộ theo cơ chế riêng theo đề xuất của WIPO, hai là bảo hộ theo quyền tác giả theo Công ước Berne và Hiệp định TRIPS, ba là theo sáng chế theo quy đinh của TRIPS, cuối cùng là theo bí mật kinh doanh dựa vào án lệ của Hoa Kỳ. Còn tại Việt Nam, thì hiện đang áp dụng bảo hộ theo quyền tác giả theo Công ước Berne và cũng có thể bảo hộ theo bí mật kinh doanh dựa vào Điều 85 của Luật Sở hữu trí tuệ. Về quyền sở hữu đối với chương trình máy tính thì người sử dụng lao động cần nêu rõ chi tiết công việc trong hợp đồng nếu những sản phẩm được tạo ra trong phạm vi công việc mà hợp đồng lao động đã quy định thì sẽ xác lập tác giả là người lao động hay lập trình viên, còn chủ sở hữu là người sử dụng lao động. Ngoài phạm vi công việc đã nêu trong hợp đồng lao động thì tất cả chương trình máy tính mà người lao động tạo ra sẽ được hưởng quyền sở hữu thoe quy đinh của Luật Sỡ hữu trí tuệ Việt Nam.
  19. 8 Nhóm đề tài nghiên cứu về đề xuất cơ chế bảo hộ riêng đối với chương trình máy tính Bài viết “Bảo hộ chương trình máy tính như đối tượng độc lập của quyền Sở hữu trí tuệ”, tác giả Trần Văn Hải, Bài đã đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, ISSN 0866-7446, số 11 (295)/2012, tr. 33-42, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ĐH Quốc Gia. CTMT nếu được viết dưới dạng mã nguồn mở thì khó đảm bảo tính nguyên gốc do được cho phép chỉnh sửa tùy biến, còn nếu xem CTMT như một giải pháp kỹ thuật thì tính nguyên gốc sẽ không cần xét tới mà chỉ quan tâm là có đáp ứng đúng tiêu chí quy định trong Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế do Cục Sở Hữu Trí Tuệ quy định; đối với CTMT thì rất dễ sao chép, dễ lưu trữ, dễ phân phối dưới các hình thức khác nhau như trên nền tảng đám máy, hay các ổ cứng. thời hạn bảo hộ theo quyền tác giả thì quyền nhân thân của tác giả đối với CTMT sẽ được bảo hộ vĩnh viễn và quyền tài sản thì lại được bảo hộ suốt đời và thêm năm mươi năm nữa kể từ khi tác giả qua đời, còn thời hạn bảo hộ theo sáng chế là hai mươi năm cũng xem là quá dài. Tác giả xác định điều này sẽ hạn chế sự tiến bộ và cải tiến của CTMT. Từ đó tác giả có những kiến nghị: Cần bảo hộ QTG đối với CTMT theo quy định riêng, thời hạn bảo hộ đối với CTMT là năm năm và cho gia hạn một lần, cho phép chủ sở hữu hoặc người dùng CTMT được phép cải tiến, nâng cấp nhưng không xâm pham quyền nhân thân của người lập trình và bản nâng cấp này phải được công nhận cho chủ sở hữu. Bài viết “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính”, tác giả Nguyễn Trọng Luận, bài đăng trên tạp chí Khoa Học Pháp Lý Việt Nam số 06(118)/2018, trang 63-68 của trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết nêu lên quan điểm bảo hộ CTMT theo quyền tác giả; bảo hộ CTMT theo độc quyền sáng chế; bảo hộ CTMT theo cơ chế kép tức vừa quyền tác giả vừa theo sáng chế ; bảo hộ CTMT theo cơ chế riêng (sui generis) như cách mà bảo hộ cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do tính dặc thù của CTMT. Nhìn chung, từ những nhận định của các công trình vừa kể trên đã góp phần tạo ra những cơ sở lý luận ban đầu và chỉ ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Bởi
  20. 9 vậy, việc nghiên cứu đề tài này vô cùng có ý nghĩa, mang tính kế thừa và tính thời sự trong điều kiện hiện nay. 11. Kết cấu luận văn Chương 1 : Lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính Chương 2 : Quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số Chương 3: Thực tiễn việc bảo hộ và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1