Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt
lượt xem 7
download
Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu việc đối chiếu chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt, cụ thể là thông qua hai loại đơn vị cấu tạo của thuật ngữ là từ và ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ CHEN CHEN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Phạm Thị Thúy Hồng, thuộc Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngoài các nội dung mà tôi đã dẫn trong luận văn, luận văn không bao gồm kết quả nghiên cứu của bất kỳ ai khác đã từng công bố. Học viên CHEN CHEN
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thuý Hồng. Tại đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô vì đã giúp đỡ tôi trong việc học tập cũng như viết luận văn trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, đặc biệt là các bạn bè người Việt Nam đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô và các bạn sức khỏe, công tác thuận lợi! Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2020 Học viên CHEN CHEN
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN ..................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 6 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 9 2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 9 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 10 4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu ............................................... 10 4.2. Phương pháp miêu tả .................................................................. 10 4.3. Thủ pháp thống kê - phân loại ................................................... 10 4.4. Phương pháp đối chiếu chuyển dịch.......................................... 11 4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ......................................... 11 5. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................. 11 6. Bố cục của luận văn ........................................................................... 12 CHƯƠNG 1................................................................................................ 13 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............ 13 1.1. Tình hình nghiên cứu ..................................................................... 13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc...................................... 13 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 18 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................... 21 1.2.1.Khái niệm thuật ngữ ................................................................. 21 1.2.2. Thuật ngữ chứng khoán và tiêu chuẩn xác định thuật ngữ chứng khoán ........................................................................................ 26 1.2.3. Lý luận về đối chiếu ngôn ngữ học ......................................... 27 1
- 1.2.4. Lý thuyết dịch thuật và quan hệ giữa đối chiếu ngôn ngữ với lý thuyết dịch thuật ............................................................................ 29 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 32 CHƯƠNG 2................................................................................................ 33 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ............................. 33 CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT ......................................................... 33 2.1. Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán tiếng Trung xét theo góc độ từ loại ................................................................................................. 33 2.2. Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt xét theo số lượng âm tiết cấu tạo thuật ngữ ........................................................... 35 2.3. Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt xét theo cấu tạo của từ và cụm từ .............................................................................. 40 2.3.1. Trường hợp thuật ngữ chứng khoán là từ ............................. 40 2.3.2. Trường hợp thuật ngữ chứng khoán là cụm từ (ngữ) .......... 47 2.4. Thuật ngữ chứng khoán là từ kiêm loại ....................................... 50 Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 56 CHƯƠNG 3................................................................................................ 57 PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT ......................................................................... 57 3.1. Vấn đề tương đương dịch thuật .................................................... 57 3.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ60 3.2.1. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ đơn........................................................................................................ 60 3.2.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ ghép ...................................................................................................... 62 3.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là cụm từ .............................................................................................................. 65 2
- 3.3.1. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là cụm danh từ .................................................................................... 69 3.3.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là cụm động từ .................................................................................... 73 3.4. Tương đồng và khác biệt sau khi đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt ............................................................. 80 Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 82 KẾT LUẬN ................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 88 PHỤ LỤC: BẢNG THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT ..................................................................................................................... 93 3
- DANH MỤC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh : HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội : HNX Sở giao dịch chứng khoán : SGDCK Công ty chứng khoán : CTCK Thị trường chứng khoán : TTCK Thuật ngữ chứng khoán : TNCK Nhà xuất bản : Nxb. 4
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt ................. 35 Bảng 2.2. Đặc điểm TNCK Trung - Việt xét theo số lượng âm tiết cấu tạo thuật ngữ .. 38 Bảng 2.3. Thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ ghép ................................. 46 Bảng 2.4. Các loại cụm từ trong TNCK tiếng Trung và tiếng Việt ..................... 48 Bảng 2.5: Tổng hợp TNCK Trung - Việt theo phương thức cấu tạo ................... 55 Bảng 3.1. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNCK tiếng Trung là từ ghép ............ 63 Bảng 3.2. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNCK Trung - Việt là cụm từ............ 67 Bảng 3.3. Đối chiếu mô hình chuyển dịch TNCK Trung - Việt là cụm danh từ ............ 71 Bảng 3.4. Đối chiếu mô hình chuyển dịch TNCK Trung - Việt là cụm động từ 76 Bảng 3.5. Tương đồng và khác biệt khi đối chiếu chuyển dịch TNCK Trung - Việt ....... 81 5
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường tài chính, tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã có lịch sử tương đối lâu đời, có thể sánh ngang với các thị trường phát triển nhất của châu Âu, châu Mỹ. Đầu tiên là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thiên Tân thành lập tháng 6 năm 1949, tiếp đó là SGDCK Bắc Kinh thành lập tháng 2 năm 1950, tính đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK của Trung Quốc đã có hơn 80 năm phát triển, là một trong những thị trường tài chính, tiền tệ quan trọng của khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. TTCK của Việt Nam còn rất non trẻ, tháng 7 năm 2000, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thành lập, khởi đầu cho sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, tháng 3 năm 2005, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thành lập, và đến tháng 7 năm 2007, Luật chứng khoán Việt Nam chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, bởi tầm quan trọng của mình, mặc dù mới ra đời nhưng TTCK Việt Nam lại nhận được sự quan tâm rất lớn trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Như nhóm các Giáo sư, Phó Giáo sư,... của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta đã hình thành TTCK có tổ chức và tập trung, và qua thực tiễn hoạt động, TTCK Việt Nam đã chứng minh sự cần thiết và vai trò cực lớn của nó đối với quá trình tạo lập, cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cả về lý luận và thực tiễn, kiến thức về chứng khoán và TTCK đang được quan tâm bởi nhiều đối tượng trong xã hội - đó là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam”. [37; 03] 6
- Do mối quan hệ mật thiết về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, nhất là do có sự tương đồng về mặt thể chế chính trị và mô hình kinh tế nên sự phát triển TTCK của Việt Nam đã có sự tham khảo rất nhiều từ TTCK Trung Quốc. Có thể thấy hệ thống thuật ngữ trong ngành chứng khoán, và nói rộng ra là trong rất nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam. Theo thống kê, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có tới 60% là các từ có nguồn gốc tiếng Hán (từ Hán Việt) [17; 01], vì vậy khi nghiên cứu bất cứ một đề tài nào liên quan đến đối chiếu ngôn ngữ, nhất là đối chiếu chuyển dịch, việc hiểu được hệ thống từ vựng Hán Việt trong tiếng Việt là rất quan trọng. Tác giả Chu Thị Hoàng Giang trong công trình “Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt” [11; 41] đã thống kê được trong đặc điểm về nguồn gốc TNCK trong tiếng Việt thì nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng cao nhất trong tổng số các thuật ngữ của ngành chứng khoán là 587 đơn vị (chiếm tỉ lệ 23,14%), ví dụ: cổ phiếu; chứng khoán; chuyển nhượng,… Đáng chú ý là thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt kết hợp thuần Việt theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì cũng có số lượng lớn với 1057 đơn vị (chiếm tỉ lệ 41,68%), ví dụ: bảng tính toán tổn thất chung; chỉ số biến động về lời lãi; chỉ số giá cả sinh hoạt,…; thuật ngữ nguồn gốc Hán Việt kết hợp nguồn gốc Ấn Âu có số lượng lớn thứ hai với 178 đơn vị (chiếm tỉ lệ 7,02%), ví dụ: chỉ số Herfindahl; hiệu quả quốc tế Fisher; chủ nghĩa Mathus; điều khoản Jason,… Nắm được hệ thống thuật ngữ của ngành chứng khoán nói riêng và ngành tài chính, tiền tệ nói chung cùng cách chuyển dịch Trung - Việt có vai trò rất quan trọng bởi những bản dịch chất lượng sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu biết thêm về TTCK của Việt Nam, hỗ trợ khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của các SGDCK cũng như của các CTCK, nhất là với đối tượng khách hàng là người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc hoặc đang có ý định đầu tư vào các dự án của 7
- Việt Nam. Theo thống kê tính đến hết quý I năm 2019, đã có hơn 3000 người Trung Quốc mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, chỉ xếp sau người Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc. Con số thống kê này cho thấy tiềm năng mở rộng đối tượng khách hàng là người Trung Quốc đối với các CTCK cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,… là rất lớn. [72] Tuy nhiên, cũng như nhiều hệ thuật ngữ chuyên ngành khác, TNCK trong tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm, nghiên cứu sâu rộng của giới nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều công trình từ điển đối dịch, từ điển giải nghĩa,… nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều thuật ngữ chưa được sử dụng hoặc chuyển dịch chính xác, thậm chí còn có trường hợp sai nghĩa hoặc khó hiểu do không tìm được thuật ngữ hoặc cách giải thích tương đương. Những điều này là khó khăn không chỉ cho giới học thuật, người học ngoại ngữ mà còn ảnh hưởng tới việc ký kết hợp đồng hoặc tiến hành đàm phán thương mại. Người viết luận đã học tiếng Việt được gần 7 năm, hiện đang làm công việc biên, phiên dịch cho một CTCK do người Trung Quốc làm chủ đầu tư mở tại Việt Nam nên rất hứng thú cũng như có kinh nghiệm thực tiễn trong việc chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Đồng thời người viết cũng hiểu rõ đặc điểm, phương pháp và cả những khó khăn mà người phiên dịch gặp phải trong quá trình dịch thuật lĩnh vực chứng khoán. Chính vì những lý do này, chúng tôi tin tưởng rằng đề tài “Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt” sẽ là một đề tài có giá trị tham khảo và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này. 8
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu việc đối chiếu chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt, cụ thể là thông qua hai loại đơn vị cấu tạo của thuật ngữ là từ và ngữ. Ngoài ra, việc khảo sát, thống kê cũng nhằm tìm ra những đặc trưng mang tính quy luật khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện được các nhiệm vụ sau đây: 1) Bước đầu giới thiệu và khái quát được những quan điểm, khái niệm về các lý luận liên quan đến thuật ngữ, thuật ngữ chứng khoán cũng như lý luận liên quan đến đối chiếu và chuyển dịch ngôn ngữ, cụ thể ở đây là chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. 2) Thông qua các bảng thống kê, khảo sát, bước đầu khái quát được đặc điểm về cấu tạo, cách sử dụng TNCK là từ hoặc cụm từ (ngữ). Trên cơ sở đó có thể chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống từ, ngữ chứng khoán của tiếng Trung và tiếng Việt. 3) Từ kết quả so sánh, đối chiếu đặc điểm, cấu tạo TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt, bước đầu đưa ra được các tổng kết mang tính quy luật khi tiến hành chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống thuật ngữ (gồm từ và ngữ) được sử dụng trong thị trường chứng khoán (TTCK) tiếng Trung và cách chuyển dịch thành các từ ngữ tương đương trong tiếng Việt. 9
- 4. Phương pháp nghiên cứu Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng hiện nay ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều chỉ có rất ít từ điển Trung - Việt (hoặc Việt - Trung, hoặc Anh - Trung - Việt) liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại, trong khi đó các từ điển Anh - Trung, Anh - Việt (hoặc ngược lại) thì lại tương đối nhiều, độ chính xác khá cao. Chính vì vậy để tăng thêm độ chính xác cho kết quả nghiên cứu của mình, trong nhiều trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh để làm kết quả tham chiếu cho thuật ngữ tiếng Trung và tiếng Việt. Các tài liệu tham chiếu xin xem các mục [13]; [24]; [26]; [27]; [37]; [40]; [54]; [58],… tại phần tài liệu tham khảo của luận văn. 4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu Áp dụng để so sánh và đối chiếu các kết quả phân tích TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt nhằm chỉ ra được sự giống và khác nhau cơ bản nhất giữa chúng. 4.2. Phương pháp miêu tả Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng dùng phương pháp này để chỉ ra, mô tả các TNCK sử dụng để phân tích, đối chiếu trong luận văn và dùng khi mô tả các phương thức cấu tạo thuật ngữ, các mô hình, công thức chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. 4.3. Thủ pháp thống kê - phân loại Thủ pháp thống kê dùng để thu thập TNCK tiếng Trung từ hệ thống các tư liệu liên quan đến chứng khoán như từ điển, trang web, giáo trình… Trên cơ sở đó chúng tôi tiếp tục phân loại thuật ngữ theo đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm xác định được số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ % của các mô hình cấu tạo thuật ngữ và cách thức chuyển dịch. Các kết quả thống kê được trình bày dưới dạng bảng, biểu để mô tả 10
- rõ nét hơn các phương diện liên quan đến TNCK và cách chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. 4.4. Phương pháp đối chiếu chuyển dịch Sau khi khảo sát, thống kê về tình hình sử dụng thuật ngữ trong tiếng Trung, chúng tôi áp dụng phương pháp đối chiếu để chỉ ra các dịch thuật ngữ chứng khoán từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát từ góc độ tương đương dịch thuật để tổng kết được một số mô hình và phương pháp chuyển dịch cơ bản nhất. 4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoá - ngôn ngữ - dịch thuật được áp dụng một cách hợp lý trong luận văn bởi vì chúng tôi sử dụng các đặc trưng văn hoá, xã hội, các yếu tố, mô hình, cấu trúc ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp dịch thuật để chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống thuật ngữ chứng khoán của hai nước. Từ các nền tảng đó chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành đối chiếu về phương pháp chuyển dịch và rút ra một số nguyên tắc, quy luật chung nhất khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. 5. Ý nghĩa của đề tài 1) Các kết quả thu được từ luận văn mặc dù chỉ ở bước đầu nhưng sẽ giúp cho người nghiên cứu ngôn ngữ, nhất là người làm việc trong lĩnh vực dịch thuật hiểu được tổng quan về đặc điểm cấu tạo của TNCK tiếng Trung cũng như nắm được một số quy luật chuyển dịch sang tiếng Việt. 2) Ở một mức độ nhất định, luận văn sẽ hỗ trợ cho việc biên soạn giáo trình dịch thuật, cụ thể là trong lĩnh vực dịch thuật thương mại, tài chính, chứng khoán Trung - Việt, Việt - Trung. 11
- 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương chính sau đây: Chương 1: Tình hình nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt Chương 3: Phân tích đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt 12
- CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tình hình nghiên cứu Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã có quan hệ lâu đời về kinh tế - thương mại và các lĩnh vực sâu rộng khác của xã hội. Tuy nhiên, do TTCK của Việt Nam chỉ vừa mới hình thành, còn rất non trẻ nên theo nghiên cứu của chúng tôi ở các kho dữ liệu điện tử và cả các kho sách, tài liệu giấy (thư viện, nhà sách,...) ở cả Trung Quốc và Việt Nam, thì đến thời điểm hiện tại, hoàn toàn chưa có một công trình chuyên khảo về lĩnh vực đối chiếu chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại) mà đối tượng nghiên cứu là TNCK. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc Trong lĩnh vực nghiên cứu đối dịch, chuyển dịch, đến nay cũng đã có khá nhiều nghiên cứu ở mọi cấp độ, từ sách chuyên ngành đến các bài viết, bài báo, luận văn các cấp,... Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến trong lĩnh vực dịch thuật Trung - Việt và Việt - Trung như Giáo trình dịch Việt – Hán (越汉翻译教程) của Zhao Yu Lan (2001, Nxb.Đại học Bắc Kinh). Đây là giáo trình dùng cho sinh viên năm thứ 3, 4 ở nhiều đơn vị đào tạo ngoại ngữ của Trung Quốc và Việt Nam hiện nay. Giáo trình được biên soạn kết hợp giữa lý luận dịch thuật và các bài giảng, bài tập thực tế và được chia thành nhiều chương. Đặc điểm nổi bật của giáo trình này là thiên về giảng dạy phương pháp dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung từ các đơn vị cơ bản nhất của ngữ pháp học, từ vựng học như cách dịch giới từ, cách dịch thành ngữ, cách dịch định ngữ, câu dài,... Tuy nhiên lại không viết về cách thức chuyển dịch trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nói cách khác là không có nội dung về lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành. 13
- Giáo trình Kỹ năng đối dịch Hán - Việt hiệu quả (实用汉越互译技 巧) của Liang Yuan, Wen Ri Hao (2012, Nxb.Dân tộc) có nội dung sâu và khá toàn diện, không tập trung nhiều vào cách dịch các đơn vị ngữ pháp, từ vựng như trong giáo trình của Zhao Yu Lan mà chia thành các chủ điểm cụ thể như cách dịch văn bản chính luận, cách dịch văn bản hành chính, cách dịch văn bản du lịch,... Trong đó đề cập đến cách dịch văn bản trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu chuyên sâu được giảng dạy phổ biến trong các trường ngoại ngữ của Trung Quốc. Ví dụ như các cuốn Ngôn ngữ học đối chiếu (对比语言学) của Xu Yu Long (2001, Nxb. Giáo dục ngoại ngữ Thượng Hải); cuốn Đề cương đối chiếu ngôn ngữ Hán - Anh (汉英语对比 纲要)của Pan Wen Guo (1997, Nxb. Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc Kinh),... Những tài liệu này đã giúp người viết hiểu và phân biệt được một số khái niệm liên quan đến so sánh hoặc đối chiếu ngôn ngữ, là một trong những cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi có thể triển khai được đề tài. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có nhiều công trình liên quan đến lĩnh vực dịch thuật, chủ yếu là giữa tiếng Anh và tiếng Hán, ví dụ cuốn Lý luận, kỹ năng và thực tiễn đối dịch Anh - Hán (英汉互译理论、技巧与实 践) của Liao Guo Qiang (2006, Nxb.Công nghiệp Quốc phòng) tập trung giới thiệu về ba nội dung chính đó là các kỹ năng cơ bản trong quá trình dịch thuật, dịch thuật các phong cách ngôn ngữ và dịch khẩu ngữ (dịch nói). Cuốn Thảo luận sâu về dịch thuật Anh - Hán, Hán - Anh trong lĩnh vực thương mại ( 商务英汉汉英翻译深论 ) của Pao Wen (2013, Nxb.Công nghiệp Quốc phòng) dựa trên phạm trù nghiên cứu là phản ánh phong cách văn bản thương mại trong hoạt động ngoại thương có sử dụng tiếng Anh và 14
- tiếng Hán, tìm hiểu nội hàm, nguyên tắc vĩ mô, tiêu chuẩn phân loại, cách thức tiến hành bao gồm cả tố chất của người dịch,... trong quá trình chuyển dịch, đối dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Hán. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng và tham khảo lớn, tương đối phổ biến với nhiều người học, người nghiên cứu ở Trung Quốc. Hoặc cuốn Nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam (越南语言 文化探究) của Fan Hong Gui (2008, Nxb.Dân tộc) giới thiệu về lịch sử giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa hai dân tộc Trung - Việt, trong đó đặc biệt giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của lớp từ vựng Hán Việt, chiếm số lượng rất lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Bên cạnh các giáo trình, sách chuyên môn như trên thì ở Trung Quốc cũng có một số luận văn, bài viết trên tạp chí, bài viết hội thảo lấy đề tài đối dịch để nghiên cứu, mặc dù phần lớn đều chỉ tập trung vào đề tài đối dịch, chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung (và ngược lại), tuy nhiên cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về sự chuyển dịch, đối dịch Trung- Việt, Việt - Trung trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Một số tài liệu có giá trị tham khảo cho chúng tôi khi thực hiện đề tài như: Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu đối chiếu về cấu tạo từ của thuật ngữ thương mại hai nước Trung - Việt (中越两国外贸术语构词对比研究) của Huang Shi Yuan (2011, Học viện Sư phạm Quảng Tây). Luận văn xuất phát từ thực tế là mặc dù quan hệ giao lưu giữa hai nước Trung - Việt đã có từ lâu đời, đặc biệt là quan hệ giao lưu trong lĩnh vực ngoại thương. Tuy nhiên hệ thuật ngữ kinh tế, thương mại Trung - Việt lại chưa nhận được sự quan tâm và nghiên cứu xứng đáng. Từ việc chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của các nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn đã tiến hành so sánh những điểm giống và khác nhau trong quy luật cấu tạo, đặc điểm và ý nghĩa của thuật ngữ ngoại thương Trung - Việt với cơ sở ngữ liệu là 4252 thuật ngữ 15
- ngoại thương được chọn từ Từ điển ngoại thương Hán - Việt. Mặc dù luận văn không cùng hướng nghiên cứu với đề tài của chúng tôi (đối chiếu chuyển dịch), tuy nhiên đã có những gợi ý và tham khảo nhất định cho chúng tôi như cách áp dụng phương pháp so sánh để chỉ ra được sự giống và khác nhau của hệ thuật ngữ ngoại thương trong tiếng Trung và tiếng Việt. Trong luận văn của mình, chúng tôi cũng có khái quát về sự giống và khác nhau của TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ từ và ngữ. Luận văn thạc sĩ Phân tích và tìm hiểu về lĩnh vực dịch thương mại Việt – Hán (经贸越南语越汉翻译之探析) của Huang Dong Chao (2016, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Văn học Ngôn ngữ Á Phi). Luận văn giới thiệu về mối quan hệ thương mại song phương Trung - Việt cũng như tầm quan trọng ngày càng được khẳng định của ngành dịch thuật Trung - Việt, Việt - Trung. Trên cơ sở kết hợp với các thành quả nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn dịch thuật của người đi trước cũng như kết hợp đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thương mại trong tiếng Việt để đưa ra quan điểm và phân tích của bản thân về phương pháp và tiêu chuẩn khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương. Trong đó, tác giả tập trung vào phân tích ba phương diện chính đó là từ vựng, cấu trúc câu và phong cách văn bản. Do ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào có đối tượng nghiên cứu là thuật ngữ chứng khoán, nhất là trong lĩnh vực chuyển dịch, đối dịch, vì vậy chúng tôi đã mở rộng tìm kiếm và tham khảo với cặp ngôn ngữ Trung và Anh để có thêm các căn cứ khi phân tích. Một số luận văn, bài viết có giá trị tham khảo như: luận văn thạc sĩ Từ góc độ đối đẳng ngữ nghĩa xem xét phương pháp chuyển dịch từ ngữ chứng khoán tiếng Anh sang tiếng Trung (从语义对等看证券英语词汇 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 380 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 677 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 174 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 163 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn