intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” nhằm phát hiện những tìm tòi rất riêng của tác giả khi viết về biển đảo. Đặc biệt để thấy được tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, tình yêu cảnh trí non sông, tình yêu thương con người. Từ đó khẳng định vị trí, phong cách tiêu biểu nhà thơ Trần Đăng Khoa và những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.LƯU KHÁNH THƠ THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn - PGS.TS.Lưu Khánh Thơ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Nhung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ...................................................................6 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .............................................................6 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................7 7. Đóng góp của luận văn .....................................................................................7 Chương 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA........8 1.1. Khái quát các chặng đường sáng tác của Trần Đăng Khoa ...........................8 1.1.1 Thời kì niên thiếu ....................................................................................8 1.1.2. Thời kì trưởng thành .............................................................................13 1.2.Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa ................17 1.2.1.Nguồn cội văn học dân gian của quê hương .........................................17 1.2.2. Truyền thống gia đình ..........................................................................23 1.2.3. Ảnh hưởng của các nhà thơ bậc thầy trong làng thơ Việt Nam hiện đại ...........................................................................................................25 1.2.4. Không khí sáng tác thơ ca thời chống Mĩ cứu nước ............................28 1.3. Những cơ sở nảy sinh chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa .....30 1.3.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội thời kì hậu chiến .........................................30 1.3.2. Quan điểm nghệ thuật của Trần Đăng Khoa ........................................33 Tiểu kết chương 1....................................................................................................36 Chương 2. SỰ THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA ............................................................37 2.1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ ...................................................................37
  6. iv 2.2. Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam .......................47 2.3. Tiếng thơ ca ngợi tình yêu đôi lứa ...............................................................58 Tiểu kết chương 2....................................................................................................67 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA ......................................68 3.1 Hệ thống biểu tượng .....................................................................................68 3.1.1. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật .........................................................68 3.1.2. Biểu tượng cánh buồm .........................................................................71 3.1.3. Biểu tượng tàu và biển .........................................................................73 3.1.4. Biểu tượng cánh chim hải âu ................................................................77 3.2. Giọng điệu....................................................................................................79 3.2.1. Trữ tình, trong sáng, thiết tha ...............................................................80 3.2.2. Triết lí, suy tư .......................................................................................82 3.3. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi và giàu nhạc điệu ..............................................85 3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi ....................................................................85 3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu ......................................................................88 3.4. Biện pháp tu từ .............................................................................................91 3.4.1. Nhân hóa ...............................................................................................91 3.4.2. So sánh..................................................................................................95 Tiểu kết chương 3....................................................................................................99 KẾT LUẬN ..........................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................103
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lãnh thổ Việt Nam không chỉ bao gồm phần đất liền mà còn phải kể đến không phận và vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Ngay từ xa xưa ý thức giữ gìn tài sản quý báu ấy đã luôn được cha ông ta coi trọng, đề cao. Biển là quà tặng vô giá của thiên nhiên dành tặng cho con người Việt Nam . Biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam với 63 tỉnh thành thì trong đó có tới 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển không chỉ đem đến nhiều nguồn lợi cho cư dân người Việt mà biển còn là cửa ngõ để nước ta giao lưu kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là nơi trao đổi và gặp gỡ với nhiều nền văn hóa. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. “Bao đời nay, biển đảo luôn là vẻ đẹp tráng lệ của mỗi miền quê, là địa danh ghi dấu những chiến công hiển hách của lịch sử chống ngoại xâm, là bản sắc văn hoá và là nguồn cảm hứng bất tận của văn học nghệ thuật... Trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam nói chung, chủ đề biển đảo làm nên một dòng chảy liên tục, xuyên suốt từ văn học dân gian sang văn học viết gồm nhiều thể loại như thơ, phú, kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… Mỗi giai đoạn, mỗi thể loại sẽ có những kiểu sáng tác và hệ hình thi pháp riêng nhưng chung quy đều hướng tới việc khám phá đời sống con người cùng những đa dạng về sinh thái học: Cảnh sắc thiên nhiên, chân dung tâm hồn, phong tục tập quán, nguyên tắc và văn hoá ứng xử trước biển… Biển đảo, do vậy, là một đề tài vừa mang tính duy mĩ, vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây thực sự là một lưu vực lớn trong địa lí văn chương Việt’’ [64]. Không chỉ là không gian dành riêng cho đôi lứa, khi đến với biển mỗi người trong chúng ta như được tiếp thêm sinh lực, bỏ lại sau lưng những bon chen của cuộc sống hàng ngày, ta như đắm chìm trong thiên nhiên, nhẹ nhõm và thư thái, biển là người bạn luôn lắng nghe ta chia sẻ, giãi bày. Phải chăng khi đến với biển mỗi người trong chúng ta dễ dàng tìm được sự đồng điệu giữa tâm trạng và cảnh quan do đó chủ đề biển đảo đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều tác giả như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…
  8. 2 Trần Đăng Khoa là một tác giả có một diện mạo riêng, khá độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Thời niên thiếu với “Góc sân và khoảng trời” cánh thơ Trần Đăng Khoa đã bay xa đến với mọi miền đất nước như biên cương, hải đảo để khai thác những khía cạnh mới mẻ, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm những điều thú vị ở những địa hạt ít người đặt chân tới . Chủ đề biển đảo là cảm hứng chủ đạo làm nên giá trị rất riêng của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Một trong những nơi nhà thơ hái lượm được nhiều thi tứ nhất là Trường Sa, “cái giọt máu thiêng liêng dưới ngầu ngầu bọt sóng” của Tổ quốc thân yêu. Đọc chùm thơ viết về Trường Sa của Trần Đăng Khoa, người đọc bắt gặp nhà thơ lúc này là anh lính Hải quân chững chạc, có lúc anh đứng bên “Cây bão táp đảo Nam Yết” để cảm nhận nhựa sống dẻo dai, bền bỉ của nó, có lúc xao xuyến cùng “Cô tổng đài hải đảo”, có lúc tếu táo, hóm hỉnh cùng “Lính đảo hát trường ca trên đảo”, có lúc khao khát mong chờ đến rực cháy “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”. Không gian sống cùng đồng đội ở Trường Sa, Trần Đăng Khoa được tôi luyện dạn dày qua thời gian bám trụ giữa bão táp phong ba. Thời gian ấy là quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của anh, khó khăn thử thách chỉ giúp người lính tôi luyện và từ đó tình đồng đội, ý chí kiên cường, lòng trung thành với Tổ quốc được soi sáng. Khảo sát các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy chưa có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”. Chọn đề tài: “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những đặc điểm riêng biệt của đề tài cũng như những đóng góp của tác giả với đời sống văn học đương đại. Đồng thời đặt trong bối cảnh nước ta đang sục sôi xây dựng biển đảo và bảo vệ chủ quyền đất nước đề tài góp phần khẳng định tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước là một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong văn học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những bài nghiên cứu chung về Trần Đăng Khoa Trần Đăng Khoa là một nhà thơ đặc biệt. Vì vậy có nhiều người yêu thơ, nghiên cứu thơ, văn của anh cũng là điều dễ hiểu. Mỗi người một giọng điệu, một cách hiểu, một thái độ.
  9. 3 Phương diện thứ nhất đề tài nghiên cứu những nhận định chung về Trần Đăng Khoa. Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu được in trên nhiều tờ báo, ta có thể kể đến một số bài viết sau: Đọc “Góc sân và khoảng trời”. In trên báo Nhân dân số 7344(9/6/1974)của tác giả Phong Lan; đọc “Em kể chuyện này” của Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Trần Đăng Khoa in trên báo Văn Nghệ số 452(1972- tác giả Lê Đình Kỵ); đọc “Khúc hát người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số 29(1975- Bàng Sỹ Nguyên); đọc tâp thơ “Thư viết bên cửa sổ máy bay” in trong tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 2/1987 - Hồng Diệu. Nghiên cứu phê bình gần đây nhất viết về thơ Trần Đăng Khoa tương đối đầy đủ phải kể đến cuốn “ Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” (Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin, tháng 3/2000 của nhà phê bình nghiên cứu Vũ Nho). Vũ Nho được nghe nói về thơ Trần Đăng Khoa khi đang còn là một sinh viên của Đại Từ (Thái Nguyên) với sự cảm phục, yêu mến. Cái tình ấy cứ theo ngày tháng mà sâu đậm mãi thêm. Và rồi cuốn sách “ Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” đã ra đời. Cuốn sách có 3 phần, phần 1 giới thiệu khái quát về thơ Trần Đăng Khoa, phần 2 là một số bài bình của tác giả về những bài thơ tâm đắc trong tập thơ như“ Trăng sáng sân nhà em”, “Đánh thức trầu” “Sao không về vàng ơi”. Phần 3 là tập hợp một số bài bình, nghiên cứu của một số tác giả về thơ Trần Đăng Khoa như N.Niculin, Phạm Hổ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Lại Nguyên Ân - Trần Đình Sử, Phạm Khải, Lê Thường. Trong Mạn đàm quanh “ Đảo Chìm” do Phong Điệp thực hiện in trên Báo Văn Nghệ Trẻ số 14, đã ghi lại những nhận định của các nhà nghiên cứu phê bình như sau: Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nhận xét “ Đây là tập sách hay, được viết trong một thời gian khá dài. Qua tập sách này càng chứng tỏ thêm về khả năng văn xuôi của Trần Đăng Khoa, mà trước đây, Chân dung và đối thoại đã nói đến điều đó. Hóm và sắc sảo – có thể nói ngắn gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy. Đảo chìm gồm nhiều bài nhỏ ghép lại được viết trong nhiều năm. Trần Đăng Khoa đã trả được món nợ tinh thần với đồng chí, đồng đội trong những năm anh ở Hải quân, ở đảo với các chiến sĩ”.
  10. 4 Nhà văn Lê Lựu nhận định rằng: “Tất cả những truyện viết trong Đảo Chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe, kể đến thuộc làu rồi. Theo tôi Đảo Chìm là thần bút, vì những chuyện thông thường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế mà tự nhiên có và vẫn thấy như là có thật. Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được. Ý tưởng của tác phẩm đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt. Chính vì thế nó có sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Và dù khắt khe thế nào, tôi vẫn phải đánh giá đây là những trang văn tuyệt vời...” Nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng “Trần Đăng Khoa đã chứng tỏ mình là một người lính thực sự. Anh khai thác đời sống những người lính đảo một cách tài tình, giúp người đọc hiểu được những khó khăn vất vả nơi đây, đồng thời biết yêu thương, kính trọng họ một cách tự nhiên, chân thành. Tôi đã đọc Đảo Chìm liền một mạch và không nhận thấy bất khiếm khuyết nào trong tập sách này. Nếu tôi tỉnh táo hơn một chút, bớt Yêu, bớt Phục, bớt Tin Khoa đi một chút, chắc chắn sẽ nhận ra khiếm khuyết trong văn của anh”. Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình cũng đánh giá rất cao về Trần Đăng Khoa: “ Có thể nói, Khoa có cái nhìn khác người, và đặc biệt là rất sâu sắc. Chính vì thế phần lớn các truyện trong Đảo Chìm viết từ trước đây rất lâu ( thậm chí 15 – 20 năm) nhưng đến nay vẫn mang được tính thời sự của nó. Cho rằng Khoa may mắn hơn người khác bởi được sống trong một vùng đất “hay” như thế...cũng không sai. Nhưng nếu không có tài năng văn chương thì tất cả tư liệu quý giá ấy cũng không thể thành “thời sự” được và không thể cuốn hút được người đọc đến như thế...”[19]. Qua các nhận định, đánh giá phê bình chúng tôi nhận thấy rằng những bài viết đi sâu phân tích về biển đảo trong các sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa không nhiều, còn tản mạn chưa sắp xếp thành hệ thống. Tiếp thu và phát triển ý kiến của những nhà nghiên cứu phê bình đi trước chúng tôi chọn đề tài “ Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn sự thành công của đề tài sẽ là động lực thúc đẩy mọi người nghiến cứu sâu hơn, toàn diện hơn về mảng đề tài này trong các sáng tác của Trần Đăng Khoa.
  11. 5 2.2. Những bài nghiên cứu đánh giá về chủ đề biển đảo trong văn học hiện đại Việt Nam Phương diện thứ hai là những bài nghiên cứu đánh giá về chủ đề biển đảo trong văn học hiện đại Việt Nam. Ta có thể thấy trên các báo Thanh Niên, Biên Phòng, Sài Gòn Giải Phóng…và các trang báo mạng xuất hiện một số bài viết bàn về đề tài biển đảo trong thơ Việt Nam. Trong bài Biển - đảo và tổ quốc trong thơ, tác giả Phạm Thị Phương Thảo thấy rõ vị trí địa lý và lãnh thổ của Việt Nam - một đất nước có “bờ biển trải dài theo hình chữ S” nên biển đảo là nơi “ gắn liền với những kỳ quan thiên nhiên của thế giới bởi những vẻ đẹp và những kiến tạo độc đáo”. Nó không chỉ là “những vị trí và dấu mốc quạn trọng trước lịch sử”, mà còn là “nguồn cảm hứng bất tận của thi ca”. Tác giả bài viết còn khẳng định: “lãnh thổ Việt nam chúng ta bây giờ không chỉ được trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mà còn bao gồm cả vùng trời, vùng biển và hải đảo được trải rộng từ Tây Trường Sơn sangĐông Trường Sa. Do đó cần thấy rõ ranh giới và lãnh thổ của đất nước ta luôn gắn liền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”[63]. Tác giả Nguyễn Viết Chính trong bài viết của mình Biển đảo - nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và cho âm nhạc nhấn mạnh; “Đất nước Việt Nam thân thương của chúng ta có đến 3670 cây số bờ biển, với hơn 1 triệuKm² diện tích nước trên biển Đông và trên 4000 đảo chìm, đảo nổi lớn, nhỏ. Biển đã mang lại cho ta tiềm năng vô tận và đông thời là nguồn cảm hứng cho các sáng tạo của văn học nghệ thuật, trong đó có thơ ca và âm nhạc”[8]. Tác giả dẫn lời lý giải của nhà văn Nguyễn Trí Huân về câu hỏi tại sao thơ ca và âm nhạc lại có nhiều tác phẩm viết về biển như vậy: “Việt Nam là một dân tộc hướng ra biển. Biển “ nóng” lên thế nào, đất liền cũng sẽ nóng lên như vậy Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà có cả con người - những con người hết sức đẹp đẽ. Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà văn, nhà thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa…Nhưng không chỉ có Trường Sa, Hoàng Sa mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của tổ quốc mãi sẽ là vấn đề lớn với thi ca bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn đời của ông cha ta bao thế hệ”[8]. Đề tài nghiên cứu “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” là một đề tài khá mới mẻ. Tiếp thu những bài viết trên, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu
  12. 6 “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”để có một cái nhìn toàn diện về mảng đề tài này và trong văn học Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong góp một tiếng nói nhỏ bé của mình để khẳng định đầy đủ và sâu sắc hơn những đóng góp của Trần Đăng Khoa trong dòng chảy của văn học dân tộc, nhất là trước những vấn đề thời sự hôm nay. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Người viết tập trung làm rõ những đặc điểm của thơ, văn viết về biển đảo cũng như đóng góp của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong mảng đề tài này. 3.2.Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” nhằm phát hiện những tìm tòi rất riêng của tác giả khi viết về biển đảo. Đặc biệt để thấy được tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, tình yêu cảnh trí non sông, tình yêu thương con người. Từ đó khẳng định vị trí, phong cách tiêu biểu nhà thơ Trần Đăng Khoa và những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua việc nghiên cứu hành trình sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà thơ thể hiện qua các tác phẩm nổi bật. Luận văn hướng tới làm rõ chủ đề biển đảo là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác củaTrần Đăng Khoa, từ đó khẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với văn học Việt Nam hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau đây 4.2.1. Phương pháp hệ thống Với quan điểm mỗi sáng tác là một chỉnh thể nghệ thuật nằm trong một chỉnh thể lớn hơn là nền văn học hiện đại, khi khảo sát, phân tích các biểu tượng nghệ thuật người viết không đặt nó riêng lẻ mà luôn ý thức đặt chúng trong một chỉnh thể thống nhất với các yếu tố nghệ thuật khác để làm rõ hơn nội dung tác phẩm. 4.2.2. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Qua việc khảo sát tập thơ, người viết thống kê các yếu tố về nội dung và nghệ thuật có tính
  13. 7 khải quát trong tập thơ, những hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra cảm hứng chủ đạo và các biện pháp tu từ được sử dụng trong tập thơ. Trên cơ sở này, chúng tôi tìm ra nét riêng, độc đáo của tài năng thơ Trần Đăng Khoa. 4.2.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài của luận văn. Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu nhận xét, đáng giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi, phát hiện của bản thân trên văn bản các bài thơ trong Tuyển tập Trường Sa để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập thơ nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài. 4.2.4 Phương pháp so sánh Phương pháp này giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa thơ Trần Đăng Khoa và các nhà thơ khác viết cùng chủ đề để qua đó có một cái nhìn đúng mức về tài năng, tâm hồn Trần Đăng Khoa và những đóng góp của tác giả cho nền văn học nước nhà. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khảo sát tuyển tập Trần Đăng Khoa - Tuyển tập Trường Sa, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, (2014) 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danhmục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1.Hành trình sáng tạo và sự hình thành chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa Chương 2. Sự thể hiện chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa Chương 3. Hình thức thể hiện chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa 7. Đóng góp của luận văn Luận văn tiếp tục đưa ra một hướng tiếp cận mới về chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa và giải mã những mối liên hệ quan yếu giữa ý thức và sáng tạo nghệ thuật cũng như việc lĩnh hội nghệ thuật. Đưa ra những kiến giải ban đầu biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa.
  14. 8 Chương 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 1.1. Khái quát các chặng đường sáng tác của Trần Đăng Khoa 1.1.1 Thời kì niên thiếu Trần Đăng Khoa - thần đồng thi ca Việt Nam sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ngay từ nhỏ Trần Đăng Khoa đã lớn lên cùng những câu chuyện, những bài thơ ca cổ của người mẹ tảo tần. Anh trai của Trần Đăng Khoa - nhà thơ Trần Nhuận Minh cũng là người say mê văn học. Có lẽ vì vậy Trần Đăng Khoa khi học hết vỡ lòng đã rất thích đọc sách và thuộc nhiều ca dao. Sáng tác của Trần Đăng Khoa cho đến thời điểm hiện tại rất phong phú về thể loại: Thơ, văn xuôi, phê bình văn học, trường ca...Những sáng tác đó có thể chia làm hai thời kì: Thời kì niên thiếu và thời kì trưởng thành. Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ thời niên thiếu của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như thần đồng thi ca của những năm 60 thế kỷ XX. Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây sốc, không làm chúng ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ.” Thời kì niên thiếu được tính từ khi Trần Đăng Khoa cho ra đời bài thơ Con bướm vàng năm 1966. Lúc ấy cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa chỉ làm thơ một cách ngẫu hứngcảm xúc đến với anh chân thật và giản dị. Anh từng tâm sự: “ Không biết các nhà thơ khác làm thơ như thế nào? Còn tôi, bài thơ đến với tôi thường bất chợt. Có khi đang ngồi nói chuyện với bạn tự dưng trong đầu nảy ra một ý gì đó mà mình tự thấy hay hay. Cũng có khi đang đọc sách, gặp một chi tiết thú vị, rồi chi tiết đó cũng gợi cho mình một cái tứ nào đó. Thế rồi bài thơ hình thành, bài thơ đầu tiên ra đời trong những phút ngẫu hứng ấy”[40, tr.57]. Bài thơ Con bướm vàng là tác phẩm đầu tay của Trần Đăng Khoa nhưng đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ về một giọng thơ trong sáng, hồn nhiên và chân thành. Nối tiếp sau thành công đó là sự nở rộ của cảm xúc và tài năng Trần Đăng Khoa
  15. 9 bằng việc ra đời hàng loạt các bài thơ có giá trị như Chiếc ngõ nhỏ, Trăng sáng sân nhà em, Trông trăng, Bên kia sông Kinh Thầy, Ảnh Bác, Hạt gạo làng ta, Kể cho bé nghe,...Những bài thơ ngộ nghĩnh nhưng cũng rất đỗi tinh tế ấy đến với người đọc với một số lượng lớn. Ta có thể thấy rằng, cùng lứa tuổi với Trần Đăng Khoa cũng có rất nhiều các bạn nhỏ làm thơ nhưng không phải ai cũng đạt được thành công như Trần Đăng Khoa, thành công của Trần Đăng Khoa đó là cách cảm nhận những điều tồn tại xung quanh mình qua lăng kính trẻ thơ, ngây thơ, ngộ nghĩnh, nhưng quan sát tinh tế, liên tưởng độc đáo và thú vị đưa người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Thời kì niên thiếu là thời kì của một tài năng nở rộ, thăng hoa về cảm xúc, quãng thời gian rực rỡ của Trần Đăng Khoa. Thời thơ ấu tôi và bạn bè đã đọc thuộc lòng những câu trong Nghe thầy đọc thơ, Hạt gạo làng ta...Mặc dù chưa hiểu hết được hết cái hay của những câu thơ đó, chúng tôi vẫn cảm nhận được một cái gì đó rất gắn bó, gần gũi. Sau này lớn lên, tôi biết được tác giả của những vần thơ đã đi theo mình suốt thời thơ ấu là Trần Đăng Khoa, và càng thú vị khi biết rằng những bài thơ đó được sáng tác khi tác giả còn rất nhỏ. Đọc thơ của Trần Đăng Khoa thời niên thiếu là một thế giới lung linh đầy màu sắc và ánh sáng, ngộ nghĩnh và đáng yêu mở ra. Thế giới ấy được soi chiếu qua lăng kính trẻ thơ, trong sáng đến kì diệu, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh thơ ngây, sống động đến bất ngờ. Trong thế giới đó ẩn chứa rất nhiều những hình ảnh điển hình của làng quê Việt từ mảnh vườn, cánh đồng, cánh cò, dòng sông, cho đến những cây trồng, con vật bé nhỏ, bạn của trẻ con nhà nông như chú dế, con giun, con kiến, con trâu, con cua, bờ rào, cây chuối, cây bưởi...Đối với Trần Đăng Khoa tất cả đều trở nên có hồn, tất cả ngộ nghĩnh, đáng yêu. Trần Đăng Khoa đã thổi linh hồn của cuộc sống khiến cho những vật vô tri vô giác ấy trở thành thế giới trong trẻo của riêng anh. Độc giả như đắm chìm vào thế giới ấy khi đọc thơ Trần Đăng Khoa. Trâu ơi, ăn cỏ mật Hay là ăn cỏ gà Đừng ăn lúa đồng ta Trâu ơi uống nước nhá
  16. 10 Trâu cứ chén cho no Ngày mai cày thật khỏe Đừng lo đồng nứt nẻ. (Con trâu đen lông mượt) Cánh đồng là không gian khá quen thuộc đối với làng quê người Việt, đó không chỉ là không gian sản xuất nông nghiệp mà còn là không gian rất riêng của đám trẻ thôn quê sau giờ học tập với những trò chơi dân gian thả diều, bắt bóng, chơi quay, chọi dế. Một không gian rộng mở cho những ước mơ bay xa. Cánh đồng làng Điền Trì Sớm nay sao mà rộng Sương tan trên mũi súng Trên sừng trâu cong veo (Cánh đồng làng Điền Trì) Hạt gạo có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong thời chiến hạt gạo càng thêm phần giá trị. Hạt gạo“gửi ra tiền tuyến - gửi về phương xa”. Trần Đăng Khoa đã hiểu rất rõ điều này không hào nhoáng mà rất chân thật những nỗi vất vả của người dân lao động quanh năm chân lấm tay bùn và sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết cũng được tác giả khắc họa. Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy ...Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... (Hạt gạo làng ta)
  17. 11 Không chỉ sáng tác những bài thơ ngộ nghĩnh con trẻ, chúng ta còn nhận thấy một Trần Đăng Khoa suy tư, chiêm nghiệm người lớn trước tuổi. Khi Trần Đăng Khoa viết về chú bộ đội, những anh hùng trong thời chiến. Có qua những cuộc đấu tranh Máu người đổ xuống mới thành núi sông Đẹp sao dòng máu anh hùng Lại từ sông núi chảy trong tim người (Khúc hát người anh hùng) Qua tấm gương anh hùng Mạc Thị Bưởi tác giả thể hiện lòng biết ơn, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có máu và nước mắt đổ xuống để dựng lên tượng đài bất diệt về lòng yêu nước của dân tộc. Có ai có thể nhận ra tác giả của những dòng thơ chiêm nghiệm này lại là một cậu bé mười hai tuổi khi viết về người mẹ của mình. Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi (Mẹ ốm) Cậu bé Trần Đăng Khoa không chỉ có tố chất thơ ca mà còn là một tâm hồn rung động tinh tế, nhạy cảm. Cảm nhận sự vật tồn tại xung quanh mình nhẹ nhàng, chậm dãi. Những sự vật tưởng chừng rất đỗi tầm thường dưới sự quan sát tỉ mỉ của Trần Đăng Khoa nổi bật lên ý nghĩa sâu sắc, làm lay động lòng người. Mái gianh ơi hỡi mái gianh Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương (Khúc hát người anh hùng) Hay Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Đêm Côn Sơn)
  18. 12 Điều này đã khiến nhiều nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh có tuổi đời, tuổi nghề và vị thế vững chãi trong làng văn thời ấy đưa ra nhận xét về Trần Đăng Khoa như sau: “Tinh hoa văn học của một dân tộc đã dồn đúc vào một số ít người, trong đó có Khoa. Giời đã mượn cái miệng trẻ con để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé tám tuổi lại có được những câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời”[59,tr.117]. Có thể thấy rằng, thời niên thiếu Trần Đăng Khoa đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công, nền tảng vững chắc trên con đường sáng tạo nghệ thuật sau này của mình. Chỉ trong vòng mười năm ngoài tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa đã xuất bản 4 tập trường ca: Khúc hát anh hùng, Trừng phạt, Làng quê, Đánh Thần Hạn. Từ năm 1968- 1983 thơ của anh liên tục được xuất bản, thơ Trần Đăng Khoa khiến không chỉ các em nhỏ mà bạn đọc xa gần đều đón nhận nhiệt tình, say mê. Các tác phẩm thơ thời niên thiếu được xuất bản trong nước: - Góc sân và khoảng trời, Nhà xuất bản Hải Dương, 1968. - Từ góc sân nhà em, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1968. - Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1, Nhà xuất bản Hải Dương, 1970. - Từ góc sân nhà em(Tập khác), Nhà xuất bản Hải Dương, 1972. - Góc sân và khoảng trời (tập khác), Nhà xuất bản Kim Đồng, 1973. - Khúc hát người anh hùng (trường ca),Nhà xuất bản Văn nghệ quân đội, 1974. - Đánh Thần Hạn(trường ca), Nhà xuất bản văn nghệ, Hà Nội. - Em kể chuyện này, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1977. - Kể cho bé nghe, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1979. - Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2, Nhà xuất bản Hải Dương, 1982. - Thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1982. - Góc sân và khoảng trời, Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1983. - Hạt gạo làng ta, Nhà xuất bản Hải Hưng, 1983. - Trần Đăng Khoa, Thơ với tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2007. Các tác phẩm xuất bản ở nước ngoài - Tiếng hát còn tiếp tục, xuất bản ở Pháp, năm 1971. - Góc sân và khoảng trời, xuất bản tại Cuba, năm 1973. - Cánh diều no gió, xuất bản tại Cộng hòa dân chủ Đức, năm 1974. - Com bướm vàng, xuất bản tại Hunggari, năm 1973.
  19. 13 Thơ Trần Đăng Khoa thể hiện một năng lực quan sát nhạy bén của tác giả đối với cảnh vật và cuộc sống thôn quê. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chọn lựa nhiều cách biểu hiện khác nhau để khắc họa, miêu tả thế giới này phong phú, đa dạng, ngộ nghĩnh và sinh động vô cùng: Nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ sử dụng chính xác, gợi cảm khiến cho những hình ảnh vốn quen thuộc trở nên khác lạ, độc đáo, đầy bất ngờ. Giọng thơ hồn nhiên trong sáng triết lí mà sâu sắc. Thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa không xa lạ mà rất gần gũi quen thuộc, là sản phẩm của đôi mắt trẻ thơ cộng tài năng thiên bẩm cùng sự học tập tìm tòi, sự nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật để từ đó giúp cho tác giả sáng tác lên những trang thơ thật hay. Một tài năng nở rộ khi tuổi mới thiếu thời, trong khoảng thời gian ngắn Trần Đăng Khoa đã sáng tác một lượng tác phẩm lớn tỉ lệ thuận với đó là giá trị mà các tác phẩm đó để lại trong lòng độc giả. Trần Đăng Khoa xứng đáng với danh xưng “Thần đồng thi ca”. Tài năng hiếm có không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. 1.1.2. Thời kì trưởng thành Mùa xuân năm 1975 là cột mốc của dân tộc, cũng là cột mốc để đánh giá sáng tác Trần Đăng Khoa. Thời kì trưởng thành của Trần Đăng Khoa được tính từ khi anh nhập ngũ, chính thức trở thành người lính cụ Hồ năm anh mười bảy tuổi. Khi đó anh đang học lớp 10 tại trường phổ thông Nam Sách. Nghe tiếng gọi của đất nước, anh lên đường tham gia đợt Tổng động viên mùa xuân năm 1975. Và cũng kể từ đó, Trần Đăng Khoa từ giã thời niên thiếu với thế giới mộng mơ của Góc Sân và Khoảng Trời để sải đôi cánh của tuổi trẻ bay cao và bay xa với những ước mơ, nhưng cũng thật nhiều gian nan và thử thách. Em chẳng còn bé bỏng như xưa Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật Những trang giấy cứ cồn lên mặt đất Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời Là Tổ quốc đang một còn, một mất. ... Và sau này, nếu các anh gặp em Không phải trong góc sân nhà ngồi ngắm trăng lên Mà trong chớp đạn rực trời, cứ điểm thù tan rã Thì điều ấy, chắc các anh không lạ. (Thư thơ)
  20. 14 Về thơ Trần Đăng Khoa trước đây đã có phần chững chạc người lớn trước tuổi. Tuy nhiên chỉ khi khoác lên mình bộ quân phục màu áo lính thì Trần Đăng Khoa mới chính thức chuyển sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn trưởng thành. Từ giã quê hương thân yêu gắn bó bao ngày, từ giã “góc sân và khoảng trời” nhà em, chàng trai Trần Đăng Khoa khi ấy mới 17 tuổi lên đường đi tới mọi miền tổ quốc và tới cả nước Nga xa xôi mang theo khát vọng rực cháy, sức mạnh chiến đấu, cống hiến cho non sông đất nước. Hôm nay em đến giảng đường Anh hằng khao khát Thế hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước Có bao anh chưa được tới lớp mười Có bao anh nằm lại dọc đường rồi Bên con suối không tên, dưới ngọn đồi không tuổi Có thể sau này em dẫn học trò tới Chỉ thấy im lìm rừng xanh với núi xanh (Gửi em gái) Trong bài Ngày mai ra trận người đọc cùng hồi hộp, nín thở cảm nhận sự căng thẳng của người lính Nếu ngày mai chúng mình đều còn cả Ta sẽ ôm nhau hát vang rừng Cho mẹ chúng mình ở nhà đừng sốt ruột Cho sông núi biết chúng mình là những thằng hai mươi (Ngày mai ra trận) Tuy nhiên nổi bật nhất trong các sáng tác của Trần Đăng Khoa viết ở tuổi trưởng thành là mảng đề tài người lính và cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Những tác phẩm của anh thời kì trưởng thành chủ yếu được tập hợp trong tập Đi ngang qua bão và sau này là Bên cửa sổ máy bay.Trong tập Bên cửa sổ máy bay gồm 3 cụm chính. Một cụm là các bài thơ về tình yêu, một cụm thơ về đời sống bộ đội trên hải đảo, một cụm suy ngẫm về cuộc đời, về thơ, về làng quê. Nhưng thú vị nhất vẫn và cụm thơ viết về người lính trên đảo, Trần Đăng Khoa đã phác họa sự khó khăn,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2