Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Phong Slư của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu "Phong Slư của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng" để tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học này; tìm hiểu đời sống tư tưởng tình cảm của người Tày ở Hòa An, Cao Bằng; góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Hòa An, Cao Bằng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Phong Slư của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ TIẾP PHONG SLƢ CỦA NGƢỜI TÀY Ở HÕA AN - CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ TIẾP PHONG SLƢ CỦA NGƢỜI TÀY Ở HÕA AN - CAO BẰNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS VŨ ANH TUẤN Thái Nguyên – 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi , các tài liệu trong luâ ̣n văn là trung thực . Nô ̣i dung luâ ̣n văn chưa từng đươ ̣c công bố trong bấ t cứ công trin ̀ h nào . Tôi xin chiụ trách nhiê ̣m về lời cam đoan này . Thái nguyên , ngày 20 tháng 4 năm 2016 Người cam doan Vi Thi Tiế ̣ p XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN GS.TS Vũ Anh Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, người thân và gia đình. Qua đây, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ Anh Tuấn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, bộ phận Sau đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Em xin gửi lời cảm ơn đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Triều Ân, nhà nghiên cứu dân gian Dương Sách, các nghệ nhân dân gian, Phòng văn hóa huyện Hòa An- Cao Bằng và các cán bộ thư viện tỉnh Cao Bằng ... đã cung cấp tư liệu và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô gáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của em trong luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Vi Thị Tiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan .................................................................................................... i Lời cảm ơn....................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 NỘI DUNG ..................................................................................................... 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI TÀY Ở HÕA AN – CAO BẰNG VÀ THỂ LOẠI PHONG SLƢ ................................................. 7 1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Cao Bằng. .......................................... 7 1.1.1. Cộng đồng người Tày ở Cao Bằng. ........................................................ 7 1.1.2. Cộng đồng người Tày ở Hòa An – Cao Bằng ......................................... 7 1.1.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế của người Tày ở Hòa An – Cao bằng ......... 7 1.1.2.2. Đặc điểm xã hội – văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng ....... 9 1.2. Khái quát về Phong slư ........................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm Phong slư ............................................................................ 13 1.2.2. Nguồn gốc và bản chất diễn xướng của Phong slư ............................... 14 1.2.3. Phong slư trong quá trình lưu truyền và đổi mới. ................................. 16 1.3. Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng............................................................. 17 1.3.1. Phong slư trong đời sống văn hóa của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng.. 17 1.3.2. Các giai đoạn phát triển của thể loại Phong slư. ................................... 18 1.3.3. Hình thức diễn xướng của Phong slư .................................................... 19 Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHONG SLƢ Ở HÕA AN – CAO BẰNG ........................................................................................ 22 2.1. Phong slư là những lời bày tỏ tình yêu đôi lứa. ....................................... 22 2.1.1. Phong slư là những lời tỏ tình chân thành, giản dị. ............................... 22 2.1.2. Phong slư là những lời bày tỏ khát vọng về hạnh phúc lứa đôi. ............ 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn iii
- 2.1.3. Phong slư là những lời bày tỏ nỗi buồn trong tình yêu cách trở ............ 33 2.2. Phong slư là những lời nhắn gửi, lời dặn dò. ........................................... 37 2.3. Sự chuyển hóa đổi mới chức năng của Phong slư trong đời sống hiện đại ..... 44 2.3.1. Phong slư là những lời ca ngợi Đảng và Bác Hồ. ................................. 44 2.3.2. Phong slư là những lời ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. .............. 50 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA PHONG SLƢ Ở HÕA AN– CAO BẰNG ............................................................................... 55 3.1. Kết cấu của Phong slư ............................................................................. 55 3.2. Thể thơ thất ngôn trường thiên. ............................................................... 59 3.3. Ngôn ngữ lời thơ Phong Slư .................................................................... 62 3.3.1. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh .......................................... 63 3.3.2. Lời thơ Phong slư là sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học........................................................................................................... 66 3.4. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ .................................................. 70 3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh ........................................................................ 71 3.4.2. Biện pháp tu từ điệp ngữ ...................................................................... 73 3.5. Không gian và thời gian nghệ thuật trong Phong slư ............................... 76 3.5.1. Không gian nghệ thuật ......................................................................... 76 3.5.1.1. Không gian thiên nhiên ..................................................................... 77 3.5.1.2. Không gian tâm tưởng ....................................................................... 81 3.5.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 84 3.5.2.1. Thời gian hiện thực. .......................................................................... 84 3.5.2.2. Thời gian tâm lý. ............................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 93 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về phương diện khoa học Cao Bằng – mảnh đất văn hóa, từ xa xưa là nơi hội tụ của nền văn hóa các tộc người Tày, Nùng, Dao, Mông ... Trong quá trình vận động của lịch sử, văn hóa các dân tộc luôn có sự hòa nhập, đan xen, bồi đắp lẫn nhau tạo nên những nét văn hóa riêng biệt, mang nét đặc trưng của từng tộc người. Riêng vùng đất Hòa An – Cao Bằng kinh đô thành nhà Mạc xưa nơi tập trung nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau của tỉnh Cao Bằng với những làn điệu dân ca mượt mà say đắm lòng người như Sli, Lượn, Phong slư, hay những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ... Diễn tả nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người về thiên nhiên vũ trụ, về cuộc sống xã hội, đời sống tình cảm cha con, vợ chồng, nhất là tình yêu nam nữ… Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở Hòa An - Cao Bằng, Phong slư hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng cũng đang dần bị mai một, số người biết Phong slư hiện nay không còn nhiều, đặc biệt là thế hệ trẻ. Do vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị Phong slư là sự trăn trở của những người có tâm huyết muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế từ trước tới nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về Phong slư nhưng với số lượng còn rất hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu về Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng vẫn là một đề tài mở cho những ai yêu thích loại hình văn học dân gian này. 1.2. Về phương diện thực tế. Phong slư là thơ tình, thư tình của người Tày có kết cấu và luật thơ cố định, có cách ngâm riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày. Khi chữ Nôm Tày xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong văn chương cũng là thời kỳ Phong slư phát triển rực rỡ, tuy nhiên, khi chữ quốc ngữ xuất hiện, chữ Nôm Tày dần bị mai một làm cho nền văn học chữ Nôm rơi vào suy thoái và 1
- có nguy cơ mất hẳn. Theo đó các làn điệu dân ca Tày được viết theo thể thơ thất ngôn truyền thống của người Tày (trong đó có Phong slư) cũng tàn lụi dần. Do vậy, việc nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Phong slư sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được về đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo lưu và phát huy những nét đẹp đó trong văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Hòa An – Cao Bằng nói riêng của cộng đồng dân tộc Tày nói chung. Xuất phát từ phương diện khoa học và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn "Phong slƣ của ngƣời Tày ở Hòa An – Cao Bằng" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của tôi, người con của vùng đất Hòa An với mong muốn được khám phá, tìm hiểu, tôn vinh những giá trị văn hóa của quê hương mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Dân Tộc Tày có nền văn hóa lâu đời, đã góp cho nền văn hóa nghệ thuật chung của dân tộc Việt Nam nhiều thể loại phong phú, đặc sắc và đa dạng như: Then, lượn, câu đố, thành ngữ, tục ngữ... Tuy nhiên cũng như nhiều dân tộc khác khi chưa có chữ viết, chưa có kho lưu trữ và chủ yếu được truyền miệng nên việc nghiên cứu văn học dân gian của dân tộc Tày cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng cũng do ưu thế truyền miệng nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong sinh hoạt cộng đồng, trong những lễ hội mà những giá trị văn hóa đó vẫn còn tồn tại. Phong slư là một thể loại văn học dân gian của người Tày, được lưu truyền trong dân gian. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu quy mô lớn nào về Phong slư của người Tày, các tài liệu nghiên cứu về Phong slư mà chúng tôi có được mới chỉ dừng lại ở mức khái quát sơ bộ, chưa đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội dung, nghệ thuật của Phong slư. Dưới đây là một số bài viết, đề tài nghiên cứu đã từng quan tâm đến Phong slư của người Tày: 2
- - Tạp chí văn học số 3 (1976) có bài viết: "Vài suy nghĩ về hát Quan Lang, Phong slƣ, lƣợn" của tác giả Vi Hồng. Trong bài viết này tác giả giới thiệu về những nội dung tổ chức, hình thức cơ bản, khái quát về các loại hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng. Tuy nhiên tác giả mới chỉ giới thiệu khát quát về các thể loại này. - Trong tài liệu "Sli lƣợn dân ca trữ tình Tày – Nùng" (1979) của tác giả Vi Hồng có giới thiệu đến đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày- Nùng qua làn điệu dân ca Sli, Lượn. Trong đó tác giả cũng đề cập tới nhóm dân ca đặc thù Tày được gọi là Phong slư. Tác giả có viết "Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về tình yêu được trai gái Tày dùng để trao đổi, bày tỏ tình cảm lứa đôi. Phong slư là những khúc hát diễm tình hô hào, kêu gọi, thiết tha cho những mối tình chung thủy". [18, tr. 231] - Trong tài liệu" Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam" của tác giả Đặng Văn Lung xuất bản năm 1997 có đề cập đến khái niệm, hình thức diễn xướng của Phong slư dân tộc Tày. - Trong tài liệu "Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Dao Lạng Sơn" (2000)của tác giả Nông Thị Nhình, nhà xuất bản văn hóa dân tộc đã đề cập tới các loại hình dân ca của các dân tộc Tày – Nùng – Dao, trong đó có nhắc tới thể loại dân ca Phong slư của dân tộc Tày. Tác giả cho rằng Phong slư là một làn điệu hát thơ, làn điệu này dùng để diễn tả những bài thơ, đúng hơn là những bức thư về tình yêu đôi lứa. - Tác giả Hoàng Hựu nhà nghiên cứu văn hóa trong bài viết "Về bức Phong slƣ (Thƣ tình) viết trên nền vải của ngƣời Tày" đăng trên tạp chí Hán Nôm, số 2(87) năm 2008 đã đề cập nội dung của bức Phong slư cổ, trong đó có đề cập tới khái niệm, thể loại, hình thức, nội dung của một bức Phong slư. - Năm 1994 Phương Bằng cho xuất bản công trình sưu tầm, nghiên cứu "Phong slƣ", trong công trình này tác giả đã sưu tầm, phiên dịch chữ Nôm của những bức Phong slư tình yêu cổ ở các tỉnh miền núi Phía Bắc. 3
- - Đề tài nghiên cứu khoa học "Hệ thống đề tài trong Phong slƣ của ngƣời Tày ở Lạng Sơn" của tác giả Lâm Thị Diệp đã nghiên cứu về thể loại Phong slư trên phương diện hệ thống đề tài chung của Phong slư trong giai đoạn xưa và hiện đại. Nhìn chung việc nghiên cứu về Phong slư còn rất ít so với bề dày của thể loại này trong nền văn hóa dân tộc Tày. Các bài viết, các công trình nghiên cứu đề cập tới Phong slư chỉ dừng lại ở một góc độ nhỏ mà chưa đi sâu tìm hiểu cặn kẽ thể loại này. Từ thực tế trên, đề tài "Phong slƣ của ngƣời Tày ở Hòa An – Cao Bằng" sẽ hướng tới nghiên cứu về thể loại văn học này một cách cụ thể hơn và góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị về nội dung và nghệ thuật của Phong slư trong đời sống hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu "Phong slƣ của ngƣời Tày ở Hòa An – Cao Bằng" để tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học này. - Tìm hiểu đời sống tư tưởng tình cảm của người Tày ở Hòa An, Cao Bằng. - Góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Hòa An, Cao Bằng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các tài liệu liên quan đến Phong slư. - Sưu tầm, tìm hiểu thêm các văn bản về Phong slư tồn tại trong đời sống dân gian dưới hình thức diễn xướng từ đó tiếp cận nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật. - Bước đầu đưa ra ý kiến gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật của Phong slư trong cuộc sống hiện tại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát những lời bài hát Phong slư đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm và xuất bản thành sách. - Những tư liệu sưu tầm, điền dã tại Hòa An- Cao Bằng của tác giả đề tài. 4.2. Phạm vi gnhiên cứu * Phạm vi tư liệu nghiên cứu: - Phương Bằng, (1976), Phong slƣ, Nxb văn hóa dân tộc, Hà nội. - Những tư liệu chưa xuất bản: + Văn bản của chính tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân dân gian. * Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cụ thể: - Phương pháp điền dã văn học. - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu Phong slư trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày ở Hòa An – Cao Bằng góp phần giới thiệu một thể loại ca dao, dân ca trong kho tàng văn học dân gian người Tày đến người đọc. Đồng thời giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của Phong slư và đời sống tư tưởng, tình cảm của đồng bào dân tộc Tày nói chung, đồng bào dân tộc Tày ở Hòa An – Cao Bằng nói riêng. 5
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 : Khái quát về cộng đồng người Tày ở Hòa An – Cao Bằng và thể loại Phong slư. Chương 2 : Những nội dung cơ bản của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng. Chương 3 : Một số đặc điểm nghệ thuật của Phong slư ở Hòa An – Cao Bằng. 6
- NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI TÀY Ở HÕA AN – CAO BẰNG VÀ THỂ LOẠI PHONG SLƢ 1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Cao Bằng. 1.1.1. Cộng đồng người Tày ở Cao Bằng. Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc. Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh... Nhưng người Tày có số lượng lớn nhất chiếm khoảng 43% dân số toàn tỉnh. Theo một số nghiên cứu, người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh: - Nhánh người Tày gốc: Còn gọi là Thổ, nghĩa là thổ dân, là những người đã sinh sống ở địa phương từ lâu đời, nhánh này là con cháu của người Tày cổ. - Nhánh người Ngạn có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc, theo "Sơ khảo lịch sử Cao Bằng" ghi chép: Trong các cuộc giao tranh giữa các tộc người, người Ngạn đã dạt sang Cao Bằng sinh sống, hòa nhập vào cư dân địa phương và trở thành người Tày. - Nhánh người Kinh hóa Tày: Là con cháu các quan lại và binh lính người Kinh từ dưới xuôi lên cai quản và bảo vệ biên giới, họ lấy vợ người Tày, sinh sống và lập nghiệp tại đây lâu dần trở thành người Tày. Sách cũ còn ghi chép lại: Khi triều đình nhà Mạc bị Lê Trịnh đánh đuổi đã chạy lên trấn giữ vùng đất Cao Bằng trong gần một thế kỉ. Sau khi nhà Mạc diệt vong, con cháu và quan quân sống hòa vào cùng nhân dân địa phương, đồng hóa với người Tày. Chính sự giao lưu Kinh - Tày này đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của người Tày ở nơi đây. 1.1.2. Cộng đồng ngƣời Tày ở Hòa An – Cao Bằng 1.1.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế của ngƣời Tày ở Hòa An – Cao bằng Hòa An là một huyện trung tâm nằm xung quanh, bao bọc lấy thành phố Cao Bằng. Có các đầu mối giao thông từ đường 3, 4 tỏa đi các huyện và đi cả biên giới Trung Quốc. Có tọa độ địa lý: 7
- Từ 20039'49 vĩ độ Bắc từ Khuổi Săng xã Hồng Nam đến núi Bản Chang xã Dân Chủ. Từ 106000'49 đến 100024'18 Kinh độ Đông từ Lũng Ong xã Công Trũng đến Khuổi Săng xã Hồng Nam. Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng, phía Đông giáp huyện Trà Lĩnh – Quảng Uyên, phía Nam giáp huyện Thạch An, phía Tây giáp huyện Nguyên Bình và Thông Nông. Với tổng diện tích 60.952,08 ha, Hòa An là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh.... Trong số những dân tộc đó người Tày chiếm đa số, Với sự quy tụ này đã tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần đa sắc màu của con người vùng đất Hòa An. Đặc điểm địa hình huyện Hòa An tương đối bằng phẳng với những cánh đồng rộng lớn nằm cạnh những dòng sông, dòng suối là điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu phát triển nông nghiệp lúa nước. Khí hậu vùng đất này chia thành bốn mùa rõ rệt, mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đông rất lạnh. Với khí hậu ẩm nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân canh tác và trồng trọt theo mùa. Ngay từ xa xưa người dân nơi đây đã biết tận dụng những ưu thế của thiên nhiên để lao động phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Hòa An được đánh giá là một huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Huyện có những cánh đồng rộng, phì nhiêu là vựa lúa lớn nhất của tỉnh, trong dân gian vẫn còn lưu truyền các câu thơ thể hiện sự giàu có của mảnh đất này: "Cao Bằng gạo trắng nƣớc trong Bát ngát ruộng đồng Giàu nhất Hòa An" Là huyện nông nghiệp nên nguồn lực chủ yếu của Hòa An là đất đai, mặt nước và nguồn lao động khá dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện, cụ thể: 8
- Về cơ cấu nền kinh tế hiện nay của huyện Hòa An chủ yếu là nền kinh tế nhiều thành phần nông lâm kết hợp chăn nuôi, kinh doanh, thương nghiệp và dịch vụ. Tiềm năng khai thác chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tuy nhiên Hòa An đang từng bước chuyển dịch sang cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, áp dụng chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp đã dần làm tăng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, môi trường tự nhiên cũng gây ra không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống. Chế độ mưa theo mùa gây nên tình trạng lũ lụt gây mất mùa. Cùng với việc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông với các hiện tượng thời tiết như sương muối, sương giá gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Địa hình huyện Hòa An như một dải đồng bằng với những cánh đồng bằng phẳng trải dài dọc theo những sườn đồi, những dòng suối, con sông như những dải lụa dài vô tận. Khung cảnh sơn thủy hữu tình này dường như đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho con người nơi đây. Ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này đều sẽ không bao giờ quên được khung cảnh yên bình với những cánh đồng rộng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những câu lượn vút cao theo gió, những câu Phong slư tình yêu thấm đẫm hương vị của cánh đồng, bờ ruộng của núi rừng Hòa An. Chính điều kiện tự nhiên, kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang đặc trưng riêng biệt của vùng đất này. Phải chăng những làn điệu Then, Lượn, Phong slư ra đời và tồn tại để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ và gửi gắm những khát vọng tinh thần, tình yêu của họ với mảnh đất nơi đây. 1.1.2.2. Đặc điểm xã hội – văn hóa của ngƣời Tày ở Hòa An – Cao Bằng Hòa An là huyện có nhiều dân tộc sinh sống và định cư lâu đời. Trong đó đông nhất là dân tộc Tày, cộng đồng người Tày ở Hòa An chủ yếu sống tập trung thành các làng, bản có từ 40 – 60 nóc nhà trở lên, sống đoàn kết quy tụ 9
- với nhau. Một gia đình thường có từ 2 – 3 thế hệ cùng chung sống với nhau trong một mái nhà. Tất cả các gia đình người Tày đều được xây dựng theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mang tính phụ hệ. Người phụ nữ Tày trong gia đình trước đây không được xã hội đối xử bình đẳng như nam giới nhưng họ vẫn được coi trọng trong gia đình bởi họ có vai trò là người quan trọng trong lao động sản xuất, quản lí kinh tế gia đình và chính họ còn là người nuôi dưỡng và làm giàu thêm những điệu hát dân ca từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ như thế ngọn lửa văn hóa cứ hồng mãi trong mỗi nếp nhà sàn và thấm đượm trong mỗi tâm hồn của những con người nơi đây. Hòa An có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc, biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống. - Về Văn hóa vật thể. Về văn hóa ẩm thực: người Tày ở Hòa An, Cao Bằng có đời sống văn hóa ẩm thực rất phong phú đa dạng mang bản sắc văn hóa dân tộc, miền núi. Trong bữa ăn người Tày luôn thể hiện sự kính trên, nhường dưới trong nội tộc, gia quyến và thành tâm, hào hiệp mến khách. Hiện thực sinh động ấy cũng đã đi vào dân ca Tày cùng năm, tháng. Về trang phục, người Tày, nói chính xác hơn là phụ nữ Tày có truyền thống quanh năm, trồng bông, kéo sợi, dệt vải rất khéo léo. Họ nhuộm vải trắng dệt xong bằng thứ thuốc nhuộm tinh chế từ cây chàm, để có được màu xanh tím óng. Từ đó làm ra trang phục nam và nữ của người Tày. Tất cả từ quần, áo, váy, thắt lưng đến khăn đội đầu, khăn trùm đều nhuộm chàm. Trong tang lễ, hay thời gian để tang họ vận đồ trắng may vội, khăn tang trắng, giày vải má trắng, khuy áo thay bằng tua vải trắng khâu vào áo, buộc lại. Họ quan niệm rằng, màu trắng là màu trong tang lễ. Trang phục của người Tày cũng được phản ánh rất rõ qua các bài ca dao, dân ca Tày. 10
- Về nhà ở, từ lâu, người Tày sống quần tụ thành xóm, làng từ 8 đến 15 nhà, cũng có nơi tới 20, 30 nhà san sát nhau, hoặc nhiều hơn. Tùy từng nơi, hoàn cảnh khác nhau mà bà con làm nhà có khác khác nhau. Vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới người Tày thường làm nhà sàn thưng ván, cót, buộc cây, trát vách xung quanh hoặc tường trình hay xây đá. Vùng đồng bằng, ven thị trấn thường làm nhà trệt. Nhưng nhà truyền thống của người Tày, nét kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc trưng điển hình chính là ngôi nhà sàn. - Văn hóa phi vật thể. Quá trình lịch sử và hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt đã tạo cho người Tày ở Hòa An một kho tàng văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc, với sự phong phú, sinh động về phong tục tập quán, tín ngưỡng và giàu có về văn học nghệ thuật... Về phong tục tập quán, Phong tục tập quán của người Tày ở Hòa An rất đặc sắc. Phong tục cưới xin của người Tày thể hiện đầy đủ sự thiêng liêng, sự vui vẻ ấm nồng tình cha mẹ và họ hàng, bạn bè, là ngày vui của cộng đồng. Theo các cụ già kể lại qua những làn điệu dân ca, đặc biệt là làn điệu Phong slư có thể thấy được sự bình đẳng tự do trong việc lựa chon bạn đời trăm năm cho mình. Họ tự tìm hiểu nhau để xây dựng một cuộc đời chung. Theo phong tục thì việc định ngày cưới rất quan trọng nên gia đình nhà trai phải đến nhờ những người thông hiểu Nho giáo để xem ngày lành tháng tốt rồi mới tổ chức đám cưới. Phong tục đám ma của người Tày cũng có nhiều nét đặc sắc. Trong đám tang dù xót thương nhưng không ai được khóc khi chưa nhập quan, đây là một tục lệ phải tuân thủ nghiêm túc. Khi có người thân qua đời người trong nhà phải đi nhờ thầy tào về thực hiện các thủ tục đám ma. Quan tài người chết được đặt ở giữa nhà trên hai cây chuối chắc nịch bên trên có úp nhà táng. Quần áo đám tang đều do người nhà tự khâu bằng vải trắng. Sau khi mọi thủ tục đã 11
- xong thầy tào sẽ làm lễ tế cúng người chết về cõi tiên, một đám ma của người Tày thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày. Bên cạnh đó còn có lễ chúc phúc, chúc thọ, lễ chúc khang ninh cũng là một phong tục đặc sắc của người Tày tại Hòa An – Cao Bằng, nhằm báo hiếu cha mẹ những người sinh thành. Các lễ này thường mời thầy tào hoặc bà bụt đến góp vui, hát những bài hát ca ngợi công đức của cha mẹ Về Tết và lễ hội: người Tày quanh năm có nhiều tết và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp, lúa nước như: Tết nguyên đán, Tết Đắp nọi, Tết Thanh Minh, Rằm Tháng bẩy... Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội đền, chùa (Hội chùa: Đống Lân, đền Kỳ Sầm, đền Vua Lê...) Về Tín ngưỡng, tôn giáo: Người Tày ở Hòa An rất coi trọng thờ cúng tổ tiên. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Tày. Về Văn học dân gian, Văn học dân gian của người Tày ở Hòa An cũng giống như dân tộc Tày các vùng khác có sự phong phú và đa dạng về nhiều thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ Nôm, lời ăn tiếng nói của nhân dân (thành ngữ, tục ngữ, vè, phuối pác, phuối rọi...). Văn học dân gian Tày đi sâu phán ánh cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, phản ánh khát vọng của nhân dân. Bên cạnh đó các làn điệu dân ca trữ tình mượt mà phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của người Tày sâu sắc như: Lượn, Then, hát Quan Lang, Mo, Pựt.... Trong đó Phong slư là một hình thức thơ ca đặc biệt của người Tày, Phong slư là những bức thư tình yêu, một thể thơ đặc sắc của trai gái Tày dùng để trao đổi tình cảm, tình yêu lứa đôi. Những bức thư tình yêu này được viết bằng chữ nôm Tày được các trí thức bình dân viết và ghi lại những tâm tư tình cảm thầm kín của trai gái Tày, được đọc ngâm với giai điệu rất thiết tha, vì vậy những bức Phong slư đó trở thành một loại dân ca mang tính cộng đồng như những loại hình dân ca khác. 12
- Về ngôn ngữ, người Tày chủ yếu sử dụng hệ ngôn ngữ Tày – Thái, là nhóm ngôn ngữ rất gần với tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và thanh âm. Tuy nhiên chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, sự vật hiện tượng trong sinh hoạt là sáng tạo của người Tày còn lại là vay mượn từ Tiếng Hán, tiếng Hán Việt và tiếng Việt. Về chữ viết, người Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn của dân tộc Tày gần như không có. Ngày xưa khi chữ viết chưa ra đời người Tày giao tiếp chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Chữ Nôm ra đời trong khoảng thế kỉ từ XIII – XV. Đến khi nhà Mạc chuyển triều đình lên Cao Bằng đã để lại dấu ấn chữ Nôm Tày trên vùng đất bản địa vào khoảng thế kỉ XVI – XVII. Vì vậy có thể khẳng định chữ Nôm Tày ra đời không muộn hơn so với chữ Nôm Việt. Chữ Nôm Tày do chịu ảnh hưởng của chữ Nôm Việt mà ra nên có cấu tạo như chữ Nôm Việt. Đến giai đoạn sau này người Tày vừa sử dụng chữ viết theo lối Quốc Ngữ bằng chữ cái Latinh, do vốn từ của dân tộc còn nghèo nàn, và việc vay mượn chữ Nôm và chữ Hán làm cho chữ viết của dân tộc Tày gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy việc chữ viết ra đời là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ nền văn hóa văn học của các dân tộc nói chung của dân tộc Tày nói riêng. Tiếng nói Tày rất sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ và đặc biệt là rất sinh động về sắc thái biểu cảm. Việc ra đời của chữ viết tiếng Tày trở thành một phương tiện đắc dụng cho việc ghi chép, sáng tác thơ ca. Trong đó Phong slư là một loại hình tiêu biểu. Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho dân tộc Tày ở Hòa An sáng tạo ra nhiều hình thức sinh hoạt văn học nghệ thuật giàu bản sắc được lưu truyền trong dân gian. 1.2. Khái quát về Phong slƣ 1.2.1. Khái niệm Phong slư Trong quá trình sáng tạo văn hoá nghệ thuật dân gian của dân tộc mình, người Tày đã có nhiều điệu lượn, hát phong phú, đa dạng và làn điệu Phong slư 13
- với chất liệu đậm đà trữ tình, yêu thương da diết của đôi lứa đã được xuất hiện từ lâu, đó là các câu hát theo lối tự sự hoặc là những lá thư của những người đang yêu gửi cho nhau. Phong slư khác với các loại hình dân ca khác như: Then, Sli, Lượn, Phong slư vừa mang tính cá nhân vừa mang tính quần chúng. Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về loại hình nghệ thuật này. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân gian và qua quá trình tiếp xúc tìm hiểu chúng tôi lấy khái niệm về Phong slư của nhà văn, nhà nghiên cứu Vi Hồng làm định hướng cho việc nghiên cứu của mình trong luận văn này: Phong slƣ là những bức thƣ viết bằng thơ về tình yêu đƣợc trai gái Tày dùng để trao đổi, bày tỏ tình cảm lứa đôi. [18, tr. 222] 1.2.2. Nguồn gốc và bản chất diễn xướng của Phong slư Văn học nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của đời sống xã hội, do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và phục vụ cho chính nhu cầu của họ. Phong slư cũng giống như các loại hình nghệ thuật dân gian khác đều bắt nguồn từ trong hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống của nhân dân nên khó có thể xác định được rõ ràng thời điểm ra đời. Từ xa xưa Phong slư đã tồn tại và lưu truyền ở Hòa An và nhiều địa phương khác đã có sức sống lâu bền cùng sự phát triển của người Tày ở Hòa An. Phong slư ra đời từ nhu cầu trao đổi tâm tư, tình cảm của các chàng trai, cô gái Tày trong tình yêu, phản ánh các cung bậc tình cảm và những khát vọng của người đang yêu. Trong giai đoạn chữ viết hình thành và phát triển, khi hát sli, lượn giao duyên trực tiếp không diễn đạt được hết mọi nỗi nhớ, niềm thương chất chứa trong lòng những chàng trai cô gái Tày, họ đã nhờ đến các "slấy sli" những trí thức bình dân viết nên những bức Phong slư để gửi gắm đến người mình yêu thương. Các "Ssấy sli" này đã dựa trên những câu ca có sẵn trong dân gian sáng tác thành một bức Phong slư hoàn chỉnh phù hợp với tâm trạng của người nhờ viết. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 127 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn