Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn
lượt xem 13
download
Luận văn nghiên cứu những yếu tố văn hóa có trong sáng tác của Nam Cao qua thể loại truyện ngắn. Đặc biệt tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa cũng như những hủ tục lạc hậu nơi làng quê để từ đó thấy những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao góp phần làm sáng rõ sức sống văn chương ông. Trên cơ sở đó, chúng tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao, khẳng định những giá trị đích thực, những cống hiến to lớn của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ THU HẰNG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA NÔNG THÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ THU HẰNG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA NÔNG THÔN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nam, ngày 5 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Cao Thị Thu Hằng Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn GS. Phong Lê i
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS. Phong Lê - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Hà Nam, ngày 5 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Cao Thị Thu Hằng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 4.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 Chương 1 ............................................................................................................ 8 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 8 1.1. Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa................................................ 8 1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa nông thôn” ..................................... 8 1.2. Khái quát về văn hóa nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ XX......................... 13 1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ........................................................ 14 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 19 Chương 2 .......................................................................................................... 20 DẤU ẤN VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ........................................................................................... 20 2.1. Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao ...................... 20 2.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Nam Cao ............................................ 20 2.1.2. Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao ......... 22 2.2. Phong tục tập quán ..................................................................................... 24 2.2.1. Tục hôn nhân ........................................................................................... 24 2.2.2. Tục tang ma ............................................................................................. 28 2.3. Trật tự nông thôn ........................................................................................ 30 iii
- 2.4. Tập tục sinh hoạt......................................................................................... 35 2.4.1. Thói quen ăn uống. .................................................................................. 35 2.4.2. Trang phục và ngành nghề truyền thống. ................................................ 38 2.4.3. Xây dựng nhà ở........................................................................................ 41 2.5 Giao tiếp và ứng xử ..................................................................................... 43 2.5.1 Lối sống đậm tình nghĩa cùng những thói xấu của người nông dân. ....... 43 2.5.2. Sự tế nhị, ý tứ trong giao tiếp .................................................................. 50 KẾT LUẬN....................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 83 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, có một vị trí đặc biệt quan trọng trên văn đàn Việt Nam trước 1945, Gần một thế kỉ trôi qua cho đến hôm nay tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, vẫn thu hút bạn đọc và các nhà nghiên cứu. Năm 2015 cũng chính là năm kỉ niệm 100 năm ngày sinh Nam Cao, vẫn tiếp tục khẳng định tiếng nói của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam. 100 năm qua đi, người ta vẫn nhớ, vẫn nhắc đến Nam Cao, những trang viết của ông vẫn còn nguyên giá trị hiện thực cho đến ngày nay. 100 năm thử thách trong dư luận, Chí Phèo vẫn tồn tại, chất “Chí Phèo” vẫn còn có nghĩa là tính thời sự của trang văn Nam Cao vẫn còn.Có lẽ, không một ai không biết đến Chí Phèo, không biết đến Bá Kiến, những con người ấy không chỉ tồn tại trên trang viết của Nam Cao mà đó chính là những nguyên mẫu ngoài đời. Sau Cách mạng, người ta vẫn cứ nghĩ rằng, Chí Phèo đã chết, nhưng hoàn toàn không phải vậy, hắn vẫn khật khưỡng bước từ trang văn của Nam Cao ra đời thực. Cái làng quê Việt Nam hiện đại đâu thiếu những tên Chí Phèo, đâu vắng bóng những Bá Kiến. Không chỉ có vậy, những phong tục ở làng quê vẫn còn đó, những đám cưới, ma chay rồi những thói quen sinh hoạt, nếp sống từ bao đời nay vẫn hiện hữu. Không chỉ dừng lại ở những yếu tố phong tục, tập quán như một số nhà văn khác, Nam Cao đi sâu vào những yếu tố văn hóa đã ăn sâu vào tâm thức người Việt và kết hợp nó với sự biến động dữ dội của xã hội hiện đại mà khái quát nên bi kịch của con người. Để khám phá toàn diện vấn đề này chúng ta không chỉ đặt nó trong hoàn cảnh xã hội đương thời mà cần nhìn nhận qua lăng kính của văn hóa nông thôn. Các công trình nghiên cứu về Nam Cao rất nhiều, 1
- tuy nhiên dưới góc độ về văn hóa thì chưa có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện. Tìm hiểu truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám từ góc độ văn hóa sẽ giúp cho việc giảng dạy các tác phẩm của ông ở các cấp học được sâu sắc hơn. Một yếu tố thuộc về phía cá nhân khi chọn Nam Cao để nghiên cứu là bởi tôi có vinh dự là người cùng chung quê hương với nhà văn. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nam, một mảnh đất đồng chiêm trũng, quanh năm ngập úng, tôi hiểu được cái đói,cái nghèo, cuộc sống quẩn quanh lam lũ của con người quê tôi và đặc biệt là văn hóa nông thôn đồng bằng Bắc Bộ còn nhiều điều phải bàn. Nhắc đến Hà Nam có lẽ điều khiến người ta nhớ nhất chính là Nam Cao, tôi tự hào, tôi hãnh diện vì điều đó. Chọn “Truyện ngắn Nam Cao, từ góc nhìn văn hóa nông thôn”làm đề tài nghiên cứu,chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn hệ thống và toàn diện về con người và sự nghiệp của Nam Cao, trên cơ sở đó khẳng định vị trí và đóng góp của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Nam Cao từ giọng điệu, nhân vật, phong cách cho đến chất hài…và hầu như tất cả đều xoáy sâu vào hoàn cảnh đương thời để lí giải tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám thế nhưng còn ít người chú ý đến việc đặt tác phẩm trong không gian văn hóa nông thôn. Trong khi, theo chúng tôi thì đây là một chiếc chìa khóa để khám phá chiều sâu tác phẩm của Nam Cao. Trong một số bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong sáng tác của Nam Cao, các tác giả tuy đã ít nhiều đề cập tới yếu tố văn hóa nông thôn nhưng lại chưa nhấn mạnh đến yếu tố này. Có chăng các tác giả chỉ nhắc đến một vài yếu tố và vai trò của nó trong từng tác phẩm chứ chưa khái quát một cách toàn 2
- diện. Trong bài viết Thứ nhất sợ kẻ anh hùng (đi tìm ẩn số nghệ thuật truyện (Chí Phèo), tác giả Đỗ Lai Thúy cũng đã đề cấp đến tính chất đóng kín của cấu trúc nông thôn Việt Nam và phân tích kĩ tác động của nó tới tâm thức nhân vật: “… Tính chất đóng kín là một hằng số nghệ thuật của truyện ngắn này. Nó chẳng những đổ bóng vào không gian và thời gian truyện, hằn dấu trên số phận các nhân vật, mà còn khớp đúng với thực tiễn của làng xã Việt Nam, nhất là ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm bốn nhăm.” [51, tr.218]. Tuy nhiên ở đây, tác giả mới chỉ dừng lại ở vài nét tâm lí của người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo như tâm lí hám danh, an phận, sự nhận thức về cái tôi… Trong bài viết Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại, tác giả Đức Mậu cũng có đề cập đến không gian nông thôn khép kín và các mối quan hệ cạnh tranh của nó: “Từ con người, tính cách, địa vị xã hội, đời sống vật chất tinh thần cùng các mối quan hệ giữa những con người ấy là sản phẩm của cái làng đóng kín vùng đồng bằng Bắc Bộ”. [50, tr.245]. Tác giả cũng tập trung thể hiện quan hệ thống trị - bị trị của Bá Kiến với Chí Phèo, quan hệ tranh chấp giữa Bá Kiến và Đội Tảo nhưng chưa có sự khái quát các mối quan hệ này. Giáo sư Phong Lê khi viết về những dị dạng của nông thôn Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao cũng nhấn mạnh : “Những con người dị dạng bẩm sinh hoặc do hoản cảnh, ta thường thấy ở nông thôn, như một hiện tượng dị biệt, lại như bổ sung để tô đậm thêm cảnh sống mù xám, trì độn và kinh rợn của nó, đến trực tiếptừ sự bần cùng, hoặc sự lưu cữu và hậu quả của những thói hủ tục lạc hậu” (Nam Cao - văn và đời,Lời giới thiệu Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội 1987). Trong bài viết Nam Cao nhìn từ cuối thế kỉ, tác giả Phong Lê cũng có viết: “Vũ Đại - không chỉ gợi một đơn vị làng với những ao chuôm, những lũy tre, những vườn chuối, giàn trầu quen thuộc mà còn là sự biểu hiện chung cho sự phong bế, trì trệ, nhếch nhác của bất cứ một quần thể cư dân nào, cả nông thôn và thành thị.” [39, tr.116]. Như vậy, tác giả bài viết 3
- đã có lưu ý đến sự khép kín, lạc hậu của nông thôn Việt Nam. Nó tạo nên những mẫu người dị biệt sau lũy tre làng. Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao cũng cho thấy sự xung đột của không gian làng xã với văn minh thành thị : “Thứ trong “Sống mòn” là một nhân vật mà hành trình đi khá xa từ làng quê đến những thành phố xa xôi như sài Gòn, rồi Hà Nội và cuối cùng lại bị thành thị khước từ để ném trở về quê” [50, tr.88]. Gần đây là công trình Làng quê Việt Nam trong văn xuôi hiện thực trước 1945 của Nguyễn Kim Hồng. Trong khi khảo sát một mảng rộng của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở những nhà văn như Ngô Tất Tố, Tô Hoài…tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa là phong tục, tập quán. Tuy nhiên với Nam Cao thì ông mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tâm lí những kiếp lầm than của người nông thôn, nêu lên số phận của con người làng quê chịu tác động của hoàn cảnh xã hội đương thời mà chưa nhấn mạnh đến những nét tâm lí ở tầng sâu văn hóa của con người nông thôn. Nói chung, công trình mới khái quát được chiều rộng làng quê Việt Nam trong sáng tác trước 1945 còn chiều sâu văn hóa vẫn bỏ ngỏ. Qua các công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi thấy việc tìm hiểu các tác phẩm của Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa nông thôn còn chưa thật thấu đáo. Các tác giả mới chỉ dừng ở mức độ khái quát qua một vài dấu hiệu của văn hóa nông thôn và cũng chưa làm rõ sự tác động của nó đến đời sống con người. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn có một cách tiếp nhận toàn diện hơn, đầy đủ hơn với các sáng tác của Nam Cao qua góc nhìn văn hóa. 3. Phạm vi nghiên cứu 4
- Nghiên cứu Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn luận văn chủ yếu tập trung khảo sát các truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao trước 1945. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu những yếu tố văn hóa có trong sáng tác của Nam Cao qua thể loại truyện ngắn. Đặc biệt tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa cũng như những hủ tục lạc hậu nơi làng quê để từ đó thấy những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao góp phần làm sáng rõ sức sống văn chương ông. Trên cơ sở đó, chúng tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao, khẳng định những giá trị đích thực, những cống hiến to lớn của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ giá trị của truyện ngắn Nam Cao từ phương diện văn hoá nông thôn trên các phương diện về nội dung và nghệ thuật, từ đó đưa ra được hướng tiếp cận mới cho các sáng tác của Nam Cao đồng thời thấy được những đóng góp của Nam Cao cho văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hệ thống Luận văn nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa nên phải xuất phát từ từng tác phẩm, khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể nghệ thuật. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp hệ thống sẽ giúp cho người nghiên cứu tránh được nguy cơ nhận biết thiếu tính khái quát, chỉ thấy được cái bề ngoài không thấy được bản chất vấn đề. 5
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Kết hợp kiến thức từ các lĩnh vực, các bộ môn, chuyên ngành có liên quan sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu được sâu rộng, toàn diện và sâu sắc hơn. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng phương pháp này để so sánh với một số truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời để làm rõ những vấn đề cần giải quyết. Đồng thời qua đó để nhận diện và khẳng định phong cách nghệ thuật của Nam Cao 5.4 Phương pháp phân tích tổng hợp Các phương pháp trên sẽ được kết hợp sử dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu để làm sáng rõ vấn đề. 6. Những đóng góp của luận văn. - Tìm hiểu một cách có hệ thống về những yếu tố văn hoá nông thôn trong truyện ngắn Nam Cao thông qua nội dụng và nghệ thuật của các tác phẩm. - Làm rõ được tài năng, sáng tạo của Nam Cao khi đưa những yếu tố văn hoá vào các sáng tác của mình. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao dưới góc nhìn văn hóa chúng tôi bắt đầu với việc xác định các khái niệm nội hàm : Văn hóa, đặc trưng của văn hóa nông thôn Việt Nam. Chương 2: Dấu ấn văn hóa nông thôn trong nội dung truyện ngắn Nam Cao 6
- Trong chương này chúng tôi đề cập đến các vấn đề thuộc về nội hàm văn hóa trong truyện ngắn Nam Cao như phong tục tập quán, cách tổ chức xã hội…Qua đó để thấy được những nét đẹp, thuần phong mĩ tục cũng như những hạn chế của các hủ tục lạc hậu đang đè nặng lên vai người nông dân. Đó là những biểu hiện cụ thể của văn hóa ở nông thôn trong phạm vi hiện thực được phản ánh. Chương 3: Dấu ấn văn hoá nông thôn trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao Nói đến truyện ngắn Nam Cao, ngoài yếu tố thuộc về nội dung thì không thể không nói đến nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Những nét đặc sắc nghệ thuật đã làm nên một nét rất riêng, rất Nam Cao. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nông thôn Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa 1.1.1. Khái niệm về “văn hóa” và “văn hóa nông thôn” Thế khỉ XXI, thế kỉ của sự hội nhập và phát triển về mọi mặt, sự đổi thay khiến con người ta thấy bất ngờ. Và trong sự vui mừng đón nhận nhịp điệu của cuộc sống mới, chúng ta vẫn luôn chạnh lòng khi những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, đang dần bị lãng quên trong thế hệ trẻ mà sự ảnh hưởng của nó không chỉ ở các thành phố lớn, nó đang len lỏi vào sâu từng ngóc ngách ở nơi làng quê xưa vốn thanh bình. Cũng chính bởi vậy mà khái niệm về “văn hóa” được nhắc đến nhiều hơn. “Văn hóa” vốn không còn là khái niệm xa lạ nhưng nó được biết nhiều hơn, được phổ biến rộng rãi hơn trong thế kỉ này. Có rất nhiều định nghĩa về “văn hóa” được các nhà nghiên cứu đưa ra, mỗi định nghĩa đều đề cập đến những khía cạnh, những đặc trưng của văn hóa. UNESSCO đã đưa ra một khái niệm về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam cũng đưa ra nhận định của mình về “văn hóa”, theo ông “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Cũng theo đó Edouard Herriot, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp đã có câu nói bất hủ “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” [47, tr.i]. 8
- Có thể thấy rằng, trong quá trình phát triển của loài người, của một quốc gia, văn hóa có một vị trí vô cùng quan trọng, là yếu tố sống còn. Nhận thức được điều này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” [47, tr.i] Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu có thể thấy : Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là sự tổng hòa của tất cả các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh. Văn hóa tồn tại cả hữu thức và vô thức trong mỗi con người. Để hiểu về khái niệm “văn hóa nông thôn” trước hết chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm “nông thôn” Nông: là chỉ nghề nông nghiệp. Thôn: Là từ Hán Việt chỉ đơn vị hành chính cấp dưới xã, là một phần của làng hoặc tương đương với một làng nhỏ. Như vậy có thể thấy, nông thôn là khu vực hành chính mà ở đó cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lấy sự phát triển nông nghiệp làm đầu. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, Việt Nam có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau bởi vậy mà nông thôn ở từng vùng , từng miền lại có những đặc điểm khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ nghiên cứu nông thôn thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, vốn là vùng nông thôn với những đặc điểm tiêu biểu nhất, rất ổn định và mang tính khái quát cao. Nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ mang những đặc trưng văn hóa của người Việt, đây cũng là nơi mà các sáng tác của Nam Cao tập trung hướng đến. Qua đó có thể thấy, văn hóa nông thôn là tất cả những giá trị thuộc về mặt vật chất cũng như tinh thần tồn tại trong không gian nông thôn , những giá trị ấy được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. 9
- 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn Việt Nam 1.1.2.1. Tính cộng đồng Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là hình ảnh sân đình, bến nước, cây đa. Làng nào cũng có một cái đình, đây chính là trung tâm văn hóa, chính trị của cả làng. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng từ hội họp, thu sưu thuế cho đến việc diễn ra các lễ hội văn hóa như diễn chèo, tuồng. Không chỉ vậy, đình còn là trung tâm về mặt tôn giáo, nơi đây thờ Thành Hoàng làng, bảo vệ cho cả làng. Chính vì giữ những vị trí quan trọng như vậy mà hình ảnh mái đình còn chi phối tình cảm của những con người nông thôn. Nhắc đến nông thôn, đặc biệt là những ai đi xa khi nhớ về quê hương của mình họ thường nghĩ ngay đến mái đình chứ không phải ngôi nhà của mình: Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Bên cạnh cái đình làng, hình ảnh cây đa, bến nước cũng là một biểu tượng quen thuộc ở nông thôn. Nếu bến nước là nơi hàng ngày những người phụ nữ giặt giũ, chuyện trò thì cây đa lại có quán nước, là nơi nghỉ chân của những người đi làm đồng, những khách qua đường. Nơi đây họ trò chuyện, giao lưu, gặp gỡ nhau để từ đó gắn kết hơn với mọi người trong làng và với cả thế giới bên ngoài. Do đặc trưng lối sống của nông thôn là tính tập thể, bởi vậy con người nơi đây luôn đoàn kết gắn bó với nhau như anh em trong gia đình. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình. Do quá trình sản xuất nông nghiệp đòi hỏi con người phải sống gắn bó và lâu dài với nhau tạo ra một cuộc sống hòa 10
- thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Cũng vì thế mà bên cạnh những mặt tích cực từ lối sống này tạo nên thì nó cũng nảy sinh không ít những tiêu cực. Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. hay Đi với bụt mặc áo cà sa Đi với ma mặc áo giấy Với nhu cầu sống hòa thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong làng xóm càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở của tâm lý hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử bình đẳng với nhau. Lối sống linh hoạt, trọng tình, dân chủ là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt, tuỳ tiện, tâm lý "hòa cả làng", coi thường phép nước: "Phép vua thua lệ làng". Sức mạnh của tính cộng đồng còn thể hiện hiện ở tinh thần đùm bọc, yêu thương nhau. Mọi người có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau nhau về vật chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị (Một người làm quan cả họ được nhờ). Tuy nhiên, cũng vì sự đoàn kết gắn bó mà ý thức về cá nhân bị thủ tiêu dẫn đến thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông đưa đến tình trạng Cha chung không ai khóc là điều rất phổ biến. Cũng từ đó, một nhược điểm của của người nông dân là tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi người đồng nhất, như nhau) - Xấu đều hơn tốt lỏi. Như vậy có thể thấy, tính cộng đồng trong lối sống của người Việt có rất nhiều điểm tích cực. Chính đặc trưng văn hóa này đã tạo nên truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết để đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, cũng không thể không nói đến những tiêu cực do đặc 11
- trưng này tạo ra vì vậy cần phải điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 1.1.2.2 Tính tự trị Nông thôn Việt Nam với nét tiêu biểu là cấu trúc làng xã mà sản phẩm đặc trưng chính là tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Chính điều này tạo nên truyền thống Phép vua thua lệ làng. Đây là đặc trưng âm tính, hướng nội. Biểu hiện rõ nhất của tính tự trị trong văn hóa nông thôn Việt Nam đó là hình ảnh lũy tre. Lũy tre bao kín làng tạo một thành trì kiên cố bất khả xâm phạm. Cũng giống như tính cộng đồng, tính tự trị cũng mang lại nhiều mặt tích cực. Đầu tiên đó là tính tự lập, mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. Bên cạnh đó, tính tự trị cũng tạo nên đức tính cần cù cho người nông dân Việt Nam. Sở dĩ có điều này vì mỗi làng phải tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình. Mặt khác, vì tính tự trị này mà người nông dân Việt Nam đã nảy sinh nhiều thói xấu. Mỗi người chỉ biết lo, biết giữ của riêng mình Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ. Vì làng nào biết làng ấy nên đã nảy sinh bè phái, địa phương cục bộ: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Một thói xấu nữa nảy sinh từ tính tự trị là óc gia trưởng tôn ti. Chính điều này trở thành một vật cản đáng sợ cho sự phát triển của xã hội. Nó càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà thói gia đình chủ nghĩa đang là một căn bệnh lan tràn. Những người đàn ông đứng đầu gia đình thường tự mình quyết định mọi việc, áp đặt tâm lý lên các thành viên khác, tạo nên những thứ bậc vô lý. Đặc điểm môi trường sống đã quy định tính cách của con người Việt Nam, đặc biệt là những người ở nông thôn khi cuộc sống gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Họ vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại có óc tư hữu ích kỉ và thói cào bằng. Vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc gia trưởng tôn ti, vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân, vừa có tính cần cù và 12
- nếp sống tự cấp tự túc vừa có thói dựa dẫm ỷ lại. Tất cả những cái tốt và cái xấu ấy đều tồn tại thành từng cặp trong mỗi người; bởi lẽ nó bắt nguồn từ hai đặc trưng trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt mặt xấu sẽ được phát huy; khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cộng đồng thì mặt tích cực nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; khi những nguy cơ ấy đi qua rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể nổi lên. 1.2. Khái quát về văn hóa nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ XX Bởi những đặc trưng của mình mà văn hóa nông thôn tương đối ổn định, dù là mặt tích cực hay tiêu cực, nó đều được lưu giữ sau lũy tre làng mà ít có sự biến động. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử của dân tộc, có những giai đoạn diễn ra những biến động dữ dội, điều này khiến cho văn hóa nông thôn không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó, nhiều giá trị văn hóa của vùng nông thôn gìn giữ lâu đời bị thay đổi hoặc thậm chí bị mất đi. Nguyên nhân của sự biến động này chính là quá trình xâm lược của thực dân Pháp vào nước ta kể từ nửa sau thế kỉ XIX. Đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược nước ta chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa. Sự thay đổi về mặt cấu trúc của nông thôn chính là hệ quả của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Pháp tích cực đầu tư vào nước ta để phục vụ cho mục đích bóc lột của chúng, dưới sự tác động đó nhiều đô thị đã mọc lên kéo theo cả những hệ lụy của nó. Bên cạnh việc được tiếp xúc với nền văn minh Châu Âu hiện đại thì những lố lăng , những trò dởm trong xã hội cũng được hình thành. Nông thôn là nơi ít chịu ảnh hưởng của cuộc khai thác song không phải là không có mà khía cạnh đều tiên chịu ảnh hưởng đó chính là nền văn hóa truyền thống ở nông thôn, nó tạo nên những biến đổi trong lối sống, trong tính cách và trong tâm hồn con người Việt, những người nông dân xưa nay vốn thật thà chất phác. 13
- Khi đô thị mở rộng và phát triển thì không gian nông thôn không còn là một không gian khép kín sau lũy tre làng, không còn là cây đa, giếng nước, mái đình mà thay vào đó người nông dân đã biết rộng hơn, biết xa hơn cái vùng quê nơi mình ở. Họ được tiếp thu cả những văn minh lẫn cặn bã của xã hội thuộc địa, bởi vậy mà quan niệm, cách nhìn của họ cũng thay đổi, làng quê không thể trói buộc được họ nữa, họ đã bắt đầu có tư tưởng hướng ngoại. Khi mà văn minh nơi đô thị tác động đến vùng nông thôn thì những giá trị văn hóa truyền thống bị biến dạng ghê gớm, trở nên kì quái hơn bao giờ hết giữa sự giao thoa của nông thôn và thành thị, của Châu Âu và Châu Á. Người nông dân trước kia khi bị bần cùng, bị áp bức đến cùng cực thì họ cũng không dám nghĩ đến việc rời khỏi lũy tre làng, nhưng bây giờ họ đã nghĩ đến việc “thoát li” đi ra thành phố để kiếm sống. Sau lũy tre làng không còn là sự bình yên như thuở nào mà thay vào đó là sự biến động dữ dội. Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, quanh năm chỉ biết đến cái cày cái cuốc, với cây đa, mái đình nay họ lạc lõng giữa cái mới với đủ sự hay dở của xã hội đương thời. Nhưng sự đời luôn trớ trêu, những cái xấu luôn được tiếp thu nhanh hơn, họ nhanh chóng vứt bỏ những điều tốt đẹp nơi làng quê để nhận lấy những thứ cặn bã của thành thị và rồi khi trở về làng lại nhân rộng nó ra như một mô hình. Chính điều này là nguy cơ làm rạn nứt những giá trị văn hóa truyền thống được xây dựng từ lâu đời, cũng chính từ việc làm thay đổi, làm mất đi nền văn hóa ấy mà những vùng nông thôn yên bình từ bao đời nay bỗng nảy sinh ra nhiều chuyện mới , nhiều con người mới - những con người kì dị đến khó lường. Những sự việc ấy, những con người ấy được phản ánh rất nhiều trong văn học thông qua nhiều khía cạnh, nhiều phương diện đời sống. Có thể thấy rằng, sự am hiểu về văn hóa với hai mặt ổn định và biến động là cơ sở để đi sâu tìm hiểu các tác phẩm văn chương nói chung và của Nam Cao nói riêng. 1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ và hình tượng để thể hiện con người và đời sống xã hội, “văn học thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn