intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

56
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn "Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến" chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến, từ đó góp phần chứng minh, khẳng định và tôn vinh Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐOÀN THỊ TUYẾT VĂN HÓA VIỆT TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐOÀN THỊ TUYẾT VĂN HÓA VIỆT TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thị Phương Thái Thái Nguyên – 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Thị Tuyết
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phương Thái đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Thị Tuyết
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 9 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10 6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 11 7. Bố cục ................................................................................................................. 11 NỘI DUNG ............................................................................................................ 12 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VIỆT VÀ NHÀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN ............................................................................................................... 12 1.1. Văn hóa và văn hóa Việt ................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm văn hóa........................................................................................ 12 1.1.2. Văn hóa Việt và đặc điểm văn hóa Việt ....................................................... 13 1.2. Không gian văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ........ 16 1.3. Nguyễn Khuyến - Nhà thơ vùng đồng bằng Bắc Bộ ...................................... 17 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 21 Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT QUA BỨC TRANH THIÊN NHIÊN VÀ BỨC TRANH XÃ HỘI ................................................................................... 23 2.1. Dấu ấn văn hóa Việt qua bức tranh thiên nhiên .............................................. 23 2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên làng quê Việt ......................................................... 23 2.1.2. Danh lam thắng cảnh Việt............................................................................ 32 2.1.3. Cảnh sắc bốn mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ ................................................ 38 2.2. Dấu ấn văn hóa Việt qua bức tranh đời sống xã hội ....................................... 45 2.2.1. Thú vui đời thường ....................................................................................... 45
  6. iv 2.2.2. Sinh hoạt văn hóa làng xã ............................................................................ 49 2.2.3. Sinh hoạt lao động, sản xuất ........................................................................ 52 2.2.4. Các phong tục, tập quán .............................................................................. 56 2.2.5. Tín ngưỡng, lễ hội ........................................................................................ 61 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 65 Chương 3: DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT QUA LỐI ỨNG XỬ VÀ TÍNH CÁCH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT ..................................................... 67 3.1. Dấu ấn văn hóa Việt qua lối ứng xử ............................................................... 67 3.1.1. Ứng xử với bản thân ..................................................................................... 67 3.1.2. Ứng xử với gia đình...................................................................................... 72 3.1.3. Ứng xử với xã hội ......................................................................................... 77 3.2. Tính cách văn hóa truyền thống người Việt.................................................... 81 3.2.1. Tính cộng đồng ............................................................................................. 81 3.2.2. Tính hướng nội ............................................................................................. 85 3.2.3. Tính trọng danh ............................................................................................ 89 3.2.4. Tính duy tình................................................................................................. 93 3.3. Những cảm nhận và thái độ của nhà thơ trước những biến đổi của văn hóa Việt ......................................................................................................................... 96 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 100 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 113
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định, tích lũy, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội. Nó được coi là thẻ căn cước của mỗi dân tộc. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự lựa chọn một cách tự nhiên, phương thức mưu sinh Việt Nam có những nét văn hóa đặc trưng của nền văn minh lúa nước, mà sự tích tụ đậm nhất phải kể đến vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học là một trong những hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương, là vẻ đẹp của làng quê Việt qua những vần thơ nức tiếng của Nguyễn Khuyến, là những nét văn hoá truyền thống và cảnh sắc thiên nhiên đất nước trong truyện ngắn, tuỳ bút Nguyễn Tuân hay tiểu thuyết của Vũ Bằng, là những tín ngưỡng, phong tục độc đáo trong sáng tác của Tô Hoài… Vì lẽ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại hay một giai đoạn lịch sử. Đây cũng là hướng nghiên cứu được quan tâm trong thời gian gần đây. 2. Nguyễn Khuyến vẫn được biết đến với tư cách là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu); nhà thơ trữ tình, trào phúng xuất sắc; nhà thơ có tài năng và nhân cách lớn trong nền văn học nước nhà. Số lượng các công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Nguyễn Khuyến đều thống nhất trong việc khẳng định vị trí của ông với tư cách là một tác gia văn học tiêu biểu nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ để khẳng định vị thế của ông trong nền văn học, văn hóa nước nhà. Ông sinh ra và gắn bó một đời với Bình Lục – Yên Đổ nên nét văn hóa đặc trưng vùng đồng quê chiêm trũng nói riêng, bản sắc văn hóa Việt nói chung đã thấm đượm trong từng trang thơ Nguyễn Khuyến: Từ con đom đóm lập lòe ngõ
  8. 2 sâu, con trâu già phì phò bên gốc tre đến bóng trăng lóng lánh in đáy nước; từ cách diễn đạt mộc mạc, dung dị đến cách ứng xử, nỗi trăn trở rất đỗi chân tình của con người thôn quê… Tất cả đều toát lên vẻ đẹp văn hóa Việt một cách đậm đà, dung dị. Mỗi sáng tác của ông đều chứa đựng trong đó những sắc màu đa diện của văn hóa Việt từ cảnh sắc thiên nhiên, cách ứng xử đến các lề thói, phong tục, tập quán xưa. Vì thế, tuy bấy lâu nay, thơ Nguyễn Khuyến đã được cảm thụ, soi tỏ ở nhiều góc độ (giá trị nội dung, nghệ thuật, phong cách) nhưng những giá trị văn hóa trong thơ ông lại chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, khái quát và nâng lên tầm bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc khai thác các biểu hiện, giá trị của Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến được chúng tôi lựa chọn để tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện nhằm đem đến một góc nhìn mới, một sự lý giải mới về những giá trị nhiều mặt trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, đồng thời luận văn cũng muốn chứng minh một cách hệ thống để khẳng định và tôn vinh ông với tư cách một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Nguyễn Khuyến - nhà thơ góp phần khắc họa văn hóa Việt qua sáng tác của mình. Mặt khác, nhìn từ thực tiễn, chúng tôi còn thấy trong chương trình các cấp, nội dung giảng dạy về Nguyễn Khuyến và tác phẩm của ông cũng chiếm một thời lượng nhất định. Vì thế, việc tìm về và khẳng định văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến cũng sẽ góp phần khai thác tác phẩm văn học tưởng như cũ ở những vỉa tầng giá trị mới từ đó đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về tác gia Nguyễn Khuyến cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa Việt trong tác phẩm văn học Văn hóa gồm nhiều thành tố cấu thành nên những công trình nghiên cứu về văn hóa rất đồ sộ. Bên cạnh các nghiên cứu chung về văn hóa Việt Nam với các tác giả như: Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh, Trần Ngọc Thêm, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đăng Duy… còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Việt từ các bình diện cụ thể trong mối quan hệ với văn học và biểu hiện của nó trong các tác phẩm văn học (đặc biệt là văn học trung đại). Có thể kể đến các tác giả với các
  9. 3 công trình chuyên khảo tiêu biểu như: Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều của Cao Huy Đỉnh; cuốn Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa [8] của Lê Nguyên Cẩn; Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2002) [81] của Trần Nho Thìn… Trong đó, cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2002) [81], tác giả Trần Nho Thìn đã tiến hành giới thuyết một số vấn đề lý luận của văn học trung đại Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa và cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, các khía cạnh của cấu trúc nghệ thuật của một số tác phẩm văn học trung đại từ nền tảng văn hóa. Thông qua quyển sách này, những trăn trở của tác giả về một phương thức mới cho việc thể hiện chân lí nghệ thuật mà cụ thể là khoa học văn học đã được chưng cất và kết tinh thành một lí thuyết thật sự. Ngoài ra, còn một loạt các luận văn như: Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại [68]; Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm (2007) [20]; Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (2010) [42]; Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ (2010) [3]; Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (2013) [34]; … Cụ thể là: Luận văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm (2007) [20] của Triệu Thùy Dương đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII – XIX. Từ đó, tác giả đã tìm ra ảnh hưởng của thế ứng xử với tư cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối hành động của một cộng đồng người trong thực tế đời sống đến văn học. Luận văn đã tìm hiểu truyện thơ Nôm người Việt dưới góc nhìn từ truyền thống văn hóa Việt. Người viết đã có ý thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm. Hay luận văn Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại của Hoàng Thị Minh Phương (2007) [68] đã tiến hành hệ thống hoá những biểu hiện của thế giới tâm linh để có cái nhìn hệ thống, toàn diện về những yếu tố ấy trong cách cảm nhận về thế giới và con người ở một thời kì lịch sử. Tác giả luận văn đã đi
  10. 4 sâu tìm hiểu thế giới tâm linh- thế giới thứ hai trong “mô hình hai thế giới” trong văn học trung đại qua 17 tác phẩm văn xuôi thời trung đại. Qua luận văn Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ (2010) [3], tác giả Trần Thúy Anh đã làm rõ những đặc điểm ứng xử truyền thống của người Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Tác giả đã tái hiện lại bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa, nét sinh động, những sắc thái riêng biệt trong ứng xử của họ đồng thời chỉ ra những tiếp biến văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt xưa qua tư liệu ca dao và tục ngữ. Trương Thị Hòa trong luận văn Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (2013) [34] đã đi sâu nhận dạng, thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh trong tác phẩm này. Lấy điểm tựa là văn hóa truyền thống dân tộc, bước đầu luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích một số biểu hiện văn hóa tâm linh nổi bật và các phương thức thể hiện các yếu tố tâm linh, qua đó thấy được ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm, cũng như đối với đời sống con người. Một số luận văn được thực hiện gần đây cũng tiến hành nghiên cứu các bình diện của tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa như: So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa [58], Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945 [28]... Đặc biệt, luận văn Tâm thức văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Huy Hoàng (qua khảo sát Một thời tôi từng có và Canh ngọn đèn đợi sáng) [53] của Đào Thị Lê đã bước đầu khảo sát và làm sáng tỏ những biểu hiện tâm thức văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Huy Hoàng qua phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó thấy rõ giá trị nhân bản, nhân văn thơ Nguyễn Huy Hoàng từ góc nhìn văn hóa. Đây là các công trình khá tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu liên ngành về văn học dưới góc nhìn văn hóa – một hướng tiếp cận đã và đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Luận văn của chúng tôi được thực hiện như một sự kế thừa và tiếp nối xu hướng nghiên cứu này ở một phạm vi khảo sát cụ thể và không trùng lặp – Thơ Nguyễn Khuyến nhằm tôn vinh ông trong một vai trò mới – Nhà văn hóa lớn của dân tộc.
  11. 5 2.2. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa Việt trong sáng tác của Nguyễn Khuyến Thơ văn Nguyễn Khuyến được công bố muộn, đăng tải lần đầu tiên trên Nam phong tạp chí (1917). Việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu thơ văn chữ Hán của Nguyễn Khuyến được chính thức bắt đầu từ năm 1957, nhưng phải đến năm 1971, khi cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến được công bố, công việc này mới đạt được những thành tựu đáng kể. Kể từ đây, việc nhìn nhận “Nguyễn Khuyến – một nhà thơ yêu nước ” bắt đầu được đề cập đến. Cũng trong khoảng thời gian này, bộ Hợp tuyển thơ văn yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra mắt và Nguyễn Khuyến cũng có một vị trí nhất định trong bộ sách trên. Nguyễn Khuyến là một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và tác phẩm của ông có số lượng không nhỏ. Nghiên cứu một cách hệ thống về cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp văn thơ Nguyễn Khuyến có thể kể đến các cuốn sách chuyên khảo mang tính tổng hợp các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Khuyến như: Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm [64]; Nguyễn Khuyến thơ, lời bình và giai thoại [65]; Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình; Nguyễn Khuyến thơ [66]... Các công trình này đã tập hợp các bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Ngoài ra có thể kể đến một số bài viết khác về chân dung và phong cách nghệ thuật thơ của ông như: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam [14] của Xuân Diệu; Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ [10] do Nguyễn Huệ Chi chủ biên; Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào của Vũ Thanh [64]; bài viết Nguyễn Khuyến, một phong cách thơ lớn của Nguyễn Lộc [56]; Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến [23] của Biện Văn Điền… Đặc biệt công trình “Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm” (2003) do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một cách khá đầy đủ những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay. Cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của
  12. 6 nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [79, tr.44]. Quyển sách với 4 phần chính đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật của thơ văn ông. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta tham khảo về nhà thơ Nguyễn Khuyến nói chung và đề tài Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ để lại dấu ấn đậm nét trong văn học với rất nhiều tác phẩm được lưu truyền hậu thế. Vì vậy, thơ văn ông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu ở các khía cạnh thuộc về nội dung và nghệ thuật. Nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Nghiên cứu về cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến: Có rất nhiều bài viết, công trình bàn về vấn đề này với các tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu, Mã Giang Lân, Nguyễn Huệ Chi, Trần Nho Thìn, Lê Trí Viễn, Đặng Thị Hảo và đặc biệt là Vũ Thanh. Xuân Diệu trong cuốn “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã gọi Nguyễn Khuyến là: “Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam”. Tác giả đã có sự cảm nhận rất sâu sắc về nội dung và nghệ thuật ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến: “Ba bài thơ thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến” [14, tr.411]. Không chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [14, tr.411]. Trong “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ”, bên cạnh việc đi sâu vào tìm hiểu, tập hợp những tài liệu, những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ như sau: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc,
  13. 7 đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam” [10, tr.24]. Mã Giang Lân cũng đánh giá: “làm nên giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là toàn bộ những sáng tác của nhà thơ, những nét làm nên cái đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến là những bài thơ viết về cảnh và người ở chốn quê, những bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả, trước đó cũng có những nhà thơ viết về làng cảnh Việt Nam nhưng chưa có ai để lại ấn tượng sâu đậm bằng Nguyễn Khuyến” [52; tr.74]. Còn Vũ Thanh cũng khẳng định: “Nguyễn Khuyến sống đời sống của người nông dân quê ông và ông viết về cuộc đời họ, cảnh đời họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần nghìn năm của văn học dân tộc Việt Nam đời sống nghèo khó của người nông dân với những cảnh sinh hoạt bình thường ở thôn quê trờ thành đối tượng phản ánh của thơ ca”, và “Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ viết về nông thôn số một của văn học dân tộc (…). Chỉ đến Nguyễn Khuyến mới làm được những điều mà thơ ca truyền thống chưa làm được (và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ cũng chưa có được một nhà thơ nông thôn nào tầm cỡ như Nguyễn Khuyến). Một nông thôn thật sự đã hiện ra trong thơ Yên Đổ. Đó là một nông thôn từng gắn bó máu thịt với nhà thơ ngay từ thuở lọt lòng” [79; tr.18-19]. Đặng Thị Hảo với bài viết Đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Khuyến: bút pháp nghệ thuật điêu luyện, khiếu quan sát tinh tường, trực giác nhạy bén trước vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên, cùng tình yêu quê hương hồn nhiên mà sâu sắc… Luận văn Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyến [55] của Đào Thị Linh cũng chỉ ra những đặc sắc trong những bài thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến như: cảnh vật làng quê, cảnh vật bốn mùa, danh lam thắng cảnh và một số yếu tố nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh) góp phần thể hiện giá trị nội dung này… Nghiên cứu về văn hóa sinh hoạt làng xã trong thơ Nguyễn Khuyến: Trong bài viết Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Nho Thìn đã có những nhận xét hết sức khái quát về văn hóa làng xã trong
  14. 8 thơ Tam Nguyên những ngày trở về Yên Đổ: “Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn Khuyến kể lại các hình thức sinh hoạt có tính chất văn hóa ở nông thôn: cảnh ông cùng các bạn đồng tuế lên lão năm mươi, cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết Nguyên Đán, đêm giao thừa… Những bài thơ này có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sống văn hóa độc đáo của nông thôn, rõ nét tưởng như có thể hít thở được không khí ấy.” [82,tr.565] Tiếp tục mạch nghiên cứu trên, trong luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến (2015) [93], Thân Thị Minh Trang đã tiến hành tìm hiểu đặc điểm văn hóa ứng xử của người Việt được thể hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và xã hội. Luận văn góp phần làm rõ hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người trong buổi giao thời. Bên cạnh đó, trong đề tài Giá trị văn hoá truyền thống trong trước tác chữ Nôm của Nguyễn Khuyến [71], Hoàng Mai Quyên cũng đã quan tâm đến đời sống tình cảm và văn hóa giao tiếp của Nguyễn Khuyến trong mối quan hệ với những người thân như: vợ con, bạn bè, học trò… Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tìm hiểu một cách sơ lược về các mối quan hệ ứng xử này chứ chưa đưa nó thành một hướng nghiên cứu chính, chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó còn có bài viết Giá trị văn hoá truyền thống trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến [30], Dương Thu Hằng và Hoàng Mai Quyên. Bài viết đã đề cập đến những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân tổng Yên Đổ quê hương tác giả nói riêng. Từ đó, hai tác giả đi đến khẳng định mảng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đã lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một khía cạnh của văn hóa Việt trong một bộ phận thơ của Nguyễn Khuyến. Các giá trị văn hóa truyền thống khác như: các biểu tượng văn hóa; tâm hồn, tính cách, lối ứng xử nổi bật của người Việt; thể thơ, giọng điệu cùng lớp ngôn từ chứa đựng chất văn hóa Việt… thì chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. Các công trình nghiên cứu trên đều là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để chúng ta có thể tìm hiểu về tác gia Nguyễn Khuyến một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất. Các tác giả không chỉ giới thiệu về vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền
  15. 9 văn học trung đại Việt Nam mà còn đi vào tìm hiểu các khía cạnh nội dung, nghệ thuật trong thơ văn ông. Luận văn của chúng tôi được thực hiện với mong muốn sẽ khảo sát để chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện các biểu hiện của văn hóa Việt qua tư liệu thơ Nguyễn Khuyến, từ đó tiến hành giải mã các nét văn hóa ấy từ góc nhìn liên ngành văn học – văn hóa – xã hội - lịch sử để đi đến chứng minh, khẳng định và tôn vinh Nguyễn Khuyến với tư cách một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các phương diện của Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến, đặc biệt là trên phương diện nội dung như: Phong cảnh làng quê Việt, bức tranh sinh hoạt ở làng quê Việt, phong tục tập quán, văn hóa ứng xử, tính cách văn hóa truyền thống người Việt… Trong quá trình phân tích chúng tôi cũng làm rõ một số dấu ấn văn hóa Việt trên các khía cạnh nghệ thuật tiêu biểu: thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian văn hóa,... Từ đó, tiến hành lý giải về các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến và so sánh với một số tác giả khác. - Phạm vi tư liệu: + Tư liệu thơ văn Nguyễn Khuyến chúng tôi sử dụng từ cuốn: Thơ văn Nguyễn Khuyến của Nguyễn Văn Huyền, NXB KHXH, 1983. + Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cuốn Hợp tuyển thơ văn thế kỷ XVIII – XIX, tái bản 1978 của Nxb Văn học, cuốn Tổng tập văn học Việt Nam đến hết thế kỷ XIX của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội và một số cuốn tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn này.
  16. 10 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến, từ đó góp phần chứng minh, khẳng định và tôn vinh Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng hợp tài liệu; thu thập các ngữ liệu để làm rõ các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến; + Phân tích, làm rõ các giá trị về văn học đặc biệt là về văn hóa lịch sử thể hiện qua nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến. + Làm nổi bật cách khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của Nguyễn Khuyến, từ đó chỉ rõ tài năng, phong cách thơ của thi sĩ và tôn vinh ông ở một góc nhìn mới với tư cách một nhà văn hóa lớn của dân tộc. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa Đây là hướng nghiên cứu chủ đạo được chúng tôi sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn để khai thác một cách hệ thống, toàn diện các biểu hiện của nét văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến cả trên bình diện nội dung và nghệ thuật thể hiện. 5.2. Phân tích, tổng hợp Từ các ngữ liệu khảo sát được, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá và giải mã các ngữ liệu về văn hóa Việt được biểu hiện trong thơ Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử để đưa ra các kết luận khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5.3. So sánh, đối chiếu Chúng tôi còn so sánh biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến với một số tác giả khác như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Tú Xương…
  17. 11 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp khác như: khảo sát, thống kê, miêu tả… để tiến hành làm rõ các biểu hiện của văn hóa Việt trong thơ ông. 6. Đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở tiến hành khảo sát, thống kê một cách hệ thống, toàn diện các dạng biểu hiện của văn hóa Việt xét về mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện các nét văn hóa ấy trong thơ Nguyễn Khuyến, luận văn tiến hành giải mã các đặc điểm trên dưới góc nhìn liên ngành để đi đến khẳng định giá trị về các tác phẩm của Nguyễn Khuyến trên phương diện văn học - văn hóa và tôn vinh tài năng nhiều mặt của ông (đặc biệt là trên phương diện văn hóa) trong dòng chảy văn học Việt Nam cũng như trong lịch sử văn hóa dân tộc. 7. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về văn hóa Việt và nhà thơ Nguyễn Khuyến Chương 2: Dấu ấn văn hóa Việt qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh xã hội Chương 3: Dấu ấn văn hóa Việt qua lối ứng xử và tính cách văn hóa truyền thống người Việt
  18. 12 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VIỆT VÀ NHÀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN 1.1. Văn hóa và văn hóa Việt 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hoá là một vấn đề rất rộng, khó có định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó. Văn hoá bao hàm hết thảy các sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất đến sinh hoạt tinh thần, sinh hoạt xã hội. Mọi hoạt động của con người và sản phẩm - kết quả của những hoạt động ấy do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có đều thuộc về văn hoá. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động cải biến hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Con người sáng tạo ra văn hoá và văn hoá lại tái tạo bản thân con người. Trên thế giới có khoảng hơn 300 định nghĩa về khái niệm này. Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77 – 76 trước Công nguyên) thời Tây Hán, với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Theo chiết tự của chữ Hán: Văn: đẹp; hóa: trở nên, biến cải, văn hóa là làm cho cái gì đó trở nên đẹp đẽ và có giá trị. Ở phương Tây, thuật ngữ “văn hóa” trong tiếng Anh là “Culture”, trong tiếng Đức là “Kultur”, tiếng Pháp là “Cultura” và đều bắt nguồn từ chữ Latin “cultus” với nghĩa là “gieo trồng’’, “trồng trọt”. Với nghĩa ban đầu thuật ngữ “Văn hóa”, được cả người phương Tây và phương Đông quan niệm là sự giáo dục con người, là cái đối lập với tự nhiên. Ở nước ta, từ đầu thế kỉ XX, Đào Duy Anh đã phát hiện văn hóa phải gắn liền với sinh hoạt của con người nảy sinh trong quá trình lao động và trong từng hoàn cảnh địa lí nhất định: Theo ông, nghiên cứu “Các điều kiện địa lí có ảnh hưởng lớn đối với cách sinh hoạt của con người, song người là giống hoạt động cho nên trở lại cũng có thể dùng sức mình mà xử trí và biến những điều kiện ấy cho thích hợp với những điều kiện cần thiết của mình. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng biến chuyển và khiến văn hóa cũng biến chuyển theo. Nghiên cứu xem sự hoạt động để sinh hoạt về các phương diện của một dân tộc xưa nay biến chuyển
  19. 13 thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy”.[1, tr.3]. Theo Trần Quốc Vượng: “Văn hóa theo nghĩa rộng là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ, tổng quát của con người về vũ trụ, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người [104, tr.25]. Còn Trần Ngọc Thêm lại quan niệm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. [80, tr.10] Qua các quan niệm trên, chúng tôi đồng tình với các ý kiến hiểu về văn hóa ở nghĩa rộng nhất của từ này đó là: Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa là động lực phát triển khiến cho cộng đồng mang bản sắc độc đáo riêng. 1.1.2. Văn hóa Việt và đặc điểm văn hóa Việt Theo tác giả Lê Văn Toan [90], do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử hình thành quốc gia dân tộc, văn hóa Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biến, nhờ thế Việt Nam có nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc. Nền văn minh Đại Việt được xếp là một trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Nhiều học giả thống nhất rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây hơn 4 nghìn năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2000 năm chống và đối thoại với Trung Quốc đã đủ tầm cỡ để tiếp biến văn hóa thành công. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 400 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, vừa có cưỡng bức, vừa có đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa. Cũng theo tác giả Lê Văn Toan, văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển của văn hóa nói chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo
  20. 14 lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các học giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam tổng hợp và đưa ra 5 đặc trưng của văn hóa Việt Nam như sau: Tính cộng đồng làng xã, thể hiện rõ ở 6 phẩm chất: Tính đoàn kết, giúp đỡ; Tính tập thể thương người; Tính dân chủ, làng xã; Tính trọng thể diện; Tình yêu quê hương, làng xóm; Lòng biết ơn. Bên cạnh những phẩm chất tốt, tính cộng đồng làng xã cũng để lại nhiều tật xấu trong văn hóa: Thói dựa dẫm; Thói cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh phong trào; Bệnh hình thức, ... Tính trọng âm. Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính trọng âm là: Tính ưa ổn định; Tính hiền hòa, bao dung; Tính trọng tình, đa cảm; Thiên hướng thơ ca; Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; Lòng hiếu khách. Bên cạnh đó, tính trọng âm cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại, ... Tính ưa hài hòa, thể hiện ở bốn phẩm chất: Tính mực thước; Tính ung dung; Tính vui vẻ, lạc quan; Tính thực tế. Tuy nhiên, tính ưa hài hòa cũng gây mặt hạn chế, như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa; Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán,... Tính kết hợp, thể hiện ở hai khả năng: Khả năng bao quát tốt; Khả năng quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ,… Tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2 phẩm chất tốt: Khả năng thích nghi cao; Tính sáng tạo. Tính linh hoạt nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật,… Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất, giá trị cốt lõi tốt nhất chính là lòng yêu nước; tinh thần dân tộc; lòng nhân ái, thương người; tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1