Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
lượt xem 6
download
Thực hiện luận văn này, người viết hi vọng có thể làm rõ được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương, nhằm giới thiệu đến đông đảo bạn đọc về một truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Tày được lưu truyền ở tỉnh Bắc Kạn hiện còn ít người biết đến. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRIỆU THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRIỆU THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG THU HẰNG THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Thu Hằng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Triệu Thị Thanh Hương i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Có được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Dương Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương”. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2018 ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 11 NỘI DUNG ....................................................................................................... 12 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM LƯU TƯƠNG ................................ 12 1.1. Khái quát về văn hóa Tày ...................................................................... 12 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 12 1.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ..................................................................... 13 1.2. Truyện thơ Nôm Tày ............................................................................. 17 1.2.1. Khái quát chung..................................................................................... 17 1.2.2. Quá trình phát triển của truyện thơ Nôm Tày ....................................... 20 1.3. Truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương .......................................................... 21 1.3.1. Vấn đề văn bản ...................................................................................... 21 1.3.2. Tóm tắt cốt truyện ................................................................................. 27 Chương 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG ....................................................................................... 30 2.1. Ca ngợi tài trí và sức mạnh của người anh hùng ................................... 30 2.1.1. Ca ngợi tài trí của người anh hùng ........................................................ 30 iii
- 2.1.2. Ca ngợi sức mạnh của người anh hùng ................................................. 34 2.2. Lưu giữ giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Tày ........... 39 2.2.1. Niềm tin vào mẹ Hoa............................................................................. 39 2.2.2. Niềm tin vào thế giới siêu hình ............................................................. 41 2.2.3. Truyền thống sống tương thân, tương ái ............................................... 45 2.3. Quan niệm tình yêu và hạnh phúc lứa đôi bao dung, phóng khoáng ......... 50 2.3.1. Tình yêu vượt không gian, thời gian với công chúa Long cung ................ 50 2.3.2. Tình yêu ân nghĩa nơi trần thế với công chúa con vua Sở......................... 54 Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG ......................................................................................... 58 3.1. Kết cấu ................................................................................................... 58 3.1.1. Mở lời - một sáng tạo mới ..................................................................... 59 3.1.2. Truyện lồng truyện ................................................................................ 60 3.1.3. Sự kết hợp tự sự - trữ tình ..................................................................... 64 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................... 71 3.2.1. Hệ thống nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương ................... 71 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương.... 73 3.3. Ngôn ngữ dân tộc Tày qua truyện thơ Nôm Lưu Tương....................... 80 3.3.1. Hệ thống từ ngữ, hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Tày ................. 80 3.3.2. Sự hòa điệu giữa tiếng Tày và tiếng Kinh ............................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Tày, truyện thơ Nôm Tày là thể loại xuất hiện khá muộn nhưng để lại giá trị quan trọng cần được bảo lưu và trao truyền cho thế hệ sau. Trước nguy cơ mai một những nét đẹp văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập, việc sưu tầm, phục dựng, công bố và nghiên cứu, giới thiệu các truyện thơ Nôm Tày còn đang lưu truyền và có nguy cơ thất lạc là một việc làm có ý nghĩa. Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương do Nông Phúc Tước và Bế Sĩ Uông sưu tầm, biên dịch (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2013) là một trong những tác phẩm thể hiện được sự đam mê, yêu thích và trách nhiệm đối với vốn di sản truyền thống của các trí thức Tày hiện đại. Trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn, các tác giả đã quyết tâm hoàn thiện được tác phẩm để giới thiệu tới người đọc. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm này nếu được làm rõ sẽ góp phần khẳng định rõ hơn vị trí của thể loại độc đáo trong kho tàng văn học, văn hóa Tày. Là một người con dân tộc Tày của quê hương Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - nơi đã lưu truyền truyện thơ Nôm Lưu Tương, chúng tôi mong muốn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc nghiên cứu và giới thiệu tác phẩm đến đông đảo bạn đọc. Đặc biệt chúng tôi hy vọng có thể giới thiệu tác phẩm này cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông trong các giờ dạy văn học địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ Năm 1983, tác giả Võ Quang Nhơn trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam [35] đã đánh giá cao vị trí của truyện thơ Nôm trong văn học dân tộc các dân tộc ít người ở Việt Nam. Sách gồm bảy chương, trong đó ông đã dành hẳn một chương để nói về truyện thơ - thể loại được coi là “một dấu nối 1
- giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và “sự phân biệt giàu nghèo và theo đó là sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp” là một trong những tiền đề để truyện thơ ra đời [35, tr.393]. Về đề tài của truyện thơ, tác giả cho rằng chúng rất phong phú, “chúng đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân tộc anh em: hoặc thân phận những đứa trẻ mồ côi; hoặc cuộc sống cực nhục của những người lao động nghèo khổ; hoặc khát vọng lập công cứu nước trả thù nhà của các chàng trai; hoặc các mốc lịch sử lớn trong đời sống các dân tộc... Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến. Đó là khát vọng dân chủ thiết tha, mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến mà quyền sống con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, được phản ánh vào trong nền văn học truyền thống các dân tộc anh em” [35, tr.395-396]. Trên Tạp chí văn học năm 1997, số 7, Lê Trường Phát có bài viết “Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số” [39]. Tác giả nhận xét: Ở truyện thơ Nôm của người Việt “mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết thúc có hậu” gồm ba chặng: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ. Nói “phần lớn” bởi lẽ mô hình cốt truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm mà đề tài chủ đạo là tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, đây là đề tài chủ yếu, cơ bản của thể loại” [39, tr.52]. Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (của 05 dân tộc: Tày, Thái, Mường, H’mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng Việt tính đến năm 1997, Lê Trường Phát nhận thấy loại tác phẩm thể hiện đề tài tình yêu có kết thúc bi kịch (kết thúc không có hậu) chiếm số lượng áp đảo. Trong số 20 tác phẩm có tới 13 tác phẩm thuộc kiểu kết thúc bi kịch. Ông khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu” [39, tr.54]. Nhưng “riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngược lại: kiểu “kết thúc có hậu” chiếm tỉ lệ lấn át” [39, tr.54]. Sở dĩ có hiện tượng này, “chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các Nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hưởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng. “Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian 2
- tấn công (tất nhiên trong mơ ước) vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân” [39, tr.54]. Tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004 có bài Truyện thơ, in trong cuốn sách Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn [57]. Khi phân loại truyện thơ, ông đưa ra hai tiêu chí phân loại: Phân loại truyện thơ theo phương thức diễn xướng, nguồn gốc tác phẩm. Truyện thơ được chia làm 04 nhóm: - Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian. - Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc. - Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình thơ ca dân gian các dân tộc. - Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện thơ Nôm Kinh. Phân loại truyện thơ theo tiêu chí đề tài, theo cách này, truyện thơ được ông chia làm 03 loại: - Truyện thơ về tình yêu. - Truyện thơ về người nghèo khổ. - Truyện thơ về chính nghĩa. Về vấn đề hình thành truyện thơ, Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thoả đáng” [57, tr.401]. 2.2. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Tày Đầu tiên, chúng ta biết đến 08 tác phẩm truyện thơ Tày (truyện Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân, Kim Quế, Chim sáo, Trần Châu, Đính Quân, Quảng Tân - Ngọc Lương, Vượt biển) trong bài “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày - Nùng”, viết giới thiệu cho hai tập Truyện thơ Tày - Nùng, xuất bản năm 1964, do 3
- nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu [11]. Bài viết đã có những nhận xét quan trọng về những nét đặc biệt trong nền văn học cổ điển Tày - Nùng, về hai nội dung chính của tám truyện thơ trên (một là, tính cách anh hùng, chí khí dũng cảm, tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ để vươn lên tới đích; hai là, thiết tha với quyền sống con người lao động, yêu quý chính nghĩa và điều thiện, căm thù phi nghĩa và tội ác, về những yếu tố tiêu cực (triết lý duy tâm không tưởng và tính giai cấp mơ hồ). Ngoài ra bài viết còn có những nhận xét quan trọng về hình thức nghệ thuật của truyện thơ như: cách bố cục câu chuyện, bút pháp mô tả, thể thơ và lời thơ. Tác giả Lục Văn Pảo, năm 1992, trong Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 đã có bài viết “Truyện Nôm Tày” [36]. Tác giả đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục rằng truyện thơ Tày là sản phẩm song trùng: Một mặt là sản phẩm của một loại hình thức văn học dân tộc ra đời, song cũng là sản phẩm được sinh ra bởi chữ Nôm. Không có chữ Nôm Tày thì không có truyện thơ Tày tồn tại như ngày nay. Tác giả đã đưa ra một danh mục truyện thơ Nôm Tày được sưu tầm trong nhiều năm, gồm có 47 truyện (Trong đó có 39 truyện thuộc nhóm truyện do người Tày sáng tác, 06 truyện bắt nguồn từ các truyện Nôm Kinh, 2 truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc). Quả thực, đây là số lượng tác phẩm có quy mô đồ sộ mà ít dân tộc nào sánh được. Tuy nhiên danh mục này, còn có thể tiếp tục bổ sung. Bài viết đã khẳng định: “Xét về nội dung, những truyện thơ này phản ánh cuộc sống của người Tày khá phong phú, đa dạng. Việc tìm hiểu tư tưởng xã hội người Tày trong lịch sử, nhất là bộ phận phong tục tập quán, nếp sống đã qua thì kho tàng này dường như chiếm địa vị độc tôn nếu không muốn nói là duy nhất...” [36, tr.20]. Năm 2003, nhóm tác giả Triều Ân, An Định, Hoàng Quyết, Hoàng Thị Cành, do Triều Ân chủ biên trong Chữ Nôm Tày và truyện thơ [6], có đưa ra những bằng chứng nhằm giải thích sự kiện: “Truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ?”. Nhóm tác giả cho rằng “Suy nghĩ tìm tòi truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ, ta thấy có nét chung là xuất hiện từ sau khi có văn tự Nôm Tày (là thế kỉ thứ V); đi vào cụ thể từng pho truyện ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về thời điểm ta cần đọc xem xét nội dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, tương quan lịch sử của truyện 4
- đó” [6, tr.32-33]. Nhóm tác giả đã phân loại nguồn gốc truyện thơ Tày từ trước năm 1945, và “tổng quát lại, ta biết truyện thơ Nôm Tày bắt nguồn từ xã hội người Tày là chủ yếu (trừ truyện Sơn Bá - Chúc Anh Đài gốc Trung Quốc hoặc có một vài truyện mượn tích hoặc truyện của người Việt để Tày hóa như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa...). Trong truyện thơ Nôm Tày, dù có mượn tên nhân vật (như vua nước ngoài) mượn tên đất nước dưới miền xuôi hoặc dưới âm phủ, ta hãy quên những tên rất thật ấy đi để thấy giá trị hiện thực, nhân đạo... của truyện. Tên nhà vua, tên đất, lúc này chỉ còn có giá trị ước lệ, vay mượn “cho có chuyện” mà thôi” [6, tr.35-36]. Nhóm tác giả đã giới thiệu 05 truyện thơ rất phổ biến và được hâm mộ trong dân tộc Tày, đó là Nàng Kim, Nàng Hán, Nàng Quyển, Nàng Ngọc Long, Nàng Ngọc Dong và có những lời nhận xét, phân tích về nội dung, nghệ thuật của 05 truyện thơ một cách xác đáng với tư cách là những người am hiểu truyện thơ Nôm Tày. Sau đây là một vài lời nhận xét chung nhất cho 05 truyện thơ này: “Qua 05 truyện thơ về các “Nàng”, ta dễ nhận thấy một điều là các nhân vật nữ thuộc tuyến chính nghĩa đều là những người phúc hậu, người tốt, hiền lành. Dù tác giả (khuyết danh, dân gian) có xây dựng các nàng có nguồn gốc từ đâu, là người trần thế hay tiên nữ giáng trần, đều nhằm mục đích gây được cảm tình từ đầu cho người đọc, người nghe và “thông qua các nhân vật “Nàng” truyện thơ ca ngợi tự do, nhất là tự do luyến ái, tự do hôn nhân... Ở họ tình yêu nào cũng trong sáng thuỷ chung, tình phu thê nào cũng trọn vẹn, tình mẫu tử nào cũng thiết tha sâu sắc... Họ là những người có đạo đức, tôn trọng chính nghĩa, lễ nghĩa, tu nhân tích đức...” [6, tr.88-89]. Tiếp tục, trong công trình Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại năm 2004 [7], Triều Ân có nói lại vài nét về truyện thơ Nôm và tác phẩm Thị Đan. Trong phần truyện thơ Nôm Tày, tác giả nhắc lại thời điểm ra đời truyện thơ Tày, phân loại nguồn gốc truyện thơ Nôm Tày cùng một vài đặc điểm nghệ thuật truyện thơ Nôm Tày và giới thiệu ba thể loại với ba tác phẩm: Lượn cùng tác phẩm “Hồng nhan tứ quý”; khúc hát then và tác phẩm “Khảm hải”; truyện thơ Nôm và tác phẩm “Thị Đan”. Trong phần tác phẩm Thị Đan, Triều Ân đã kể lại nội dung câu chuyện, 5
- cùng với những lời nhận xét về nhân vật, giá trị nội dung của truyện: “Truyện thơ Nôm “Thị Đan” có tính nhân dân lại có tính chiến đấu nữa. Tác phẩm đã nêu lên được quan niệm, ước vọng về luyến ái theo nhân sinh quan của nhân gian. Truyện thơ mang nội dung tố cáo chế độ phong kiến cũ hà khắc đã tỏa chiết tình cảm trai gái đồng thời mong muốn một luyến ái tự do, một hôn nhân nhân đạo” [7, tr.40]. Tiếp đó, tác giả đưa ra những nét chung về nội dung ba áng thơ, đó là nỗi đau đời của kiếp người xưa, một trong những nỗi đau là người phụ nữ với tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; nét chung thứ hai về nội dung là mơ ước và hy vọng của người xưa, mà một trong những mơ ước đó là “muốn có một tình yêu trong sáng thuỷ chung trong một chế độ nào đó bênh vực, bảo vệ cuộc sống con người với tất cả lòng nhân đạo, bênh vực tự do luyến ái, tự do hôn nhân” [7, tr.46]; nét chung cuối cùng là những mặt tiêu cực về nội dung, cả ba thể loại đều có chung quan niệm về cuộc sống nhân sinh, “quan niệm mọi sự an bài đều do Bụt Cả, do trời, do số phận” [7, tr.50]. Trong Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, năm 2009 [42], Triệu Thị Phượng đã so sánh truyện thơ Tày với truyện thơ Thái và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái. Công trình đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Thái. Năm 2006, trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Tìm hiểu truyện thơ Tày Nhân Lăng về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật, [53], Đỗ Thị Hùng Thúy đã nêu một luận điểm đáng chú ý: “...Qua việc tìm hiểu thi pháp kết cấu cốt truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: Truyện thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các môtíp khác nhau từ những truyện cổ khác nhau về người mồ côi của người dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu cốt truyện mới..." [53]. Một công trình có đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu truyện thơ Tày, đó là Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại năm 2004 của tác giả Vũ Anh Tuấn [57]. Tác giả đã nghiên cứu truyện thơ Tày từ 6
- nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển cho đến việc tìm hiểu các phương diện của thi pháp thể loại (thi pháp cấu trúc, thi pháp nhân vật và đặc điểm thi pháp lời văn nghệ thuật). Về nguồn gốc của truyện thơ Tày, tác giả phân tích cả nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hóa tộc người và nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hóa tộc người. Về quá trình phát triển, tác giả nêu ra ba thời kì như sau: Thời kì đầu tiên là thời kì có số lượng áp đảo của loại truyện thơ về đề tài tình yêu, trong đó “số lượng truyện thơ tình yêu kiểu trữ tình - tự sự nghiêng về đặc điểm trữ tình giàu chất thơ biểu hiện tâm trạng tiêu biểu hơn là các truyện thơ trữ tình nghiêng về đặc điểm tự sự” [57, tr.71]. Loại truyện thơ này kế thừa truyền thống trữ tình của dân ca. Thời kì này vào khoảng trước thế kỷ thứ XVII [57, tr.110]. Thời kì thứ hai là “sự hình thành và phát triển chủ yếu những truyện thơ về sự nghèo khổ. Trong đó, phần lớn là những truyện cổ tích sinh hoạt được kể lại bằng thơ” [57, tr.72]. Ở thời kì này, “truyện thơ tình yêu tiếp tục phát triển nâng cao, nhưng đây là thời điểm ý thức cá nhân về quyền sống đã trở thành khát vọng cháy bỏng trong một thời đại phong kiến tỏa chiết mạnh mẽ. Do đó, màu sắc lãng mạn nhạt dần để thay vào đó tính phản kháng quyết liệt đến mức không còn kết thúc có hậu ở những truyện mang đậm bản sắc tộc người” [57, tr.72]. Thời kì này là từ thế kỷ VXII trở đi [57, tr.114]. Thời kì thứ ba là thời kì “nở rộ khuynh hướng truyện thơ đề tài chính nghĩa có cách kết thúc thiên về thuyết giáo đạo đức. Đây cũng là thời kì chữ Nôm Tày đã hoàn chỉnh, thời kì giao lưu Tày - Kinh có tính đột biến và cũng là thời kì bùng nổ đấu tranh giai cấp, cả cộng đồng Tày trực tiếp tham gia vào làn sóng nông dân khởi nghĩa” [57, tr.72-73]. Ở thời kì này, truyện thơ Tày “được mang một hình thức tồn tại mới: thành văn. Người tiếp nhận truyện thơ Tày đã có thể hưởng thụ bằng những cách thức khác nhau: đọc, ngâm, kể, hát". Ở thời kì này, “truyện thơ Nôm Tày đã được hoàn thiện và thật sự trở thành điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn” [57, tr.73]. Thời kì này, theo tác giả, có lẽ bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII trở đi [57, tr.117]. 7
- Có thể thấy, chuyên khảo Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của tác giả Vũ Anh Tuấn là một chuyên khảo có giá trị khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống và công phu về truyện thơ Tày. Truyện thơ của dân tộc Thái, dân tộc Mường cũng phong phú không kém và cũng đã được công bố, sưu tầm không ít, nhưng cho đến nay giới nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nước ta chưa có được những công trình tương tự về chúng như cuốn sách của nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn. 2.3. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Nôm Lưu Tương Đối với truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương do Nông Phúc Tước và Bế Sĩ Uông sưu tầm, biên dịch (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2013) đến nay chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Duy chỉ có bài viết Nét đặc trưng văn hóa trong truyện thơ Nôm Tày đăng trong Tạp chí Văn học nghệ thuật số 394, tháng 4/2017 của tác giả Cao Thị Hảo [17] có đoạn viết về Lưu Tương như sau: đó là lòng mến khách, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn là một trong những nét đẹp truyền thống của người Tày. Trong các tác phẩm truyện thơ Nôm, ta thường gặp sự tương thân tương ái giữa người với người. Trong Lưu Tương, khi vua Sở chạy giặc Phàn, bị lạc ở trong rừng phải vào một nhà dân xin được giúp đỡ: Vua vào đứng dưới chân thang gác Chắp tay xin cô bác chủ nhà Chủ nhà đã chân tình nói lời cảm thông: Ai đã lìa gia chương đều thấu Dẫu nghèo đói chẳng chối khách nhờ Mời ông hãy lên nhà ngồi nghỉ Chủ nhà lên tiếng giục vợ con: Cơm nguội liệu có còn hay hết Nếu hết thì bắc bếp nấu ngay [57, tr.162] 8
- Lời nói, cử chỉ của ông chủ nhà đối với vua Sở thể hiện tình cảm, việc làm của người dân nơi rừng sâu bản vắng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người hoạn nạn. Đó cũng là tấm lòng, cử chỉ thường thấy trong sự ứng xử giữa người với người ở đồng bào dân tộc Tày xưa nay. Như vậy, nhìn lại việc nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày, có thể thấy một bề dày lịch sử đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống về truyện Lưu Tương. Do vậy, với tư cách là một người Tày sống ở Bắc Kạn - nơi tác phẩm đã và đang được lưu truyền, chúng tôi lựa chọn Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương là đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, người viết hi vọng có thể làm rõ được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương, nhằm giới thiệu đến đông đảo bạn đọc về một truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Tày được lưu truyền ở tỉnh Bắc Kạn hiện còn ít người biết đến. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến khái niệm truyện thơ Nôm Tày, quá trình hình thành và phát triển truyện thơ Nôm Tày, giới thiệu những vấn đề về tác phẩm Lưu Tương: văn bản, biên dịch, quá trình xuất bản… - Làm rõ những giá trị của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là vấn đề văn bản, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương (NXB Văn hóa dân tộc, Hà 9
- Nội 2013). Trong chừng mực có thể, luận văn sẽ đặt tác phẩm trong tương quan so sánh với tác phẩm khác cùng thể loại truyện Nôm Tày. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, người viết vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp đi vào tiếp cận tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ thuật. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này thực hiện khi so sánh truyện Lưu Tương với những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt. Ngoài ra, người viết cũng đối chiếu, so sánh bản dịch giữa bản tiếng Tày với bản tiếng Việt để thấy được bản dịch đã dịch sát ý chưa. Từ đó có thể làm rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản giúp người viết đưa ra được những nhận định khái quát, khoa học. Sử dụng phương pháp này khi xử lí kết quả thống kê, phân tích để đi đến những đánh giá toàn diện, tạo chiều sâu cho luận văn. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như: hệ thống, thống kê, liên ngành… 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương trong một hệ thống hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một tư liệu hữu ích cho người học, người nghiên cứu nói riêng và người đọc, nhất là người đọc dân tộc Tày, nói chung. - Luận văn cũng chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt của Lưu Tương với các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày khác, góp phần làm phong phú hơn thành tựu nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm Tày nói riêng, “túi khôn” của người Tày nói chung. 10
- 7. Bố cục của luận văn Luận văn của chúng tôi, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Khái quát chung một số vấn đề về văn hóa Tày và truyện thơ Nôm Lưu Tương. Chương 2: Giá trị nội dung của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương. Chương 3: Giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương. 11
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM LƯU TƯƠNG 1.1. Khái quát về văn hóa Tày 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông đứng ở vị trí thứ hai, thứ ba sau dân tộc Kinh (dân tộc Việt), là cư dân bản địa, giữ vai trò chủ thể từ nhiều ngàn năm nay ở khu vực Đông Bắc Việt Nam. Đồng bào Tày được phân bố ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu nhất ở các tỉnh thuộc Việt Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, kể cả vùng ngoại vi tiếp giáp với các tỉnh trên. Sống ở địa bàn chiến lược quan trọng, vùng biên giới, ngoài việc xây dựng và bảo tồn các yếu tố văn hóa truyền thống trong sáng, lành mạnh, mang tính đặc trưng của dân tộc, đồng bào Tày cũng đã sớm tự ý thức được sự sinh tồn và phát triển của mình. Dựng cờ xướng nghĩa, chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương Tổ quốc trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, dân tộc Tày đã sớm hòa nhập vào khối cộng đồng thống nhất quốc gia dân tộc Việt Nam để cùng nhau trường tồn, giữ gìn bảo vệ non sông gấm vóc đất nước. Đồng bào Tày chủ yếu cư trú ở vùng Việt Bắc, đây là địa bàn có điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phong phú. Là vùng núi, nơi có những cánh rừng bạt ngàn bao phủ, cung cấp cho người dân nhiều nguồn lợi như gỗ để xây dựng nhà cửa, là nguồn lương thực phong phú như măng, nấm hương, mộc nhĩ, củ mài, mật ong, các loại rau rừng… Ngoài ra Việt Bắc còn có rất nhiều chim muông, thú quý. Tất cả đã làm phong phú thêm cho nền kinh tế tự cung tự cấp, cải thiện đời sống của con ngươi nơi đây. Là vùng núi nhưng Việt Bắc còn được bao bọc bởi nhiều sông, suối, ao, hồ. Ta có thể kể đến các con sông lớn như sông Cầu, sông Kì Cùng, sông Thương, sông Lô, sông Bằng Giang,… Chính những con sông này đã cung cấp nguồn nước 12
- phục vụ cho nông nghiệp, cung cấp lượng tôm, cá dồi dào. Hơn nữa, đây còn là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã tạo nhiều cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ sáng tác, sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Nằm trên vùng núi Việt Bắc nên vùng đồng bào Tày giàu đẹp, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, có nhiều lâm thổ sản quý giá và những nguồn lợi vô tận về khoáng sản như thiếc, kẽm, boxit, đồng, vàng, apatit,… Ngoài ra, ở vùng này khí hậu, đất đai khá phong phú tạo nên sự đa dạng về thực vật và động vật, hình thành nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Nhờ sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, hơn nữa vùng Việt Bắc lại tiếp giáp với đất nước Trung Quốc nơi có nền văn hóa lâu đời bởi vậy người Tày cũng có điều kiện tiếp xúc với sự đa dạng của các nền văn hóa khác nhau. Dân tộc Tày đã xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trưng tộc người và đặc trưng miền núi sâu sắc, làm đa dạng và phong phú nền văn hóa truyền thống Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội 1.1.2.1. Văn hóa vật chất Văn hóa vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất được sử dụng trong cuộc sống, được xem như một nhu cầu của cuộc sống do chính con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn. Trong văn hóa vật chất, nhà cửa là đề tài quan trọng và phức tạp nhất. Bởi lẽ nó là một tổ hợp về sinh hoạt văn hóa của cư dân. Nhìn chung nhà của dân tộc Tày chủ yếu là nhà sàn. Nhà sàn của dân tộc Tày chủ yếu gồm ba bộ phận chính: nóc, sườn và tường vách. Sườn và nóc là hai bộ phận liên kết với nhau tạo thành ngôi nhà. Bộ phận sườn ngôi nhà không những là bộ phận quan trọng mà nó còn thể hiện kết cấu về trình độ kỹ thuật, những đặc điểm địa phương dân tộc người và sự chuyển biến của các kiểu dạng trong lịch sử. Bộ sườn của ngôi nhà bao gồm các vì kèo. Mỗi một vì kèo, chúng ta biết được các kiểu dạng của nhà. Đồng bào Tày cũng phân loại nhà sàn dân gian theo hàng cột và đặt cho mỗi một kiểu dạng một cái tên, phản ánh trình độ phát triển của từng kiểu dạng như: kiểu vì bốn và sáu hàng cột, kiểu vì năm và kiểu vì sáu hàng cột… 13
- Quá trình chuyển biến của các kiểu dạng đó của ngôi nhà gắn liền với quá trình chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội của đồng bào. Tuy nhiên tùy thuộc vào những đặc điểm có tính đặc trưng tộc người ở các địa phương mà các ngôi nhà được xây dựng theo những đặc trưng riêng biệt theo những quan điểm thẩm mĩ của từng vùng. Trong ngôi nhà sàn, từ cách bố trí không gian thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp núc cho tới buồng ngủ của mỗi thành viên trong gia đình đều thể hiện rõ phong tục, tập quán, nền nếp của đồng bào Tày. Bên cạnh nhà cửa thì trang phục chính là một yếu tố tạo nên vẻ đẹp văn hóa đặc sắc cho dân tộc Tày, bởi trang phục chính là một hiện tượng lịch sử. Nó phản ánh điều kiện sản xuất, trình độ phát triển, kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và những tác động của môi trường sinh sống, sự trao đổi, tiếp thu các yếu tố trong khu vực lịch sử văn hóa. Trang phục đầu tiên của người Tày là khố và váy (đàn ông dùng khố, đàn bà dùng váy). Cùng với khố và váy thì áo ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng về trang phục. Với người Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của con người. Mỗi khi đau ốm, áo người ốm được đem đi xem bói hoặc để cúng, người Tày gọi là “slửa khoăn” (áo linh hồn). Một thời gian sau, đàn ông Tày cũng dần vứt bỏ khố và chuyển sang dùng quần. Đó là chiếc quần lửng hay còn gọi là quần cộc, dài tới đầu gối, hay quá một chút ít. Quần lửng bằng vải dệt màu trắng hay nhuộm chàm, cách đây vài chục năm trở về trước rất thịnh hành trong giới đàn ông người Tày, nay lác đác vẫn còn. Ngày nay, ở người Tày phụ nữ vẫn còn mặc váy dài, áo ngắn hoặc dài đến đầu gối, thắt lưng ngoài áo, đầu chít khăn, vai quàng khăn, đeo đồ trang sức ở tay, cổ, tai… Với nam giới thì mặc áo ngắn, quần cộc, đầu quấn khăn, lưng đeo dao hoặc kiếm. Đó cũng là những trang phục rất ấn tượng và đẹp mắt khác xa hoàn toàn các trang phục của các dân tộc khác. Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người Kinh. Điều đó, chứng tỏ rằng: cùng với sự phát triển của kinh tế thì hiện nay về trang phục của người Tày cũng có xu thế hội nhập. Giờ đây người Tày đã dần thay đổi trang phục truyền thống bằng những bộ quần áo tiện dụng hơn. Chính vì vậy, việc giữ gìn trang phục của người Tày là điều hết sức quan trọng và cần thiết. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn