intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1 - Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam và vài nét về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ; Chương 2 - Bức tranh cuộc sống và con người đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ; Chương 3 - Nghệ thuật thể hiện đề tài đô thị thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Zv TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------ HOÀNG THỊ PHƯƠNG ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Thái Nguyên, 2018
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------ HOÀNG THỊ PHƯƠNG ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN Thái Nguyên, 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Thị Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả Hoàng Thị Phương
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..... 1 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................... 2 2.1. Về đề tài đô thị ............................................................................................. 2 2.2. Về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .......................................................... 5 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 8 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................. 9 Chương 1. ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ............................ 11 1.1. Đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến xã hội Việt Nam ............................. 11 1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa ................................................................ 11 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ............................................................ 12 1.1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống xã hội Việt Nam ...................... 13 1.2. Văn học đô thị Việt Nam ........................................................................................... 15 1.2.1. Văn học đô thị ......................................................................................... 15 1.2.2. Văn học đô thị ở Việt Nam trước 1986 ................................................... 16 1.2.3. Văn học đô thị Việt Nam sau 1986 ........................................................ 19 1.3. Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..................................................... 21 1.3.1. Giới thuyết về truyện ngắn ...................................................................... 21 1.3.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thị Thu Huệ ................................... 22
  6. iv 1.3.2.1. Cuộc đời ............................................................................................ 22 1.3.2.2.Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong dòng chảy truyện ngắn nữ đương đại .................................................................................................. 23 Chương 2. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ...................................................... 27 2.1. Bức tranh đời sống đô thị .......................................................................................... 27 2.1.1. Đời sống gia đình với những quan hệ đạo đức truyền thống bị phá vỡ .. 27 2.1.2. Đời sống xã hội phức tạp, xô bồ với nhiều tệ nạn tiêu cực ..................... 34 2.2. Con người đô thị ......................................................................................................... 38 2.2.1. Con người cô đơn .................................................................................... 38 2.2.2. Con người lạnh lùng, vô cảm .................................................................. 42 2.2.3. Con người tha hóa, biến chất................................................................... 45 2.2.4. Con người với khát khao hạnh phúc ....................................................... 48 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ...................................................... 52 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................................... 52 3.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ............................................................. 51 3.1.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ............................................................. 56 3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................... 58 3.1.3.1. Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................... 58 3.1.3.2. Ngôn ngữ đối thoại ........................................................................... 61 3.2. Không gian- thời gian nghệ thuật nghệ thuật ......................................................... 64 3.2.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................ 64 3.2.1.1. Không gian gia đình .......................................................................... 64 3.2.1.2. Không gian căn phòng ...................................................................... 67 3.2.1.3. Không gian tâm tưởng ...................................................................... 68 3.2.2. Thời gian nghệ thuật................................................................................ 70 3.2.2.1. Thời gian tuyến tính .......................................................................... 71
  7. v 3.2.2.2. Thời gian đồng hiện .......................................................................... 73 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................................................. 75 3.3.1. Ngôn ngữ đời thường vừa giản dị vừa sắc sảo, gai góc .......................... 76 3.3.2. Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng ................................................................. 78 3.4. Giọng điệu.................................................................................................................... 80 3.4.1. Giọng dửng dưng, lạnh lùng................................................................... 81 3.4.2. Giọng mỉa mai, châm biếm ..................................................................... 82 3.4.3. Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý .................................................. 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 90
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1986, đất nước ta bước vào thời kì đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi lớn lao. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, văn học Việt Nam cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ. Văn học giai đoạn này đã bắt đầu gặt hái được nhiều thành tựu đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Có thể nói, đây được coi là mùa vàng bội thu của thể loại truyện ngắn. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ như: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo ... đã đem đến cho nền văn học luồng sinh khí mới. Trong đó phải kể đến cây bút nữ giàu tài năng Nguyễn Thị Thu Huệ. Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện với tư cách là một nhà văn nữ có cá tính độc đáo và cách viết mới lạ. Thu Huệ quan niệm rằng: Văn chương chưa bao giờ là những điều thần bí, chỉ đơn giản đó là một phần của cuộc sống mà những ai trót mang nặng kiếp người đều lấy đó để cắt bớt đi gánh nặng đa mang. Vì vậy ngay từ khi mới xuất hiện, truyện ngắn của Thu Huệ đã hấp dẫn bạn đọc vì giàu chất đời, với cách viết tả chân sắc sảo. Chất đời ấy đã truyền cảm hứng mãnh liệt để chuyển thể nhiều truyện ngắn thành kịch bản phim, và từ phim ảnh, độc giả quay trở lại để đón nhận những đứa con tinh thần của nhà văn từ những góc nhìn mới mẻ, thú vị hơn. Chính vì vậy, Thu Huệ nhanh chóng chiếm được nhiều cảm tình sâu sắc của đông đảo độc giả trong cả nước. 1.2. Đặc biệt, bước vào thời kì đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế- văn hóa, xã hội Việt Nam. Đời sống đô thị đặt ra nhiều vấn đề nóng hổi, tích cực có mà tiêu cực, tệ nạn nhức nhối cũng không thiếu. Đô thị trở thành miền đất hứa để con người thực hiện khát vọng đổi
  9. 2 đời, là những mảnh đất phồn hoa nơi hứa hẹn cuộc sống văn minh hiện, đại. Tuy nhiên, những mất mát hư hao, những tệ nạn, tiêu cực, những mặt trái, góc khuất của nền kinh tế thị trường len lỏi vào từng ngóc nghách, từng ra đình hiện đại. Vì thế, hơn bao giờ hết đô thị cũng trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà văn tài năng. Đây trở thành đề tài quen thuộc xuất hiện trong nhiều sáng tác của các nhà văn đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ... Theo đó, văn học đô thị cũng được giới nghiên cứu phê bình đặc biệt quan tâm. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn chỉ ra những đóng góp mới mẻ của Thu Huệ về đề tài đô thị, đồng thời thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật của tác giả trong nền văn học đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về đề tài đô thị trong văn học Việt Nam đương đại Sau năm 1986, văn học đô thị đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình văn học. Đây trở thành đề tài trong nhiều cuộc hội thảo khoa học cũng như nhiều công trình nghiên cứu. Chúng tôi xin được điểm qua một số ý kiến, công trình như sau: Trong cuộc thảo luận về văn học đô thị do báo điện tử Người đô thị tổ chức, tác giả Đỗ Lai Thúy cho rằng: “tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại”. Nhà văn Nguyễn Việt Hà cũng nhận xét: “chưa thấy cuốn tiểu thuyết dài nào viết về chuyện đô thị của giới viết trẻ mà thấy hay và đáng nể”. Cùng quan điểm này, tác giả Mai Anh Tuấn cũng khẳng định: “văn học đô thị Việt Nam xuất hiện từ khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa. Tức là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa
  10. 3 với tầng lớp nông dân”. Một cảm thức đô thị quan trọng được ông nhắc tới: “Sự cô đơn của con người, khi viết về điều đó thì văn học đô thị hiện đại đã chạm sâu vào con người đô thị”. Với tác giả Phó Đức Tùng: “Đô thị Việt Nam không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị”. Như vậy, bàn về văn học đô thị đang trở thành một chủ đề nóng của nhiều các nhà chuyên môn và bạn yêu văn chương. Các ý kiến đánh giá đã góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận đúng về đặc điểm, tình hình văn học đô thị đương đại. Các tác giả đều chỉ ra rằng, văn học đô thị ở nước ta chưa thực sự phát triển, ít nhiều vẫn ảnh hưởng của văn hóa nông thôn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, văn học đô thị hiện đại đã bắt đầu nói nhiều hơn về hình ảnh con người cô đơn, đây được coi là một trong những vấn đề nổi cộm khi viết về con người đô thị thời hiện đại. Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Lê Hương Thủy trong bài viết: Truyện ngắn đương đại về đề tài đô thị đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội ngày 10/12/2012 đã chỉ ra “đời sống đô thị đã góp phần tạo nên những thay đổi trong đời sống văn hoạc Việt Nam đương đại”. Theo bài viết này, hiện thực đời sống đô thị được phản ánh “không chỉ là hình ảnh hào nhoáng, sang trọng, lịnh lãm mà còn là những góc khuất, những xáo trộn trong đời sống và tâm hồn con người”. Tác giả cũng khẳng định con người cô đơn, con người cá nhân là một dạng thức và tâm thái của người đô thị. Đây cũng là quan niệm mới mẻ về con người của các nhà văn đương đại. Tác giả Đặng Thái Hà trong bài viết: Vấn đề sinh thái- đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội ngày 03/08/2005 cũng đề cập đến vấn đề đô thị trong sáng tác của nhiều nhà văn đương đại. Bài viết đã nói đến một vân đề nhức nhối: “đô thị hóa hay là sự tuyệt giao với thiên nhiên”. Chính đô thị hóa là nguy cơ hủy hoại nghiêm trọng môi
  11. 4 trường sống của con người. Đây thực sự là hệ lụy tiêu cực đáng báo động của quá trình đô thị hóa hiện nay. Còn tác giả Thái Thị Hồng Vinh trong luận văn Vấn đề đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 lại khai thác khá toàn diện về những vấn đề đô thị được đặt ra trong tiểu thuyết Việt Nam sau thời kì đổi mới. Theo đó, đô thị hiện lên là biểu hiện của cuộc sống văn minh, hiện đại, đô thị gắn liền với ước vọng đổi đời của con người. Tuy nhiên, luận văn cũng nhận định môi trường đô thị dễ làm con người tha hóa, sống vô cảm, thờ ơ… Với đề tài Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả Đỗ Thanh Hương đã trình bày cơ sở hình thành cảm quan đô thị cũng như những phương diện cơ bản của cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Theo đó, tác giả nhấn mạnh đến không gian, thời gian và con người đô thị. Luận văn đi sâu vào hình ảnh con người sùng bái vật chất, chạy theo văn minh; con người cô đơn và sự chuyển dịch từ con người gia đình sang con người cá nhân bản thể. Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án khác như: Đề tài đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn của tác giả Nguyễn Thị Hương. Tác giả luận văn đã phân tích bức tranh cuộc sống và con người đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới không gian- thời gian, lối sống cũng như đời sống nội tâm của con người đô thị. Với đề tài Cảm thức đô thị trong đại tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, tác giả Trần Việt Hà cũng chỉ ra những xung đột giá trị và không gian sống trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Các công trình nghiên cứu đều chỉ những đặc điểm cũng như những nét riêng, độc đáo trong các sáng tác viết về đề tài đô thị của các tác giả đương đại.
  12. 5 2.2. Về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Nguyễn Thị Thu Huệ được coi là cây bút tài năng của nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Với lối viết tả chân sắc sảo, ngay từ khi mới xuất hiện nhà văn đã tạo được ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng vì thế thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn. Đã có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu phê bình, những luận văn, luận án lấy truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ làm đối tượng nghiên cứu. Có thể kể đến một số những bài viết, công trình nghiên cứu sau đây: Tác giả Lý Hoài Thu đã nhận ra nét riêng trong một số truyện ngắn dự thi của Thu Huệ: “những cuộc săn đuổi, tìm kiếm đích thực của tình yêu dường như được nâng lên để đẩy đến tận cùng của ý đồ” [43]. Đây được coi là một phát hiện sâu sắc và lí thú về những đề tài chính trong các sáng tác của Thu Huệ: đề tài tình yêu và hạnh phúc gia đình. Còn tác giả Hồ Phương thì đánh giá : “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [34]. Tác giả Kim Dung khi đánh giá về truyện ngắn của Thu Huệ thì cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [4]. Về văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, Đoàn Hương ghi nhận: “Huệ lại có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ” [20]. Còn tác giả Bùi Việt Thắng nhận xét : “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người đọc trước hết vì giàu chất đời” và “những truyện ngắn hay của Thu Huệ là nhờ người viết biết bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm tòi cái gì đó cao hơn con người, đó là đời sống tâm hồn vốn không rõ ràng, rành mạch, vốn bí ẩn khó giải
  13. 6 thích bằng lý trí” [39]. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sỹ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp và chỉ ra rằng: “Nhà văn này đã vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế, vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác chiều sâu những góc khuất uẩn khúc “thế giới bên trong” của con người” [48]. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 đã ghi nhận “Thành phố đi vắng đã thực sự làm đầy thêm hồ sơ sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt chị vào vị trí những nhà văn Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu”. [53]. Gần đây nhất, nhà văn Nhật Tuấn trong bài viết Một thành tựu văn xuôi hiện đại nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “Thành phố đi vắng thực sự rất đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu mới trong văn xuôi hiện đại” [46]. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra Nguyễn Thị Huệ là cây bút viết truyện ngắn sắc sảo, có khả năng nắm bắt phản ánh những vấn đề nóng bỏng, phức tạp của đời sống đương đại bằng một chất giọng riêng vừa sắc sảo, bụi bặm vừa trữ tình đằm thắm. Chính điều này đã tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của Thu Huệ, đồng thời tạo nên sức hấp dẫn thú vị trong các truyện ngắn của chị. Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận văn Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của tác giả Nguyễn Đình Doanh cũng chỉ ra bức tranh đời sống và con người trong truyện ngắn của qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ. Đó là đời sống xô bồ, hỗn tạp, sự đảo lộn các giá trị, xu hướng sùng ngoại, chạy theo lối sống phương Tây. Luận văn cũng đề cập đến hình ảnh con người tha hóa, biến chất, thực dụng và cô đơn trong đời sống đô thị
  14. 7 hiện đại. Mỗi nhà văn khi tiếp cận đề tài đô thị, vừa có những điểm tương đồng, đồng thời vừa tạo cho mình những dấu ấn riêng. Tác giả Trịnh Thị Hiệp trong đề tài: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng trình bày khá đầy đủ về những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Còn Vũ Thị Tố Nga ở đề tài: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã xem xét một cách khá toàn diện về các truyện ngắn của Thu Huệ và chỉ ra: “tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chi phối các phương thức diễn đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo léo đan cài và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng lối viết hết mình đến cạn kiệt...chúng ta thấy được nỗi say đắm của chị với cuộc đời và con người” [28]. Ngoài ra còn có luận văn: Nhân vật nữ trong truyện ngắn: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Thị Nhuận; đề tài: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Chu Thị Hiền… Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về đề tài đô thị trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ những đánh giá gợi mở của các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
  15. 8 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học đã công bố về tác phẩm và tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi muốn đi sâu khai thác đề tài đô thị trong truyện ngắn của Thu Huệ trên cả hai phương diện nộ dung và nghệ thuật biểu hiện. Từ đó khẳng định tài năng và phong cách độc đáo và cả những đóng góp của nữ nhà văn trong nền văn học đương đại khi viết về đề tài này. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài: khái niệm đô thị; đô thị hóa; quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của nó tới văn hóa xã hội; đề tài đô thị trong Văn học Việt Nam … Thứ hai: Khảo sát đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ở các khía cạnh cụ thể: cuộc sống đô thị, con người đô thị. Thứ ba: Tập trung khai thác các đặc sắc nghệ thuật của nhà văn trong các truyện ngắn về đề tài đô thị. Thứ tư: Từ đó chỉ ra những đóng góp mới mẻ ở đề tài đô thị của tác giả và thấy được phong cách nghệ thuật, vị trí của nhà văn trong văn đàn đương đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp liên ngành
  16. 9 Các phương pháp nghiên cứu trên không tách rời nhau mà tương tác, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát đề tài đô thị trong các truyện ngắn thuộc các tập truyện sau: - Cát đợi ( Nhà xuất bản Hà Nội – 1992) - Hậu Thiên Đường ( Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 1993) - Phù thủy (Nhà xuất bản Văn học – 1995) - 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 2001) - Nào, ta cùng lãng quên (Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 2003) - 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Nhà xuất bản Văn học – 2006) - Thành phố đi vắng ( Nhà xuất bản Trẻ - 2012) 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận: Luận văn đã làm sáng tỏ đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện.Từ đó khẳng định được tài năng và phong cách nghệ thuật cũng như đóng góp của nhà văn khi viết về đề tài này. Về thực tiễn: Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về Nguyễn Thị Thu Huệ đặc biệt là về đề tài đô thị. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam và vài nét về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
  17. 10 Chương 2. Bức tranh cuộc sống và con người đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 3. Nghệ thuật thể hiện đề tài đô thị thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
  18. 11 Chương 1. ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ 1.1. Đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến xã hội Việt Nam 1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp” [49]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt, đô thị là “nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp; thành phố hoặc thị trấn” [33, tr 332]. Trong Giáo trình quy hoạch đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội có viết: “ Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị”. Như vậy, đô thị có thể hiểu là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp; thương mại, công nghiệp và dịch vụ phát triển, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hoặc một vùng miền, một tỉnh, hay một huyện. Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế- xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các đô thị, dân cư tập trung đông tại các thành phố, đô thị, lối sống thành thị cũng càng được phổ biến rộng rãi. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, nếu tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. thì đó là mức độ đô thị hóa. Còn nếu tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian người ta gọi là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
  19. 12 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của tất cả các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt khi nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng cao thì quá trình đô thị hóa càng phát triển. Ở nước ta, do đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp nên quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm và chưa đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước. Theo dòng lịch sử, trở về với thời kì nhà nước Văn Lang- Âu Lạc thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Thành Cổ Loa cũng đã trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của người dân Âu Lạc một thời. Đến thời kì phong kiến từ thể kỉ X trở đi, một số đô thị được hình hành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi. Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, Thăng Long trở thành kinh đô phát triển vào bậc nhất ở nước ta thời phong kiến. Bên cạnh đó là các đô thị khác như Phố Hiến, Hội An, Huế… Dân gian đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca: Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến. Tuy nhiên trong suốt chiều dài hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đô thị nước ta chưa thực sự phát triển. Các đô thị thời đó chủ yếu thực hiện chức năng chính trị, văn hóa hơn là phát triển kinh tế. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều đô thị cũng được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Lối sống thị dân Phương Tây bắt đầu du nhập vào Việt Nam có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa xã hội. Bộ mặt đô thị thời kì này cũng có nhiều thay đổi so với thời kì phong kiến. Tuy nhiên, hệ thống đô thị bấy giờ vẫn nhỏ, lẻ. Chức năng chủ yếu vẫn là hành chính, quân sự, kinh tế chưa thực sự phát triển. Từ năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá vẫn diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. Đây là thời kì chúng ta tiến hành cuộc trường kì
  20. 13 kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gian khổ. Do hoàn cảnh chiến tranh nên kinh tế xã hội kém phát triển. Cũng vì thế quá trình đô thị hóa không phát triển. Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ớ miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hoá như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Vì thế quá trình đô thị hóa diễn ra ở đây khá phức tạp và có nhiều biểu hiện tiêu cực. Còn ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình xây dựng XHCN, nhưng từ 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá chững lại. Do đế quốc Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc nên nhiều khu đô thị bị ném bom thiệt hại nặng nề nhất là thủ đô Hà Nội. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Đặc biệt từ sau năm 1986, đất nước ta bước vào thời kì đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân trong đó vừa có những mặt tích cực, song cũng không tránh được những hệ lụy tiêu cực. Có thể nói, các đô thị ở nước ta chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ, ít nhiều vẫn ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa ở nước ta, vừa có sự giao thoa giữa văn hóa làng xã và văn hóa phố thị. 1.1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống xã hội Việt Nam Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế- xã hội- văn hóa Việt Nam, tích cực có mà hệ lụy tiêu cực cũng nhiều. Quá trình đô thị hóa đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2