Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các giải pháp để nâng cao nâng vai trò và tính bền vững của THT sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ CHÍ TIẾN VAI TRÒ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TỔ HỢP TÁC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Phát triển nông thôn HUẾ - 2019 i PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ CHÍ TIẾN VAI TRÒ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TỔ HỢP TÁC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8620116 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HOÀNG MẠNH QUÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. TRƯƠNG VĂN TUYỂN HUẾ - 2019 ii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác giả luận văn Võ Chí Tiến i PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, các thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với tất cả sự kính trọng và yêu quý, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến người thầy kính mến, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Mạnh Quân - người đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức, phương pháp và luôn luôn động viên về tinh thần để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Cơ quan Viện trợ Phát triển Ai-Len (Irish Aid) của Chính phủ Ireland tại Việt Nam, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD) và nhất là tiến sĩ Trương Quang Hoàng - Giám đốc CRD đã tạo điều kiện về thời gian, tài chính để tôi được phối hợp các nguồn lực của dự án nhằm thực hiện nghiên cứu này. Cám ơn các đồng nghiệp đã tham gia vào nhóm nghiên cứu, hỗ trợ và giúp tôi thu thập thông tin, số liệu tại thực địa. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Phong Điền, Phú Vang và Nam Đông; lãnh đạo UBND các xã, lãnh đạo và thành viên của các tổ hợp tác được khảo sát đã rất nhiệt tình và cung cấp đầy đủ thông tin cho nhóm nghiên cứu trong thời gian làm việc tại địa phương. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn đồng hành cùng tôi về mặt tình cảm, tài chính để tôi có thể vượt qua những giây phút khó khăn và hoàn thành nghiên cứu này. Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu, nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cám ơn! Tác giả luận văn Võ Chí Tiến ii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- TÓM TẮT Tên đề tài: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích nghiên cứu: Xác định các giải pháp để nâng cao nâng vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Học viên thực hiện: Võ Chí Tiến Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Mạnh Quân Tóm tắt nghiên cứu: Giới thiệu Tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể (THT/HTX) là một trong 19 tiêu chí của Chương trình XDNTM. Thực tế cho thấy, THT không những đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo nông thôn. Hợp tác sản xuất theo THT là hình thức tất yếu để phát triển sản xuất và XDNTM ở nước ta. Tuy nhiên, hiện có nhiều THT hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí nhiều THT đã bị giải tán. Nghiên cứu “Vai trò và tính bền vững của THT SXNN trong XDNTM tại tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng, xác định vai trò và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của THT, góp phần XDNTM tại địa phương. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu gồm: i) Thực trạng của các THT; ii) Vai trò của THT SXNN; iii) Đóng góp của THT cho chương trình XDNTM; iv) Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tính bền vững của THT; v) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của THT. Nghiên cứu đã được tiến hành ở 13 xã của 3 huyện đại diện cho các vùng sinh thái của tỉnh và các loại hình hoạt động khác nhau của THT. Đã khảo sát 122 thành viên của THT bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu 13 lãnh đạo các xã và 24 lãnh đạo THT. Thông tin, số liệu sau khi thu thập, đã được mã hóa và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu Thực trạng của các THT: Mỗi THT có 129,8 thành viên, tăng không nhiều (12,7 người) so với ngày thành lập. Trình độ thành viên chưa cao, phần lớn (73%) chỉ có trình độ cấp 1 và 2. Khoảng một nửa THT (14/24) có tài sản chung với 4 loại chủ yếu là: đất đai, nhà xưởng, thiết bị và vốn. Giá trị tài sản trung bình 112 triệu/THT, chủ yếu được hình thành từ nguồn tài trợ của các dự án và nhà nước. Vai trò của THT: THT thực hiện 3 nhóm vai trò chính là: (i) Cung cấp dịch vụ đầu vào, gồm: Thông tin về nguồn đầu vào; Cung cấp giống, vật tư; Hỗ trợ thành viên tiếp cận vốn; và Nâng cao năng lực sản xuất cho thành viên; (ii) Liên kết sản xuất, với: Vận động chính quyền cấp đất; Hướng dẫn kỹ thuật; Thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân; Liên kết để sản xuất cùng một quy trình kỹ thuật; và Tổ chức quản lý sản xuất; (iii) Hỗ trợ dịch vụ đầu ra cho thành viên, gồm: Cung cấp thông tin đầu ra; Kết nối thị trường; và Tiêu thụ sản phẩm. Thành viên hài lòng và đánh giá cao THT trong việc thực hiện 2 vai trò đầu, vai trò thứ 3 được đánh giá thấp nhất. iii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Đóng góp của THT cho XDNTM: THT góp phần trực tiếp thực hiện 7/19 tiêu chí của chương trình XDNTM. Một số đóng góp nổi bật là: Tạo việc làm và tăng thu nhập (tiêu chí 10); Giảm nghèo (tiêu chí 11); Xây dựng cơ sở hạ tầng (tiêu chí 2 và 3); Bảo vệ môi trường (tiêu chí 17); Nâng cao tình làng nghĩa xóm (tiêu chí 16 về văn hóa); và Hình thành phương thức sản xuất tập thể (tiêu chí 13). Ngoài ra, THT còn đóng góp gián tiếp để thực hiện nhiều tiêu chí khác của chương trình XDNTM. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tính bền vững của THT: Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố bên trong chủ yếu là: Qui chế hoạt động của THT; Năng lực tổ chức quản lý của ban lãnh đạo; Năng lực tìm kiếm thị trường của THT; Tài sản của THT; Lợi ích THT mang lại cho các thành viên; và Chất lượng sản phẩm của THT. Và nhóm yếu tố bên ngoài gồm: Tư cách pháp nhân của THT; Chính sách đối với THT; Sự hỗ trợ của nhà nước; Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của THT sản xuất. Giải pháp để THT hoạt động hiệu quả: Một số giải pháp quan trọng là: Đảm bảo sự tham gia và tính cam kết của thành viên; Nâng cao năng lực sản xuất cho thành viên và quản lý cho lãnh đạo tổ; Tăng cường khả năng kết nối thị trường; và Các giải pháp về thể chế, chính sách của nhà nước. Kết luận Số lượng thành viên của THT tăng không nhiều, trình độ thành viên chưa cao. Chỉ khoảng 58% số THT có tài sản chung, giá trị tài sản thấp và chủ yếu được hình thành bởi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. THT đang thực hiện 3 nhóm vai trò chính là: Dịch vụ đầu vào; Liên kết sản xuất; và Dịch vụ đầu ra. Hai vai trò đầu được thành viên đánh giá tốt hơn vai trò thứ ba. THT đã đóng góp trực tiếp vào việc hoàn thành 7/19 tiêu chí XDNTM, ngoài ra còn đóng góp gián tiếp cho nhiều tiêu chí khác trong XDNTM. Có 6 yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tính bền vững của THT. Giáo viên hướng dẫn Học viên thực hiện PGS. TS. Hoàng Mạnh Quân Võ Chí Tiến iv PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 3 1.1.1. Các khái niệm về tổ hợp tác ......................................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm về tổ hợp tác và tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp ................................ 3 1.1.1.2. Phân biệt tổ hợp tác với các loại hình hợp tác khác .............................................. 4 1.1.1.3. Phân loại tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp ............................................................ 5 1.1.2. Vai trò của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp ................................................................ 5 1.1.2.1. Đóng góp của tổ hợp tác trong phát triển Kinh tế - Xã hội khu vực nông thôn ............................................................................................................... 5 1.1.2.2. Tổ hợp tác tạo điều kiện cho nông dân giúp nhau phát triển sản xuất, giải quyết khó khăn trong sản xuất........................................................................ 6 1.1.2.3. Tổ hợp tác góp phần phân công lao động ở nông thôn ......................................... 7 1.1.2.4. Tổ hợp tác giúp nông dân tiếp cận các dịch vụ đầu vào cho sản xuất và tăng cường sự liên kết giữa các thành viên ...................................................... 8 1.1.2.5. Tổ hợp tác tăng khả năng tiếp cận thông tin và thị trường.................................... 9 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp .................... 10 1.1.3.1. Tư cách pháp nhân .............................................................................................. 10 1.1.3.2. Loại hình hoạt động của tổ hợp tác ..................................................................... 10 1.1.3.3. Năng lực về tổ chức quản lý ................................................................................ 11 1.1.3.4. Năng lực nắm bắt thông tin thị trường của tổ hợp tác ......................................... 11 1.1.3.5. Tài sản của THT và tính sở hữu của các thành viên ........................................... 11 1.1.3.6. Chính sách hỗ trợ của của nhà nước đối với tổ hợp tác ...................................... 12 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................................... 12 1.2.1. Chương trình xây dựng Nông thôn mới ..................................................................... 12 1.2.1.1. Chương trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam ........................................ 12 v PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1.2.1.2. Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................................................... 13 1.2.2. Sự cần thiết của tổ hợp tác đối với Chương trình xây dựng Nông thôn mới ............. 14 1.2.2.1. Vai trò của tổ hợp tác trong xây dựng nông thôn mới ........................................ 14 1.2.2.2. Số liệu thống kê về số lượng tổ hợp tác qua các năm ......................................... 14 1.2.3. Quá trình phát triển tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ................................................................................................ 15 1.2.4. Kinh nghiệm về phát triển tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ............... 17 1.2.4.1. Chủ trương và các chính sách của Việt Nam về phát triển THT ........................ 17 1.2.4.2. Kinh nghiệm về phát triển tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ..................................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 21 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 22 2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................................... 22 2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ........................................................................................... 22 2.3.2.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu ............................................................................ 22 2.3.2.2. Phỏng vấn bằng bảng hỏi .................................................................................... 23 2.3.2.3. Phỏng vấn sâu...................................................................................................... 23 2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin................................................................................ 24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 25 3.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC TỔ HỢP TÁC Ở VÙNG NGHIÊN CỨU ......................... 25 3.1.1. Tình hình chung về tổ hợp tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................ 25 3.1.2. Số thành viên của tổ hợp tác....................................................................................... 25 3.1.3. Trình độ văn hóa của thành viên ở các tổ hợp tác ...................................................... 27 3.1.4. Tài sản dùng chung của các tổ hợp tác ....................................................................... 28 3.2. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ HỢP TÁC .............................................................................. 31 3.2.1. Vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào của các tổ hợp tác ................................................. 31 3.2.1.1. Thực trạng thực hiện vai trò cung cấp dịch vụ đầu của các THT ....................... 31 3.2.1.2. Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào của tổ hợp tác ................................................................................................................. 33 3.2.2. Vai trò tổ chức và liên kết sản xuất của các tổ hợp tác .............................................. 39 3.2.2.1. Thực trạng thực hiện vai trò tổ chức và liên kết sản xuất của các tổ hợp tác ................................................................................................................. 39 3.2.2.2. Đánh giá của thành viên về vai trò tổ chức và liên kết sản xuất của tổ hợp tác ................................................................................................................. 41 3.2.3. Vai trò cung cấp dịch vụ đầu ra của các tổ hợp tác .................................................... 45 vi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3.2.3.1. Thực trạng thực hiện vai trò cung cấp dịch vụ đầu ra của các tổ hợp tác ........................................................................................................................ 45 3.2.3.2. Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu ra của tổ hợp tác ................................................................................................................. 45 3.3. ĐÓNG GÓP CỦA TỔ HỢP TÁC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................................................................ 50 3.3.1. Góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất và thay đổi diện mạo nông thôn (Tiêu chí 2- Giao thông và Tiêu chí 3- Thủy lợi) ................................................................ 51 3.3.2. Góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân (Tiêu chí 10. Thu nhập) ................................................................................................................... 51 3.3.3. Góp phần thực hiện giảm nghèo tại địa phương (Tiêu chí 11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo) ......................................................................................................................... 52 3.3.4. Đóng góp của tổ hợp tác trong việc gắn kết và tăng cường tình làng nghĩa xóm (Tiêu chí 16 về Văn hóa) .................................................................................... 52 3.3.5. Đóng góp của tổ hợp tác cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng (Tiêu chí 17) ............................................................................................................... 53 3.3.6. Góp phần thực hiện Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất ................................... 54 3.3.7. Những đóng góp khác của tổ hợp tác cho cộng đồng và chương trình xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 54 3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TỔ HỢP TÁC ........................................................................................................ 55 3.4.1. Các yếu tố bên trong ................................................................................................... 56 3.4.2. Các yếu tố bên ngoài .................................................................................................. 60 3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC TỔ HỢP TÁC ....... 62 3.5.1. Đảm bảo sự tham gia và tính sở hữu của thành viên đối với THT............................. 62 3.5.2. Nâng cao năng lực cho thành viên và lãnh đạo THT ................................................. 63 3.5.3. Tăng cường các hoạt động kết nối thị trường............................................................. 64 3.5.4. Các giải pháp về thể chế chính sách của nhà nước .................................................... 64 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 66 4.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 66 4.2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 69 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 75 vii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT XDNTM Chương trình xây dựng nông thôn mới FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HTX Hợp tác xã IFAD International Fund for Agricultural Development (Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp) KTTT Kinh tế tập thể NACCFL Nepal Agricultural Cooperative Central Federation Limited (Liên đoàn Hợp tác xã trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp Nepal) NĐ-CP Nghị định Chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NQ/BCS Nghị quyết Ban cán sự NQ/TW Nghị quyết Trung ương NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn SXNN Sản xuất nông nghiệp THT Tổ hợp tác TT-BKH Thông tư Bộ kế hoạch UBND Ủy ban Nhân dân XDNTM Xây dựng Nông thôn mới viii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng thành viên và sự biến động về số lượng thành viên của các THT so với lúc thành lập, phân theo loại hình hoạt động................................................ 26 Bảng 3.2: Giá trị tài sản chung của các THT, tính theo THT và theo thành viên.................... 28 Bảng 3.3: Giá trị tài sản chung của các THT, phân theo loại tài sản...................................... 29 Bảng 3.4: Giá trị của từng loại tài sản của các THT có tài sản chung, phân theo nguồn gốc hình thành............................................................................................... 30 Bảng 3.5: Đánh giá của thành viên về mức độ đáp ứng số lượng và chất lượng dịch vụ đầu vào do THT cung cấp so với nhu cầu của họ ............................................... 35 ix PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Trình độ văn hóa của các thành viên THT ............................................................... 27 Hình 3.2: Tỷ lệ (%) THT có thực hiện các dịch vụ đầu vào, phân theo loại dịch vụ ............... 31 Hình 3.3: Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào của các THT ............ 34 Hình 3.4: Đánh giá của thành viên về giá dịch vụ đầu vào do THT cung cấp so với cá nhân tự mua .............................................................................................................. 36 Hình 3.5: Đánh giá về tính kịp thời của THT trong việc cung ứng các dịch vụ đầu vào so với cá nhân tự mua .............................................................................................. 37 Hình 3.6: Xu hướng đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ đầu vào cho thành viên của THT ......... 38 Hình 3.7: Tỷ lệ (%) THT thực hiện các hoạt động trong vai trò tổ chức và liên kết sản xuất ........................................................................................................................... 39 Hình 3.8: Đánh giá của thành viên về vai trò tổ chức và liên kết sản xuất của THT ............... 42 Hình 3.9: Đánh giá về tính kịp thời trong việc tổ chức và liên kết sản xuất của THT ............. 43 Hình 3.10: Đánh giá về xu hướng đáp ứng nhu cầu của thành viên trong việc tổ chức và liên kết sản xuất ................................................................................................... 44 Hình 3.11: Tỷ lệ (%) THT có thực hiện cung cấp dịch vụ đầu ra, phân theo loại hình dịch vụ ...................................................................................................................... 45 Hình 3.12: Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu ra của THT ................... 46 Hình 3.13: Đánh giá của thành viên về giá trị thông tin thị trường do THT cung cấp............. 47 Hình 3.14: Đánh giá về xu hướng đáp ứng nhu cầu dịch vụ đầu ra cho thành viên của THT .......................................................................................................................... 49 Hình 3.15: Ý kiến đánh giá về đóng góp của THT cho chương trình XDNTM tại địa phương ..................................................................................................................... 50 Hình 3.16: Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của THT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó........................................................................................... 56 Hình 3.17: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của THT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó........................................................................................... 61 x PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức sản xuất theo loại hình kinh tế hợp tác là một trong 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (CT XDNTM) được ban hành vào năm 2001. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX cũng đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nội dung về "Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể"; Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đã ban hành Nghị quyết số 707-NQ/BCS ngày 18/6/2013 về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch toàn ngành về “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”, ban hành theo Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014. Như vậy, kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) của nông dân được xem là rất quan trọng trong phát triển nông thôn. Tổ hợp tác là một thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế tập thể cũng như XDNTM. Thực tế cho thấy, THT không những đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo nông thôn. Một số THT đã làm tốt vai trò hỗ trợ phát triển sản xuất như: nâng cao trình độ cho người dân để áp dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Viet GAP và Global GAP; phối hợp với địa phương tiến hành phân vùng và tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, qui mô lớn với trình độ thâm canh, chuyên canh cao; đặc biệt là kết nối thị trường để sản phẩm của nông dân không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà cả quốc tế; .... Nếu sản xuất ở cấp hộ sẽ khó có thể thực hiện được các hoạt động này. Do đó, liên kết và hợp tác sản xuất theo các hình thức kinh tế tập thể (THT và HTX) là điều tất yếu để phát triển sản xuất và XDTNM ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động của các THT còn nhiều bất cập. THT hoạt động tự phát, mang tính mùa vụ, tổ chức không chặt chẽ, quan hệ hợp tác lỏng lẻo, cách thức quản lý chưa rõ ràng, minh bạch. Hoạt động của các THT chủ yếu chỉ dừng lại ở việc học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên. Nhiều THT chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể nên thường bị động trong việc thực hiện các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Năng lực của đa số cán bộ quản lý các THT còn hạn chế, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, quản lý và hoạt động theo kinh nghiệm tự có, và nhất là chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của tập thể. THT chưa phát huy được thế mạnh của từng thành viên và sức mạnh của kinh tế tập thể. Các thành viên vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi đó, sự hướng dẫn, tư vấn của chính quyền cơ sở và chính sách hỗ trợ từ Nhà nước chưa kịp thời, sâu sát. Ðặc biệt, các THT không có tư 1 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- cách pháp nhân nên gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn cũng như để hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, đầu tư, ... Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động cũng như tính bền vững của THT. “Mỗi năm có khoảng 11.000-12.000 THT được thành lập mới nhưng cũng có đến 7.000 - 8.000 đơn vị phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động” (Bộ NN&PTNT, 2014). Do còn nhiều bất cập nên nhiều THT chưa thực hiện tốt vai trò của mình và hoạt động chưa hiệu quả Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu “Vai trò và tính bền vững của THT sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của THT góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích Xác định các giải pháp để nâng cao nâng vai trò và tính bền vững của THT sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Mục tiêu − Đánh giá thực trạng của THT sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu − Xác định vai trò của THT sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế. − Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tính bền vững của THT sản xuất nông nghiệp tại Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học − Tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn về THT; và THT gắn với xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam. − Phản ánh bức tranh tổng thể về thực trạng hoạt động, vai trò và những đóng góp của THT cho CT XDNTM ở Thừa Thiên Huế. − Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của THT và các giải pháp để THT phát triển bền vững. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách để có thể tham khảo nhằm phát huy tốt vai trò của THT trong xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế. 2 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm về tổ hợp tác 1.1.1.1. Khái niệm về tổ hợp tác và tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Trong thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có nhiều thành phần tham gia, bên cạnh kinh tế tư nhân, hình thức kinh tế tập thể - với 2 thành phần chính là HTX và THT - được xem là nền tảng cơ bản của nền kinh tế và được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, xem đó như là chủ trương lớn trong phát triển kinh tế tập thể. Bản thân cụm từ “Hợp tác” không phải là một khái niệm mới mẻ mà nó đã được định hình từ lâu. Đó là sự hợp trí, hợp lực của tổ tiên chúng ta trong việc chống lại hoặc vây bắt thú dữ, trong đắp đê lấn biển mở rộng bờ cõi, hay trong hỗ trợ lẫn nhau khắc phục các thảm họa tự nhiên. Trong dân gian cũng có cũng có những câu nói thể hiện sức mạnh tập thể của sự hợp tác như: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trên thế giới, THT được xem như là một trong nhiều hình thức của hành động tập thể (collective action) và là một trong những phương thức để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo (Mclnerney, 2015). Nhận thức được vai trò của THT là không thể thiếu trong quá trình phát triển nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2007/NĐ-CP. Nghị định này chỉ rõ: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”. Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) (1993, trích bởi Ninh Văn Hiệp, 2012), THT trong nông nghiệp nông thôn “là tập hợp những người dân, hộ gia đình, hoặc bộ tộc sống chung trong cộng đồng địa phương, có kiến thức, tâm huyết, say mê các hoạt động về kinh tế xã hội ở cơ sở; tình nguyện tham gia thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận, sẵn sàng làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt động đó vì sự tiến bộ an sinh xã hội, hoặc vì nâng cao hiệu quả sản xuất, hoặc vì hợp tác với nhau để tìm phương pháp mưu sinh bền vững bằng cách lồng ghép các hoạt động sản xuất nông nghiệp với các dịch vụ trong nông thôn để, trước mắt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, sau đó nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trên quê hương mình”. 3 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- THT còn có các tên gọi khác là “nhóm cùng sở thích”, “tổ đổi công”, “nhóm liên kết”, “câu lạc bộ”, “chi hội”, “nhóm hoạt động” hay đơn giản là mang tên dịch vụ mà tổ nhóm cung cấp như “tổ đường nước”, “tổ lúa giống”, … (Tăng Minh Lộc và cộng sự, 2010). Mở rộng ra, THT sản xuất nông nghiệp là một loại hình cụ thể của THT được thành lập dựa trên nhu cầu hợp tác sản xuất nông nghiệp của nông dân. Thông qua THT SXNN, người nông dân liên kết, tương trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp và tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình. 1.1.1.2. Phân biệt tổ hợp tác với các loại hình hợp tác khác a) Phân biệt tổ hợp tác với hợp tác xã Thực tế, sự phát triển của THT trong nông nghiệp nông thôn thời gian qua theo 3 xu hướng chính: (i) THT được hình thành ở những nơi không còn HTX nông nghiệp; (ii) Nếu phát triển thành công và có nhu cầu mở rộng quy mô và tính pháp lý, THT sẽ là nền tảng để phát triển thành HTX nông nghiệp kiểu mới; và (iii) Các THT được ra đời từ các HTX nông nghiệp kiểu mới để làm vệ tinh cho các HTX kiểu mới đó (Ninh Văn Hiệp, 2012). Từ đó, cả THT và HTX đều có những điểm chung là: (i) Đều có mục tiêu giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. (ii) Đều được tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi, tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. (iii) Đều có một bộ phận tài sản thuộc sở hữu tập thể (Socencoop, 2015). Nói cách khác, THT và HTX đều là những hình thức hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên, được pháp luật công nhận và có quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động (Tăng Minh Lộc và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau của 2 loại hình này, đó là: (i) THT có trình độ tổ chức, quản lý còn đơn giản, lỏng lẻo, chưa chặt chẽ; mức độ, tính chất và nội dung của sự hợp tác, liên kết còn ở trình độ thấp hơn so với HTX. (ii) THT chưa có tư cách pháp nhân, là loại chủ thể kinh doanh theo quy chế chịu trách nhiệm vô hạn. Còn HTX là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, là loại chủ thể kinh doanh theo quy chế trách nhiệm hữu hạn (Tăng Minh Lộc và cộng sự, 2010; Socencoop, 2015). Những THT có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật (HTX) thì đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về cơ bản, THT và HTX giống nhau về mặt bản chất hợp tác, đó là: bình đẳng, dân chủ trong hoạt động của các thành viên, chỉ khác nhau về thủ tục và điều kiện đăng ký hoạt động. Ví dụ: THT phải có tối thiểu 03 cá nhân là thành viên và đăng ký hoạt động tại UBND cấp xã. HTX phải có tối thiểu 07 xã viên là cá nhân, hộ gia đình, và đăng ký hoạt động tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện. 4 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- b) Phân biệt tổ hợp tác với doanh nghiệp Trong khi mục tiêu của THT là giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Thì mục tiêu của doanh nghiệp là hướng đến lợi nhuận. Theo Bộ Luật Dân sự, THT chưa có tư cách pháp nhân, là chủ thể kinh doanh theo quy chế trách nhiệm vô hạn. Thì các doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, là chủ thể kinh doanh theo quy chế trách nhiệm hữu hạn. Tổ chức và quản lý của THT đơn giản, lỏng lẻo, chưa có bộ máy quản lý chặt chẽ. Các doanh nghiệp có bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ (Socencoop, 2015) 1.1.1.3. Phân loại tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp, với nhiều loại dịch vụ đi kèm khác nhau và nhu cầu khác nhau của người sản xuất mà có thể hình thành nên các THT khác nhau (Ninh Văn Hiệp, 2012; Socencoop, 2015). THT được phân loại theo các đặc trưng sau: (i) Theo tính chất hoạt động hay theo nhu cầu, mục đích hợp tác của các thành viên để hình thành nên các THT chuyên sâu (như tổ thuỷ nông, tổ làm đất, tổ xây dựng, tổ sửa chữa cơ khí, tổ vận tải, xây dựng, ... và THT tổng hợp (nhiều khâu); (ii) Theo mức độ liên kết, góp vốn để hình thành nên các THT góp sức (đổi công), góp vốn hoặc cả góp sức, góp vốn; (iii)Theo hình thức pháp lý: có THT đăng ký hoạt động và chưa đăng ký hoạt động; (iv) THT được hình thành dựa trên lĩnh vực hoạt động như: THT trong lĩnh vực trồng trọt; THT trong lĩnh vực chăn nuôi; THT trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; và THT quản lý và bảo vệ rừng, ... Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, với nhu cầu không chỉ về kỹ thuật mà còn cả về dịch vụ, THT sản xuất nông nghiệp có 3 loại chính đó là: THT sản xuất nông nghiệp, THT dịch vụ nông nghiệp và THT kết hợp cả sản xuất và dịch vụ. 1.1.2. Vai trò của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Trong bối cảnh nông thôn Việt Nam vẫn còn tồn tại các loại hình sản xuất theo kiểu “lão nông tri điền” – sản xuất ở khu vực nông thôn vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, kém phát triển thì hình thức liên kết, hợp tác sản xuất ở quy mô nhỏ và vừa như THT là đặc biệt hữu hiệu (Hồ Như Hải, 2014; Báo mới, 2017c). Vì nếu những hộ nông dân cá thể không liên kết và hợp tác với nhau thì khó có thể tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh đó, THT và nhóm sở thích sản xuất nông nghiệp thực sự thu hút được sự tham gia của nhiều hộ nông dân bởi nó phù hợp với yêu cầu phát triển đa ngành nghề trong nông nghiệp và có thể phù hợp với từng nhóm cây trồng, vật nuôi, với từng ngành nghề và nhóm sản phẩm (Đào Văn Toàn, 2010 trích trong Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012). 1.1.2.1. Đóng góp của tổ hợp tác trong phát triển Kinh tế - Xã hội khu vực nông thôn Bản chất độc đáo của các THT đó chính là sự kết nối các mục tiêu kinh tế và xã hội, làm cho THT trở thành một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, được thúc đẩy bằng cách hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, và họ tự điều hành sản xuất - kinh doanh riêng chứ không 5 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- chỉ đơn thuần là kiếm được lợi nhuận. Là các tổ chức được định hướng bởi các thành viên, THT sản xuất nông nghiệp phục vụ các thành viên và cộng đồng của họ bằng cách cung cấp đầu vào mà nếu không có các dịch vụ này thì hoạt động kinh doanh của các thành viên sẽ không hiệu quả. THT còn giúp xử lý sản phẩm của các thành viên, giúp tạo giá trị gia tăng và tiếp thị sản phẩm. Đóng góp của THT vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực ngày càng được công nhận (Mclnerney, 2015). THT tạo nên sự phát triển bền vững trong nông thôn bởi khi đã tập hợp thành các nhóm hợp tác, người nông dân sẽ tích cực trong việc định hình con đường thoát nghèo của họ, vượt qua những rào cản mà họ phải đối mặt và mở rộng năng lực của bản thân để có vai trò lớn hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về lương thực của thế giới. Các THT hoạt động hiệu quả và công bằng có thể mang lại những giải pháp thiết yếu và sáng tạo đối với các thách thức trong việc đạt được an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Vì thế, FAO đặc biệt chú trọng thúc đẩy vai trò của các THT sản xuất nông nghiệp nhằm mở rộng tiềm năng của nông nghiệp hộ gia đình để phát triển nông nghiệp bền vững hơn. Khi THT hoạt động có hiệu quả, nó có thể cung cấp nhiều dịch vụ có ích cho các thành viên. Vì thế THT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng cường sự đóng góp của các nông hộ nhỏ để đạt được an ninh lương thực và phát triển bền vững (Mclnerney, 2015). Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 2000, chính phủ đã rất chú ý việc hình thành các Nhóm nông dân. Lý do cho sự quan tâm này là: (i) Mặc dù chính phủ rất chú trọng hỗ trợ cho hiện đại hóa nông nghiệp, nhưng khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu này rất hạn chế do thiếu ngân sách và nguồn nhân lực. Các nhóm hợp tác nông dân có thể sẽ giúp chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ cho nông dân; (ii) Một phần nhiệm vụ của chính phủ có thể được các nhóm nông dân thực hiện như: chuyển thông tin, phân phối phân bón, sản xuất và phân phối hạt giống, tiêm vắc xin, ... ; (iii) Khi nông dân làm việc theo nhóm, các kỹ năng quan trọng mới sẽ được phát triển trong làng bản, thôn xóm như: kỹ năng về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý nhóm, giải quyết vấn đề, kinh tế hợp tác, kế toán, nâng cao tiếng nói của nông dân và dân chủ cơ sở, ... Tất cả đều giúp cho xã hội nông thôn phát triển nhanh hơn về kinh tế, xã hội và chính trị (Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2002). 1.1.2.2. Tổ hợp tác tạo điều kiện cho nông dân giúp nhau phát triển sản xuất, giải quyết khó khăn trong sản xuất THT giúp nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế đồng thời có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sinh kế cho người dân, cụ thể là nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế (Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012). 6 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- THT có thể khắc phục được một số mặt yếu kém của kinh tế hộ như: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn. THT là nơi tập hợp những nông dân có cùng chí hướng, cùng sở thích, cùng mục tiêu, cùng mối quan tâm, nhưng họ lại thiếu rất nhiều thứ như thông tin, vốn, tư liệu sản xuất, thiếu các mối liên kết và các quan hệ xã hội. Vì thế, lợi thế của THT là giúp người nông dân nghèo giảm chi phí đầu vào, điều này cũng được xem như là một trong những cách làm tăng thu nhập cho người nông dân (Võ thị Kim Sa, 2007). Lợi thế của THT còn được thể hiện trong việc sử dụng hiệu quả những loại vật tư đắt tiền được đầu tư chung. Điều này không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trọng nhóm mà còn có thể giúp THT cung cấp các dịch vụ cho nông dân khác để tăng lợi nhuận (Võ Thị Kim Sa, 2007). Bộ NN&PTNT (2010) khẳng định: “Người lao động trong THT có điều kiện tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội và hưởng lợi từ việc sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư, ... Hình thức THT đã giải quyết được những khó khăn về vốn, thiết bị máy móc, vật tư, cây con giống, tiêu thụ sản phẩm…” Theo Kofman và Senge (1993 trích trong Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2010) thì việc tham gia vào THT còn giúp nông dân dễ tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, và những nông dân này sẽ dễ chấp nhận áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất hơn đối với những nông dân không tham gia THT. 1.1.2.3. Tổ hợp tác góp phần phân công lao động ở nông thôn Nông thôn Việt Nam gắn liền với sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong nông nghiệp khá đông. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, tổng số lao động nông nghiệp chiếm đến 70% tổng lực lượng lao động xã hội. Đầu những năm 2000 bắt đầu có sự dịch chuyển lao động trong nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2014). Cho đến năm 2010, là năm đầu tiên chứng kiến sự thay đổi số lượng lao động trong nông nghiệp xuống dưới 50%. Có thể nói, đây là một nỗ lực chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp (Hình 1). 7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- % Năm Hình 1: Tỷ lệ lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng lực lượng lao động xã hội (%) Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 Theo “Báo cáo tổng kết thi hành Luật HTX năm 2003” (Bộ NN&PTNT, 2011): THT phát triển rất nhanh và đa dạng. Năm 2010 có 155.817 THT, tăng trung bình khoảng 3,3%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Báo mới, 2017a): Khu vực hợp tác đã thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho 1.091.015 lao động với doanh thu là 229 triệu đồng/năm. Như vậy, có thể thấy sự phát triển nhanh chóng (về số lượng của các THT) và vai trò của THT trong việc thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp. THT là một mô hình lý tưởng để giúp nông dân dễ dàng thay đổi phương thức sản xuất ở cấp nông hộ cũng như thay đổi hệ thống canh tác nói chung (Roling, 1987 trích trong Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012). 1.1.2.4. Tổ hợp tác giúp nông dân tiếp cận các dịch vụ đầu vào cho sản xuất và tăng cường sự liên kết giữa các thành viên Khi tham gia THT, người nông dân không chỉ tham gia vào lập kế hoạch các hoạt động liên quan đến chuyển giao kỹ thuật mà còn tham gia thực hiện các hoạt động xã hội. Các hoạt động này đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc góp phần tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên (Nguyen Thi Kim Nguyet, 2002). Nghiên cứu của Võ Thị Kim Sa (2007) cũng chỉ ra rằng: Ngày càng có nhiều công nghệ và tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi. Từng người nông dân khó có thể tiếp cận các nhà khoa học, các trại thực nghiệm, các trung tâm nghiên cứu, cán bộ khuyến nông để tìm hiểu và học hỏi những kiến thức và kỹ năng canh tác hoặc chăn nuôi mới. Việc tạo ra nhóm nông dân cùng sở thích sẽ giúp người nông dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ khuyến nông với chi phí thấp, cũng như giảm giá mua phân bón, thuốc trừ sâu, ... nhưng chất lượng sẽ được đảm bảo hơn. 8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 287 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn